Lời Phật dạy

"Không làm các việc ác, Siêng làm các điều lành, Giữ tâm ý trong sạch, Đó là lời Phật dạy!" (Kinh Pháp Cú)
Showing posts with label nghiencuu. Show all posts
Showing posts with label nghiencuu. Show all posts

Saturday, September 29, 2018

HỌC TẬP ĐIỆN TỬ & CHUYỂN GIAO TRI THỨC O VN

E-learning ở một vài trường ĐH trong TP.HCM -
thuc trang va giai phap

1.    E-Learning tại trường ĐHBK

E-learning là sự ứng dụng công nghệ thông tin và các nền tảng công nghệ cách tân trên Internet vào giáo dục (dạy và học) nhằm làm cho công việc giáo dục trở nên dễ dàng, rộng rãi, và hiệu quả hơn. Ưu điểm của e-learning là tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, học mọi lúc mọi nơi, uyển chuyển – linh động, tối ưu, và hệ thống hoá. E-learning phù hợp với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi và nó thực sự nổi trội hơn các phương pháp đào tạo khác. Lợi ích của e-learning đã được công nhận, nhưng ảnh hưởng của nó lên hiệu quả học tập và chuyển giao tri thức từ thầy sang trò vẫn còn chưa được kiểm chứng một cách rõ ràng.
Đại học Bách khoa (ĐHQG-TP.HCM) đã xây dựng hệ thống e-learning (Sakai) để hỗ trợ chương trình đào tạo từ xa từ 2011. Ngoài ra, một hệ thống e-learning khác dựa trên Moodle (một nền tảng mã nguồn mở) cũng đã được cài đặt và triển khai cho các hệ đào tạo khác. Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng tỷ lệ sử dụng e-learning vẫn khá thấp, và hiệu quả thực sự của việc sử dụng e-learning lên học tập và chuyển giao tri thức vẫn chưa được đo lường.
Trên thực tế, số sinh viên đăng ký chương trình đào tạo từ xa giảm dần trong những năm gần đây. Liệu có thể tận dụng thế mạnh của e-learning để cải tiến chất lượng dạy và học và thu hút sinh viên cho chương trình đào tạo từ xa. Theo ban quản trị mạng của ĐHBK, khoảng 50% giảng viên vẫn chưa sử dụng hệ thống e-learning (2016). Điều này làm giảm mức độ tương tác trên hệ thống e-learning. Kết quả là hiệu quả dạy học của ĐHBK cũng bị ảnh hưởng và lợi ích thực sự của e-learning mang lại cũng giảm theo.
Thành quả học tập là kiến thức của học viên, những kỹ năng và thói quen học tập trong một khoá đào tạo và hiệu quả ứng dụng của họ lên công việc của họ. Học tập được xem là những kỹ năng của học viên và kiến thức có được qua trải nghiệm trong quá trình đào tạo. Chuyển giao tri thức là sự thay đổi thói quen của người học lên công việc thông qua kinh nghiệm trong quá trình đào tạo. Từ những nghiên cứu trước, nghiên cứu này muốn đo lường ảnh hưởng của các yếu tố như: Năng lực máy tính tự thân (Computer Self Efficacy), Tính dễ sử dụng (Ease of Use), Nhận thức tính hữu ích (Perceived Usefullnes), Tương tác mặt đối mặt (Face to Face Interaction), Tương tác qua email (Email Interaction) và Sự hiện diện tính xã hội (Social Presence) lên Hiệu quả học tập và Chuyển giao tri thức qua e-learning.
Kết quả nghiên cứu thể hiện 3 yếu tố Nhận thức tính hữu ích & dễ sử dụng, Tương tác mặt đối mặt, và Sự hiện diện tính xã hội có mối quan hệ tuyến tính với Thành quả học tập của sinh viên trong bối cảnh hệ thống e-learning của trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM đang trong tình trạng hoạt động kém hiệu quả.
Dựa trên kết quả nghiên cứu này, một số hàm ý quản lý và khuyến nghị để nâng cao chất lượng học tập và chuyển giao tri thức qua e-learning ở ĐHBK được đề xuất như sau:
·      Làm cho hệ thống e-learning trở nên dễ sử dụng và hữu ích: Bộ phận quản trị mạng và e-learning cần cải tiến các chức năng của hệ thống hiện tại. Một số tính năng nên được tích hợp, như: hỗ trợ trực tuyến, hướng dẫn qua video, giải đáp các câu hỏi thường gặp… Ngoài ra, nên tổ chức các buổi tập huấn sử dụng hệ thống e-learning, đặc biệt là đối với SV. năm nhất và GV. mới. ĐHBK cũng nên dựa vào các phản hồi về chất lượng hệ thống để cải tiến và nâng cấp hệ thống nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu sử dụng.
·      Gia tăng sự hiện diện xã hội trên hệ thống e-learning: BQL. nên áp dụng một vài phương pháp như: tổ chức các sự kiện mà đòi hỏi sự tương tác và chia sẻ trên e-learning, vd: bỏ phiếu, thi online…; gắn kết với forum và phân công admin phụ trách từng chủ đề; tích hợp với portal của ĐHBK & các trang mạng xã hội của trường… Ngoài ra, đưa thêm một vài tính năng tương tác của web 2.0 và hệ thống e-learning, như: blog, chia sẻ video, bình luận…, cũng giúp tang tính xã hội của hệ thống e-learning.
·      Gia tăng tương tác qua e-mail và kỹ năng máy tính của thầy và trò: BQL. cũng cần cung cấp cho SV. một địa chỉ e-mail lâu dài và khuyến khích dùng địa chỉ này để tương tác trên e-learning; tất cả các thông báo từ ĐHBK đến SV. cần gửi qua địa chỉ e-mail này. Tổ chức các khóa huấn luyện, các buổi seminar về nhiều chủ đề liên quan, như: kỹ năng sử dụng máy tính, khai thác hệ thống e-learning cho việc dạy và học, cách tìm kiếm thông tin khoa học, các công cụ/ công nghệ mới…   
·      Rèn luyện kỹ năng tự học cho SV.: Kỹ năng này rất quan trọng đối với SV. đã đi làm, thuộc các chương trình cao học, bằng 2, đào tạo từ xa. Đây cũng là một kỹ năng mềm khá cần thiết trong bối cảnh công nghệ thay đổi nhanh chóng của cách mạng công nghiệp 4.0. Tổ chức thành một khóa học riêng, hoặc lồng ghép các nội dung này vào các môn học đang có đều hữu ích. Ngoài ra, các kỹ năng này cũng có thể được truyền thụ trong các hoạt động ngoại khóa, như: buổi giới thiệu ngành, các dự án khởi nghiệp, cuộc thi… Việc cung cấp kỹ năng này cho SV. đòi hỏi người thầy cũng phải thay đổi phương pháp giảng dạy và đánh giá, trong đó cần chú trọng: cập nhật nội dung, lấy người học làm trung tâm, sử dụng bài học tình huống, tạo không gian tranh luận mở, học đi đôi với hành…

