Lời Phật dạy

"Không làm các việc ác, Siêng làm các điều lành, Giữ tâm ý trong sạch, Đó là lời Phật dạy!" (Kinh Pháp Cú)
Showing posts with label NhatBan. Show all posts
Showing posts with label NhatBan. Show all posts

Friday, May 27, 2011

Friday, March 18, 2011

CHÀO TẠM BIỆT

Mấy bữa nay, tin tức về động đất, sóng thần và thảm họa hạt nhân tại Nhật Bản làm nhiều người lo lắng. Ai cũng mong sớm rời khỏi nơi này, để về nước hoặc đến một nơi an toàn hơn. Đó cũng là tâm lý bình thường của người đời thôi. Theo tôi, thì Nhật Bản sẽ mau chóng khắc phục được sự cố về nhà máy điện hạt nhân và sẽ sớm khôi phục sinh hoạt của người dân ở khu vực thiệt hại.
Tôi cũng sắp sửa phải rời Nhật Bản, nhưng là theo kế hoạch đã đinh trước. Vì vậy, trong tôi không có sự lo lắng, mà là một cảm giác lưu luyến khi phải rời xa nước Nhật và cảm thông với những nỗi khổ mà người dân Nhật đang phải trải qua.
Theo dõi tin tức về cách phản ứng của người dân Nhật trước thảm họa, cách họ chia sẻ với nhau để vượt qua khó khăn càng thấy khâm phục và quý mến đất nước và con người ở đây hơn. Xin cầu chúc cho người dân Nhật Bản sớm trở lại cuộc sống yên bình, chúc đất nước Nhật Bản sớm vượt qua thảm họa này!
Bài thơ dưới đây như là lời tạm biệt gửi đến các bạn bè còn ở lại Nhật, chúc mọi điều tốt đẹp nhất và hẹn gặp lại vào một dịp nào đó.

____________________________

CHÀO TẠM BIỆT

Chào em, người bạn thân thương
Chào em, giờ phải lên đường chia xa
Hợp tan là chuyện thường mà
Nhớ nhau, xa vẫn rất là gần thôi
Thương nhau, chút nghĩa trong đời
Mến nhau, lưu luyến đôi lời chia tay
Đừng buồn, em nhé hôm nay
Vẫn còn đó mãi, tháng ngày hôm qua
Bao nhiêu kỷ niệm còn mà
Giữ gìn, trân trọng, đó là hành trang
Tình thương, tri thức ta mang
Đắp xây cuộc sống, rỡ ràng quê hương
Tình người, lý tưởng soi đường
Dẫu đi khắp nẻo quê hương vẫn gần
Nhớ hoài chút nghĩa tri ân
Chúc nhau vạn dặm đường trần mãi vui…

PQT

Saturday, March 5, 2011

Kyoto and I


Kyoto and I

Hello everybody! My name is Pham Quoc Trung. I came from Vietnam. I have been in Japan since April 2008 to follow my PhD. course at Graduate School of Economics in Kyoto University. I have lived in Kyoto for nearly 3 years and I have a lot of nice memories about Kyoto. I like Kyoto very much because it is very beautiful and much different from Ho Chi Minh City of Vietnam, where I were born and grew up.

In fact, I know very few about Kyoto before coming to Japan. At that time, my image about Kyoto is simply a girl wearing kimono in front of a beautiful cherry blossom. When coming to Japan, I found that Kyoto is much more beautiful than what I can imagine. For example, in Kyoto, you can find a lot of ancient temples or shrines, you can walk along wide castles or romantic streets, you can take many photos of maple trees turning red or yellow in the autumn, you can go shopping downtown Kyoto, you can enjoy traditional festivals and you can eat delicious sushi, etc. Especially, in Kyoto, I can also see snow falling in the winter. In my country, Vietnam, there is no snow in the winter, no sakura in the spring, and no momiji in the autumn. Therefore, I am very excited when the first time I can see snow, sakura and momiji in Kyoto.

When I just came to Japan, everything was new to me. I felt a little curious and embarrassed because it was the first time I go abroad. At that time, I met a lot of difficulties, such as: unable to communicate in Japanese, unable to read Kanji, unfamiliar with public transportation in Japan, unfamiliar with the weather in Japan, etc. Fortunately, with the support of JICA, the agency that grants me the scholarship, I can gradually overcome those difficulties and integrate with the life in Kyoto. In my apartment, there are some other international students coming from Vietnam and other countries. So, I can make friend with them to share feelings and to help each other. Occasionally, we gather together to go picnic, to play sport games or to enjoy cooking and eating.

