CƯ TRẦN LẠC ĐẠO PHÚ
Hội 8
Chưng ấy :
Chỉn xá tua rèn;
Chớ nên tuyệt học.
Lay ý thức, chớ chấp trằng trằng;
Nén niềm vọng, mựa còn xóc xóc.
Công danh mảng đắm, ấy toàn là những đứa ngây thơ;
Phúc tuệ gồm no, chỉn mới khá nên người thực cốc.
Dựng cầu đò, giồi chiền tháp, ngoại trang nghiêm sự tướng hãy tu;
Săn hỷ xả, nhuyễn từ bi, nội tự tại kinh lòng hằng đọc.
Rèn lòng làm Bụt, chỉn xá tua một sức dồi mài;
Đãi cát kén vàng, còn lại phải nhiều phen lựa lọc.
Xem kinh đọc lục, làm cho bằng thửa thấy thửa hay;
Trọng Bụt tu thân, dùng mựa lỗi một tơ một tóc.
Cùng nơi ngôn cú, chỉn chăng hề một phút ngại lo;
Rất thửa cơ quan, mựa còn để tám hơi lọt lọc.
Hội 9
Vậy cho hay :
Cơ quan Tổ giáo;
Tuy khác nhiều đàng,
Chẳng cách mấy gang.
Chỉn xá nói từ sau Mã Tổ;
Ắt đã quên thuở trước Tiêu Hoàng.
Công đức toàn vô, tính chấp si càng thêm lỗi;
Khuếch nhiên bất thức, tai ngu mảng ắt còn vang.
Sanh Thiên Trúc, chết Thiếu Lâm, chôn dối chân non Hùng Nhĩ;
Thân bồ đề, lòng minh kính, bài giơ mặt vách hành lang.
Vương lão chém mèo, lạt trẩy lòng ngừa thủ tọa;
Thầy Hồ khua chó, trỏ xem trí nhẹ con giàng.
Chợ Lư Lăng gạo mắc quá ư, chẳng cho mà cả;
Sở Thạch Đầu đá trơn hết tấc, khôn đến thưa đang.
Phá Táo cất cờ, đạp xuống dấu thiêng thần miếu;
Câu Chi day ngón, dùng đòi nếp cũ ông ang.
Lưỡi gươm Lâm Tế, nạng Bí Ma, trước nạp tăng no dầu tự tại;
Sư tử ông Đoan, trâu thầy Hựu, răn đàn việt hượm xá nghênh ngang.
Đưa phiến tử, cất trúc bề, nghiệm kẻ học cơ quan nhẹ nhẵn;
Xô hòn cầu, cầm mộc thược, bạn thiền hòa chước móc khoe khoang.
Thuyền tử rà chèo, dòng xanh chửa cho tịn tẩy;
Đạo ngô múa hốt, càn ma dường thấy quái quàng.
Rồng Yển lão nuốt càn khôn, ta xem chỉn lệ ;
Rắn ông Tồn ngang thế giới, người thấy ắt giang.
Cây bách là lòng, thác ra trước phải phương Thái Bạch;
Bính Đinh thuộc hỏa, lại trở sau lỗi hướng Thiên Cang.
Trà Triệu lão, bánh Thiều Dương, bầy thiền tử hãy còn đói khát;
Ruộng Tào Khê, vườn Thiếu Thất, chúng nạp tăng những để lưu hoang.
Gieo bó củi, nẩy bông đèn, nhân mang mới nát;
Lộc đào hoa, nghe tiếng trúc, mặc vẻ mà sang.
Hội 10
Tượng chúng ấy,
Cốc một chân không;
Dùng đòi căn khí.
Nhân lòng ta vướng chấp khôn thông;
Há cơ Tổ nay còn thửa bí.
Chúng tiểu thừa cốc hay chửa đến, Bụt xá ngăn bảo sở hóa thành;
Đấng thượng sĩ chứng thực mà nên, ai ghẽ có sơn lâm thành thị.