2.    E-Learning ở một vài trường ĐH trong TP.HCM

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang mở ra nhiều cơ hội cho việc học tâp trực tuyến và cũng dẫn đến nhu cầu học tập, giải trí và làm việc mọi lúc mọi nơi. Gần đây, hệ thống e-learning là rất quan trọng đối với bất kỳ đại học nào để nâng cao chất lượng giáo dục và cung cấp cho sinh viên các nguồn học liệu hữu ích và chất lượng cao. Tuy nhiên, làm sao để khuyến khích việc sử dụng e-learning và cải thiện chất lượng học tập thông qua hệ thống e-learning vẫn còn là một thách thức đối với các trường Đại học. Mục đích chính của nghiên cứu này là nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng e-learning và thành quả học tập của sinh viên các Trường đại học tại TP.HCM.
Từ các nghiên cứu trước, một mô hình nghiên cứu đã được đề xuất, và kiểm định bằng các phương pháp như: phân tích Cronbach alpha, EFA, CFA, và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) trên phần mềm SPSS và AMOS. Dựa trên phân tích định lượng từ 356 bảng trả lời hợp lệ, kết quả kiểm định mô hình cho thấy 5 nhân tố có tác động tích cực đến việc sử dụng e-learning gồm: hỗ trợ từ Đại học (0.367), kỹ năng máy tính của SV. (0.274), hạ tầng (0.195), nội dung và thiết kế khóa học (0.145), và sự cộng tác của SV. (0.118). Ngoài ra, hiệu quả học tập còn chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố là: việc sử dụng e-learning (0.446), và cộng tác của SV. (0.129).
Từ kết quả trên, một vài hàm ý quản lý được đề xuất để cải tiến hiệu quả sử dụng e-learning và gia tăng chất lượng học tập của SV. Đại học qua e-learning như sau:
·      Sự hỗ trợ từ nhà trường có vai trò quan trọng ảnh hưởng mạnh đến việc sử dụng hệ thống e-learning. Nhà trường, cụ thể làm phòng quản lý mạng hay phòng đào tạo chuyên trách phải làm tốt các công việc hỗ trợ sinh viên càng nhiều thì sẽ làm tăng việc sử dụng hệ thống, làm tăng hiệu quả của hệ thống. Điều này sẽ góp phần ảnh hưởng đến thành quả học tập thu được của sinh viên.
·      Kỹ năng máy tính của sinh viên, kinh nghiệm sử dụng máy tính trước kia, sự thành thạo các phần mềm máy tính có ảnh hưởng tích cực lên việc sử dụng hệ thống e-learning. Kỹ năng sử dụng vi tính có thể có được thông qua học tập và thực hành, do vậy nhà trường cần có các buổi hướng dẫn sử dụng các hệ thống thông tin trong nhà trường có liên quan đến sinh viên chi tiết hơn, cụ thể hơn, nhiều hơn,… nhằm đảm bảo tất cả sinh viên đều được trang bị tốt các kỹ năng máy tính cần thiết.
·      Nội dung và thiết kế của các khóa học có ảnh hưởng khá mạnh đến việc sử dụng hệ thống e-learning. Do vậy, việc chuẩn bị các nội dung, thiết kế chương trình học cần được chú trọng đầu tư nhiểu hơn và cung cấp các nội dung học tập đến sinh viên một cách nhanh chóng, đầy đủ, chính xác sẽ góp phần làm tăng chất lượng học tập, tăng hiệu quả của hệ thống và thành quả học tập của sinh viên.
·      Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin có ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống e-learning là điều dễ nhận thấy. Một hạ tầng công nghệ thông tin mạnh, phần cứng máy chủ mạnh, phần mềm an toàn, tin cậy hoạt động ổn định sẽ giúp người dùng sử dụng hệ thống được thuận lợi, nhanh chóng, an tâm khi sử dụng. Do vậy, việc đầu tư nâng cấp các hệ thống máy chủ, phần mềm cần có kế hoạch và lộ trình cụ thể nhằm đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin của nhà trường luôn luôn phù hợp với xu hướng phát triển nhanh chóng của ngành công nghệ thông tin.
- Nhu cầu tương tác, làm việc cộng tác của các sinh viên với nhau là một nhu cầu thể hiện tính xã hội trong một hệ thống công nghệ thông tin. Ngày nay, nhu cầu này được chứng minh rất rõ với sự bùng nổ của các mạng xã hội với số lượng thành viên cực lớn. Các công cụ tích hợp và hệ thống e-learning hỗ trợ cho sự tương tác, làm việc cộng tác của các sinh viên sẽ giúp giải quyết được nhu cầu cấp thiết này. Trên thị trường có nhiều ứng dụng như Teams của Microsoft hay Hangout của Google hỗ trợ rất mạnh cho điều này với chi phí rất rẽ thậm chí miễn phí nếu sử dụng cho trường học. Việc tăng cường hơn nữa các tính năng hỗ trợ sự tương tác, cộng tác của sinh viên như diễn đàn, hộp chat… trên các hệ thống e-learning hiện nay cần được quan tâm nhiều hơn vì điều này sẽ giúp làm tăng việc sử dụng và hiệu quả hệ thống đồng thời cũng góp phần làm tăng thành quả học tập của sinh viên.

