Lời Phật dạy

"Không làm các việc ác, Siêng làm các điều lành, Giữ tâm ý trong sạch, Đó là lời Phật dạy!" (Kinh Pháp Cú)
Showing posts with label hocdehieutrachnhiem. Show all posts
Showing posts with label hocdehieutrachnhiem. Show all posts

Saturday, March 22, 2025

Sống có trách nhiệm

 


Sống có trách nhiệm

“Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi xem mình đã làm được gì cho tổ quốc”
(Tổng thống Mỹ – Kennedy)

Là người Việt Nam, ai cũng mang trong mình dòng máu yêu nước, kế thừa từ ông cha với truyền thống chống ngoại xâm kiên cường. Chính dòng máu đó đã thôi thúc mọi người, nhất là tuổi trẻ, phải làm gì đó để đóng góp cho dân tộc và tổ quốc hôm nay. “Tuổi trẻ là tương lai của đất nước” là một câu thành ngữ cho thấy sứ mệnh và trách nhiệm to lớn của thế hệ trẻ đối với bản thân và tổ quốc. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể đóng góp một cách có trách nhiệm nếu ta hiểu rõ về thực trạng của bản thân và tổ quốc mình hôm nay.

Nhìn thẳng sự thật là điều mà chúng ta cần phải có, bởi quanh ta hiện có quá nhiều dối trá, che đậy, sự lẫn lộn giữa nhận định đúng và sai, khiến chúng ta cần phải tỉnh táo để có nhận thức đúng. Chúng ta thường tự hào khi nghe vài lời khen ngoại giao từ các tổ chức quốc tế, tự ru ngủ khi cho rằng mình đã đạt nhiều thành tựu to lớn, nhưng thực tế chưa hẳn là vậy. Phải nhìn thẳng sự thật là hiện đất nước chúng ta còn quá nghèo nàn, lạc hậu, giới trẻ thiếu lý tưởng, chuộng đời sống vật chất, bế tắc trong đường lối phát triển, tham nhũng tràn lan, đạo đức suy thoái trầm trọng…

Trước thực trạng xã hội như vừa thấy, trách nhiệm đặt ra đối với tuổi trẻ càng nặng nề hơn bao giờ hết. Tuổi trẻ cần phải vừa nổ lực học tập để hoàn thiện bản thân về mặt tri thức, đạo đức, đồng thời phải gánh vác trách nhiệm thúc đẩy, xây dựng cái mới tốt đẹp để dần dẹp bỏ những cái cũ xấu xa, kém cỏi, và lạc hậu – là di sản của thế hệ trước để lại.

  1. Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với bản thân:
  • Học tập và tự hoàn thiện: Tuổi trẻ cần nỗ lực học hỏi, rèn luyện bản thân, và phấn đấu vươn lên. Bởi chỉ có học hỏi con người mới có thể hoàn thiện bản thân về mặt tri thức chuyên môn, kiến thức và kỹ năng cần có để tạo dựng một cuộc sống an vui, hạnh phúc. Tinh thần sáng tạo, khám phá, và không ngừng học hỏi là những đặc điểm cần có.
  • Tự giác và rèn luyện ý thức đạo đức: Tuổi trẻ cần hiểu rằng trách nhiệm không chỉ là việc thực hiện nhiệm vụ, mà còn là việc sống có ý thức đạo đức. Tự giác trong việc giữ gìn phẩm chất, đạo đức, và tôn trọng người khác là quan trọng. Đạo đức là những nguyên tắc sống hướng thiện và hướng thượng, giúp cho ta trở thành một Con Người đúng nghĩa, biết sống vì mọi người thay vì chỉ ích kỷ nghĩ đến bản thân mình.
  1. Trách nhiệm của Tuổi Trẻ đối với Tổ Quốc:
  • Tham gia công tác xã hội: Tuổi trẻ nên tích cực tham gia vào các hoạt động công ích, tình nguyện, và giúp đỡ cộng đồng. Sự cống hiến và tinh thần tập thể sẽ giúp xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
  • Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ: Tuổi trẻ cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Đóng góp vào sự đoàn kết quốc gia là nền tảng của sự thịnh vượng.
  • Lao động để đóng góp cho sự phát triển quốc gia: Tuổi trẻ cần có tinh thần cống hiến, hoàn thành tốt công việc của mình dù bất kỳ ở vị trí nào, góp phần vào sự phát triển của đất nước. Điều này có thể thể hiện qua việc học tập, lao động, và tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội.

