Lời Phật dạy

"Không làm các việc ác, Siêng làm các điều lành, Giữ tâm ý trong sạch, Đó là lời Phật dạy!" (Kinh Pháp Cú)

Tuesday, December 31, 2019

Chuc mung nam moi 2020!

Chuc moi nguoi, moi nha nam moi than tam an lac, moi su thuan loi, an lanh va hanh phuc!
Chuc dat nuoc co nhung thay doi tot dep, khong khi chinh tri duoc coi mo, con nguoi nhin nhau bang anh mat than ai, trong tinh dan toc, cam thong, khong con bi chia re boi quan diem chinh tri, dang phai, ton giao, y thuc he... nua.
Chuc mot mua xuan an lanh! Happy new year 2020!


Tuesday, December 24, 2019

Album noel gia dinh





Merry Christmas & Happy New Year 2020!

Thursday, December 12, 2019

TRƯỜNG ĐỜI

TRƯỜNG ĐỜI

Buổi chiều đi học về, trời mát, tôi hay chạy xe lang thang qua các ngả đường để dạo chơi trước khi trở về nhà. Từ nhà đến trường cũng khá xa, tôi thường đi dọc theo các đường Hai bà Trưng, Hồng Thập Tự, Gia Long, Phan Đình Phùng… rồi mới rẻ vào Lý Thái Tổ để về nhà ở đường Bà Hạt…khi tôi rẽ ngang chợ Bàn Cờ, nằm ở đường Phan Đình Phùng, tôi thấy một cô gái giơ tay vẫy tôi dừng lại. Tôi cũng không nghĩ ngợi gì, dừng xe lại ngay để xem cô ấy cần giúp đở gì chăng? cô gái khoảng trên ba muơi tuổi, ăn mặc khá diêm dúa, son phấn đậm đà… nắm lấy tay tôi, vẻ mặt hốt hoảng :
– Em ơi, em có thể cho chị quá giang một đoạn đường không? chị đi chợ bị móc túi hết rồi, không còn tiền để về xe nữa…
– Nhà chị ở đường nào ?
– Phú Thọ Lò Da, cũng gần đây thôi…
Thấy còn sớm, vả lại cũng cùng đường về nhà tôi nên tôi vui vẻ nhận lời :
– Chị lên đi, em chỡ dùm cho một đoạn đường thôi nhé
– Ừ, cám ơn em lắm
Nói xong cô gái nhảy phóc lên ngồi sau lưng tôi, hai tay ôm chặt lấy tôi như sợ té. Tôi rồ máy xe chạy đi, tự nhiên tôi kín đáo dò xét thái độ của cô gái qua kính chiếu hậu. Một trực giác mơ hồ nhưng khiến tôi cảm thấy có điều gì đó bất ổn. Dường như cô gái nầy không thành thật, những gì cô nói với tôi có lẽ chỉ là lý do ngụy tạo mà thôi. Nhưng đã muộn rồi, cô ấy đang ngồi sau lưng tôi hai tay ôm chặt tôi như người thân, nét mặt lộ vẻ sành đời với son phấn lòe loẹt mà bây giờ tôi mới nhận ra, nhưng tôi cố trấn tỉnh, giữ vẻ tự nhiên như không biết mình đã lỡ giúp kẻ gian. Cô gái áp sát vào lưng tôi hỏi:
– Ngày nào em cũng đi học về đường nầy à?
– Dạ,… sao nhà chị ở Phú Thọ mà chị đi chợ Bàn Cờ chi cho xa?
– Ờ, tại chị thích đi chợ Bàn Cờ…
– Sắp đến nhà chị chưa, chị chỉ đường em đưa đến tận nhà cho…
– Ờ, bao giờ đến đầu ngõ chị sẽ nói …
Tôi vòng qua ngã bảy để rẻ vào đường lên Phú Thọ thì đột nhiên cô ấy đổi ý :
– Thôi em, cho chị quá giang qua cầu chữ Y nhé, bây giờ mà về nhà chắc chị khó sống với ba, ông đánh chị chết, bỡi vì chiếc xe chị làm mất là của ba chị mượn ông chú, bây giờ chị phải đến nhà chú trước năn nỉ thú tội, chứ nếu không chị không dám về nhà đâu…
Tôi ái ngại :
– Chắc không sao đâu chị, với lại bị ba đánh khi mình có lỗi cũng chẳng sao, ráng chịu chút xíu thôi mà…
– Ờ em nói cũng phải, nhưng chị muốn về nhà chú trước để chú dắt chị về dùm, chắc sẽ bị đòn ít hơn…
Nghe hợp lý, tôi đổi hướng đi về cầy chữ Y. Cô gái ôm chặt lấy tôi hơn nữa, lén nhìn qua kính chiếu hậu tôi thấy cô ấy cười rất tươi chẳng có vẽ gì lo lắng cả, rồi cô nói chuyện huyên thuyên về mọi thứ…tôi lắng nghe nhưng vẫn không biết cô thuộc thành phần nào trong xã hội, khi thì có vẻ như một người buôn bán nhỏ , khi thì giống như một người mẹ trẻ đã từng vấp ngã trên đường đời, khi thì mang tâm trạng chán chường của kẻ đang vất vả, bôn ba trên đường đời vì miếng cơm, manh áo….nhưng có một điều tôi biết rõ là việc quá giang của cô chắc có chủ ý, đột nhiên tôi cảm thấy lo lo, giọng tươi cười của cô không ngớt vang sau lưng tôi:
– Em có cho ai quá giang như thế nầy bao giờ chưa ?
– Chưa, chị ạ…đây là lần đầu em cho chị quá giang đấy. Hồi nào đến giờ có ai chận em lại để quá giang kiểu nầy đâu…
Chị ấy ởm ờ:
– Nếu như chị là người không đàng hoàng thì em làm sao?
– Không đàng hoàng là thế nào, hả chị?
– Gỉa dụ như chị là kẻ lừa đảo, xấu bụng chuyên đi gạt gẫm người khác để có lợi cho mình…
– Em nghĩ… chắc là không ai nở hại người tốt đâu. Người ta tốt với mình, giúp đỡ mình khi mình gặp hoạn nạn thì có lẽ nào mình đi hại người ta sao ?
– Ờ… em nói cũng phải…nhưng ở đời có những việc ngoài ý muốn của mình em ơi…
– Chị nói vậy là sao, em không hiểu…
– Thì em cứ hiểu đại khái là cái người xấu đó cũng đang làm việc theo ý của người khác mà họ bị lệ thuộc…rồi…vì áp lực của nhóm người ấy mà họ phải thực hiện một kế hoạch nào đấy của nhóm để làm kế sinh nhai, tuy có hơi bất lương, tàn nhẫn đôi chút, nhưng vì…cuộc sống mà em… Tôi nói một cách chân tình:
– Có thể có loại người đó, nhưng em rất tin ở tha lực của Trời Phật, nếu như mình thương người, giúp người bằng tất cả lòng yêu thương con người không vụ lợi thì…chắc là họ không nở hại mình đâu, vả lại em cũng tin ở luật nhân quả, nếu như trước đây em chưa từng hại ai thì chắc chắn là sẽ không ai nở làm hại em cả, cũng như quỉ thần hai vai sẽ không để em bị họ làm hại một cách dễ dàng đâu…
– Có thể em có lý… em cũng tự tin quá nhỉ ?
Tôi cười nhẹ:
–Ba má em dạy… phải biết giúp đở người khác khi họ cần mình giúp, giúp ngay mới đáng quí chứ nếu từ chối thì không có dịp khác để giúp đở ai đâu…
Cô ấy không cười cợt nữa:
– Ba má em chắc là người tốt lắm, lại khéo dạy con, chị không có được cái may mắn như em, từ nhỏ tới lớn chị phải sống nhờ vào gia đình của chú… chị mồ côi mà…
– Ua sao lúc nảy chị nói chị còn ba má…
Tôi chưa hết ngạc nhiên, thì cô ấy bảo tôi:
– Thôi em dừng lại bên nây cầu, cho chị xuống…
– Không sao đâu chị, để em chở chị tới tận nhà cho…
– Thôi, qua bên kia cầu chữ Y… chị không thể tự ý quyết định được đâu…em cho chị xuống ngay đi…nhanh lên…
Gịong nói của cô gái có vẻ hối hả nhưng cương quyết, tôi dừng lại bên đây cầu để cho cô xuống đi bộ một mình về nhà. Trước khi vội vả băng qua đường, cô ấy nói vừa đủ cho tôi nghe:
– Chị dặn em điều nầy: lần sau nếu như có ai đó xin em cho quá giang thì em hãy cho họ tiền để họ tự đi về, đừng cho quá giang như thế nầy rất nguy hiểm cho em, thôi… đi đi…kẻo bạn chị nhìn thấy thì không đi được đâu…cám ơn em…
Linh cảm điều chị nói không phải là chuyện đùa, tôi cho xe chạy thẳng mà đầu óc còn bàng hoàng không hiểu vì sao mình có thể thoát qua một đại nạn…
Về đến nhà, tôi kể lại cho mọi người nghe chuyện cô gái quá giang tôi trên đường về, ai cũng cãm thấy lạ và cùng bảo với tôi:
– Mầy còn may mắn lắm đấy, chứ nếu không giờ nầy cả nhà không biết mầy ở đâu để mà đi tìm nữa. Sao mầy dám tin tưởng người lạ như thế, lỡ họ gạt mầy đem bán mầy và cả cái xe mất tiêu thì sao ?…cái con nhỏ nầy…
Má tôi cũng lo lắng không kém:
– Chắc là con còn phước báu nên mới thoát ra được chứ con nhỏ đó chắc không phải thuộc loại người đàng hoàng đâu, có thể nó chỉ là “cò mồi” đi dụ dỗ con người ta về cho đồng bọn nó…
Tôi cười với má:
– Có lẽ vậy má à… nhưng con cũng tin tưởng ở Trời Phật nữa. Nếu như mình luôn luôn đối xử tốt với mọi người thì cũng có khi cảm hóa họ trở thành người tốt với mình…
– Ờ… nhưng con cũng đừng có dễ ngươi lắm mà có ngày ân hận. Con gái lớn rồi, đi đâu đừng có la cà…
– Dạ, con biết rồi…má dạy con luôn đối xữ tốt với mọi người mà…
Tuy nói thế nhưng tôi cũng cãm thấy mọi chuyện không đơn giản như tôi nghĩ, bỡi có những sự việc ta tưởng như đơn giản mà thật ra không đơn giản chút nào, giá như cô gái ấy không còn nhất đáng lương tâm thì giờ nầy không biết tôi đã ra sao nữa. Khi tôi kể chuyện ấy cho người yêu tôi nghe thì anh ấy chỉ cười và bảo:
– Có lẽ cô ta thấy em “ ngu” quá nên tha cho đó. Từ rày hãy nhớ lời khuyên của cô ấy, đừng có dại dột mà “tốt bụng” như thế nữa nhé…
Khi chúng tôi lập gia đình được một năm thì cũng là lúc đất nước thay đổi cục diện chính trị. Hai miền Nam Bắc không còn bị chia cắt nữa. Miền Nam được giải phóng hoàn toàn không còn lệ thuộc chế độ tư bản chủ nghĩa nữa mà cả ba miền đều được thống nhất dưới chế độ cộng sản, xã hội chủ nghĩa. Đối với tôi đó cũng là niềm vui vì mọi người được gặp lại người thân của mình sau hơn ba mươi năm trời không gặp nhau vì đất nước bị chia cắt. Các cậu tôi, bác tôi, anh chị em con dì, con chú, con bác… đi tập kết trở về sau những năm biền biệt không hề có một lá thư hay một tin tức gì gửi về cho người thân… bây giờ gặp lại nhau mừng mừng, tủi tủi…ai cũng khóc vì…vui. Có những gia đình còn nguyên vẹn gặp lại nhau , nhưng chỉ biết nhìn nhau nuối tiếc rưng rưng nước mắt vì ai cũng đã bạc phơ mái tóc, các con thì đứng nhìn cha lạ lẫm vì từ lúc sinh ra đến giờ có gặp mặt đâu, chỉ nghe mẹ hay bà kể về người cha vắng mặt… đau đớn nhất là những gia đình “xãy đàn tan nghé…ngày cha trở về cũng là ngày phụ tử tình thâm bị chia biệt…mẹ lấy chồng khác, con phải theo mẹ và người cha dượng lên đường rời khỏi quê hương, xứ sở sang xứ người định cư vì không quen với chế độ mới…đó là gia đình của cậu tôi, người cậu yêu quí mà cả gia đình tôi luôn nhắc nhở mỗi khi nghe tiếng bom rền vang ở nơi nào đó vọng lại, má tôi lại thắp hương cầu nguyện cho cậu được bình yên cho đến ngày trở về…bây giờ thì cậu cũng đã trở về và vết thương trong lòng cậu cũng tạm nguôi ngoai bỡi cậu cũng đã có một gia đình mới trông bề ngoài khá hạnh phúc. Má tôi và các dì cũng yên tâm, ai cũng lo bồi đắp cho gia đình cậu để đền bù những năm cậu vắng nhà…nói chung, những năm đầu giải phóng, có quá nhiều biến đổi : sự thay đổi chế độ kèm theo sự đổi mới toàn diện trên khắp đất nước về mọi mặt… mà sự thay đổi nào cũng được xây trên cái nền rạn nứt, đổ vỡ của cái cũ…cho nên, những thành viên trong đó đều cãm thấy hụt hẫng, nuối tiếc một cái gì đó đã mất. Sự nuối tiếc đó cũng giống như người ta đánh vỡ một món đồ cổ bằng sứ, tuy giá trị món cổ vật không đáng là bao nhưng cái giá trị tinh thần của nó thì không thể so sánh với bất cứ món hàng mới nào…