Wednesday, December 30, 2015

Đổi mới & Nghiên cứu khoa học

Dạo này, đang tập hợp tư liệu để viết giáo trình môn Quản lý Tri thức, một môn học mình đã giảng mấy năm nay. Hy vọng sẽ kịp hoàn tất trong năm tới.
Nhân cuối năm, muốn post gì đó trên blog để đỡ bị móc meo, nhân tiện, copy 1 đoạn trong cuốn sách này về đổi mới & nghiên cứu khoa học để chia sẻ với mọi người về công việc đang làm.
Bài viết thay cho lời chúc mừng năm mới thành công, hạnh phúc đến mọi người. Chúc những ai đang làm NCKH một năm mới nhiều năng lượng, ý tưởng mới và sáng tạo thêm nhiều tri thức mới, để đóng góp vào việc cải tiến xã hội !

30-12-2015
PQT

===

Đổi mới & Nghiên cứu khoa học


Như đã trình bày ở trên, sáng chế không phải là kết quả ngẫu nhiên mà là thành quả của một quá trình lao động trí óc nghiêm túc. Vì vậy, để thúc đẩy hoạt động đổi mới và sáng tạo, các tổ chức cần đầu tư vào hoạt động nghiên cứu & phát triển của mình. Ở đó, hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động trực tiếp tạo ra tri thức mới và là cách thức duy nhất để tạo ra giá trị cho các tổ chức dựa trên tri thức. 
Nghiên cứu khoa học đòi hỏi một quy trình chặt chẽ và một phương pháp làm việc khoa học, bắt đầu từ việc xác định vấn đề, thu thập và phân tích dữ liệu, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp cho các vấn đề. Một số nghiên cứu, còn đòi hỏi phải đánh giá và thử nghiệm giải pháp. Trong nghiên cứu khoa học, nhà nghiên cứu phải hiểu được cách tiếp cận phù hợp với vấn đề của mình, chọn lựa công cụ và phương pháp thích hợp, phân tích kỹ lưỡng và tuân thủ tính logic trong các lập luận để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề cần nghiên cứu. Các công cụ hỗ trợ cho mô hình hóa bài toán, phân tích dữ liệu bao gồm: công cụ mô hình hóa, định lượng, thống kê, phân tích tối ưu, phân tích chuyện gì-nếu (what-if) , mô phỏng…
Thông thường, có 2 cách tiếp cận đối với hoạt động nghiên cứu khoa học là: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính phù hợp với các vấn đề mới, chưa có nhiều dữ liệu và cơ sở để phân tích. Nghiên cứu định lượng là cần thiết đối với các vấn đề đã được biết nhiều, có các lý thuyết và cần tìm hiểu sâu hơn dựa trên số liệu. Ngoài ra, cũng có thể kết hợp 2 cách tiếp cận trên cho từng giai đoạn hoặc từng bộ phận của vấn đề. Trong lập luận, có 2 phương pháp thường dùng là: diễn dịch (thiên về định lượng, xuất phát từ lý thuyết, thu thập dữ liệu, và kiểm định lý thuyết ở bối cảnh mới), và quy nạp (thiên về định tính, bắt đầu từ tổng hợp lý thuyết, thu thập & phân tích dữ liệu, và phát triển lý thuyết mới).
Bởi vì tính chặt chẽ, nghiêm ngặt của hoạt động nghiên cứu khoa học, đôi khi, người ta có cảm giác nó làm hạn chế hoạt động sáng tạo và đổi mới trong tổ chức. Thật ra, hai hoạt động nghiên cứu và sáng tạo đòi hỏi 2 loại tư duy khác nhau, nhưng không nhất thiết loại trừ nhau. Tư duy khoa học đòi hỏi tính chặt chẽ và logic, trong khi tư duy sáng tạo đòi hỏi sự cởi mở và vượt ra ngoài khuôn khổ cũ. Tuy vậy, 2 loại hình tư duy này không loại trừ, mà chúng hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động tri thức của mỗi người, bao gồm: phân tích, tổng hợp, suy luận và tạo ra tri thức mới. Vì vậy, các tổ chức hiện đại cần bổi dưỡng và phát huy đồng thời cả 2 loại tư duy này cho nhân viên của mình để giúp họ vừa có khả năng nhìn nhận vấn đề theo chiều sâu, và mở rộng góc nhìn theo chiều rộng, từ đó, có thể tìm ra những giải pháp mới, vừa có tính sáng tạo, vừa mang tính hệ thống, và có cơ sở lập luận chặt chẽ. Gần đây, một loại kỹ năng mới, được gọi là kỹ năng hình chữ T (T-shaped skill), nó chỉ đến khả năng hiểu biết vấn đề cả theo chiều sâu và chiều rộng, được cho là rất quan trọng, vì nó giúp nhân viên có thể phát huy tốt cả 2 loại hình tư duy khoa học và sáng tạo.
Trong nghiên cứu khoa học, có 2 loại hình nghiên cứu chính là: nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Trong khi nghiên cứu cơ bản chỉ nhắm vào mục tiêu tri thức, thì nghiên cứu ứng dụng có động cơ chính là ứng dụng tri thức, cải tiến phương pháp, hay giải quyết một vấn đề thực tế. Do đó, sản phẩm của nghiên cứu cơ bản là tri thức mới mang tính lý thuyết, nhưng đối với nghiên cứu ứng dụng, sản phẩm là những kết quả ứng dụng tri thức cơ bản để giải quyết một vấn đề cụ thể. Vì vậy, nghiên cứu cơ bản có thể xem là nền tảng của nghiên cứu ứng dụng. Ở các nước phát triển, nghiên cứu cơ bản được ưu tiên phát triển, bởi nó được xem là động lực cho sự tiến bộ xã hội về lâu dài. Còn ở các nước đang phát triển, nghiên cứu ứng dụng được chú trọng nhiều hơn, vì nó mang lại giá trị nhanh chóng, giúp ứng dụng tri thức để giải quyết những vấn đề gặp phải trong cuộc sống.
Việc nghiên cứu ở các doanh nghiệp thường thiên về nghiên cứu ứng dụng, vì nó giúp tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới hoặc cải tiến quy trình công nghệ, những thứ có ý nghĩa đối với nhà đầu tư. Đối với các doanh nghiệp lớn, ngoài việc đầu tư vào bộ phận nghiên cứu & phát triển để thúc đẩy các sáng chế mới, họ còn chú trọng tăng cường hoạt động hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với các trường đại học, viện nghiên cứu, hoặc các đối tác trong và ngoài nước. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì hạn chế về nguồn lực, nên việc tự nghiên cứu có phần khó khăn hơn, họ thường phải dựa vào nguồn lực bên ngoài, như hỗ trợ từ chính phủ, các kết quả khoa học được công bố đại chúng, các bằng phát minh sáng chế đã hết hạn độc quyền, hoặc dựa vào sự hợp tác, hỗ trợ từ các trường đại học và hiệp hội ngành nghề. Ngoài ra, một số kỹ thuật/ công cụ cũng có thể được vận dụng để giúp tăng cường tính sáng tạo, và năng lực nghiên cứu ở cả 2 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: não công (brainstorming), hoạt động nhóm (teamwork), dịch vụ hỗ trợ (helpdesk), thư viện (library), dịch vụ tư vấn (consulting), kho/ cổng tri thức (knowledge repository/ portal), phần mềm hỗ trợ mô hình hóa, mô phỏng (simulation, business analytic…).
Trong nền kinh tế tri thức ngày nay, các doanh nghiệp không chỉ nhận thấy tầm quan trọng của nghiên cứu phát triển, mà họ còn thấy rằng việc đưa các sản phẩm mới ra thị trường còn quan trọng hơn nhiều. Vì vậy, để nhấn mạnh sự kết nối giữa hoạt động nghiên cứu khoa học (tìm ra tri thức mới) và hoạt động sản xuất kinh doanh (biến tri thức thành sản phẩm trên thị trường), các tổ chức đã đặt lại tên của bộ phận Nghiên cứu & Phát triển (R&D) thành Nghiên cứu, Phát triển & Thương mại hóa (R&D&C), hoặc Khoa học, Công nghệ & Dự án (S&T&P). Sự chuyển đổi này càng cho thấy tốc độ ngày càng tăng của việc tạo ra tri thức mới và đưa tri thức vào hoạt động sản xuất kinh doanh. VD: Theo phát biểu của Gordon Moore (1965), người sáng lập tập đoàn Intel, vòng đời phát triển các chip vi tính mới của Intel thường là 1,5 năm. Ngày nay, với sự tiến bộ của công nghệ, và yêu cầu cạnh tranh của thị trường toàn cầu, tốc độ đưa ra thị trường của các thế hệ phần cứng, phần mềm mới được rút xuống còn 1 năm, hoặc thậm chí là ngắn hơn nữa.