During my living and studying in Japan, I have chances to visit other cities of Japan, such as: Osaka, Kobe, Nara, Tokyo, Yokohama, Hiroshima, Himeji, Sapporo, etc. Each city has specific characteristics, but for me, Kyoto is the most ideal place to live. Kyoto, with about two million inhabitants, is not so crowed like Tokyo or Osaka, and it is considered the most beautiful place to visit for many foreign tourists when coming to Japan. Besides, Kyoto is suitable to be a tourist city because the architecture in Kyoto is harmonious with many cultural heritages. Until now, a lot of ancient temples, shrines, and castles in Kyoto are still preserved, and many traditional festivals, such as: Aoi, Gion matsuri…, are continuously organized every year.

Among traditional festivals, Gion matsuri is the most famous one. Annually, in the mid of July, I usually go with my friends to Gion shijo area. There, we can see a lot of decorated cars or boats going along the street with many people in traditional clothes. In the festival, I can see many kimonos in groups of people going festival, and I can enjoy special dances or music during the festival. Further, I like to eat some kinds of food sold along the streets in the festival area. Certainly, we do not forget to take a lot of photos and buy some souvenir gifts. Through this festival, I know more about Japanese culture and have interesting experiences with my friends.

About food in Kyoto, I like sushi the most. Although I had tried sushi a few times before coming to Japan, I found that sushi in Kyoto is better than what I had eaten. I like to eat sushi with raw Salmon, soya-sauce and mustard. It is very delicious. I often eat sushi with my friends at sushi restaurant near Teramachi area. At this restaurant, I can eat many kinds of sushi because sushi is placed in disks going around the table and each disk cost about 100 yen. So, I can try many kinds of sushi at the same time. Besides, I have also tried other Japanese foods in those restaurants inside and outside of Kyoto University, such as: carry rice, sashimi, tembura, donburi, ramen, udon, soba, etc. I can eat most of Japanese foods, but I cannot make them by myself. I can only cook a few simple food of Vietnam, such as: mixed vegetable, fried fish, Cantonese rice, etc.

My PhD. course is about to finish. According to the schedule, I will graduate in March, 2011. Then, I will return to Vietnam and be back to my old job as a lecturer at HCMC University of Technology. I feel sorry because I am about to leave Kyoto, a beautiful place where I have lived for 3 years. During my living here, I have a lot of nice memories, I have accumulated valuable knowledge and experiences for my profession, and I have taken a lot of photos and enjoyed delicious foods, etc. Going back to my country, I will miss Kyoto so much. I hope to have chance to return to Kyoto someday. Those experiences I got when living here will be my invaluable luggage for my future work and life. Thank Kyoto, a beautiful city, where I have the most meaningful and wonderful time in my life. Thank you so much for everything!

Kyoto - 2011

Friday, June 4, 2010

私の研究

私の研究

今、私の研究していることについて話します。それはベトナムの労働効率を上げるためにKMアプローチを使うことです。

現在、ベトナムの労働効率は東南アジアの他の国より低いです。さらに、グローバル競争はますます激しくなります。それで、ベトナムの企業は今労働効率を上げるための方法を見つける能力をしています。

私の研究はこの目的を解決します。その方法はKnowledge Managementアプローチです。

第一、新しいモデルを提出します。このモデルには知識可能性とテクノロジー可能性、KM,労働の満足度、労働効率があります。

第二、このモデルを使って、質問用紙を作ります。そして、ベトナムの企業に取材します。このデータを使って、モデルを検定します。

第三、その結果によって、ベトナムの社長をインタビューして、ベトナムの労働効率を上げるための提案をします。

以上が私の研究の概略です。

Saturday, May 1, 2010

Bài toán nhân sự Việt Nam và kinh nghiệm Nhật Bản


Bài toán nhân sự Việt Nam và kinh nghiệm Nhật Bản

Một trong những vấn đề lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là thiếu lực lượng lao động có kỹ năng và tình trạng hay di chuyển của lực lượng lao động. Bài viết này góp phần giải quyết bài toán nhân sự của các doanh nghiệp Việt Nam bằng cách trình bày một số kinh nghiệm khi quan sát quá trình tìm việc và tuyển dụng ở Nhật Bản.

Thị trường lao động Nhật Bản hoạt động theo một quy trình khép kín của một chuỗi cung ứng lao động, từ nguồn cung là các cơ sở đào tạo, cho đến nguồn cầu là các nhà tuyển dụng. Các doanh nghiệp Nhật Bản nổi tiếng với một quy trình tuyển dụng chặt chẽ, chế độ luân chuyển công việc thường xuyên, và đảm bảo phúc lợi lâu dài cho người lao động. Người lao động, chủ yếu là các sinh viên, cũng rất năng động trong việc rèn luyện kỹ năng và tích cực tìm việc. Dưới đây là một số kinh nghiệm rút ra trong quá trình học tập và làm việc ở Nhật của bản thân, khi quan sát thị trường lao động Nhật Bản, từ cả 2 phía: nhà tuyển dụng và người đi xin việc.