Cái gia đình nhỏ bé của chúng tôi chỉ mới được hình thành không bao lâu, tôi sắp sinh đứa con đầu lòng, tình hình cả nước lúc ấy thật là bất ổn…sự giao thời giữa hai chế độ củ, mới làm cho chúng tôi, những người mới ra riêng, mới ra trường thật sự không biết phải đặt chân đặt tay vào đâu vì tình hình lúc đó chưa ổn định, ai cũng âm thầm lo sợ chế độ mới không hợp với mình, sợ mình không có một chỗ đứng tương thích trong chế độ mới, sợ chế độ mới không dung chứa người của chế độ củ..vv.. và ..vv… nhưng thực tế là miếng cơm ,manh áo mà chúng tôi là người phải trực tiếp tự giải quyết cho chính mình trước khi nhà nước có chế độ cụ thể cho cả nước… tôi lúc ấy hãy còn ở chung với gia đình nhà chồng, ông xã tôi thì mỗi ngày tham gia ở ngoài ủy ban để mong nhà nước bố trí cho một công ăn việc làm phù hợp với khả năng. Ngoài việc tham gia các hoạt động văn hóa tích cực cùng với các công tác phong trào như : xóa mù chữ, xóa các tệ nạn, xóa đói giảm nghèo cho dân…( trong khi bản thân mình cũng nghèo không kém gì họ), tuy nhiên đó là công tác địa phương mà ai còn trẻ cũng phải tham gia để gọi là có đóng góp công sức của mình cho xã hội, cho đất nước…Nhà tôi cũng tham gia hầu hết các hoạt động ấy, anh đăng kí dạy lớp xóa mù chữ buổi tối, bỡi anh cũng từng là giáo viên tư nhân dạy giờ khi hãy còn là sinh viên, cho nên việc dạy học đối với anh không có trở ngại gì, đó cũng là công việc anh rất yêu thích. Anh còn đi quyên góp, phân phát gạo cho các hộ quá nghèo trong xóm, đi dán bích chương chống tệ nạn ma túy cùng với các anh em trong xóm vào những lúc rỗi rảnh… tôi lúc ấy chỉ biết ở nhà chờ đợi sinh con, vì bác sĩ bảo tôi sắp đến ngày sinh… tôi thường xuyên về nhà ba má mình ở đường Bà Hạt để má tôi hướng dẫn những chuẩn bị cần thiết khi sinh em bé. Ngày con tôi chào đời là lúc o giờ ngày 7 tháng 5 năm 1975, sau ngày giải phóng Sài Gòn đúng một tuần lễ. Tôi được nằm lại bệnh viện phụ sản Hùng Vương một tuần lễ vì là sinh con so. Các bác sĩ, đa số đều đi nước ngoài nên chỉ còn lại một số y tá và các cô nữ hộ sinh trông coi bệnh viện cũng giống như các bệnh viện khác, tuy nhiên vì là bệnh viện công nên người nhà được quyền vào tự do để chăm sóc cho các bà mẹ và trẻ sơ sinh…Nằm một chỗ nhưng tôi vẫn được nghe tin tức hàng ngày nhờ vào chiếc loa phóng thanh gần đó: cứ năm giờ sáng là người ta phát loa gọi tất cả mọi người dậy để tập thể dục và sau đó là điểm báo và liên tục nhả nhạc kháng chiến vang lừng như để reo mừng chiến thắng vừa đạt được…Lúc đầu, tôi cũng hơi dị ứng với cái không khí dị thường đó nhưng nghe riết rồi cũng quen, mọi chuyện trở nên bình thường như trước. Tôi đang tập cho quen dần với những thay đổi bên ngoài cũng như bên trong bỡi có những đổi thay mà chúng ta không ngờ đến nhưng…nó vẫn đến một cách tự nhiên mà không hẹn trước bao giờ, “pháp nhĩ như thị”… không thể nào khác được cho dù chúng ta muốn hoặc không muốn thì nó vẫn cứ diễn ra như thế, …rồi chúng tôi ra riêng để tập “tự lực cánh sinh” cho gia đình của mình, con tôi lúc ấy vừa tròn một tháng rưỡi, hãy còn bé bỏng lắm… nhưng biết làm sao được…! khi ba má tôi đều đã hồi hương nếu không muốn bị buộc đi kinh tế mới. Gía như mà ba má tôi còn ở Sài Gòn thì chắc là tôi cũng đở vất vả hơn…rồi đứa thứ hai, thứ ba…ra đời trong hoàn cảnh không mấy sáng sủa đó …không đói lắm, cũng không thể gọi là no đủ bỡi đồng lương giáo viên quá ít ỏi chỉ đủ mua gạo bằng tem phiếu mà thôi, còn lại thì…tự mình bươn chãi, làm sao cho các con không đói là được, còn riêng mình thì…sao cũng chịu…tôi thường hay bị “hiệu trưởng” của mình chửi là “ chị cứ “chân trong, chân ngoài” như thế thì làm sao lo cho chuyên môn của mình được”?Nói chung, hiệu trưởng nói cũng đúng nên tôi làm thinh rút kinh nhiệm không dám tự biện hộ một lời nào cho mình…vừa đi dạy, vừa tham gia bán căn tin để cải thiện cuộc sống nhưng rồi tình hình cũng chẳng thay đổi được gì hơn, chỉ là cuộc sống tạm bợ cho các con được ổn định qua ngày…Thế thôi ! Ông xã tôi cũng thế, ngoài giờ đi dạy ra, anh ấy cũng phải chạy vạy khắp nơi để có đủ miếng ăn cho gia đình và thỉnh thoảng có chút đồng quà cho ông bà nội của các cháu ở gần đó…nào làm nước tương, làm giá, làm đậu hủ, làm các loại bánh mứt vv…vv…cái gì anh ấy cũng làm rất tốt, từ khâu dự tính cho đến ra thành phẩm nhưng cái “ mác” giáo viên làm cho khâu tiêu thụ bị khựng lại, thành ra rốt cuộc rồi việc gì cũng không xong, cũng chỉ là tạm thời mà thôi…không kéo dài được bao lâu vì đồng vốn quá ít ỏi…trong khi đó thì cuộc sống cứ tiếp tục chạy theo nhịp độ tự nhiên của nó…ngày một chóng mặt…
Một buổi sáng, tôi quyết định cầm cái áo lạnh đẹp nhất của mình ra chợ Sài Gòn định bán đi để mua gạo.Nhà hết gạo đã mấy ngày nay nhưng đồng lương ít oi cũng chưa có…thật đáng xấu hổ…! nhưng rồi, tôi cũng cố dẹp lòng tự ái để không cho ông xã tôi biết điều đó, một mình đi giải quyết vấn đề cơm áo cho các con. Lúc ấy, ở bên cạnh chợ Sài Sòn xa hoa lộng lẩy kia còn có một khu vực “chợ trời” hình thành tự nhiên do nhu cầu của những người không làm khu vực ăn lương nhà nước. Họ sống và buôn bán với nhau đủ mọi mặt hàng, phần nhiều là hàng củ đã xài rồi nhưng có người cần dùng là có người tìm hàng bán ngay theo giá cả không dựa vào đâu hết, nhưng ai cũng chấp nhận mặc nhiên không hề thắc mắc…tôi cũng đi ra đó để giải quyết vấn đề của mình…tôi đi ngẫn ngơ như người mất hồn bỡi chưa bao giờ tôi phải đi chợ trong tâm trạng như thế. Tôi nhìn ngắm mọi người mua mua, bán bán mà không biết làm sao để mở lời…một người phụ nữ trung niên nắm tay tôi kéo lại, đon đả:
– Có gì bán không em ?
Tôi như được tiếp sức, nhìn chị ta vui vẻ, miệng ấp úng:
– Chị có mua áo lạnh không ?
– Mua chứ, đưa đây cho chị xem nào…
– Bao nhiêu?
– Hai chục ngàn…
– Mắc vậy? Năm ngàn thôi, chị đưa tiền ngay, chịu không?
– Mười ngàn, tôi lấy…
Một người phụ nữ khác, có vẻ lam lũ cầm lấy cái áo ngắm nghía rồi nói:
– Đấy là tôi mua để xài chứ bạn hàng không lấy giá nầy đâu…
Vừa nói, chị vừa móc túi lấy tiền dúi vào tay tôi. Tôi còn đang phân vân chưa muốn bán vì tiếc cái áo mới tinh chưa mặc lần nào, miệng kỳ kèo giá cả:
– Không được đâu chị, chắc giá hai chục ngàn tôi mới bán…
Một cô gái cũng trạc khoảng tuổi tôi, dáng điệu nhanh nhẩu, lanh lợi từ bên kia đường băng qua, tước lấy cái áo từ trong tay của người phụ nữ đang trả giá, rồi quay sang tôi tươi cười:
– Để tôi lấy cho…
Vừa nói cô ấy vừa cầm cái áo của tôi chạy sang bên kia đường, tôi chưa kịp mừng vì có người đồng ý mua cái áo theo giá mình muốn bán thì người phụ nữ đứng kế bên đã thích vào tay tôi:
– Chạy theo mà lấy tiền, coi chừng nó chạy mất đó…
Tôi đứng ngẫn ngơ nhìn theo cô gái rồi nhìn người phụ nữ:
– Các chị không phải cùng bạn hàng với nhau à? Thế còn cái áo của tôi…?
– Thì đi kiếm cô ta mà lấy tiền…
Vừa nói họ vừa nhìn nhau cười bí hiểm rồi mỗi người lãng đi một nơi. Tôi lúc ấy có điên mới không nhận ra mình vừa mới bị một cú lừa ngoạn mục. Tất cả bọn họ “một đồng một cốt”với nhau, chỉ có tôi là cô học trò mới vào lớp ở cái “trường đời”mênh mông nầy… tôi chỉ hơi tiếc cho họ vì rằng họ đã đánh đổi nhân cách của mình quá rẻ, chỉ đáng giá bằng một cái áo cũ … thì thật là đáng buồn cho kiếp người của họ ! Tôi lững thững đi bộ về nhà vì ngay cả hai ngàn đi xe bus cũng không có, vừa đi vừa gậm nhấm nỗi đau của riêng mình và của cả kiếp người không đầy một trăm năm… vậy mà phải tạo nghiệp quá nhiều…để rồi cứ luôn vướng víu mãi vào cái “nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc” ấy mà không biết đến bao giờ mới thoát ra được…?!
Một lần khác nữa, tôi đi lang thang ở chợ Nguyễn Tri Phương để tìm mua một xấp vải đen may quần tây, với đồng lương giáo viên thì làm gì có đủ để mà mua vải tốt nên tôi cố đi tìm một một loại vải nào đó hơi rẻ một chút miễn là để có thể tự tay mình cắt may một cái quần như ý muốn là được… tôi đi tìm mãi lòng vòng qua biết bao nhiêu hàng nhưng cũng chưa mua được vì mắc quá… tôi cứ đi hết hàng nầy đến hàng khác chỉ để xem mà thôi…rồi bỗng nhiên có một bà cụ đến làm quen với tôi, nhìn bà cười móm mém, tôi bỗng có thiện cãm. Bà cụ hỏi tôi:
– Cô tìm mua hàng gì thế? Đã mua được chưa ?
– Dạ chưa, cháu định mua một xấp vải để may quần tây nhưng chưa mua được
Bà cụ có vẻ do dự một chút rồi bảo tôi :
– Nầy, tôi có một xấp vải quần của các cháu cho nhưng tôi không dùng, hay tôi bán cho cô nhé…
– Dạ…bà cho cháu xem thử
Bà cụ lấy trong giỏ ra một xấp vải quần tây màu đen như ý tôi đang tìm, bà vừa đưa cho tôi vừa bảo :
– Của cháu tôi được phân phối ở cơ quan, nó cho tôi bảo tôi không dùng thì bán đi lấy tiền xài, cô cần thì tôi để rẻ cho…
Tôi mừng lắm nhưng còn e ngại sợ mình không đủ tiền mua. Thấy tôi ngần ngừ, bà cụ bảo:
– Cô đừng ngại, tôi để rẻ cho mà…