Trong tác phẩm “Crossing the chasm” (Vượt qua hố thẳm) của Geoffrey A. Moore, tác giả đã chỉ ra có một khoảng trống rất lớn từ quá trình tạo ra tri thức mới (sáng chế), đến việc biến nó thành sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường (sáng kiến). Vì vậy, những nhà đổi mới thường không vượt qua được khoảng trống này, và chịu thiệt khi thành quả từ những sáng kiến của mình lại rơi vào tay các đối thủ đến sau, nhưng có khả năng đáp ứng được nhu cầu với quy mô lớn của thị trường. Điều này được gọi tên là “nghịch lý của nhà đổi mới”. Cuốn sách cũng chỉ ra rằng, để vượt qua khoảng trống này, đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị sẳn sàng cho việc chuyển đổi nhanh chóng về quy mô, cách thức kinh doanh để có thể thu lợi từ những sáng chế của mình.

Wednesday, October 27, 2010

Cách tiếp cận QLTT để cải tiến năng suất lao động của DNVN

KM Approach for Improving the Labor Productivity
of Vietnamese Enterprise
(Quoc Trung Pham and Yoshinori Hara)

In knowledge society, knowledge management (KM) is more and more considered the best strategy for improving the labor productivity of an enterprise. However, the effectiveness of KM on labor productivity is not known exactly, especially since it depends on the development level of a country.
To find a solution based on KM approach for improving the labor productivity of Vietnamese enterprise, a new model is proposed, which includes knowledge capability, technology capability, KM, employee satisfaction and labor productivity. By analyzing data from Vietnamese enterprises, the model is tested and suggestions for improving the labor productivity of Vietnamese enterprises are made.
Some results of data analysis are: KM doesn’t have a direct effectiveness on labor productivity, but employee satisfaction positively affects the labor productivity of Vietnamese enterprises; Technology capability is the most important capability influencing KM, employee satisfaction and labor productivity; KM has a strong effect on employee satisfaction.
Further, some suggestions for improving the labor productivity of Vietnamese enterprises are: organizing frequent meetings for shortening cultural gap between managers and employees, replacing old machines combined with improving employees’ self learning skill, improving innovation capability by creating an open culture for encouraging employees to voice their opinions.


Friday, October 8, 2010

Nhu cầu quản lý tri thức trong DNVVN


Nhu cầu quản lý tri thức trong DNVVN

Phạm Quốc Trung, NCS. ngành Kinh Tế, ĐH. Kyoto, Nhật Bản


Khi đề cập đến doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), mọi người thường nghĩ đến những khó khăn mà họ gặp phải, như: thiếu vốn, thiếu nhân lực, công nghệ lạc hậu, quản lý yếu kém, bị đối xử bất bình đẳng… Tuy nhiên, trong thời đại tri thức và toàn cầu hóa ngày nay, DNVVN cũng có những thế mạnh riêng và cũng cần phải áp dụng mô hình quản lý hiện đại như quản lý tri thức (QLTT) để có thể tồn tại và cạnh tranh hiệu quả với các doanh nghiệp lớn hơn. Bài viết này nhằm chỉ ra nhu cầu áp dụng QLTT trong các DNVVN là rất cần thiết ở Việt Nam và cả ở phạm vi thế giới.

