NÓI TỚI TÍN NHIỆM TỨC LÀ NÓI TỚI ĐỘ TIN CẬY
Quan sát mười người, quan sát một
trăm người, có thể nhận ra người nào là người chín chắn, người nào là người
trông cậy được. Giao việc cho người này giải quyết thì nhất định là ổn thoả.
Giao việc cho người kia làm chắc chắn là sẽ hoàn thành tốt. Ai bộc lộ được những
phẩm chất vượt trội, được kỳ vọng hơn so với những người bình thường khác là
người được tín nhiệm.
Trong xă hội con người, thường thì nếu không được mọi người đặt lòng tin,
không được trọng dụng thì khó mà làm nên trò trống gì.
Thống đốc ngân hàng điều hành khối lượng tiền lớn theo sự uỷ thác tin tưởng
của người gửi, của khách hàng. Bộ trưởng, tỉnh trưởng được giao trọng trách đảm
bảo lợi ích trong cuộc sống và danh dự của người dân. Do họ được mọi người tín
nhiệm, được tin tưởng trọng dụng nên mới có thể hoàn tất được những công việc lớn
như vậy trong cuộc sống.
Sản phẩm hàng hoá của các Tổ hợp bách hoá Mitsukoshi hay Daimaru giá cả luôn
niêm yết rõ ràng, chất lượng bảo đảm, được người tiêu dùng tín nhiệm, yên tâm
mua. Các tác phẩm của nhà văn Takizawa Bakin, chỉ cần thấy tên ông trên sách in
là người đọc đă cảm thấy tin tưởng, đặt mua ngay. Vì những nơi này, người này
được khách hàng, được độc giả một mực tín nhiệm. Cho nên các cửa hàng của Mitsukoshi,
Daimaru rất phát đạt. Sách của Bakin bán rất chạy.
Tầm quan trọng của việc được mọi người tín nhiệm trọng dụng là ở chỗ đó.
Yêu cầu một người có sức lực đủ sức vác nổi một trọng lượng sáu mươi ký lô
mang đúng sáu mươi ký lô. Cho người có tài sản trị giá một nghìn yên vay đúng số
tiền một nghìn yên. Đó là điều dĩ nhiên. Nó hoàn toàn không liên quan gì tới việc
tin tưởng hay tín nhiệm cả. Quan hệ con người trong xă hội đơn giản như vậy.
Trên thực tế, có người bình thường chỉ đủ sức lực vác được một khối lượng ba chục
ký lô, nhưng người đó chỉ cần ngồi mà cũng có thể làm chuyển động một khối lượng
hàng hoá nặng hàng trăm ký lô. Có người, tài sản cá nhân chỉ đáng giá một ngàn
yên, nhưng nếu được sự tin tưởng, tín nhiệm của người khác thì người ấy có thể
điều hành một khối lượng tiền lên tới hàng triệu triệu yên.
Bây giờ tôi đưa ra một số thí dụ. Hăy thử giở sổ sách thu chi của một thương
nhân có tiếng là giàu có ra xem sao. So với số thu vào thì số chi ra gấp nhiều
lần. Khoản chênh lệch này còn nhiều hơn so với tài sản của anh ta. Hoá ra anh
ta còn nghèo hơn cả những người ăn mày không một đồng xu dính túi. Vậy mà tại
sao mọi người trong xă hội lại không nhìn anh ta với con mắt như vậy. Chẳng cần
phải nói ai cũng biết vì anh ta có được lòng tin của xã hội.
Con người, không phải cứ chỉ cần có năng lực và cũng không phải do có tài sản
lớn là có được sự tín nhiệm. Mà sự tín nhiệm có được là kết quả của cả quá
trình tích tụ dần dần bởi tài năng và trí tuệ, bởi tấm lòng chính trực, lòng
thành thật của người đó.
(Nguồn: Khuyến học - Fukuzawa Yukichi)