Bà cụ cho một cái giá mà tôi có thể lấy được xấp vải, tôi mừng lắm, bèn đưa tiền cho bà rồi cầm xấp vải cất vào giỏ, tôi dợm bước đi sau khi nói cám ơn bà, bà cụ bảo tôi đưa đây bà gói lại cho, tôi chưa kịp đưa thì bà đã nhanh tay nhón lấy xấp vải rồi đưa lại cho tôi gói vải đã đuợc bà gói gọn gàng, xinh xắn…rồi bà cụ rảo bước thật nhanh, không một lời từ biệt. Tôi cũng hơi lưu ý điều đó một chút, nhưng cũng chẳng buồn suy nghĩ xem tại sao thế ? rồi tôi vui quá lấy sắp vải ra mân mê định xem lại , nhưng tôi chợt khựng lại… niềm vui chưa kịp trọn vẹn tôi bỗng nhận ra có điều gì đó là lạ… xấp vải trên tay tôi sao mà nhẹ hẫng, lù xù như một mớ bòng bong, tôi nhíu mày quay tìm bà cụ bởi trực giác cho biết mình đã bị lừa nhưng…bóng dáng bà cụ đã mất hút, tôi run run mở gói hàng ra xem thì…ôi thôi…! Đúng là tôi đã bị lừa, xấp vải trên tay tôi không còn là xấp vải quần tây hồi nãy tôi được bà cụ năn nỉ bán rẻ cho, mà là một cái quần đen củ rách bươm, tả tơi như bị chuột cắn… tôi đứng chết lặng, lòng đau đớn như bị ai đó lấy kim châm vào tim mình vậy, tôi đau không phải vì bị mất mấy chục ngàn đồng mà vì bị…mất lòng tin ở con người, nhất là người đó lại là người ở vào cái tuổi đáng kính trọng nhất…tại sao bà cụ ấy lại nỡ phụ lòng tin của kẻ chỉ đáng tuổi con cháu của mình? giá như mà bà đi xin thì còn có người cho tiền nhiều hơn thế nữa mà, sao lại đi gạt gẫm mọi người để có được đồng tiền bất chính như thế?Tôi đứng tần ngần giờ lâu rồi lặng lẽ trở về nhà với cõi lòng nặng trĩu ưu phiền…có những bài học ở trường đời làm cho ta khôn ra nhưng đáng buồn là nó lại làm cho lòng từ bi của ta bị hao mòn, thật khó để giữ cho tâm mình không bị những cảnh đời như thế làm ảnh hưởng đến tâm từ của chính mình. Tôi nghĩ như thế, rồi kể từ hôm đó…tôi thường có những cái nhìn không mấy thiện cảm đối với những bà cụ mà tôi chưa có dịp tiếp xúc, tôi cũng biết là mình không nên “quơ đũa cả nắm” nhưng tôi rất tiếc cho người đã làm mất lòng tin của tôi… và đối với tôi như thế cũng là đã phạm tội rồi !
Buổi chiều cuối tuần, sau khi dạy xong hai tiết văn tôi đạp xe thong thả dọc theo con đường khá vắng vẻ bên hông chợ An Đông. Tôi muốn tìm chút thư giản sau những giờ phút căn thẳng vì cơm áo, gạo, tiền… nói chung, thì rất hiếm khi tôi có thì giờ để rong chơi đây đó cho đúng nghĩa, bỡi vì con mọn ba đứa, ngoài thì giờ đi làm ra, tôi còn phải lo mọi chuyện trong gia đình: từ việc chợ búa, nấu nướng, cơm nước, giặt giũ, cho các con ăn, tắm rửa… cho đến dạy cho chúng học, đứa lớn thì làm bài, đứa nhỏ cũng chuẩn bị học đánh vần và cho chúng đi ngủ, đó là công việc hàng ngày của tôi mà không ai có thể thay thế được, ngay cả khi nếu như ông xã tôi giàu có, có thể mượn người giúp việc cũng thế…và tôi cũng nghĩ đó là thiên chức mà không phải ai cũng có được, cho nên dù cực nhọc dến đâu tôi cũng cho đó là niềm vui, là niềm hạnh phúc của riêng mình…chiếc xe đạp cọc cạch lăn bánh chầm chậm cũng như đầu óc lan man của tôi lúc bấy giờ; tôi nghĩ ngợi lung tung hết chuyện nầy đến chuyện khác…giá như…giá như…biết bao là từ giá như…chạy trong đầu tôi cũng chỉ vì muốn tìm ra cho mình một con đường sáng sủa hơn để lo cho các con được sung sướng hơn, có tương lai hơn hiện tại…ông xã và tôi cùng là giáo viên thì tuy là đồng lương ổn định nhưng ở cái thời buổi chuyển tiếp nầy, đời sống khó khăn quá đi cho nên ngoài việc dạy học ra, chúng tôi vẫn phải chạy vạy khắp nơi để lo cho các con mà không phải làm phiền đến gia đình. Tôi vẫn thường bị hiệu trưởng phê bình là “chân trong, chân ngoài” và không bao giờ đạt được danh hiệu “tiên tiến” bởi ngày giờ công không cao…chỉ vì mỗi khi các con đau thì mẹ lại phải xin nghỉ để ở nhà để chăm sóc cho con, nên dù có cố gắng đến đâu tôi cũng chỉ đạt được danh hiệu “ giáo viên không bỏ nghề” mà thôi. Đột nhiên, từ phía sau lưng tôi một chiếc xe gắn máy vượt lên, ép sát… tôi hết hồn lách tận vào lề rồi dừng lại, chút xíu nữa là toi mạng..! Tôi định hồn nhìn theo hai người thanh niên chở nhau chạy bạt mạng bất kể mạng sống của người khác kia, và tôi cũng vừa thoáng thấy một vật gì đó văng ra từ hai người rơi xuống lề đường, còn chưa hoàn hồn vì diễn tiến quá nhanh của tình huống đầy kịch tính ấy, tôi nghe tiếng một người phụ nữ từ phía sau trờ tới :
– Chị ơi, chị xem chừng để em xuống lượm xem chúng làm rơi cái gì kìa…
Vừa nói cô gái vừa trờ tới để xe đạp bên lề đường rồi chạy đến lượm gói giấy lên, mở ra xem, cô ấy cũng đưa cho tôi xem. Không thể tin vào mắt mình nữa : trong gói giấy là những chỉ vàng chói lọi, mới nguyên như vừa mới mua ở tiệm vàng nào đấy. Không hiểu sao tôi đột nhiên run rẫy như bị điện giật. Có lẽ là xúc cảm tự nhiên khi thấy của cải từ trên trời rơi xuống chăng? Không biết nữa nhưng tôi run thật sự và nhìn cô gái ngẫn ngơ khi nghe cô ấy nói:
– Chị ơi, như vậy là trời cho bọn mình rồi, nếu họ có trở lại chị đừng nói cho họ biết là em đã lượm được nhé, tụi mình sẽ chia đôi…
Cô gái chưa nói hết lời thì từ xa hai thanh niên chạy xe gắn máy lúc nảy đã quay trở lại, rồi họ đảo xe mấy vòng như tìm kiếm một vật gì vừa đánh rơi, tôi nhìn cô gái định bảo cô ấy trả lại nhưng cô ấy đã nắm tay tôi dằn lại không cho. Hai người thanh niên nhìn chúng tôi dò xét:
– Lúc nãy tôi có đánh rơi mấy chỉ vàng, hai cô có lượm được cho xin lại…
Cô gái nhanh nhẩu:
– Không có đâu anh ơi, bọn em vừa đi tới, lúc nãy em thấy ông xích lô lượm được gói gì đó, ông ấy rẽ ngõ đằng kia kìa….
Nhìn theo tay cô gái chỉ, hai gã thanh niên có vẻ bán tín bán nghi nhưng không làm sao được bèn nói với cô gái trước khi bỏ đi:
– Nầy, vàng ấy chúng tôi mới mua ở tiệm ra, đã có đánh dấu rồi, nếu như hai cô có lượm được thì cho xin lại chứ nếu đem bán ở bất cứ tiệm nào cũng sẽ bị phát hiện ra đó…
Cô gái vẫn một mực không nói gì, còn tôi cứ đứng như trời trồng, đầu óc quay cuồng…hai gã đàn ông rồ máy xe vọt đi cũng nhanh như khi đến. Cô gái nắm tay tôi kéo sang bên kia đường vừa nói:
–Đi chị… chúng ta chia nhau, hắn không biết đâu…
Tôi vẫn còn run không nói được câu gì, nhưng đột nhiên trong đầu óc u mê của tôi lúc đó nảy ra một ý nghĩ: tại sao cô ta nhặt được vàng mà không hưởng một mình lại cứ nằng nặc đòi chia cho tôi? Rồi tôi nhớ lại có lần tôi đã đọc được một mẫu tin cảnh giác trên báo công an, bọn xấu đã lợi dụng lòng tin và sự nhẹ dạ của mọi ngừơi để thực hiện trót lọt mọi hành vi lừa đảo tinh vi của chúng… tôi chợt run lên với phát hiện nầy, nếu như chúng là đồng bọn với nhau, có nghĩa là tôi đang gặp nguy hiểm, chúng định làm gì đây…? Tôi nhìn cô gái, cô ta vẫn thản nhiên nắm lấy tay tôi như chỗ thân tình:
– Đi chị…hình như hồi nảy chúng có bảo là vàng nầy đã có làm dấu rồi, chúng mình không thể đem bán sợ bị phát hiện, hay là chị đưa em một số tiền tương đương, còn chị cầm hết số vàng nầy…
– Nhưng tôi đâu có dủ tiền để lấy số vàng nầy…
– Vậy…chị có bao nhiêu cũng được, em chịu lỗ cho…
Tôi ngần ngừ:
– Tôi chỉ có chiếc nhẫn cưới đang đeo trên tay đây…còn tiền thì chẳng đáng là bao…
Cô gái nhanh nhẩu:
– Cũng được…chị cứ đưa cho em và cho em địa chỉ, còn thiếu bao nhiêu mai mốt em đến nhà lấy…nhanh nhanh rồi mình đi chị… kẻo chúng trở lại…
Tôi đã có nghi ngại trong lòng nên càng thấy thái độ của cô ta đáng nghi hơn nhất là sự sốt sắng và tử tế quá đỗi của cô ấy, tôi chợt run lên khi nghĩ đến hai gã kia có thể vòng lại bất cứ lúc nào, nếu như chúng thấy đồng bọn của chúng không dụ dỗ được tôi thì không biết chuyện gì sẽ xãy ra…kinh nghiệm đọc báo công an khiến cho tôi càng cảnh giác hơn. Tôi quyết định tức khắc không do dự:
– Vàng nầy của chị lượm được…thôi thì chị cứ giữ lấy, tôi không muốn chia của chị đâu…chị yên tâm, nếu như bọn chúng có trở lại…tôi cũng không nói là chị đã lượm của chúng đâu…
Rồi, không cần nghe câu trả lời của cô gái, tôi lên xe đạp chạy thẳng một nước ra đường lớn, nơi có đông người hơn mà tim hãy còn đập thình thịch như sợ bọn chúng phát hiện ra mình đã nhìn thấy “chân tướng” của chúng…
Hai hôm sau tôi đọc thấy một mẫu tin trên báo công an. Câu chuyện diễn tiến y hệt như chuyện tôi đã gặp, nhân vật nữ là một cô giáo, sau khi trao đổi vàng với tiền xong, về nhà cô mới biết số vàng đó đều là vàng giả mà bọn lừa đảo đã cùng nhau lên kế hoạch đi gạt gẫm mọi người, đã rất nhiều người bị chúng gạt lấy hết tiền, vàng cũng vì lòng tính toán, so đo và tham lam…tôi cũng suýt bị cuốn vào cơn lốc đó nếu như tôi không kịp suy nghĩ, nếu như tôi bị lòng tham cuốn hút vào… Khi tôi kể lại cho các con và ông xã tôi nghe, các con tôi nhao nhao lên:
– Mẹ hay quá, nhờ mẹ đọc báo công an thường xuyên nên mẹ mới có tinh thần cảnh giác đó, chứ nếu không… mẹ cũng bị rồi, ai mà chẳng thích vàng, nhất là của trời cho, đúng không mẹ…?
Chúng nhìn tôi cười ý nhị, riêng ông xã tôi lừng khừng bảo:
– Tại mẹ mầy không có gì để trao đổi với chúng, chứ nếu…
Anh im lặng nhìn ngón tay tôi có đeo chiếc nhẫn cưới, còn tôi thì cười xòa hiểu ý anh muốn nói gì, bởi chiếc nhẫn của tôi đeo cũng chỉ là chiếc nhẫn giả mà thôi…!
Trường đời thì quá rộng lớn… gần như vô hạn, vô biên… mỗi con người là một học viên ở trong đó. Những bài học đều khác nhau, bởi giáo viên cũng là học viên, họ tuần tự, luân phiên nhau lên lớp, thay đổi vai trò… khi là thầy cô, khi là học sinh ở trong cái trường đời mênh mang của cõi người nầy. Bài học nào cũng đáng giá bởi nó đã được soạn bằng tất cả tim, óc, máu xương… của cả một kiếp người- tôi nghĩ thế- Chỉ để duy trì cái sinh mạng phù du, hư ảo nầy mà con người đã làm không biết bao nhiêu việc… tốt, xấu, thiện, ác…v..v… và tùy theo tâm niệm của mỗi người khi thực hiện hành vi ấy mà kết quả thưởng hay phạt sẽ luôn đi kèm theo sát họ không khi nào rời…tôi đọc thấy ý tưởng ấy qua bài thuyết giảng của vị chân sư khả kính trong một tờ tạp chí Phật Gíao…
Cho đến bây giờ, nếu như tôi có dịp gặp lại những người ấy, tôi vẫn sẽ giúp đở họ tận tình nếu họ cần tôi, cũng như tôi đã từng giúp những người khác, tôi cũng không hề giận, ghét những người đã gạt gẫm tôi mà chỉ thấy thương cho sự bất hạnh của họ vì đã không có được hoàn cảnh tốt đẹp hơn để sống cho chân chính, và nếu như có làm được việc gì thiện lành tôi đều xin hồi hướng công đức cho tất cả chúng sanh trong pháp giới nầy đều được hưởng phước báu nhau…
VÂN HÀ (TTHA)