1. Tầm quan trọng của tri thức trong thời đại ngày nay

Trong thế kỷ 21, tri thức ngày càng trở nên quan trọng cho việc phát triển bền vững của một doanh nghiệp cũng như của một quốc gia. Trong các tổ chức hiện đại, tri thức được xem là một trong những yếu tố thành công chủ yếu và quản lý tri thức trở thành một chiến lược cạnh tranh hiệu quả nhất.

Ngày nay, cả thế giới đang bước vào kỷ nguyên thông tin và tri thức, ở đó, tổ chức hay quốc gia nào quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên tri thức của mình sẽ có được những lợi thế cạnh tranh nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của tổ chức hay quốc gia của mình.

Ngoài ra, theo Stiglitz, một nhà kinh tế lớn của World Bank, tri thức đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và đảm bảo phúc lợi xã hội. Ông ta còn đề nghị cần phải xem xét các vấn đề phát triển dưới góc nhìn tri thức, ở đó, giáo dục đóng một vai trò dẫn dắt cho sự phát triển. Trong nền kinh tế tri thức đó, sáng tạo là cực kỳ quan trọng, vì vậy các doanh nghiệp nhỏ có thể cung cấp những nền tảng cho sự đổi mới của xã hội tốt hơn nhiều so với các doanh nghiệp to lớn cồng kềnh.

2. Vai trò ngày càng quan trọng của DNVVN

Ngày nay, DNVVN (doanh nghiệp có dưới 300 nhân viên) chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số các doanh nghiệp trên thế giới (#95% tổng số doanh nghiệp). Ở Việt Nam, số lượng DNVVN là 98% và đóng góp hơn 50% vào tổng GDP. Vì vậy, DNVVN ngày càng quan trọng và trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và cả thế giới. Trong đợt khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua, mọi người đều nhận thấy vai trò quan trọng của DNVVN trong việc tạo ra việc làm, duy trì tính năng động của thị trường lao động, hay thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương và các quốc gia.

Hơn nữa, với sự phát triển nhanh chóng của CNTT-VT (công nghệ thông tin – viễn thông), thương mại điện tử và trào lưu toàn cầu hóa, DNVVN càng đóng một vai trò quan trọng trong việc gắn kết chuỗi cung ứng toàn cầu. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ còn hỗ trợ các DNVVN trở thành yếu tố chính cho sự đổi mới kinh tế. Khác với các doanh nghiệp lớn, DNVVN dễ dàng thay đổi và thích nghi nhanh chóng hơn với những nhu cầu của thị trường và áp lực của nền kinh tế. Trên thực tế, có một số DNVVN đã có thể cạnh tranh một cách hiệu quả với các doanh nghiệp lớn trong thế giới số ngày nay dựa trên chính tri thức và năng lực đổi mới của mình.

3. Quản lý tri thức trong DNVVN – một nhu cầu bắt buộc

Trong xã hội tri thức, trước sau gì, các DNVVN cũng phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác dựa trên tri thức của mình và khả năng biến các tri thức đó thành giá trị thông qua sản phẩm hay dịch vụ. Trong kỷ nguyên tri thức và nền kinh tế toàn cầu hóa, DNVVN sẽ phải tự thích nghi với điều kiện mới để có thể tồn tại và phát triển. Bởi vì làn sóng của kỷ nguyên tri thức đang đến và sẽ ảnh hưởng đồng đều đến mọi tổ chức và mọi quốc gia, DNVVN cũng không tránh khỏi ảnh hưởng đó. Chính vì vậy, QLTT sẽ trở nên quan trọng đối với DNVVN cũng như đối với doanh nghiệp lớn. Điều này đòi hỏi DNVVN phải chủ động áp dụng QLTT để có thể đối phó hiệu quả với những thay đổi đó.

Mặt khác, toàn cầu hóa cũng khiến cho thế giới trở nên phẳng hơn và xu thế cạnh tranh dựa trên tri thức sẽ nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới. Ở Nhật Bản, một nước công nghiệp phát triển, DNVVN cũng được xem là nguồn lực của đổi mới và đảm bảo sự phát triển bền vững. Chính phủ Nhật cũng ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho việc đổi mới công nghệ, sản phẩm và dịch vụ ở các DNVVN, từ đó giúp các doanh nghiệp này có thể cạnh tranh một cách hiệu quả trong nền kinh tế tri thức. Vì vậy, để có thể tồn tại và phát triển, các DNVVN ở một nước đang phát triển như Việt Nam buộc phải áp dụng QLTT mới có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp của các nước phát triển dựa trên sức mạnh tri thức và khả năng đổi mới của mình.

Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp lớn, hầu hết các DNVVN đều không có đủ nguồn lực cho việc đầu tư vào nghiên cứu-phát triển, áp dụng công nghệ mới, hay triển khai hệ QLTT. Do đó, đòi hỏi một nổ lực rất lớn từ phía các DNVVN cũng như sự hỗ trợ từ chính phủ để biến các DNVVN thành những doanh nghiệp hướng tri thức. Điều quan trọng trước mắt là các DNVVN cần phải biết rõ hiện trạng của mình, cải thiện mức độ trưởng thành về CNTT-VT, và áp dụng một cách tiếp cận QLTT phù hợp. Có như vậy, DNVVN mới có thể cải thiện năng lực cạnh tranh và khả năng đổi mới của mình. Từ đó, sử dụng hiệu quả nguồn lực tri thức và con người của mình, đảm bảo khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trong một xã hội tri thức.

4. Thực trạng quản lý tri thức trong DNVVN của Việt Nam

Cùng với sự đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước, DNVVN ở Việt Nam cũng có sự phát triển nhanh chóng, đặc biệt là từ sau khi có luật Doanh Nghiệp vào năm 2000. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu gần đây, mặc dù có sự phát triển ấn tượng, nhưng DNVVN vẫn còn rất yếu về nhiều mặt, như: thiếu sự gắn kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, năng lực cạnh tranh yếu, ít đổi mới, nhân sự không ổn định, và chưa sẳn sàng cho việc hội nhập.

