Bốn cửa thành
Càng
lớn lên, Tất Đạt Đa càng thông minh, học giỏi, và thương yêu mọi người, kể cả
những con vật nhỏ bé. Tuy nhiên, lòng tốt và lòng thương người của thái tử làm
nhà vua bối rối, luôn nghĩ đến lời tiên đoán của A Tư Đà. Nhà vua quyết định bằng
mọi cách không để thái tử nhìn thấy những hình ảnh không vui, có thể làm thái tử
từ bỏ những hoa lệ của cung đình vào ngày nào đó.
Nhà
vua làm mọi thứ để thái tử hạnh phúc,
nhà vua nói với Hòang hậu Ba Xà Ba Đề,― Ta sẽ xây ba cung điện cho thái tử. Cái
thứ nhất được làm bằng gỗ thơm, nó sẽ ấm cúng vào mùa đông. Cái thứ hai sẽ được
xây bằng đá cẩm thạch, được dùng vào mùa hè. Cái thứ ba sẽ được xây bằng gạch,
dùng cho mùa mưa.
Để
cuộc sống thoải mái, nhà vua ra lệnh làm một công viên đẹp có hồ nước dễ
thương, có thiên nga và cá bơi tung tăng và hoa sen nở rộ. Nhà vua bảo người hầu
― Dọn sạch tất cả những bông hoa héo úa và những chiếc là rụng trong vườn. Nhà
vua không muốn thái tử nhìn thấy bất kỳ điều không hài lòng nào. Tất cả người hầu
trong cung điện đều trẻ, khỏe và đẹp. Những người phục vụ giải trí trong cung
điện được lệnh ca hát và nhảy múa suốt ngày. Họ không được biểu lộ sự mệt mỏi
hoặc buồn rầu. Không một người nào nói chuyện về bệnh tật và đau ốm. Vua ra lệnh
xây các bức tường quanh cung điện. Lệnh cho lính canh chừngkhông để thái tử Tất
Đạt Đa rời khỏi cung điện mà không có lệnh của vua.
Vào năm
16 tuổi, Thái tử tất Đạt Đa lập gia đinh với công chúa trẻ đẹp có tên là Da Du
Ða La. Công chúa yêu thương và chăm sóc
cho thái tử. Thái tử tiếp tục sống cuộc sống vương gia gần 13 năm sau khi lập
gia đình. Thái tử đã được bảo bọc để không biết được những khó khăn trong cuộc
sống ở ngòai cung thành. Thái tử hoàn tòan hài lòng với cuộc sống tráng lệ của
ngài.
Sống
trong thế giới không có gì ngoài hạnh phúc và tiếng cười. Tuy nhiên, một ngày
kia, thái tử muốn khám phá những gì đang diễn ra bên ngoài cung điện.
Khi
nghe tin như vậy, nhà vua ra lệnh cho mọi người trong thành phố,― Tất cả nhà cửa
dọc hai bên đường phải dọn dẹp và trang hoàng. Mọi người đốt trầm thơm và mặc
áo quần màu sắc rực rỡ. Tất cả người xin ăn, người già và người ốm phải ở trong
nhà cho đến khi thái tử trở về cung điện.
Người
đánh xe trung thành của thái tử tên là Cha- Nac, đưa thái tử đi ra ngòai cung
điện từ cổng phía Nam. Khi đám đông thành kính nhìn thấy thái tử yêu mến của họ,
họ rải hoa và tung hô ngưỡng mộ. Tất Đạt Đa đã vui mừng thấy họ được hạnh
phúc.
Ngay
lúc đó, một người già xuất hiện bên đường. Thái tử ngạc nhiên khi nhìn thấy một
người già. Thái tử hỏi người đánh xe của mình, “Người gì mà tóc trắng và lưng
gù như vậy? Mắt của ông ta lim dim, cơ thể của ông ta run lẩy bẩy. Ông ta bước
đi bằng cách lê những bước chân khó nhọc theo cái gậy. Thân hình của ông ta bị
thay đổi hay ông ta luôn có hình dạng như vậy? Hãy nói cho ta nghe, Cha-Nac”.