Monday, November 25, 2019

Nhớ lời thầy


Nhớ lời thầy


Thầy ơi con nhớ luôn luôn
Những lời dạy bảo, khuyên lơn của thầy
Biển mê sóng cuộn dâng đầy
Thuyền từ lướt sóng đưa thầy của con
Về nơi đạo quả vuông tròn
Tâm, thân thanh tịnh, nét son sáng ngời
Thầy ơi, con mãi nhớ lời
"Niệm danh hiệu Phật, thoát đời lầm mê"
Nhờ thầy dẫn dắt con về
Đường chân, thiện, mỹ muôn bề đẹp xinh
Từ con cất bước đăng trình
Tưởng đâu con chỉ một mình bơ vơ
Bây giờ con hết sợ lo
Có thầy cầm đuốc soi cho rõ đường
Giờ con hết sợ khổ vương
Nguyện cầu thoát khỏi sáu đường u mê
Thầy ơi, chỉ lối con về
Tây phương cõi Phật, vẹn bề đường tu...

Vân Hà (TTHA)

Monday, November 11, 2019

CÔNG ƠN THẦY CÔ

CÔNG ƠN THẦY CÔ


“Thầy cô như thể mẹ cha
Công ơn dạy dỗ khiến ta nên người”

Câu thơ đó như là lời nhắn nhủ
Tấm lòng thầy thật cao quý vô cùng
Bao tấm huyết thầy cô dành tất cả
Cho đàn em cho thế hệ mai sau

Việc trồng người bao gian khổ hằn sâu
Thầy mang nặng - cả tấm lòng vì nhân thế
Đạo làm thầy - dẫu rằng đâu phải dễ
Thầy quyết tâm đi suốt cuộc hành trình...

Khơi tri thức - mở ánh sáng bình minh
Dùng nhân nghĩa - chỉ đạo Người chân chính
Cả đời thầy - gương chiếu rọi nhân sinh
Cho chúng con, đời sau - soi vào đó.

Nhưng thầy ơi - chúng con nào đã tỏ
Chỉ thích chơi, đâu rõ nỗi lòng thầy
Lãng quên đi lời giảng - để gió bay
Để phụ tấm lòng thầy mà không biết.

Nay đã lớn - bước chân vào cuộc sống
Mới hiểu lòng thầy - cao quý vô cùng
Con nguyện như thầy - biết sống thủy chung
Đem tri thức, nghĩa nhân xây hạnh phúc.

Đem tri thức đáp đền ơn giáo dục
Lấy nghĩa nhân xây dựng cuộc đời mình
Noi gương thầy - bồi đắp cuộc nhân sinh
Để tiếp nối ánh bình minh ngày trước...

“Đời thầy - cả một tấm gương
Cho con thấy được thiên đường ngày sau”

PQT

Wednesday, October 30, 2019

LỜI PHẬT DẠY


LỜI PHẬT DẠY




Không làm mọi điều ác.
Thành tựu các hạnh lành,
Tâm ý giữ trong sạch,
Chính lời chư Phật dạy.
*

Trẻ lên ba nói được
Già tám chục chưa làm
Làm sao được lợi lạc
Pháp Phật nên gắng tu.

(Trích: Thơ Phật cho trẻ em - Đức Kiên)

Wednesday, October 16, 2019

Đức Phật - nhà cách mạng

Xưa nay, người Việt Nam thường hiểu chưa đúng về 2 chữ "cách mạng". Có khi thì gắn nó với phong trào cộng sản và tô cho nó màu hồng của những gì tốt đẹp nhất, khi thì gắn nó với những cuộc nổi loạn gây bất ổn, xáo trộn xã hội và tô cho nó màu xám của những gì xấu xa nhất. Cả hai góc nhìn đều chưa đúng, và cho thấy cải hiểu chưa đầy đủ về ý nghĩa của 2 chữ này. Cần có một cái nhìn cân bằng và chính xác hơn về khái niệm này, để tránh rơi vào 2 thái cực như trên. Cách mạng có tốt và có xấu tùy theo mục tiêu và kết quả của nó. Bất kỳ ai cũng có thể làm cách mạng, chứ không riêng gì người cộng sản. Cách mạng có rất nhiều biểu hiện và phương thức, không nhất thiết là bạo động.

Theo định nghĩa trên Wikipedia, "cách mạng" là xóa bỏ cái cũ để thay thế bằng cái mới tiến bộ hơn, là một sự thay đổi sâu sắc, thường xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn. Các cuộc cách mạng có thể dẫn đến thay đổi trong các thể chế chính trịxã hội, hoặc thay đổi lớn trong một nền kinh tế hay văn hóa. Cách mạng đã từng xảy ra trong nhiều lĩnh vực như xã hội, chính trị, văn hóa, kinh tế, công nghiệp,... Như vậy, theo định nghĩa này, hàm ý của cách mạng là tốt, nó thể hiện một sự thay đổi sâu sắc, thay cũ đổi mới cả về nội dung và hình thức. Vì vậy, sau một cuộc cách mạng, cái mới xuất hiện sẽ tôt hơn và tiến bộ hơn.