Núi hoang rừng quạnh, ấy là nơi dật sĩ tiêu dao;
Chiền vắng am thanh, chỉn thực cảnh đạo nhân du hí.
Ngựa cao tán cả, Diêm vương nào kể đứa nghênh ngang;
Gác ngọc lầu vàng, ngục tốt thiếu chi người yêu quý.
Chuộng công danh, lồng nhân ngã, thực ấy phàm phu;
Say đạo đức, dời thân tâm, định nên thánh trí.
Mày ngang mũi dọc, tướng tuy lạ xem ắt bẵng nhau;
Mặt thánh lòng phàm, thực cách nhẫn vàn vàn thiên lý.
Kệ rằng :
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên,
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích,
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên,
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích,
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
------
VUI ĐẠO CÕI TRẦN
Hồi thứ 8
Vậy nên hãy khá tu rèn,
Chớ nên sao lãng, bỏ đèn huệ tâm,
Chuyển ý thức, chớ chấp lầm,
Vọng tâm xả bỏ, dứt mầm lao xao.
Đường công danh, biết bao người mãi,
Tuệ phúc tu, mới phải người hay,
Dựng cầu, xây tháp, siêng thay,
Từ bi, hỷ xả, ngày ngày tụng kinh.
Chuyên sức tu, rèn mình làm Bụt,
Tốn nhiều phen lựa lọc đãi vàng,
Theo kinh, tu chứng rõ ràng,
Tu theo gương Bụt, lỗi càng sạch trơn.
Không lo ngại, khởi tình thương,
Nói làm như nhất – tâm thường an vui,
Việc làm chuyên nhất không lùi,
Tu thân, tu ý, chẳng lui bao giờ.
Hồi thứ 9
Cho hay lời dạy khác nhau,
Tổ sư một ý, khác nào mấy gang.
Nhớ sự tích Tiêu Hoàng ngày trước,
Lời tổ sư, công đức đều không ,
Từ sau Mã Tổ rất đông,
“Nhân tâm trực chỉ…”, vẫn trong ý này.
Sanh Thiên Trúc, chết Thiếu Lâm, giả chôn chân núi Hùng Nhĩ [1];
“Thân bồ đề, lòng minh kính” [2], viết lên mặt vách hành lang.
Vương lão chém mèo [3], để thử lòng ngừa thủ tọa;
Thầy Hồ khua chó, chỉ xem trí nhẹ cháu con.
Chợ Lư Lăng gạo mắc quá ư, chẳng cho mặc cả;
Chốn Thạch Đầu đá trơn quá sức, khó đến hỏi han.
Phá bếp dẹp cờ, đạp xuống dấu thiêng thần miếu;
Câu Chi giơ ngón, dùng theo nếp cũ ông cha.
Lưỡi gươm Lâm Tế, nạng Bí Ma, trước tăng sĩ tùy nghi tự tại;
Sư tử ông Đoan, trâu thầy Hựu, răn phật tử chớ nghênh ngang.
Đưa cây quạt, ném thiền trượng, nghiệm kẻ học lòng nhẹ nhẵn;
Xô quả cầu, cầm gáo gỗ, bạn thiền cùng khoe mưu chước.
Thuyền Tử đánh chèo, dòng xanh vẫn chưa rửa sạch;
Đạo ngô múa hốt, càn ma dường thấy quái lạ.
Rồng lão Yển nuốt trời đất, ta xem chỉ sợ;
Rắn ông Tồn ngang thế giới, người thấy ắt đồn đại.
Cây bách phía trước, nghĩa đằng tây lại hiểu đằng đông;
Bính Đinh thuộc hỏa, Phật phương nam lại tìm phương bắc.
Trà Triệu lão, bánh Thiều Dương, bầy thiền tử còn đói khát;
Ruộng Tào Khê, vườn Thiếu Thất, chúng tăng vẫn để lưu hoang.
