Lời Phật dạy

"Không làm các việc ác, Siêng làm các điều lành, Giữ tâm ý trong sạch, Đó là lời Phật dạy!" (Kinh Pháp Cú)

Thursday, September 30, 2010

4 NGÀN NĂM VĂN HIẾN


"Lịch sử Việt Nam 4000 năm văn hiến" là câu chúng ta thường rất hay nghe. Nhưng nhiều người không biết tại sao gọi là văn hiến mà không phải là văn hóa. Bởi vì, văn hóa được chia cụ thể hơn thành 2 phần là văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hiến và văn hóa vật chất hay còn gọi là văn vật. Do đó, người ta thường nói "Hà Nội ngàn năm văn vật". Tiếc thay, cái văn hóa vật chất ít ỏi đó đã bị mai một dần đi, không chỉ do chiến tranh trong suốt 1000 năm đó, mà còn do chính bàn tay của thế hệ sau phá hủy bởi vì thiếu hiểu biết.

Trước đây cả ngàn năm, một trong những mục tiêu lớn nhất của người Trung Quốc khi muốn thôn tính Việt Nam, đó là tiêu diệt văn hóa. Và họ đã thành công phần nào đối với văn hóa vật chất, nhưng vẫn chưa thể xâm phạm được đến văn hóa tinh thần. Bởi vẫn còn đó lũy tre làng, mái đình, cây đa, làn quan họ... Ông cha ta còn cố gắng để làm rõ thêm văn hóa Việt, bằng những sự khác biệt ở chữ viết, cách mặc áo, để tóc, nhuộm răng... Đó là lý do mà dân tộc Việt Nam vẫn tồn tại và phục quốc sau 1000 năm bị đô hộ. Nhờ đó mà việc xây dựng đất nước và khôi phục văn hóa vật chất đã được các triều đại Lý, Trần khôi phục một cách nhanh chóng.

Thế mà, ngày nay, thành trì kiên cố của nền văn hiến 4000 năm sắp bị lung lay, bởi những thế hệ con cháu ngu dốt và yếu hèn. Một vài dẫn chứng, như việc làm các bộ phim mừng đại lễ "sặc mùi Tàu", các đài truyền hình thi nhau chiếu phim Tàu, các viện Khổng Tử được mọc lên tại các đại học, học sinh không hiểu biết và hứng thú đối với lịch sử đất nước, báo chí VN đăng lại các bài cổ vũ sự bành trướng của TQ, cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ văn hóa lại tiếp tay cho việc quảng bá văn hóa Tàu...

Càng nhìn vào thực trạng đất nước hiện nay, lại càng buồn! Nếu con cháu ngày nay, không biết thức tỉnh, cùng nhau bảo vệ nền văn hóa tinh thần của dân tộc, thì việc mất nước chỉ là một sớm một chiều mà thôi. Đó là lý do tại sao tôi không thể vui trước thềm kỷ niệm sự kiện ngàn năm một thuở này.

4 NGÀN NĂM VĂN HIẾN

Tổ quốc Việt Nam bốn ngàn năm
Sáng soi lịch sử những thăng trầm
Thái bình – ước vọng ông cha đó
Còn mãi lòng ta, ánh trăng rằm…

Văn hiến từ xưa đã dựng xây
Văn Lang, Âu Lạc - máu xương dầy
Một giọt máu hồng nòi Bách Việt
Chảy từ quá khứ đến ngày nay…

Trãi bao tàn phá bởi ngoại xâm
Văn hóa Việt Nam vẫn âm thầm
Sáng soi đốm lửa trong đêm tối
Để một ngày mai lại nảy mầm...

Còn nhớ truyện xưa thuyết Tiên Rồng
Trăm nòi Bách Việt, giống Lạc Hồng
Văn minh lúa nước, cùng vui sống,
Trống đồng, cung nỏ - vững non sông.

Ngày nay, chinh chiến đã sạch rồi
Hãy cùng dựng lại núi sông thôi
Con cháu gắng lòng, quê hương đó,
Văn hiến Việt Nam mãi sáng ngời…

(Quốc Trung)

Sunday, September 26, 2010

KM strategy based on Web 2.0

This is the presentation for my 2nd paper in Knowledge Management. The title is "Combination 2 KM strategies by Web 2.0". It talks about the important role of Web 2.0 in creating a more effective KM strategy.
Web 2.0 can be used for combining 2 main KM strategies (Personalization and Codification) and integrating various enabling technologies for KMS. This paper is published on the Proceeding of 3rd International Conference of Knowledge Science, Engineering and Management 2009 (Vienna, Austria).

Wednesday, September 15, 2010

ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM


ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM

Đất nước Việt Nam, đất nước tôi
Mỗi lần nghĩ đến lại bồi hồi
Bao nhiêu lịch sử oai hùng đó
Giờ chỉ còn trong sách vở thôi

Đất nước còn đây – quê ta đây
Chiến chinh đã hết biết bao ngày
Mà sao dân tộc còn đau khổ
Chia rẽ, nghèo nàn – do ai gây ?

Vong thân, vọng ngoại mất tự do
Một thời oanh liệt – hóa thành tro
Bao nhiêu lý tưởng, giờ đâu mất
Con đường phía trước, thấy mà lo ?

Đất nước này đâu của mình ai
Của chung dân tộc - “lắm người tài”
Cùng chung nỗi khổ, cùng ao ước
Sao chẳng cùng nhau - đắp, dựng, xây ?

Lắng nghe tiếng gọi của non sông,
Nghe dòng máu chảy, máu Tiên Rồng.
Quên đi danh lợi, quên thù hận
Sáng mãi ngàn năm – nước Lạc Hồng.

PQT