Nhưng người ta thường nghĩ đến cách mạng như là một phong trào, một sự thay đổi mang tính đột phá có thể dễ dàng nhìn thấy ở bên ngoài, mà ít ai nhìn thấy đó chỉ là kết quả của những thay đổi sâu xa hơn trong suy nghĩ, và tư tưởng của con người. Hầu hết mọi cuộc cách mạng đề bắt đầu từ thay đổi tư tưởng và cách suy nghĩ vậy. Hãy nhìn vào các cuộc cách mạng xưa nay trên thế giới, như cách mạng dân chủ Pháp, cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng thuế ở Ấn Độ thời Gandhi, hay gần đây hơn là cách mạng nhằm thay đổi các chế độ độc tài ở một số nước như: Ai Cập, Syria, Venezuela hay Hong Kong..., tất cả đều bắt đầu từ thay đổi trong nhận thức, tư tưởng. Dù thành công hay thất bại, mọi cuộc cách mạng đều hướng tới xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn trong tương lai. Những thất bại của các cuộc cách mạng tiến bộ thường là ngắn hạn, nó sẽ góp phần vào cuộc cách mạng tư tưởng và tạo nên những thay đổi thật chất trong dài hạn.

Vô tình đọc được một bài ca ngợi Đức Phật như một nhà cách mạng, mời mọi người cũng đọc để hiểu hơn về ý nghĩa của 2 chữ cách mạng. Xã hội Việt Nam đang ở một thời điểm rất cần một cuộc cách mạng như thế!

---

Ðức Phật - Nhà Cách Mạng

Ðặng Ngọc Chức



Có thể nói từ lúc đản sinh cho đến ngày nhập diệt, cuộc đời của đức Phật là kết tinh của những chuỗi ngày cách mạng kiêu hùng.
Theo sử sách, vừa mở mắt chào đời, thái tử Tất Ðạt Ða (Siddhartha) đã đứng dậy, ngoảnh mặt nhìn bốn phía, rồi đi bảy bước, tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất, nói rằng: "Trên trời, dưới đất chỉ có Ta là chí tôn". Xong Ngài nói tiếp: "Từ vô lượng kiếp đến nay, phen này là hết". Hai lời tuyên bố đó có tính cách quyết định mục tiêu hành động của Ngài: đoạn trừ phiền não, quét sạch vô minh, giải thoát sanh tử, chứng đắc Niết bàn, thanh tịnh an lạc.
Chúng ta hãy tìm hiểu vai trò lãnh đạo và sách lược tiến công nhằm đạt đến mục tiêu tối thượng qua các cuộc cách mạng của Ngài.

Cách mạng xã hội:

Trước khi Phật ra đời, Ấn Ðộ là nước nhiễu nhưong, khốn khổ. Giống dân di mục A Ly A (Arya) đã nhanh nhẹn chinh phục thổ dân Ðạt La Tỳ Ðồ (Dravida). Họ thiết lập trật tự xã hội, tạo ra luật Mã Nổ (Manu), độc đoán chia dân Ấn ra làm bốn giai cấp:
  1. Giai cấp Bà La Môn (Brahman): tác giả pháp điển Mã Nổ, là giai cấp cao quí nhất, độc quyền về học thuật, tư tưởng va chủ trì tế lễ.
  2. Giai cấp Sát Ðế Lỵ (Ksatriya): giữ độc quyền về chính trị theo thể chế cha truyền con nối. Họ có toàn quyền sinh sát.
  3. Giai cấp Phệ Xá (Vaisya): gồm giới nông, công, thương, không được quyền học hỏi, sống nai lưng ra làm việc để phục vụ cho hai giai cấp giáp sĩ và quí tộc. Họ tha hồ bị áp bức, bóc lột.
  4. Giai cấp Thủ Ðà La (Sudra): gồm các thổ dân tiền trú và giống người Ðạt La Tỳ Ðồ bại trận. Ðây là giai cấp bần cùng, sống trong tủi nhục, bi đát.
Chế độ phân chia giai cấp và người bóc lột người đã làm cho xã hội Ấn Ðộ ngày càng băng hoại.
Thái tử Tất Ðạt Ða, con người bằng xương bằng thịt, sanh ra và lớn lên như muôn ngàn người khác, và mặc dù sống trong nhung lụa, quyền thế, Ngài đã sớm ý thức được cảnh bất công, gian ác của giai cấp thống trị và số kiếp đọa đày, khốn nạn của giai cấp bị trị, nên khi còn ngồi thiền dưới gốc cây Bồ Ðề, Ngài đã khẳng định nguyên lý của cách mạng ấy là: "Ðại địa chúng sanh giai hữu Như Lai trí tuệ đức tánh (hết thảy chúng sanh đều có đức tánh trí tuệ Như Lai)". Và sau khi đắc đạo, thấy rõ thực tướng của vạn pháp là Vô thường - Khổ - Không - Vô ngã, thấy chúng sanh quay cuồng trong tam đồ lục đạo, thấy mọi hiện tượng thế gian đều sanh thành và hủy diệt theo tiến trình Thành - Trụ - Hoại -Không, Ngài thốt lên những lời hùng tráng như tiếng sư tử giữa núi rừng dày đặc:
Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm kẻ xây nhà
Tìm mãi vẫn không ra
Nên luân hồi đau khổ. (Pháp Cú 153)

Hỡi kẻ làm nhà kia
Ta thấy mặt ngươi rồi
Rui mè đòn dông gãy
Ngươi hết làm nhà thôi
Tâm ta chừ tịch tịnh
Tham ái dứt bặt rồi. (Pháp Cú, 154
)

Với lòng từ bi cứu độ chúng sanh, với ý thức không ai có quyền tước đoạt quyền sống, quyền bình đẳng, và quyền mưu cầu hạnh phúc của người khác, Ngài xác quyết: "Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh (tất cả chúng sanh đều có Phật tánh)", và "Tứ chúng xuất gia đồng qui Thích thị (bốn giai cấp xuất gia đều mang họ Thích)". Chính vì thế mà Ngài đã dang tay đón nhận một Ưu Ba Ly (Upali) sống bằng nghề hớt tóc, thuộc giai cấp Thủ Ðà La vào giáo hội, về sau chứng quả A La Hán, thành một trong mười đệ tử vĩ đại của Phật, đứng đầu về giới luật; một tiện nữ Bát Cát Ðế (Pakati) lăng loàn, sau cũng chứng quả A La Hán; rồi đến vũ nữ Kuvalaya chuyên nghề bán phấn buôn hương; Ương Khuất Ma La (Angulimala) cuồng tín giết người đến loạn trí; vua A Xà Thế (Ajatasatru) tham quyền đến sát hại vua cha là quốc vương Tần Bà Sa La (Bimbisara), cùng vô số công hầu khanh tướng, bá tánh lê dân, tất cả đều được Phật hóa độ theo tinh thần Từ - Bi - Hỷ - Xả.
Rõ là không tốn một viên đạn, không mất một mũi tên, không đổ một giọt máu, đức Phật đã giảng dạy đạo lý như thật, làm đảo lộn cái mà giai cấp Bà La Môn cho là nề nếp vua quan, kỷ cương luân lý và trật tự xã hội. Ðức Phật đã lên án chế độ giai cấp, phong kiến và bóc lột. Con người là con người, không có con người Bà La Môn hay con người Sát Ðế Lỵ. Nhờ tôn chỉ cách mạng, mục tiêu hành động và ý thức giác ngộ của quần chúng, xã hội Ấn Ðộ dần dần được đổi mới, chế độ giai cấp bị tan rả, nhân dân sống trong thuần lương an lạc.

Cách mạng tư tưởng:

Nhờ giáo pháp của Phật, quần chúng nhân dân Ấn Ðộ đã hoàn thành cách mạng xã hội và chuyển sang cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng. Ðây là cuộc cách mạng nồng cốt, nhằm giải quyết tự ngã. Ðức Phật đã chỉ rõ đâu là căn nguyên của khổ đau, sinh tử, và vạch ra phương pháp đi đến giải thoát.
Lịch sử tư tưởng Ấn Ðộ cho thấy trong thời đức Phật có tới 62 hệ phái thần học và triết học khác nhau, luận chiến quyết liệt về nguồn gốc của nhân sinh và vũ trụ. Các luận sư tha hồ triển khai học thuyết: nào là duy vật duy thần, ngẫu nhiên tiền định, tương đối hoài nghi, thường kiến đoạn kiến v.v... Dân chúng hoang mang ngơ ngác không biết đâu mà theo.
Như nước trong đại dương chỉ có một vị mặn, giáo pháp của Phật cũng chỉ có một hương vị giải thoát. Lời Phật dạy là chánh pháp, là chân lý tuyệt đối. Phật dạy khổ, nguyên nhân của khổ, sự chấm dứt khổ và con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ. Phật dạy các pháp do duyên sanh, không có thật tướng, gọi là vô ngã. Chân lý ấy xưa nay không ai có thể phủ nhận. Chính vì thế mà Xá Lợi Phất (Sariputra) sau khi nghe Mã Thắng (Assaji) đọc bốn câu kệ thì bỏ thầy bỏ đạo, lên đường theo Phật không chút do dự.
Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên (Maudgalyayana) là hai nhà biện tài và thần thông nổi tiếng thuộc nhóm lục sư ngoại đạo. Một hôm Xá Lợi Phất gặp Mã Thắng đang đi khất thực trong thành Vương Xá, thấy phong thái uy nghi tự tại của Mã Thắng, Xá Lợi Phất cảm phục đến gần hỏi đạo, được Mã Thắng giảng lý duyên sanh gồm trong một bài kệ:
Các pháp do duyên sanh
Lại cũng do duyên diệt
Thầy ta là đức Phật
Thường thuyết giảng như vậy.