Gieo củi, nẩy đèn, tham mới ngộ,
Nhìn đào, nghe trúc, tỏ đúng thời,
Mới hay mê ngộ trong đời,
“Kiến tánh thành Phật”, ấy lời tổ sư.
Hồi thứ 10
Những việc ấy chỉ cùng chân lý
Đại chúng mê, căn trí không đồng
Do lòng vướng chấp khôn thông,
Chứ đâu phải tổ hẹp lòng giấu ta.
Chúng tiểu thừa trí căn còn cạn,
Bụt khuyến tu, chỉ dẫn hóa thành.
Thượng căn, trí sáng tâm nhanh,
Đâu cần phân biệt thị thành, sơn lâm.
Núi hoang vắng, là nơi tu đạo;
Chùa tịnh thanh, chỗ đạo nhân tìm.
Diêm vương nào kể áo xiêm,
Lầu son đâu thoát, nổi chìm tử vong.
Hình tướng khác, thực ra chẳng khác
Lòng phàm phu, mới khác thánh hiền
Phàm phu – nhân ngã, bạc tiền,
Thánh nhân – tu đạo, vui miền trí chơn.
Kệ rằng :
Ở đời vui đạo hãy tùy duyên,
Nếu đói thì ăn, mệt ngủ liền.
Trong nhà đầy báu, thôi tìm kiếm,
Trước cảnh vô tâm, khỏi hỏi thiền.
Chớ nên sao lãng, bỏ đèn huệ tâm,
Chuyển ý thức, chớ chấp lầm,
Vọng tâm xả bỏ, dứt mầm lao xao.
Đường công danh, biết bao người mãi,
Tuệ phúc tu, mới phải người hay,
Dựng cầu, xây tháp, siêng thay,
Từ bi, hỷ xả, ngày ngày tụng kinh.
Chuyên sức tu, rèn mình làm Bụt,
Tốn nhiều phen lựa lọc đãi vàng,
Theo kinh, tu chứng rõ ràng,
Tu theo gương Bụt, lỗi càng sạch trơn.
Không lo ngại, khởi tình thương,
Nói làm như nhất – tâm thường an vui,
Việc làm chuyên nhất không lùi,
Tu thân, tu ý, chẳng lui bao giờ.
Hồi thứ 9
Cho hay lời dạy khác nhau,
Tổ sư một ý, khác nào mấy gang.
Nhớ sự tích Tiêu Hoàng ngày trước,
Lời tổ sư, công đức đều không ,
Từ sau Mã Tổ rất đông,
“Nhân tâm trực chỉ…”, vẫn trong ý này.
Sanh Thiên Trúc, chết Thiếu Lâm, giả chôn chân núi Hùng Nhĩ [1];
“Thân bồ đề, lòng minh kính” [2], viết lên mặt vách hành lang.
Vương lão chém mèo [3], để thử lòng ngừa thủ tọa;
Thầy Hồ khua chó, chỉ xem trí nhẹ cháu con.
Chợ Lư Lăng gạo mắc quá ư, chẳng cho mặc cả;
Chốn Thạch Đầu đá trơn quá sức, khó đến hỏi han.
Phá bếp dẹp cờ, đạp xuống dấu thiêng thần miếu;
Câu Chi giơ ngón, dùng theo nếp cũ ông cha.
Lưỡi gươm Lâm Tế, nạng Bí Ma, trước tăng sĩ tùy nghi tự tại;
Sư tử ông Đoan, trâu thầy Hựu, răn phật tử chớ nghênh ngang.
Đưa cây quạt, ném thiền trượng, nghiệm kẻ học lòng nhẹ nhẵn;
Xô quả cầu, cầm gáo gỗ, bạn thiền cùng khoe mưu chước.
Thuyền Tử đánh chèo, dòng xanh vẫn chưa rửa sạch;
Đạo ngô múa hốt, càn ma dường thấy quái lạ.