Cha-Nac
tránh trả lời sự thật, “Đây không phải là việc của thái tử. Xin đừng bận tâm về
chuyện đó”.
Thái
tử vẫn khăng khăng hỏi Cha-Nac – “Chỉ có mỗi ông ấy như vậy? hay tất cả chúng ta đều như vậy?”
Lúc
này, Cha-Nac chân thành trả lời, “Thưa ngài, chúng ta đều như vậy. Một khi thái
tử còn trẻ, tóc sẽ đen và răng trắng. Thời gian trôi đi, thân thể sẽ già nua.
Nó xảy ra với mọi người”.
Nghe
những lời này, thái tử giật bắn người. Tóc thái tử dựng ngược lên. Thái tử run
vì sợ hãi, như con thú hoảng sợ khi thấy sấm chớp. Thái tử lắc đầu,― “Làm sao
con người có thể vui sướng khi tuổi già hủy hoại tất cả?’ Thái tử nói với người
đánh xe,― “Nhanh quay trở lại cung điện, biết rằng tuổi già sẽ gọi đến ta, làm sao
ta có thể vui với núi rừng được”.
Vâng
lệnh thái tử, Cha-Nac đánh xe nhanh như gió trở về cung điện.
Tất
Đạt Đa không thể quên hình ảnh người già. Thái tử suy nghĩ suốt ngày đêm và
không thể tìm ra đựoc sự thanh thản trong tâm hồn. Thái tử nói suy nghĩ của
mình với Da Du Đa La, “Khi nhìn người già, tất cả những điều tốt đẹp trong
thành phố dường như biến mất. Những nét đẹp và nụ cười trong cung điện không thực
sự tồn tại với ta. Ta muốn đi thăm thành phố lần nữa để xem nó thực sự như thế
nào. Để thấy người bình thường sống như thế nào”.
Nhà
vua không thể chịu nổi khi nhìn thấy con mình không vui, ngài đồng ý cho thái tử
ra ngoài thành một lần nữa. Tất Đạt Đa và Cha-Nac đóng giả thành một thương
nhân đánh xe đi vào thành phố theo hướng Đông. Lần đầu tiên thái tử thấy người
bình thường sống thế nào trong vương quốc của mình. Thái tử thanh thản quan sát
những người thợ rèn và những người làm đố sành sứ đang làm việc. Thái tử nói
chuyện với với các thương nhân giàu có trong cửa hàng nguy nga của họ. Thái tử
nói chuyện với những người thợ làm bánh mì. Đột nhiên, thái tử thấy nhìn thấy một
người bị bệnh đang nằm dưới đất rên la và cúi gập người vì đau đớn. Thái tử đến
bên ông ta và nâng đầu người đàn ông bị đau vào lòng, ― “Cha-Nac, chuyện gì đã
xảy ra với người đàn ông này?”
Cha-nac
vội vàng ― “Thưa ngài, đừng chạm vào ông ta! Ông ta bị bệnh truyền nhiễm. Hãy đặt
ông ta nằm xuống nếu không thái tử sẽ bị nhiễm bệnh”.
Thái
tử lại hỏi ― “Chỉ có người đàn ông này bị bệnh hay tất cả mọi người đều bị bệnh
như vậy, Cha-Nac? Vợ ta và cha ta
cũng sẽ bị bệnh ư? »
Cha-Nac trả lời ― « Thưa Ngài, đó là
điều tất nhiên xảy ra với mọi người. Mọi người trong thế gian đôi lần bị ốm. Bệnh
tật xảy ra bất kỳ lúc nào trong cuộc đời ».
Nghe điều này, thái tử cảm thấy đau xót
trong tim,― “Bệnh tật có thể đến bất cứ lúc nào. Như vậy chưa có ai có thể hạnh
phúc và vui sướng”. Rồi thái tử vào xe ngựa, ra lệnh cho Cha-Nac quay trở về
nhà.
