KHÔNG CÓ GÌ ĐÁNG SỢ HƠN LÀ NGU DỐT
(Trích: Khuyến học - Fukuzawa Yukichi)
Đoạn trên, đứng trên góc độ của
người dân, tôi đă bàn luận về "quyền lợi" theo như sự suy nghĩ của
tôi.
Thế nhưng đứng trên góc độ chính quyền để nhìn nhận, trường hợp dùng người
thì phải thấy được sự khác nhau ở mỗi người, phải suy xét kỹ khi áp dụng luật
pháp.
Người này được coi là nhân dân, người kia được coi là quan chức chính quyền,
nhưng đứng ở vị trí nào cũng đều là người Nhật. Và người Nhật phân chia công việc
lẫn nhau, lập ra chính phủ đại diện cho nhân dân. Nhân dân và chính phủ thỏa thuận với nhau để chính phủ soạn thảo, ban hành các đạo luật, nhân dân dựa trên
các đạo luật đó làm ăn sinh sống.
Hiện nay, người dân của thời Minh Trị đă ký thoả ước với chính phủ tuân theo
các luật pháp hiện hành. Quốc pháp đặt ra có thể không làm hài lòng tất cả mọi
cá nhân, nhưng không vì thế mà chúng ta lại hành động tuỳ tiện, mà hăy kiên nhẫn
trong việc sửa đổi nó. Nghĩa vụ của người dân là thực hiện thật đúng luật, tôn
trọng và bảo vệ luật.
Nhưng thử nhìn lại xem, không ít người trong nhân dân dưới thời Minh Trị vô
học, mù chữ, cái thiện cái ác không phân biệt nỗi, chỉ biết ăn xong rồi lại ngủ,
"vô công rồi nghề". Không những thế, thường đă ngu dốt lại hay tham vọng,
tìm mọi cách lừa đảo, luồn lách luật pháp, không cần hiểu ý nghĩa của luật
pháp, không cần biết đến nghĩa vụ của bản thân, chỉ biết đẻ cho thật nhiều con
nhưng lại không hề chăm sóc, dạy dỗ chúng.
Những kẻ ngu dốt đó không hề biết xấu hổ và con cái của họ khi lớn lên cũng
chẳng có ích gì cho đất nước, trái lại chỉ là gánh nặng, nỗi khổ cho xã hội. Xã hội mà toàn là những con người như vậy thì có đem đạo lý ra giảng giải cũng vô
ích, chỉ còn cách buộc phải làm là dùng sức mạnh để răn đe, để trấn áp những
hành động bạo lực, hành vi quậy phá, phá rối mà thôi. Và đó cũng là lý do khiến
cho các chính phủ chuyên chế, chính phủ độc tài được thể tồn tại trên thế giới.
Chính quyền Mạc phủ ở nước ta đã vậy, các chính quyền ở một số nước châu Á cũng
có khác là bao.
Có thể nói, nền chính trị hà khắc không chỉ là tội do một bạo chúa hay những
kẻ nắm quyền lực gây ra, mà còn là lỗi ở chính người dân chúng ta, do vô học do
ngu dốt nên mới dẫn tới thảm họa cho chính mình.
Đâm thuê chém mướn, giết người cướp của, kéo bè kéo cánh tụ họp nổi loạn,
chà đạp lên mọi pháp luật..., không một vụ việc nào trong số những hiện tượng
trên đây lại được coi là hành động của con người có học cả. Vậy mà chúng đang là
hình ảnh hiện thời của xã hội Minh Trị chúng ta. Trong xã hội toàn là "giặc
dân" như thế này dẫu có vời tới Đức Phật hay Khổng Tử thì hai ngài có lẽ cũng
đành phải bó tay. Để cai trị chắc phải dùng tới chế độ chính trị tàn bạo chuyên
chế. Nhưng tôi tin rằng không người dân nào lại muốn được cai trị bằng chế độ
chính trị hà khắc cả.
Ngay bây giờ chúng ta phải học, mài dũa tài năng và nhân cách, phải có thực
lực để đứng vững trên địa vị và tư cách bình đẳng, để đấu tranh với những sai
trái của chính quyền.
Đây cũng chính là mục đích của học vấn tôi muốn khuyên các bạn.
Tháng 11 năm Minh Trị thứ sáu (tức
năm 1872)