Rồng lão Yển nuốt trời đất, ta xem chỉ sợ;
Rắn ông Tồn ngang thế giới, người thấy ắt đồn đại.
Cây bách phía trước, nghĩa đằng tây lại hiểu đằng đông;
Bính Đinh thuộc hỏa, Phật phương nam lại tìm phương bắc.
Trà Triệu lão, bánh Thiều Dương, bầy thiền tử còn đói khát;
Ruộng Tào Khê, vườn Thiếu Thất, chúng tăng vẫn để lưu hoang.
Gieo củi, nẩy đèn, tham mới ngộ,
Nhìn đào, nghe trúc, tỏ đúng thời,
Mới hay mê ngộ trong đời,
“Kiến tánh thành Phật”, ấy lời tổ sư.
Hồi thứ 10
Những việc ấy chỉ cùng chân lý
Đại chúng mê, căn trí không đồng
Do lòng vướng chấp khôn thông,
Chứ đâu phải tổ hẹp lòng giấu ta.
Chúng tiểu thừa trí căn còn cạn,
Bụt khuyến tu, chỉ dẫn hóa thành.
Thượng căn, trí sáng tâm nhanh,
Đâu cần phân biệt thị thành, sơn lâm.
Núi hoang vắng, là nơi tu đạo;
Chùa tịnh thanh, chỗ đạo nhân tìm.
Diêm vương nào kể áo xiêm,
Lầu son đâu thoát, nổi chìm tử vong.
Hình tướng khác, thực ra chẳng khác
Lòng phàm phu, mới khác thánh hiền
Phàm phu – nhân ngã, bạc tiền,
Thánh nhân – tu đạo, vui miền trí chơn.
Kệ rằng :
Ở đời vui đạo hãy tùy duyên,
Nếu đói thì ăn, mệt ngủ liền.
Trong nhà đầy báu, thôi tìm kiếm,
Trước cảnh vô tâm, khỏi hỏi thiền.
------
[1] Nói về sự tích Tổ Bồ Đề Đạt Ma, người đưa Thiền tông từ Ấn Độ vào Trung Hoa, đồng thời cũng là tổ sư của võ phái Thiếu Lâm. Theo truyền thuyết, sau khi ngài mất, đem chôn ở chân núi Hùng Nhĩ. Sau đó, có người thương buôn về bảo đã gặp ngài giữa đường, trên tay quãy 1 chiếc dép. Mọi người thấy lạ, cho lệnh đào mộ ngài lên, thì chỉ thấy trong quan tài có 1 chiếc dép mà thôi.
[2] Nói về sự tích Lục tổ Huệ Năng. Khi Ngũ tổ muốn truyền y bát, ngài nói với các đệ tử, mỗi người làm một bài thơ, nếu ai chứng ngộ thì sẽ được kế tục sự nghiệp của ngài. Một đệ tử lớn lúc đó là Thần Tú đã làm 1 bài thơ, nhưng không dám trình, bèn viết lên vách, với nội dung "Thân như cội bồ đề, Tâm như đài gương sáng, Ngày ngày năng lau chùi, Đừng để cho bụi dính". Ngài Huệ Năng lúc đó đang giã gạo trong bếp, nghe được bài thơ trên, biết người viết chưa tỏ ngộ, bèn nhờ 1 người viết dùm 1 bài bên cạnh, với nội dung "Bồ đề vốn không thân, Gương sáng đâu cần đài, Xưa nay không một vật, Chỗ nào vướng trần ai?". Cuối cùng, Huệ Năng được trao y bát từ Ngũ tổ, trở thành tổ sư thiền đời thứ 6 của thiền tông Trung Hoa.
[3] Toàn bộ đoạn này nói về các điển tích Thiền học, xem thêm trong Nửa Ngày Của Thái Thượng Hoàng, Nhật Quang, NXB.Tổng Hợp Tp.HCM.
(hết)