1. Về phía nhà tuyển dụng Nhật Bản:
- Các doanh nghiệp Nhật chủ động tiếp cận thị trường lao động, qua việc thông báo rộng rãi thông tin tuyển dụng trên các website, các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi quảng cáo, tổ chức rất nhiều ngày hội việc làm tại các đại học, trung tâm dạy nghề vào thời điểm trước khi sinh viên tốt nghiệp.
- Doanh nghiệp thường có kế hoạch tuyển dụng khá sớm và định kỳ (thường trùng với giai đoạn tốt nghiệp của sinh viên). Ở các doanh nghiệp Nhật, mỗi năm thường có 1 mùa tuyển dụng, cũng trùng với mùa tốt nghiệp/ nhập học của các trường (tháng 4). Chính vì vậy, tận dụng được nguồn cung cấp lao động dồi dào từ các sinh viên mới ra trường và đang đi tìm việc làm. Ngoài ra, có những doanh nghiệp có kế hoạch tuyển dụng sớm trước 1 năm, nghĩa là phỏng vấn và quyết định tuyển dụng những sinh viên còn 1 năm nữa mới tốt nghiệp.
- Doanh nghiệp thường tổ chức luân chuyển nhân viên từ chi nhánh này sang chi nhánh khác một cách định kỳ (tùy công việc, thường 2 hoặc 3 năm 1 lần). Quy định này có lẽ nhằm giúp cho nhân viên có cái nhìn toàn diện về công việc ở công ty, giảm bớt sự nhàm chán, tăng cường sự giao lưu và cũng giúp chia sẻ/ học tập kinh nghiệm giữa các chi nhánh, đơn vị trong toàn công ty.
- Doanh nghiệp có tiêu chuẩn rõ ràng cho việc tuyển dụng và thường ưu tiên chọn các ứng viên tốt nghiệp từ các đại học lớn, có uy tín. Rõ ràng, các sinh viên tốt nghiệp từ các đại học lớn, nổi tiếng, như: Tokyo hay Kyoto, là ưu tiên số 1 khi chọn ứng viên của các doanh nghiệp, tổ chức chính phủ cũng như tư nhân. Đó là lý do việc trúng tuyển vào các đại học lớn ở Nhật là rất khó, và việc trúng tuyển đại học cũng đồng nghĩa với việc có 1 công việc tốt trong tương lai.
- Nhân viên mới tuyển dụng thường có 1 giai đoạn ngắn được đào tạo cho hòa nhập với môi trường làm việc. Doanh nghiệp ở Nhật thường chú trọng đến tính cách và tiềm năng của người lao động khi tuyển dụng. Họ có 1 chính sách đào tạo ban đầu và lâu dài để đảm bảo người được tuyển đáp ứng được các yêu cầu công việc của công ty. Tinh thần kỷ luật, tính tự giác, ý thức trách nhiệm và các yếu tố văn hóa công ty rất được chú trọng lúc ban đầu, và các kỹ năng và yêu cầu chuyên môn sẽ được bổ sung và đào tạo thêm trong quá trình làm việc của nhân viên.
- Đảm bảo chế độ lương bổng và phúc lợi lâu dài cho nhân viên. Trước đây, công ty Nhật thường nổi tiếng với chế độ tuyển dụng suốt đời, tuy nhiên với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh và toàn cầu hóa, chế độ này giảm dần, nhưng quy định đãi ngộ theo thâm niên vẫn còn phổ biến và tạo sự yên tâm cho người lao động. Bảng mô tả công việc rõ ràng, quy định về phúc lợi và thang lương được chuẩn hóa, đảm bảo sự công bằng và cơ hội phát triển lâu dài, giúp tăng sự thỏa mãn của nhân viên và tăng cường sự ổn định của đội ngũ.