Xá Lợi Phất nghe xong thì bừng tỉnh, sung sướng xin quy y Phật. Sau đó Xá Lợi Phất đưa Mục Kiền Liên và hàng trăm đạo hữu đến thọ giáo Ngài. Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên trở thành hai cao đệ trí tuệ và thần thông đệ nhất của Phật. Sáu mươi hai trường phái tư tưởng cũng qui phục Ngài.
Ðức Phật đã làm một cuộc cách mạng tư tưởng tận căn đế. Ngài đã chỉ cho chúng sanh thấy vô minh là nguồn gốc của mọi đau thương khốn khổ trên đời. Do đó, mỗi Phật tử phải là một chiến sĩ dũng mãnh, tinh tấn, mặc giáp trụ giới đức, mang cung kiếm định tuệ, bắn phá rừng vô minh, nhổ gốc rễ tham ái, tiêu diệt địch tham sân. Bởi vì, làm cách mạng văn hóa tư tưởng là làm cách mạng tự thân, tự tâm thanh tịnh thì tư tưởng trong sáng, ngôn ngữ nhu hòa, hành động ái kính, xã hội do đó ngày càng trở nên thanh bình, an lạc. Ðúng là:
Tự ta gây ác nghiệp
Tự ta nhiễm cấu trần
Tự ta tránh ác nghiệp
Tự ta tịnh thân tâm
Nhiễm tịnh do ta cả
Không ai thanh tịnh ai. (Pháp Cú, 165)

Ðức Phật không hô hào đốt cháy, tẩy chay cái gọi là văn hóa lai căn, tư tưởng tiêu cực; Ngài chỉ cho ta thấy đâu là căn nguyên của khổ đau và giải thoát, xung đột và an lạc. Cuộc cách mạng xã hội và tư tưởng văn hóa của Ngài không những thành công ở Ấn Ðộ cách đây 25 thế kỷ, mà sẽ còn ảnh hưởng và thành công trong dòng lịch sử của nhân loại.
(Nguồn: https://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbpha106.htm)

Tuesday, October 8, 2019

Vị tà thuật sư


Vị tà thuật sư

Ngày xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát được sinh làm Sakka Thiên chủ. Thời ấy có một tà thuật sư dùng phép thuật, nửa đêm đột nhập vào cung, xâm phạm tiết hạnh của hoàng hậu ở Ba-la-nại. Các cung nữ của bà đều biết chuyện này. Chính hoàng hậu đến yết kiến vua và trình:
- Tâu Chúa thượng, có kẻ lạ mặt đột nhập cung thất và xúc phạm thần thiếp.
- Thế hoàng hậu có thể làm một dấu hiệu nào đó lên kẻ ấy chăng?
- Tâu vâng, thiếp có thể.
Do đó bà bảo lấy chén son đỏ thắm, khi kẻ ấy đến nửa đêm và ra đi sau cuộc truy hoan, bà hoàng liền in năm dấu ngón tay bà vào lưng y và sáng hôm sau trình vua. Ngài ra lệnh đám vệ sĩ đi tìm khắp nơi mang về kẻ nào có dấu son đỏ trên lưng.
Bấy giờ, sau khi phạm tà hạnh ban đêm, tà thuật sư đứng giữa ban ngày ở nghĩa địa thờ phụng mặt trời, quân nhà vua thấy được, bao vây y, song y tưởng rằng hành động của y đã bị mọi người phát giác, liền dùng tà thuật bay lên không. Vua hỏi đám vệ sĩ sau khi chứng kiến việc ấy trở về:
- Các ngươi thấy y chăng?
- Tâu Chúa thượng, chúng thần có thấy.
- Y là ai?
- Tâu Chúa thượng, một đạo sĩ.
Sau khi phạm tà hạnh ban đêm, y giả dạng làm đạo sĩ ban ngày. Vua nghĩ thầm: "Những kẻ này ban ngày đi quanh quẩn trong chiếc y khổ hạnh, còn ban đêm lại phạm tà dục".
Do đó vua đâm ra phẫn nộ với các đạo sĩ và chấp thủ tà kiến liền truyền công bố khắp kinh thành bằng trống lệnh rằng mọi đạo sĩ đều phải rời vương quốc, và sẽ bị quân sĩ trừng phạt nếu bị bắt gặp bất kỳ ở đâu.
Mọi đạo sĩ khổ hạnh đều chạy trốn khỏi vương quốc Kàsi rộng ba trăm dặm và đến trú ở các kinh thành khác. Do đó không có Sa-môn hay Bà-la-môn chân chánh nào thuyết Pháp cho dân chúng Kàsi, và vì không nghe được Chánh Pháp, họ trở nên tàn bạo, ghét bỏ bố thí và trì giới, phần lớn phải tái sinh vào đọa xứ lúc mạng chung và không được sinh thiên.
Sakka Thiên chủ không thấy một vị Thiên tử mới nào xuất hiện, liền xem xét lý do gì và thấy chính vì việc tống xuất các Sa-môn, Bà-la-môn ra khỏi vương quốc do vua Ba-la-nại chấp thủ tà kiến trong lúc phẫn nộ vị tà sư. Sau đó ngài suy nghĩ: "Trừ ta không ai có thể phá hủy tà kiến này của vua. Ta muốn cứu giúp vua và thần dân của nước này".
Vì vậy ngài đến gặp các Ðộc Giác Phật tại động Nandamùla và bảo:
- Này các Tôn giả, hãy cho ta một vị Ðộc Giác Phật, ta muốn đi cảm hóa quốc độ Kàsi vào đạo.
Ngài mời một vị Trưởng lão trong các vị ấy ra đi. Khi ngài đã cầm y bát của vị ấy, Thiên chủ Sakka mời vị ấy đi trước, ngài theo sau với dáng điệu cung kính đảnh lễ vị Ðộc Giáo Phật, ngài biến mình thành một Sa-môn trẻ tuổi, tươi đẹp đi ba vòng quanh thành phố từ đầu đến cuối, rồi đến trước cổng hoàng cung, ngài đứng trên không. Quân canh đến trình với vua:
- Tâu Hoàng thượng, có một Sa-môn trẻ đầy hảo tướng cùng với một Sa-môn Trưởng lão đang đứng trên không trung tại hoàng môn.
Vua từ bảo tọa đi ra và đứng ở lầu thượng hỏi:
- Này đạo sĩ trẻ, tại sao ông tuấn tú như vậy lại cung kính cầm y bát cho một Sa-môn dị tướng thế kia?
Rồi vua ngâm vần kệ đầu nói chuyện với ngài:
Dung mạo thanh cao, lại cúi đầu,
Sau người dị tướng, bước theo hầu,
Người này hơn, kém, hay bình đẳng,
Xin nói tánh danh, trẫm thỉnh cầu.
Thiên chủ đáp:
- Tâu Ðại vương, các Sa-môn ở địa vị của bậc Ðạo Sư, vậy nếu ta nêu danh tánh ngài thì thất lễ, nhưng ta sẽ nói cho Ðại vương biết tên ta.
Rồi ngài ngâm vần kệ thứ hai:
Chư Thiên không nói họ cùng tên
Của thiện nhân toàn hảo, Thánh hiền,
Riêng chỉ phần ta nêu tước hiệu
Sak-ka Thiên chủ của chư Thiên.
Vua nghe vậy, liền ngâm vần kệ thứ ba hỏi phước đức gì trong sự tôn sùng Ðạo Sư:
Người kính yêu hiền Thánh vẹn toàn
Sau ngài, tiến bước dáng nghiêm trang,
Phần gì thừa hưởng, này Thiên chủ,
Phước đức đời sau sẽ phát ban?
Thiên chủ đáp lại vần kệ thứ tư:
Người kính yêu hiền Thánh vẹn toàn,
Sau ngài, cất bước dáng nghiêm trang,
Tiếng khen trần thế nay thừa hưởng,
Thiên giới đời sau lúc mạng chung.
Vua nghe lời Thiên chủ liền dứt bỏ mọi tà kiến và hoan hỷ ngâm vần kệ thứ năm:
Mặt trời số phận chiếu hôm nay,
Mắt trẫm nhìn Thiên chủ hiển bày
Bậc Thánh xuất trần, này Ðế Thích,
Trẫm làm thiện sự kể từ rày.
Sakka Thiên chủ nghe vua tán thán vị Ðạo sĩ của ngài, liền ngâm vần kệ thứ sáu:
Chân chánh thay sùng bái Thánh nhân,
Tâm tư hướng đến trí cao thâm,
Giờ đây long nhãn đã chiêm ngưỡng
Thiên chủ Sak-ka với Thánh nhân,
Mong ước từ nay nhiều phước nghiệp
Sẽ là phận sự của minh quân.
Nghe vầy, vua ngâm vần kệ cuối cùng:
Tư tưởng mang đầy đủ phước ân,
Từ nay lòng dạ trẫm ly sân,
Lắng tai nghe ngoại nhân cầu thỉnh,
Trẫm nhận lời khuyên nhủ chánh chân,
Trẫm sẽ diệt tan lòng ngã mạn,
Phụng thờ Thiên chủ, dạ tôn sùng.
Sau khi nói xong, vua từ thượng lầu bước xuống, đảnh lễ vị Ðộc Giáo Phật và đứng một bên. Vị Ðộc Giác Phật ngồi bắt chéo chân trên không và nói:
- Thưa Ðại vương, tà thuật sư không phải là đạo sĩ. Từ rày phải nhận thức người đời không phải toàn giả dối, còn có các Sa-môn Bà-la-môn chân thiện, do vậy hãy bố thí, tuân thủ Giới luật và hành trì các ngày trai giới (Bố-tát).
Ngài thuyết Pháp cho vua như vậy, còn Sakka Thiên chủ cũng dùng thần lực đứng trên không thuyết Pháp cho quần chúng: “Từ nay về sau, hãy nhiệt tâm tinh cần”.
Ngài truyền ban hồi trống ra lệnh khắp kinh thành cho các Sa-môn, Bà-la-môn đã đi trốn phải hồi hương. Sau đó cả hai vị trở về cõi của mình. Còn vua tuân thủ lời dạy và thực hành các thiện nghiệp.
Khi Pháp thoại chấm dứt, bậc Ðạo Sư tuyên thuyết các Sự Thật và nhận diện Tiền thân: Thời ấy, vị Ðộc Giác Phật đắc Niết-bàn, vua là Ànanda và Ta chính là Sakka Thiên chủ.
Bài học: Làm vua cần sáng suốt và phân biệt được đúng sai, tránh quy chụp vội vàng, quơ đũa cả nắm. Nhà vua trong chuyện trên, vì tức giận vị tà thuật sư mà ra lệnh đuổi hết những người tu hành ra khỏi đất nước, đó là việc làm sai lầm. Vì không còn người tu hành, nên đạo lý không được mở mang, dân chúng phạm nhiều tội ác, không biết làm lành, cả nước thống khổ. Nhờ Sakka thiên chủ thị hiện thần thông để giúp vua thấy được sai lầm của mình, hủy bỏ các điều luật vô lý và quay về sống với chánh pháp. Từ đó, các tu sĩ trở lại, khuyến hóa dân chúng làm lành, lánh dữ, muôn dân được an lạc, thái bình.


(Nguồn: Những mẩu chuyện Phật giáo dành cho thiếu nhi - tập 3)

Wednesday, October 2, 2019

Buông tay hố thẳm

Buông tay hố thẳm


Em cố giữ, một ngày kia
cũng hết
Buông tay đi,
Hố thẳm giữa lưng trời
Sao chưa vui,
đây giây phút tuyệt vời,
Như ánh lửa bùng lên, như tia chớp

Ta đã mất hơn nửa đời lặn lội
Tìm
mây trôi,
Bóng nổi
Giữa giòng sông,
Tìm ánh trăng đáy nước
vẫn hoài mong
Nay chợt hiểu, giữa muôn trùng vắng lặng,

Hoa vẫn nở, trời xanh
mây vẫn trắng
Em vẫn duyên,
Xuân vẫn ngát hương tình,
Chiều hoàng hôn, đêm tới, sáng bình minh
Có nghe dội tiếng đời còn tỉnh thức...