Theo Vũ Hồng Dân, Trung Tâm Năng Suất Chất Lượng Việt Nam, DNVVN của Việt Nam dần nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ chính phủ nhưng chưa nhiều, như là: có văn phòng hỗ trợ DNVVN, một số chính sách hỗ trợ phát triển DNVVN… Với sự hỗ trợ đó, việc ứng dụng QLTT trong DNVVN sẽ dần được thúc đẩy và triển khai nhiều hơn. Tuy nhiên hiệu quả đạt được còn thấp, đến nay, việc áp dụng QLTT trong DNVVN ở nước ta còn rất ít và số trường hợp triển khai thành công hệ QLTT trong thực tế chưa thấy được ghi nhận.

Dựa trên một nghiên cứu trước đây của chúng tôi (2009), mức độ ứng dụng QLTT trong các DN Việt Nam nói chung là ở mức trung bình (3.5/ 5). Mức độ này cho thấy môi trường kinh doanh ở Việt Nam đã sẳn sàng cho các giải pháp QLTT. Ngoài ra, với đà phát triển nhanh chóng của ứng dụng CNTT-VT trong các doanh nghiệp, như: SCM, CRM, ERP, mạng xã hội…, thì việc triển khai hệ QLTT vào thời điểm hiện nay là thích hợp. Càng sớm triển khai các giải pháp QLTT thì các DNVVN sẽ càng sớm tạo được lợi thế cạnh tranh và đảm bảo được sự phát triển bền vững của mình. Tuy nhiên, việc triển khai thành công một hệ QLTT là một bài toán khó cho các DNVVN về nhiều mặt, như: sự nhận thức, nguồn lực, công nghệ, quá trình triển khai... Phải có một quyết tâm và chiến lược đúng đắn từ phía doanh nghiệp, cũng như sự khuyến khích, hỗ trợ từ phía chính phủ thì mới có thể vượt qua những khó khăn và áp dụng thành công QLTT.

Tóm lại, tri thức là một tài sản vô giá mà mỗi doanh nghiệp, mỗi đất nước phải biết cách quản lý để có thể cạnh tranh hiệu quả và phát triển bền vững trong một xã hội tri thức. Với xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển của CNTT-VT, việc áp dụng QLTT trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN, trở thành một nhu cầu bắt buộc. Chính các DNVVN phải nhận lấy trách nhiệm tiên phong trong việc ứng dụng QLTT để có thể chuyển mình theo chiều hướng tri thức, tăng cường được năng lực cạnh tranh dựa trên tri thức, phát huy nguồn lực con người, và tận dụng được sức mạnh của CNTT-VT. Áp dụng thành công QLTT trong DNVVN chính là chìa khóa để mở cánh cửa của nền kinh tế tri thức.

Sunday, September 26, 2010

KM strategy based on Web 2.0

This is the presentation for my 2nd paper in Knowledge Management. The title is "Combination 2 KM strategies by Web 2.0". It talks about the important role of Web 2.0 in creating a more effective KM strategy.
Web 2.0 can be used for combining 2 main KM strategies (Personalization and Codification) and integrating various enabling technologies for KMS. This paper is published on the Proceeding of 3rd International Conference of Knowledge Science, Engineering and Management 2009 (Vienna, Austria).

Friday, August 6, 2010

Vietnam competitiveness in 2009



Compared with last year (2008), Vietnam competitiveness has been improved in most factors. The overall mark of Vietnam in 2009 increases to 38.2 (rank 42) from 34.5 (rank 48) of 2008. However, 2 lowest factors fall into Education (rank 48) and Science&Technology (rank 49). This trend shows an unsustainable development of Vietnam. So that, the most important problem for Vietnam at this time is how to improve the quality of education and scientific research.

(Data source: Japan Center for Economic Research - http://www.jcer.or.jp/eng/pdf/potential2009appendix.pdf)

Friday, June 4, 2010

私の研究

私の研究

今、私の研究していることについて話します。それはベトナムの労働効率を上げるためにKMアプローチを使うことです。

現在、ベトナムの労働効率は東南アジアの他の国より低いです。さらに、グローバル競争はますます激しくなります。それで、ベトナムの企業は今労働効率を上げるための方法を見つける能力をしています。

私の研究はこの目的を解決します。その方法はKnowledge Managementアプローチです。

第一、新しいモデルを提出します。このモデルには知識可能性とテクノロジー可能性、KM,労働の満足度、労働効率があります。

第二、このモデルを使って、質問用紙を作ります。そして、ベトナムの企業に取材します。このデータを使って、モデルを検定します。

第三、その結果によって、ベトナムの社長をインタビューして、ベトナムの労働効率を上げるための提案をします。

以上が私の研究の概略です。

Saturday, May 8, 2010

MỨC ĐỘ TRƯỞNG THÀNH VỀ CNTT-VT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

MỨC ĐỘ TRƯỞNG THÀNH VỀ CNTT-VT
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Phạm Quốc Trung
Khoa Quản lý Công nghiệp, Đai học Bách khoa Tp.HCM, Việt Nam
pqtrung@sim.hcmut.edu.vn

(Tóm lược bài báo khoa học đã đăng ở Hội nghi KHCN ĐHBK Tp.HCM lần 11 - 2009)

TÓM TẮT

Bài báo này giới thiệu 1 mô hình để đo mức độ trưởng thành về công nghệ thông tin-viễn thông (CNTT-VT) của doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Bốn yếu tố chính của mô hình là: Hạ tầng, Ứng dụng, Nhân lực và Chính sách CNTT-VT. Dựa trên phân tích xu hướng, bài báo đề xuất lộ trình 5 giai đoạn về mức độ phát triển CNTT-VT trong DNVVN là: Chưa ứng dụng, Mức căn bản, Phổ biến, Ứng dụng web và Hướng tri thức. Trong đó Hướng tri thức là mức độ phát triển cao nhất. Ngoài ra, một bảng câu hỏi cũng được thiết lập để đo lường mức độ trưởng thành về CNTT-VT của DNVVN, và đã được áp dụng thực tế cho việc đánh giá các DNVVN ở Việt Nam. Công cụ này rất hữu ích cho các DNVVN để đánh giá hiện trạng của mình. Đây có thể là bước đầu tiên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả quản l‎í theo hướng tri thức trong thời đại tri thức.