Tất Đạt Đa trở về cung điện với cảm giác nặng
trĩu của sự thất vọng trong lòng. Khi thấy con trai buồn bã như vậy, nhà vua
cho thái tử đi thăm công viên ở bên ngoài cung điện ở hướng Bắc. Trong lúc này,
Tất Đạt Đa nhìn thấy một xác chết. Từ trước đến nay, Tất Đạt Đa không bao giờ
nhìn thấy người chết, thái tử hỏi Cha-Nac, “Có gì bất thường với người này?”
Cha-nac đáp: “Thưa ngài, ông ấy đã chết.
Ông ấy không còn cảm nhận điều gì nữa”.
Tất Đạt Đa hỏi, “Ta cũng như vậy? Con trai
của nhà vua cũng sẽ chết như người đàn ông này?”
Cha-Nac trả lời ― “Vâng, mọi sinh vật đều
phải chết. Không một người nào có thể tránh cái chết”.
Tất Đạt Đa vô cùng sửng sốt, thở dài, “Tất
cả mọi người biết rằng họ sẽ chết, họ chưa bao giờ có cuộc sống bình yên”.
Thái tử ra lệnh người đánh xe trở về nhà.
Đây không phải là lần đi chơi thoải mái. Cuộc sống có thể chấm dứt bất kỳ lúc
nào. Làm sao ta có thể vui sướng cho bản thân ta.
Tại cung điện, Tất Đạt Đa suy ngẫm về những
điều đã thấy. Thật khủng khiếp để biết rằng mọi người sẽ chết vào ngày nào đó
và không một người nào có thể tránh khỏi.
Bấy
giờ, Tất Đạt Đa đã biết con người bên ngoài cung điện sống thế
nào. Những người ăn xin nằm dọc đường, xin thức ăn. Trẻ em mặc những cái áo rách bươm đang rên la trên
đường phố. Người già, người bị bệnh và
người nghèo đang chờ cái chết hiu quạnh. Trong khi, người giàu sống trong những
ngôi nhà đẹp mà không chăm sóc cuộc sống người
nghèo.
Tất Đạt Đa tự hỏi, ― “Những người này có
hy vọng gì khi sống? Thậm chí người giàu cũng đau khổ vì tuổi già, bệnh tật và
cái chết. Mọi người sinh ra trong thế giới này đều phải đau khổ như vậy. Đau khổ
của họ bắt đầu ngay từ lúc mới sinh. Ta phải tìm ra con đường để giúp họ ».
Trong chuyến đi thăm bên ngoài cung điện lần
thứ tư, thái tử và Cha-Nac cưỡi ngựa đi qua cổng phía Tây. Họ đi ngang qua vị đạo
sĩ mặc áo choàng rách rưới. Nhìn thấy sự
tỉnh lặng và thanh bình của đạo sĩ, thái tử hỏi, « Người này là ai? ».
Cha-Nac giải thích với thái tử, « Ông
ta là một đạo sĩ đang hành đạo. Ông ta bỏ nhà cửa và nông trại và sự giàu có,
Ông ta theo cuộc sống đơn giản và thanh bình cho bản thân ông ta. Ông ta hy vọng
sẽ tìm ra chân lý và vượt qua những đau khổ trong thế giới này ».
Tất Đạt Đa, mỉm cười. ― « Ta sẽ trở
thành tu sĩ như ông ta. Đột nhiên, họ nhận
được tin từ cung điện ― Công chúa vừa sinh hạ con trai cho thái tử! ». Tất
Đạt Đa rất hạnh phúc khi nghe công chúa sinh hạ con trai, nhưng giờ đây, thái tử
sẽ khó khăn hơn để thực hiện ước mơ trở thành đạo sĩ. Tên của người con trai là
La Hầu La.
(Nguồn: Những mẩu chuyện Phật giáo dành cho thiếu nhi - tập 2 - Đức Kiên - NXB. Hồng Đức)