Phạm Trường Linh 

Sunday, September 22, 2019

ĐỨC PHẬT & PHẬT PHÁP


ĐỨC PHẬT & PHẬT PHÁP


Khó thay, được làm người,
Khó thay, được sống còn,
Khó thay, nghe Diệu Pháp,
Khó thay, Phật ra đời!
*
Khó gặp bậc thánh nhơn,
Không phải đâu cũng có.
Chỗ nào bậc trí sanh,
Gia đình tất an lạc.
*
Vui thay, Phật ra đời!
Vui thay, Pháp được giảng!
Vui thay, Tăng hòa hợp!
Hòa hợp tu, vui thay!


(Trích: Thơ Phật cho trẻ em - Đức Kiên)

Saturday, September 14, 2019

Người trí


NGƯỜI TRÍ




Người trị thủy dẫn nước,
Kẻ làm tên nắn tên,
Người thợ mộc uốn gỗ,
Bậc trí nhiếp tự thân.
*

Như đá tảng kiên cố,
Không gió nào lay động,
Cũng vậy, giữa khen chê,
Người trí không giao động.
*

Hãy cầu vui Niết Bàn,
Bỏ dục, không sở hữu,
Kẻ trí tự rửa sạch,
Cấu uế từ nội tâm.


(Nguồn: Thơ Phật cho trẻ em)

Thursday, August 15, 2019

Ơn cha nghĩa mẹ

Ơn cha nghĩa mẹ

Ơn cha cao rộng như trời
Nghĩa mẹ sâu dầy như đất
Đất trời bao la diệu vợi
Tình thương mẹ cha rất thật

Mở mắt đất trời ngạo nghễ
Con người bé nhỏ vô cùng
Nhắm mắt nghĩ tình cha mẹ
Suối nguồn vô thủy vô chung

Bình đẳng tình thương của đất
Bao la lòng mẹ thương con
Ấm áp nắng trời chiếu dọi
Trí cha - ánh sáng con soi

Sống giữa đất trời che chở
Mà quên ơn nghĩa mẹ cha
Khác nào một người trốn nợ
Không tình không nghĩa - xót xa

Ai ơi, có mặt trên đời
Là công mẹ cha nuôi dưỡng
Vạn vật trong đời - vay mượn
Sống sao cho xứng làm người

Bình đẳng, yêu thương hãy học
Chở che, bảo vệ cùng làm
Đáp đền công ơn cha mẹ
Trọn đền ơn nghĩa trời ban...

Vu Lan 2019

Wednesday, July 17, 2019

ÁC NGHIỆP

ÁC NGHIỆP


Không trên trời, giữa biển,
Không lánh vào động núi,
Không chỗ nào trên đời,
Trốn được quả ác nghiệp.

*

Không trên trời, giữa biển,
Không lánh vào động núi,
Không chỗ nào trên đời,
Trốn khỏi tay Thần Chết.

*

Làm ác thì gặt ác
Làm lành sẽ gặt lành
Nhân quả không mất mát
Ác nghiệp sẽ gặt nhanh.

(Trich: Tho Phat cho tre em - Duc Kien)

Wednesday, July 10, 2019

NGU VÀ TRÍ


NGU VÀ TRÍ


Người ngu biết mình ngu,
Nhờ vậy thành có trí.
Người ngu tưởng mình trí,
Thật xứng gọi chí ngu.
*
Người ngu, dầu trọn đời,
Thân cận người có trí,
Không biết được Chánh pháp,
Như muỗng với vị canh.
*
Người trí, dù một khắc,
Thân cận người có trí,
Biết ngay chân diệu pháp,
Như lưỡi với vị canh.
*
Người ngu nghĩ là ngọt,
Khi ác chưa chín muồi;
Ác nghiệp chín muồi rồi,
Người ngu chịu khổ đau.


(Trich: Tho Phat cho tre em - Duc Kien)

Thursday, June 20, 2019

Những điểm khác biệt giữa nghề làm báo và nghề làm văn

Những điểm khác biệt giữa nghề làm báo và nghề làm văn

ThS. Phạm Văn Cảnh
Làm báo và làm văn cùng là nghề cầm bút, cùng sống bằng ngòi bút. Những nhà văn nhà báo cùng được xếp chung vào hàng ngũ trí thức, kẻ sĩ của thời đại. Trong xã hội ta ngày trước, kẻ sĩ là một đẳng cấp cao trong xã hội :

Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt,
Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên…
Trót sinh ra thì sĩ đã có tên,
Từ Chu Hán vốn sĩ này là quý…
(Nguyễn Công Trứ)

Đó là tầng lớp mà nhà cầm quyền nào cũng phải xem trọng, vì ngoài việc tốn công phu đào tạo dài ngày,(tốn kém ngân sách nhà nước ,ngân sách gia đình, mỗi cá nhân…) còn là bộ mặt ngoại giao, chính trị… của một đất nước. Muốn biết chính sách hoặc tiềm năng một quốc gia như thế nào, người ta cũng quan tâm đến sự đãi ngộ hoặc việc sử dụng tầng lớp trí thức ra sao ? Mặc dù là một nhà lãnh đạo quân sự chiến lược, một ông vua có tầm nhìn lớn, làm nên kỳ tích Vạn lý trường thành … để lại cho đời sau chiêm ngưỡng, nhưng Tần Thuỷ Hoàng cũng không thể nào bôi xoá vết nhơ trong lịch sử tội ác lớn nhất “phần thư khanh nho” (đốt sách chôn học trò).Vụ Thiên An môn xảy ra tại Trung quốc 38 năm trước, tuy đã được nhà cầm quyền Trung quốc che chắn, bưng bít… và tìm mọi phương kế giải độc dư luận trong nước và quốc tế, nhưng cuối cùng trong di chúc của lãnh tụ Đặng Tiểu Bình cũng phải thú nhận …trong nhựng lúc tỉnh táo tôi thấy vụ Thiên An môn có cách giải quyết tốt hơn, bớt đổ máu hơn và tôi đã nhìn nhận sự thật, thì các đồng chí lão thành cũng nên có dũng khí…
Do đó vai trò của người trí thức hết sức quan trọng đối với xã hội, một phần của khuôn mặt bang giao quốc tế. Mặt khác, xã hội ta, từ xưa rất chuộng sự học , nó trở thành truyền thống, đạo thống của dân ta. Ngày xưa các cụ trọng sự học đến nỗi thấy tờ giấy có viết chữ (chữ nho), dặn con cháu không được buớc qua, bước qua là bất kính là không bao giờ học giỏi được… Mặc dù cũng có lúc đầu óc khôi hài của dân ta đã từng phản ứng nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ… Kẻ sĩ còn sống trong lòng người dân, cầm nắm thế đạo nhân tâm, là khuôn vàng thước ngọc của sự mẫu mực, là người âm thầm lãnh đạo cả một mặt trận văn hoá từ các tác phẩm lớn của nền văn chương bác học, đồng thời cũng là đồng tác giả các truyện khuyết danh, vô danh, văn chương bình dân… thẩm thấu trong mọi tầng lớp nhân dân. Trừ những người đã nổi tiếng, phần lớn họ là những chiến sĩ vô danh, sống âm thầm trong bóng tối, nhưng nuôi dưỡng cho dân chúng bao tình cảm cao đẹp, lòng yêu nước, ý chí quật cường, tinh thần cách mạng… Dù kẻ thù xâm lược lùng bắt gắt gao nhưng những vần thơ yêu nước đó vẫn được người dân cất giữ, trân trọng, kín đáo… để cho con cháu có ngày được đọc. Nhà văn ,nhà báo được được đánh giá cao cũng một phần bắt nguồn từ truyền thống đó.
Cùng viết về sự thật, cùng phải tôn trọng sự thật nhưng văn phong báo chí và tác phẩm văn chương có khác nhau :
Trước hết làm báo là phải bám sát sự kiện. Văn báo chí luôn phải ưu tiên nói tới sự kiện. Dù bài báo có thể giải thích một sự kiện hoặc đôi khi bày tỏ chính kiến trước sự kiện đó. Nhưng yêu cầu trước hết là phải phản ánh trung thực, chính xác sự kiện.
Bài báo phải có tính thời sự, phổ biến kịp thời mọi thông tin. Nhà văn cũng viết về thời sự, nhưng câu chuyện, chủ đề … có tính lâu dài hơn, thời sự chậm hơn, không cần bám sát sự kiện, chỉ cần nắm được cốt lõi của vấn đề, có thể hư cấu và giả thiết, để câu chuyện thêm phần hấp dẫn... để xây dựng bài của mình.
Kế đến là tính chất giáo dục, sư phạm. Nhà báo khi cầm bút đưa tin hoặc viết bài phải hình dung được phản ứng của người đọc, xem người đọc tiếp nhận bản tin, bài báo… như thế nào. Do vậy, nhà báo phải chọn một văn phong sáng sủa, dễ hiểu, từ ngữ sử dụng phải có tính giáo dục, phù hợp với khả năng tiếp nhận, thông suốt của người đọc đối với nội dung thông tin hoặc bài của mình.
Trường hợp này đối với nhà văn cũng có yêu cầu tính giáo dục, nhưng không bó buộc. Nhà văn có thể chọn bút pháp riêng, viết lạ hơn, hiểm hóc hơn, văn phong cầu kỳ hơn, có sắc thái riêng… cũng không sao vì độc giả mặc nhiên cho phép, vì tính cách viết văn cho phép.
Và đặc điểm thứ ba về văn phong báo chí là đặc trưng mà các nhà ngôn ngữ học gọi là chức năng “kiểm thông”(phatique). Đây là chức năng của những từ như “alô” khi nói chuyện điện thoại hay “ủa, vậy sao?” “ờ thì…” để duy trì mạch liên lạc với người đọc, để họ không bỏ rơi bài của ta khi đang đọc. Người ta thể hiện bằng nhiều cách đa dạng như đặt tít, chạy kiểu chữ ,… Nhưng nếu lạm dụng sẽ rơi vào các lỗi khó lường. Chúng ta có thể không tán thành với các tít giật gân chạy trên một tờ báo nọ của TP.HCM “ Bác sĩ, kỹ sư, thầy giáo lừa đảo bị truy tố”. Đọc nội dung bài báo thì ta hiểu có ba kẻ lừa đảo đã phạm tội và bị bắt. Nhung chúng ta vẫn cảm thấy xót xa, tự nghĩ nhà báo không nên viết như thế, có một điều rất bôi bác, tuỳ tiện… khi nhà báo không cân nhắc từ ngữ, không biết rằng trong đời sống xã hội thì ở đâu cũng có hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh”. Cách nay gần một tháng, lại có một bài báo khác viết “Ngày nào còn A,B,C thì còn mua bán bằng cấp”, thật là một lập luận ấu trĩ, vơ đũa cả nắm. Chương trình đào tạo tiếng Anh tại chức theo tiêu chuẩn A,B,C là một chương trình được thực hiện lâu dài, công phu của Bộ Giáo Dục. Việc lạm dụng quyền hành, làm sai là của cá nhân, của một nhóm người. Ai vi phạm thì pháp luật xử lý. Việc kiểm tra là của cả guồng máy giáo dục và hệ thống thanh tra. Kẻ nào làm sai cứ bắt tội và xử lý theo luật. Không được đánh đồng như thế. Biết bao đơn vị đào tạo đúng qui định của Bộ, công phu, đầy đủ thời gian ; tổ chức thi cử nghiêm túc, công minh … ta không có một lời khen ngợi, hay lưu tâm đến những người chiến sĩ vô danh, cao quí đó! Mà nay có vài cá nhân sai phạm, đã vội ầm ĩ lên án bằng những cái tít giật gân làm xôn xao dư luận khắp nơi, làm hoang mang cả thầy trò, khi nghe tin đề nghị xoá bỏ chương trình A,B,C. Thật vô tình khi kết luận võ đoán! Tính giáo dục của mỗi bài báo quan trọng như thế! Nhà văn không xem nặng vấn đề “phatique”, mà chủ yếu là cốt truyện, diễn biến tâm lý, và mạch văn. Điều đó duy trì sự theo dõi say mê của độc giả, hơn là sự gây chú ý tức thời.
Điều đáng lưu ý nữa là tính khách quan cùa bài báo. Ta cũng nên phân biệt tính khách quan “hình thức” thường được thể hiện máy móc qua việc trích nguyên văn lời phát biểu hay trả lời phỏng vấn (trong ngoặc kép); để trình bày những quan điểm trái ngược nhau; đưa ra những sự kiện và con số thống kê, xem như những con số và sự kiện đó tự nói lên nội dung.
Tính khách quan mang tính “tổ chức” thường là những thông tin có nguôn gốc từ những giới chức thẩm quyền (thí dụ số người tham gia biểu tình theo số liệu của Sở cảnh sát…; số người nhiễm HIV. thì theo số liệu Sở Y Tế thành phố)… phương cách này cũng sắp xếp trật tự bài viết, cấu trúc bài để tách riêng phần những lời bình, những nhận định ra khỏi phần tường thuật các sự kiện.
Hoặc bài báo sử dụng các “lý lẽ thông thường” tức là sử dụng những ý kiến , nhận định đã có từ trước mà mọi người đều cho là đúng, tránh đưa những ý tưởng khác với ý tưởng của đa số dân chúng; ưu tiên đưa ra những ý mà ai ai cũng thấy là đúng, là hiển nhiên, không cần bàn cãi nữa … Ba tính cách này, nhà báo thường sử dụng để đảm bảo tính khách quan của bản tin.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng sở dĩ áp dụng phương pháp này bởi vì nhà báo né tránh những chỉ trích , những khiếu nại có thể xảy ra với bản tin. Nhà văn không bị câu nệ bởi tính khách quan, thường chú trọng đến suy nghĩ chủ quan dựa trên lập luận riêng, đánh giá riêng; xoáy sâu vào những ngóc ngách khuất tất… của vấn đề nhưng cũng mang cùng mục đích thuyết phục người đọc công nhận và chia xẻ. Sự khác nhau ở chỗ nhà báo thì sử dụng phương pháp khách quan, nhà văn thì sử dụng phương pháp chủ quan.
Tính thời sự cùa bài báo: Do bị thúc bách về thời gian gấp rút (đối với nhật báo) thời gian nộp bài không quá vài tiếng đồng hồ , nên phòng viên thường không có thì giờ suy nghĩ nhiều đành phải dùng một số sự kiện đã xảy ra để giải thích cho sự kiện mới , hoặc chỉ dừng lại ở sự so sánh đơn giản mà thôi. Yêu cầu bản tin phải ngắn gọn (không quá vài trăm chữ) cũng là một áp lực đối với nhà báo không dám đi sâu vào phân tích, sợ dài dòng quá; đành chấp nhận lối giải thích chung chung lúc nào cũng đúng. Chính áp lực lúc nào cũng tỏ ra có tính khách quan, và đúng sự thật đôi khi cũng khiến nhà báo lập luận theo khuôn mòn lối cũ (mọi người dễ chấp nhận); các áp lực về thương mại nhằm báo bán chạy hoặc mở rộng thị phần… hoặc cả hai yêu cầu đều góp phần khiến bài báo ít có phân tích chiều sâu.
Tính thời sự của nhà văn mang tính lâu dài hơn. Cùng một vấn đề nóng bỏng của xã hội cần phải đề cập nhưng nhà văn không bị các áp lực kể trên mà chủ yếu là áp lực bức xúc tự trong lòng, cần phải viết ra do chính nhà văn suy nghĩ và nghiền ngẫm để xây dựng bài hoặc tác phẩm sao cho đạt hiệu quả truyền thông tốt nhất. Do đó văn có giá trị sẽ thẩm thấu sâu hơn bài báo.
Trên đây chỉ là những suy nghĩ mang tính hình thức mô tả sự khác biệt văn phong giữa nghề văn và nghề báo. Thực ra ranh giới này cũng khó phân biệt rạch ròi. Nhà văn cũng có lúc viết báo để bày tỏ bức xúc của mình trước điều chướng tai gai mắt; nhà báo cũng có lúc viết văn để trút bầu tâm sự u uất, day dứt bao lâu mà chưa nói được, cái hoài bão lớn trong lòng cần phải viết ra, để lại đời sau… Phân tích khái quát điểm khác biệt để hiểu tính cách mỗi thể loại có những yêu cầu khác nhau, để người cầm bút viết đúng phong cách sân chơi của mình, đáp ứng đúng yêu cầu về thể loại thế thôi.