Trách nhiệm của tuổi trẻ không chỉ là việc thực hiện nhiệm vụ, mà còn là việc sống có ý thức và tinh thần đóng góp. Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng một đất nước vững mạnh và phát triển. Để làm được điều đó, tuổi trẻ còn phải góp phần vào việc thay đổi đất nước, đấu tranh với những thực trạng sai, xấu, khơi dậy ý thức tự cường, lòng tự trọng, và ý thức mạnh mẽ để thực hiện ước mơ đưa đất nước phát triển giàu mạnh, sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Có trách nhiệm đòi hỏi tuổi trẻ phải hoàn thành sứ mệnh của mình trong việc học tập, siêng năng, nổ lực trong công việc và cuộc sống. Ngoài ra, người trẻ còn phải không ngừng tu dưỡng bản thân, vượt qua những thói quen xấu, như: lười biếng, ham chơi, mê game, mê đánh bạc, đá gà, rượu bia, hút sách… Có chiến thắng những thói hư tật xấu của bản thân mình, mới có thể thực hiện trọn vẹn trách nhiệm với gia đình và xã hội được.

Một mục tiêu chung mà tuổi trẻ cần hướng tới đó là xây dựng một nước Việt Nam phú cường, hội nhập quốc tế, trong đó cần chú trọng đến sự đoàn kết dân tộc (mọi miền đất nước, trong vào ngoài nước), xây dựng một xã hội bình đẳng về cơ hội cho mọi người nếu có nổ lực đều sẽ có cơ hội phát triển, và khôi phục các giá trị văn hóa tốt đẹp của cha ông ta, như: trung thực, tôn trọng đời sống tâm linh, hiếu kính ông bà tổ tiên…

Hãy cùng đọc lại bài thơ kêu gọi tuổi trẻ đổi mới để thích ứng với thời đại mới và nắm lấy cơ hội và trách nhiệm để phục hung đất  nước của cụ Phan Bội Châu cách đây 1 thế kỷ để hiểu thêm tấm lòng người xưa, và nổ lực nhận lấy trách nhiệm của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay.

NHẬT NHẬT TÂN – HỰU NHẬT TÂN

Thưa các cô, các chị, các anh
Ngày đổi mới, người càng nên đổi mới
Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội
Ghé vai vào gánh vác việc giang san
Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan
Dây đoàn thể quyết ghe phen thành hiệp lại
Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi
Cởi lốt xưa mà tu dưỡng lấy tinh thần
Chẳng thèm ăn, chẳng thèm mặc, chẳng thèm chơi
Lấy gan sắt để dời non lấp bể
Lấy máu nóng rửa vết nhơ nô lệ
Mới thế này là mới hỡi chư quân
Chữ rằng – Nhật nhật tân, hựu nhật tân.

(Phan Bội Châu)

Saturday, October 24, 2020

HỌC ĐỂ HIỂU "TRÁCH NHIỆM" CỦA BẢN THÂN

HỌC ĐỂ HIỂU "TRÁCH NHIỆM" CỦA BẢN THÂN

Như tôi đă nói ở trên kia, "độc lập và tự do" dựa trên đạo lý của Trời đă trở thành nguyên tắc trong từng người cũng như của cả quốc gia chúng ta. Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc này thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng không sợ, huống hồ chúng ta lại phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền?

Giờ đây, chúng ta đă xác lập được tinh thần cơ bản: mọi người dân đều bình đẳng, vì thế chúng ta hăy yên tâm phát huy mọi khả năng sức lực và trí tuệ của mình.

Mỗi người đều có mỗi bổn phận, do đó phải tự vun đắp tài năng, rèn luyện nhân cách sao cho xứng đáng với bổn phận đó. Để làm được điều này, ai ai cũng phải học chữ, học ngôn ngữ. Có chữ, biết ngôn ngữ sẽ lư giải được mọi đạo lý của sự vật.

Nói đến đây chắc các bạn sẽ hiểu giúp tôi rằng: Học vấn là vấn đề cấp bách biết nhường nào.