1. GIỚI THIỆU

Trong các tổ chức hiện đại, tri thức là một trong những yếu tố thành công quan trọng. Đặc biệt trong kỷ nguyên công nghệ thông tin và tri thức, nếu tổ chức nào quản lý tốt tài nguyên tri thức của mình, tổ chức đó sẽ có được lơi thế cạnh tranh và đảm bảo được sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất trong quản lý tri thức là chia sẻ tri thức trong tổ chức, một vấn đề phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của hạ tầng CNTT-VT của tổ chức đó.
Hơn nữa, với sự phát triển nhanh chóng của CNTT-VT, thương mại điện tử và xu thế toàn cầu hóa, doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ngày càng trở nên quan trọng. Ngày nay, DNVVN là bộ phận rất lớn và đóng góp hơn 50% vào tổng GDP của toàn thế giới. So với các doanh nghiệp lớn, DNVVN nhanh hơn, dễ thay đổi và thích nghi hơn với nhu cầu thị trường và áp lực của nền kinh tế. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ cũng giúp các DNVVN trở thành động lực chính cho sự đổi mới của nền kinh tế.
Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp lớn, DNVVN không có đủ nguồn lực cho việc đầu tư và phát triển hạ tầng CNTT-VT của mình. Những nhà quản lý các DNVVN thường không biết loại ứng dụng CNTT-VT nào phù hợp với họ, phải nên bắt đầu từ đâu hay có nên triển khai các hệ thống thông tin hiện đại như ERP (hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp), KMS (hệ quản lý tri thức)… hay không? Để trả lời những câu hỏi này, họ cần phải biết hiện trạng ứng dụng CNTT-VT của mình như thế nào. Chỉ khi biết được tình trạng hiện tại, họ mới có thể quyết định loại ứng dụng CNTT-VT nào là phù hợp, tại sao và khi nào thì nên triển khai để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
Trong xu thế của toàn cầu hóa, một công cụ cần thiết để đo lường độ trưởng thành CNTT-VT là cực kỳ quan trọng. Biết được tình trạng hiện tại, tích hợp các ứng dụng CNTT-VT phù hợp với các tiến trình kinh doanh vào đúng thời điểm, các DNVVN có thể cải thiện năng lực cạnh tranh và phát triển khả năng đổi mới của mình, sáng tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, những yếu tố rất quan trọng để tồn tại và phát triển trong một xã hội tri thức. Mục tiêu của bài báo này nhằm xây dựng 1 công cụ để đo lường mức độ trưởng thành về CNTT-VT của DNVVN và áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam.

2. ĐỊNH NGHĨA VÀ MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG ĐỘ TRƯỞNG THÀNH CNTT-VT

DNVVN (doanh nghiệp vừa và nhỏ) : có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm này, tùy từng khu vực và quốc gia, trong bài báo này, chúng tôi sử dụng định nghĩa của Liên hiệp Châu Âu, cũng được sử dụng khá phổ biến trên thế giới, đó là “DNVVN là các doanh nghiệp có ít hơn 250 nhân viên”. Định nghĩa này có khác biệt chút đỉnh với định nghĩa đang sử dụng tại Việt Nam, nhưng với định nghĩa này, số lượng DNVVN vẫn là bộ phận lớn nhất trong tổng số các doanh nghiệp hiện tại của Việt Nam.
Độ trưởng thành về CNTT-VT: ‘Độ trưởng thành’ là trạng thái phát triển hoàn thiện, còn, ‘CNTT-VT’ là viết tắt của Công nghệ thông tin - Viễn thông, vì vậy, ‘Độ trưởng thành về CNTT-VT’ là trạng thái của một doanh nghiệp khi nó đạt đến mức độ hoàn thiện trong việc ứng dụng CNTT-VT trong hoạt động kinh doanh của mình.
Theo mô hình về Độ trưởng thành về Quản lý tri thức (Kochikar, 2000), có 5 cấp độ trưởng thành của 1 tổ chức là: Mặc nhiên, Phản ứng, Nhận thức, Chắc chắn và Chia sẻ. Những cấp độ này tập trung vào sự hoàn thiện của các kỹ năng nhân sự và tiến trình kinh doanh. Khái niệm Độ trưởng thành về CNTT-VT dựa trên mô hình này, và bổ sung thêm 2 yếu tố, đó là sự hoàn thiện về công nghệ và chính sách.
Nói chung, để đo lường Độ trưởng thành về CNTT-VT, mô hình sau đây được sử dụng, trong đó 4 yếu tố chính là: Chính sách CNTT-VT, Hạ tầng CNTT-VT, Ứng dụng CNTT-VT và Nhân sự CNTT-VT.


H.1. Mô hình đo lường mức độ trưởng thành về CNTT-VT của doanh nghiệp

Dựa trên một phân loại trong nghiên cứu trước đây về sự phát triển CNTT-VT của DNVVN (Chesser & Skok, 2000), với những điều chỉnh cho phù hợp với các xu hướng phát triển gần đây, cũng như đánh giá các điều kiện cho sự trưởng thành về Quản lý tri thức, một mức độ phát triển cao về CNTT-VT của doanh nghiệp trong xã hội tri thức, một lộ trình gồm năm giai đoạn được đề xuất như sau:
• Chưa ứng dụng – hiện tại chưa sử dụng CNTT-VT trong doanh nghiệp
• Mức căn bản – bao gồm các ứng dụng văn phòng và một số phần mềm căn bản
• Phổ biến – mở rộng việc kết nối mạng và triển khai những ứng dụng trong kinh doanh
• Ứng dụng web – áp dụng thương mại điện tử với nhiều ứng dụng dựa trên nền web
• Hướng tri thức – tích hợp các ứng dụng, sử dụng phối hợp nhiều công cụ CNTT-VT phục vụ đổi mới và quản lý tri thức.
Ở mức độ trưởng thành cao nhất về CNTT-VT, mức Hướng tri thức, các đặc tính cơ bản của doanh nghiệp sẽ thay đổi như sau : hạ tầng CNTT-VT sẽ hướng đến việc gia tăng kết nối và di động thông qua việc sử dụng các thiết bị không dây và điện thoại di động; ứng dụng CNTT-VT sẽ hướng đến việc tích hợp các hệ thống thông tin và các mô hình kinh doanh để tạo thành doanh nghiệp điện tử; kỹ năng nhân sự sẽ đạt đến trình độ cao, làm chủ những kỹ năng phức tạp và chú trọng nhiều đến sáng tạo, đổi mới; chính sách CNTT-VT sẽ thay đổi để trở nên năng động hơn và sử dụng nguồn lực ngoài nhiều hơn.