2. Về phía người lao động Nhật:
- Các sinh viên Nhật nắm rõ các yêu cầu ngành nghề và mục tiêu công việc nhắm tới sau khi tốt nghiệp. Khi đăng ký học một ngành nào đó, sinh viên thường biết rất rõ những dạng công việc nào mình sẽ có thể làm sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, họ rất chủ động trong việc chọn ngành, đăng ký môn học và rèn luyện các kỹ năng liên quan đến công việc mà mình nhắm đến. Các thông tin này cũng được nhà trường cung cấp rất đầy đủ, khi giới thiệu về các ngành học mà trường/ khoa giảng dạy.
- Các sinh viên có thói quen đi tìm việc từ năm cuối (1 năm trước khi tốt nghiệp). Ở Nhật, các sinh viên thường chủ động tìm việc từ rất sớm. Ngay từ những năm cuối Đại học, họ đã thường xuyên tham gia các ngày hội việc làm và theo dõi các thông tin tuyển dụng từ các kênh thông tin trong trường và ngoài xã hội. Nhờ chính sách tuyển dụng trước 1 năm của nhiều công ty, nên nhiều sinh viên có thể đăng ký xin việc, tham gia phỏng vấn và được tuyển dụng từ trước khi tốt nghiệp.
- Sự chia sẻ/ học hỏi kinh nghiệm giữa sinh viên khóa trước và khóa sau rất chặt chẽ. Các sinh viên năm 3 và 4 của Nhật thường được gắn với 1 chuyên ngành do 1 giáo sư phụ trách, và sinh hoạt chung với nhau trong 1 lab (phòng thí nghiệm/ phòng học). Việc này giúp sinh viên khóa sau có thể học hỏi kinh nghiệm thực tế từ các sinh viên khóa trước qua các hoạt động như: kỹ năng làm việc tập thể, quá trình thực hiện 1 công việc, đề tài trong thực tế, tham gia các buổi thảo luận (workshop) với các sinh viên khác, kể cả học viên cao học và nghiên cứu sinh… Từ đó, giúp sinh viên hiểu rõ hơn về chuyên ngành của mình, các hướng nghiên cứu chuyên sâu và các kinh nghiệm thực tế khi đi làm sau này… Những kinh nghiệm này, giúp sinh viên có thể quyết định sẽ làm ở đâu hay sẽ học tiếp lên bậc cao hơn sau khi tốt nghiệp.

Qua các nhận xét trên, ta rút ra những khác biệt cơ bản của thị trường lao động Việt Nam so với Nhật Bản, và đó cũng chính là những khuyết điểm quan trọng mà Việt Nam cần khắc phục:
- Doanh nghiệp Việt Nam thiếu chủ động trong việc tiếp cận thi trường lao động (ít công khai nhu cầu tuyển dụng, ít tham gia các ngày hội việc làm, không biết đối tượng tuyển dụng chính ở đâu), chưa có kế hoạch tuyển dụng định kỳ và lâu dài (thường chỉ tuyển dụng khi nào cần và chỉ giải quyết yêu cầu trước mắt hơn là kế hoạch phát triển lâu dài), yêu cầu công việc chưa rõ và chưa đặt yếu tố chuyên môn lên hàng đầu (thường bị chi phối bới yếu tố quen biết hơn là ưu tiên chọn người giỏi, tốt nghiệp từ các đại học lớn), chưa có chế độ lương thưởng, đãi ngộ phù hợp và chuẩn hóa (mô tả công việc không rõ ràng nên không đảm bảo công bằng trong đãi ngộ, thiếu quy trình đào tạo, tăng lương và đảm bảo phúc lợi lâu dài).
- Người lao động Việt Nam chưa nắm rõ yêu cầu và tính chất công việc mình nhắm tới (việc đào tạo không gắn với mục tiêu cụ thể, dẫn đến làm trái ngành nghề, thiếu kỹ năng cần thiết), chưa chủ động trong việc tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng và tiếp cận nhà tuyển dụng (khá nhiều sinh viên năm cuối vẫn chưa biết mình học ra sẽ làm gì, đa số chỉ bắt đầu quá trình tìm việc 3-6 tháng trước khi tốt nghiệp), không có sự gắn kết và chia sẻ kinh nghiệm giữa sinh viên khóa trước và khóa sau (đây là vấn đề mà các trường Đại học cần phối hợp với các trung tâm, cơ sở dạy nghề, tổ chức hội, đoàn ở Việt Nam nên tìm ra một mô hình phù hợp để khắc phục yếu điểm này)

Những kinh nghiệm trên đây giúp ta thấy được phần nào tính hiệu quả của thị trường lao động Nhật Bản và những khuyết điểm của thị trường lao động Việt Nam. Từ đó rút ra những bài học cho Việt Nam, đó là: phải hoàn thiện quy trình tìm việc và tuyển dụng theo 1 chu trình khép kín từ đào tạo đến tuyển dụng, tăng cường tính chủ động của người tìm việc và nhà tuyển dụng, tăng cường sự hiểu biết và tin cậy giữa phía cung và cầu lao động bằng nhiều kênh thông tin. Bài toán lao động của Việt Nam phải được giải quyết một cách tổng thể, từ cả 2 phía người lao động và nhà tuyển dụng. Giải quyết được bài toán lao động này, sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp phát triển ổn định, nâng cao năng lực cạnh tranh và năng suất lao động. Từ đó, thúc đẩy quá trình phát triển hơn nữa của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.

Pham Quoc Trung