Hiện nay, tầng lớp thường dân cũng đă sánh vai ngang hàng với tầng lớp Võ sĩ (samurai), cho nên con đường được lựa chọn vào các chức vụ trong chính quyền cũng mở ra cho chúng ta nếu chúng ta có tài.

Chúng ta phải tự giác trước bổn phận của bản thân, không chạy theo những hành động rồ dại, phải cẩn trọng.

Tôi chắc rằng không ai đáng thương hại hơn là những người vô tri thức, những người không hiểu lẽ phải, và cũng không ai khó giao tiếp hơn những người ấy. Vì không có tri thức, không có năng lực tự thức tỉnh nên họ căm ghét oán giận những người giàu có chính đáng, đôi khi họ tập hợp thành bầu đoàn đi đánh cướp.

Bản thân họ được pháp luật bảo vệ, nhưng hễ cứ cảm thấy bất lợi cho mình thì họ lại thản nhiên vi phạm, ngang nhiên phá luật.

Lại không có ít người, có được chút ít tài sản, tiền bạc thì chỉ lo tích trữ, cất giấu, không bao giờ suy nghĩ đầu tư cho con cháu học hành. Vì thế con cháu họ chỉ biết ăn chơi, lêu lổng, dốt nát và cứ thế tiêu pha tàn phá tài sản của ông cha mình.

Đối với nhũng người như vậy, không thể mang đạo lý ra để giảng giải mà chỉ có cách là dùng uy lực đe doạ chứ không có cách nào khác. Ám chỉ điều này, người phương Tây có câu tục ngữ: "Dân ngu tự chuốc lấy chính sách bạo tàn." Người dân tử tế nghiêm túc thì chính phủ cũng buộc phải tử tế nghiêm túc.

Nước Nhật chúng ta có dân, trên dân có chính phủ. Phẩm cách của dân rơi vào vòng ngu tối, vô học thức, luật pháp của chính phủ cũng trở nên hà khắc. Nhưng nếu quốc dân có chí học hành, tiếp thu văn minh thì không có cách nào khác, chính phủ cũng sẽ quảng đại, nhân đạo.

Luật nước hà khắc hay quảng đại hoàn toàn tuỳ thuộc vào thái độ, phẩm cách của quốc dân.

Có người dân nào lại mong muốn một chế độ chính trị tàn bạo?

Có người dân nào lại mong muốn cho đất nước kém phát triển?

Có người dân nào lại mong cho nước mình bị ngoại bang khinh miệt?

Không và không thể có. Đó chính là tình con người trong mỗi chúng ta.

Nếu như ai ai cũng một lòng một dạ báo đáp cho Tổ quốc, nơi mình sinh thành thì chúng ta không bao giờ phải lo nghĩ hay bất an đến tương lai, đến tiền đồ của Nhật Bản. Mục đích của chúng ta chỉ có một: giữ gìn hoà b́ình cho đất nước.

Do vậy, điều quan trọng hơn bất kỳ điều gì khác là mỗi người chúng ta ai ai cũng phải học hành, mở mang kiến thức, mài giũa tài năng, nhân cách sao cho xứng đáng với bổn phận của mình.

Ngược lại, chính phủ phải có trách nhiệm soạn thảo và thông báo đến mọi người dân những chính sách dễ hiểu. Mục tiêu duy nhất cho chính phủ là phải mang lại cuộc sống ấm no yên ổn cho dân.

Những lời về học vấn mà tôi khuyên nhủ các bạn cũng chỉ nhằm tới điều này.

Nhân dịp khai trương "Keio Nghĩa thục" tại quê tôi, huyện Nakatsu tỉnh Oita, tôi chấp bút viết chương này đưa cho bạn bè, đồng hương xem. Nhiều bạn hữu, sau khi đọc xong, nói với tôi rằng: Bài này không chỉ cho bạn bè, đồng hương mà nên gởi tới bạn đọc gần xa nữa, như vậy sẽ có hiệu quả hơn, nên tôi đã cho in thành nhiều bản để các bạn cùng đọc.

Tháng 2 năm Minh Trị thứ năm (tức năm 1871)
(Nguồn: Khuyến học - Fukuzawa Yukichi)