Sunday, June 9, 2019

THIÊN NHIÊN


THIÊN NHIÊN

Lắng nghe tiếng hát dòng sông
Gió reo nhè nhẹ cõi lòng thênh thang
Mắt trông hoa nở đỏ vàng
Mây trôi, thác đổ, ngỡ ngàng cảnh tiên
Chú tâm, cảnh đẹp hiện tiền
Lãng tâm, rong ruỗi khắp miền - vẫn không
Hôm nay về lại dòng sông
Lặng im, thưởng cảnh, lòng trong - yên bình.

PQT (Đức Kiên)

Trích: Thơ Phật cho trẻ em

Tuesday, May 14, 2019

Ngày đản sanh


Ngày đản sanh


Cách đây rất lâu, tại chân núi Hy Mã Lạp Sơn, có một vương quốc nhỏ gọi là Vương quốc Ca Tỳ La Vệ. Ở đây, có vị vua Tịnh Phạn  thuộc họ Thích Ca, nổi tiếng về đức hạnh và tài trí, cai quản thống trị. Kinh đô của ngài rất đẹp, đông đúc dân cư và nhiều khu mua bán, ở đó có  nhiều  người  tốt bụng, khôi  ngô tuấn tú và mắt sáng. Những người phụ nữ kiều diễm đi trên đường với những nữ trang lấp lánh. Đường phố tấp nập người qua lại, quý tộc đi xe ngựa, thương nhân cưỡi voi và nông dân đi bộ. Trẻ em chơi đùa và dân làng đang tắm dọc 2 bên bờ sông tràn ngập ánh nắng. Thành phố được bao bọc bởi những vườn cây rộng lớn với nhiều hoa, muôn thú và ao hồ mát mẻ. Những chiến binh dũng cảm đang trên ngựa bảo vệ nhà vua.

Nhà vua có người vợ tên    Ma  Da, xinh đẹp, tốt bụng và yêu quý mọi người. Nhà Vua và hoàng hậu rất hạnh phúc, ngoại trừ một điều. Họ chưa có con.

Vào một đêm trăng tròn, Hoàng hậu Ma Da mơ thấy một con voi trắng với sáu ngà. Những vị thông thái tiên đoán rằng ― Hoàng hậu sẽ sinh hạ một thái tử tài đức song toàn.

Mọi người trong cung điện chúc mừng khi nghe tin hoàng hậu sẽ sanh hạ thái tử.

Hoàng hậu Ma Da trở về nhà cha mẹ của mình, chuẩn bị sanh nở theo phong tục Ấn Độ. Nhà vua ra lệnh dọn dẹp, trang trí hoa và băng rôn dọc đường.
Khi đoàn tùy tùng đến vườn Lâm Tỳ Ni, hoàng hậu nói, ― Chúng ta dừng chân và nghỉ ngơi đêm nay trong vườn cây sum suê kia. Bấy giờ là tháng Năm. Những bông hoa trong vườn nở rộ, tỏa mùi hương thơm ngát. Nhưng con chim líu lo vang lừng, những con bướm dập dìu dọc lối đi của hoàng hậu và đoàn tùy tùng. Ánh sáng ban ngày bắt đầu lui dần, Mặt trăng sáng vằng vặc đang cao dần trên ngọn cây.

Hoàng hậu dừng chân dưới cây Sa La. Hoàng hậu với tay hái bông hoa. Ngay lúc đó, một bé trai khôi ngô, được sanh hạ từ hoàng hậu. Thân thể của bé trai phát ánh sáng chói lòa và khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú, với nhiều vẻ đẹp. Bầu trời tràn ngập hương thơm và những âm thanh thần tiên. Mọi người ai cũng vui mừng lúc thái tử được sanh hạ. Những con hươu và muôn thú trong vườn, ý thức về sự kiện đặc biệt đã đến và ngắm nhìn thái tử.

Mọi người ngạc nhiên, khi thái tử cất tiếng nói ― “Ta là người cao quý nhất thế giới. Ta là người thông thái nhất thế giới. Đây là lần sinh cuối cùng của ta”. Rồi thái tử mỉm cười và đi bảy bước chân. Hoa sen nở dưới chân khi thải tử đi qua.

Lúc đoàn tùy tùng về đến cung điện. Nhà vua nhìn thấy con mình và nói, ― Ta rất vui sướng. Hãy để cho mọi người vui sướng với ta.

Trên đỉnh núi cao hiểm trở, có một người tên là A Tư Ðà sinh sống, nguời này rất thông thái có thể đoán trước tương lai. Một ngày kia, ông ấy nhìn thấy hào quang tỏa sáng rực rỡ mọi nơi và biết rằng có thể thái tử đã sinh thành. Ông ấy xuống núi đi đến cung điện, và chúc mừng nhà vua về sự ra đời của thái tử thiên tài.

― Xin chúc mừng nhà vua và hoàng hậu, đã sinh hạ được cháu bé tài giỏi, A Tư Đà nói với vẻ vui mừng. Rồi bất chợt ông ấy thở dài, chảy nước mắt.

Nhà vua lo sợ hỏi, ― Liệu sẽ có điều không may với cháu bé?

A Tư Đà trả lời, ―Thần không thấy điều gì có thể làm tổn thương cháu bé. Cháu bé này được sinh ra để mang lại hạnh phúc cho thế giới. Cháu bé sẽ trở thành thủ lĩnh của mọi người. Thần khóc bởi hạnh phúc, vì cháu được sinh ra trên mảnh đất của chúng ta. Nhiều điều kì diệu sẽ xảy ra. Thần khóc bởi vì thần chết sớm và không kịp được học hỏi từ người.

Cậu bé này sẽ ngự trị khắp thế giới và trở thành Đức Phật. Tên cậu bé nên đặt là Tất Đạt Đa, có nghĩa là điều ước được thỏa mãn. Vị thông thái không nói gì thêm, ông lui về hang động của mình trên đỉnh núi tuyết phủ. Đức vua và hoàng hậu rất lo lắng khi nghe điều này, vì sợ rằng thái tử sẽ đi tu như lời tiên đoán, và không nối ngôi để trị vì thiên hạ trong tương lai.

(Trích: Những mẫu chuyện Phật giáo dành cho thiếu nhi - tập 2 - Đức Kiên)