3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Một bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên các đặc trưng của 5 mức độ về hoàn thiện CNTT-VT trong các doanh nghiệp. Từ bảng câu hỏi này, một cuộc thăm dò đã được thực hiện trên thực tế để thử nghiệm công cụ và đo lường mức độ trưởng thành về CNTT-VT của các DNVVN ở Tp.HCM trong thời gian 3 tháng (12/2008 - 2/2009). Cỡ mẫu được chọn là 150 doanh nghiệp, chọn ngẫu nhiên từ cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Kết quả phản hồi là 57,3% (86 doanh nghiệp).
Các kết quả có thể tóm tắt như sau: chỉ số trưởng thành về CNTT-VT của doanh nghiệp Việt Nam hiện ở mức độ trung bình (Phổ biến) và cần phải được cải thiện hơn nữa. 8% ở mức Chưa ứng dụng, 30% ở mức Căn bản, 32% ở mức Phổ biến, 28% ở mức Ứng dụng web, và 2% ở mức Hướng tri thức. Đối với các DNVVN, chỉ số trưởng thành CNTT-VT cao nhất thuộc nhóm doanh nghiệp có từ 200-300 nhân viên. Theo loại hình doanh nghiệp, các công ty liên doanh có mức độ trưởng thành cao nhất (0.7), và các công ty tư nhân có mức độ trưởng thành thấp nhất (0.4). Không có sự khác biệt đáng kể giữa các ngành nghề kinh doanh về mức độ trưởng thành CNTT-VT. Khi so sánh với các yếu tố khác của chỉ số này, yếu tố nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Việt Nam hiện ở mức độ thấp nhất, và nên được tập trung cải thiện trong thời gian tới để nâng cao mức độ trưởng thành về CNTT-VT của từng doanh nghiệp.
Khi so sánh mối tương quan giữa chỉ số trưởng thành về CNTT-VT và sự hài lòng của nhân viên, một yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, kết quả cho thấy có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa 2 yếu tố này, nghĩa là mức độ trưởng thành về CNTT-VT càng cao thì sự hài lòng của nhân viên càng cao.

4. KẾT LUẬN

Nói chung, một doanh nghiệp khó có thể triển khai hệ thống quản lý tri thức mà không có 1 hạ tầng CNTT-VT phù hợp và những ứng dụng CNTT-VT trước đó. Hơn nữa, để nâng cao năng lực cạnh tranh của DNVVN, điều quan trọng là phải áp dụng những ứng dụng CNTT-VT phù hợp vào đúng thời điểm hơn là sử dụng các hệ thống thông tin hiện đại nhất. Bài báo này đóng góp vào khía cạnh thực tế của việc xây dựng một hệ thống quản lý tri thức bằng bước đi đầu tiên, đó là đo lường mức độ trưởng thành về CNTT-VT của doanh nghiệp. Dựa trên kết quả đo lường này, các DNVVN có thể lập ra 1 kế hoạch để cải thiện mức độ trưởng thành về CNTT-VT của mình để đạt dần đến mức cao nhất là Hướng tri thức, nhằm có thể sử dụng nguồn lực tri thức của mình ngày càng hiệu quả hơn, phục vụ cho các mục tiêu phát triển trong tương lai.
Ngoài ra, một bảng câu hỏi cũng đã được xây dựng, dựa trên danh sách các yếu tố cần thiết cho sự trưởng thành về CNTT-VT, như là một công cụ để áp dụng trong thực tế. Sử dụng công cụ này, một cuộc thăm dò thực tế đã được tiến hành đối với một số DNVVN của Việt Nam. Kết quả thu được giúp hiểu được phần nào về mức độ trưởng thành về CNTT-VT của các doanh nghiệp hiện nay.
Tuy nhiên, cũng còn một số hạn chế của công cụ này và cần được cải tiến hơn nữa trong tương lai. Các gợi ý cho những cải tiến hơn nữa là: tìm ra một công thức tính toán chỉ số tổng hợp về độ trưởng thành CNTT-VT theo trọng số, nghiên cứu các kế hoạch hành động phù hợp để cải tiến độ trưởng thành về CNTT-VT của DNVVN, đo lường và theo dõi mức độ trưởng thành về CNTT-VT của các DNVVN theo thời gian cho từng ngành, từng quốc gia để hỗ trợ việc ra chính sách của chính phủ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chesser, M. & Skok, W., Road-map for Successful IT Transfer for Small Businesses, ACM, (2000).
2. EIU - The Economist & IBM Institute for Business Value, E-Readiness Report, EIU, (2007).
3. European Commission, The New SME Definition, Enterprise & Industry Publication, (2004).
4. International Telecommunication Union, Global ICT Opportunity Index Report, ITU, (2007).
5. Kim, S. & Lee, H., The impact of Organizational Context & Information Technology on employee Knowledge-Sharing Capabilities, Public Administration Review, (2006).
6. Kochikar, V.P. , The Knowledge Management Maturity Model: A Staged Framework for Leveraging Knowledge, KMWorld 2000, (2000).
7. United Nations , Measuring ICT: the Global Status of ICT Indicators, UN-ICT, (2005).
8. Vietnam National ICT Office, Vietnam ICT Index 2006, VAIP, (2006).
9. World Bank Institution, Knowledge Innovation & Knowledge Economy Index, WB, (2007).
10. World Economy Forum, Network Readiness Index Report, WEF, (2007).

Thursday, April 30, 2009

Knowledge Management at micro and macro level


This is an image about 'Main factors of Knowledge Management at micro and macro level' from paper "Knowledge management national policies for moving towards knowledge-based development: a comparison between micro and macro level" of Peyman Akhavan and Mostafa Jafari, Department of industrial engineering, Iran University of Science and Technology.
Let's take a look for reference.