Ai học Phật cũng đều biết về bài giảng đầu tiên của Đức Phật ở vườn Nai về Bốn chân lý cao quý hay Tứ diệu đế ngay sau khi thành đạo. Trong đó, chân lý cao quý thứ nhất là Đời là bể khổ. Những người học Phật hời hợt thường dựa vào đây để chê bai Phật giáo là bi quan, yếm thế. Bởi họ đâu chịu đọc hết 4 chân lý cao quý. Trong đó, 3 chân lý còn lại Phật giảng dạy về nguyên nhân của khổ, về cảnh giới an vui của Niết bàn khi đã hết khổ, và con đường để đạt đến cảnh giới an vui đó.
Mọi người trong đời muốn được an vui, bằng cách trốn chạy khỏi khổ đau. Nghe đến khổ là sợ, là không muốn nghe nữa, hoặc bỏ chạy. Họ đâu biết rằng muốn hết khổ thì phải nhìn cho rõ khổ, tìm hiểu cho tận nguồn cơn của khổ thì mới thoát được nó. Điều quan trọng nhất để thoát khổ là phải nhìn rõ vào thực trạng khổ đau, tìm xem căn nguyên gốc rễ của nó ở đâu, thì mới có thể thoát khổ được.
Chúng ta cũng vậy, ai cũng muốn con cái học hành ở một môi trường giáo dục tử tế, muốn sống trong một không khí trong lành, thức ăn thức uống không nhiễm bẩn, chính quyền minh bạch, công chức không tham nhũng, hết lòng vì dân, cảnh sát quân đội làm đúng chức trách bảo vệ cuộc sống an lành của dân, xua đuổi kẻ thù xâm phạm bờ cõi... Thế nhưng, khi nhận thức ra hoàn cảnh đất nước không như mình mong đợi, hoặc toàn những điều ngược lại, chúng ta hoặc sợ hãi khi nói đến thực trạng bi đát đó, hoặc tìm đường bỏ chạy sang xứ khác. Liệu như thế có giúp giải quyết rốt ráo vấn đề không? Nếu tảng lờ như không biết đến nỗi khổ của đồng loại và của chính mình, liệu mình có thoát khỏi khổ đau đó hay không? Nếu bỏ chạy sang xứ khác, liệu có thể an vui một mình khi thấy thân thuộc, quê hương tiếp tục lầm than đau khổ hay không.
Nhiều người lập luận rằng, khi nói đến những tiêu cực của hoàn cảnh, của đất nước, dễ làm ta nản chí, buông xuôi, vì thấy rằng mình không thể thay đổi được gì. Nhưng không phải vậy, vì muốn thay đổi, trước hết mình phải biết rõ thực trạng đất nước, thì mới biết thay đổi cái gì và bắt đầu từ đâu. Chính ở điểm này mà đạo Phật thật sự rất tích cực chứ không phải tiêu cực như mọi người thường nghĩ. Vì người Phật tử biết rõ khổ, để tìm cách thoát khổ chứ không phải buông xuôi, hoặc trốn chạy hoàn cảnh.
Một câu nói rất hay của tổng thống Obama mà mọi người thường nghe trong chiến dịch tranh cử của ông là "Yes, we can". Vâng nếu nghĩ rằng chúng ta có thể thay đổi hoàn cảnh thì chúng ta có thể. Quan trọng nhất là chúng ta có dám nhìn vào thực tại hay không, có can đảm tìm đến căn nguyên sự khổ hay không mà thôi. Muốn thay đổi, nói như Trịnh Công Sơn là hãy "nhìn rõ quê hương, nhìn kỹ lại mình", rồi chúng ta sẽ biết phải làm gì cho đúng trong hoàn cảnh hiện nay.
Hãy cùng đọc lại ít dòng về Khổ đế dưới đây.
----
Chân lý cao quý thứ nhất: Đời là bể khổ
Đức Phật tìm ra cách giải quyết nổi khổ đau, bắt đầu bằng nhận diện khổ đau có mặt trong cuộc sống. Đây là cái chân lý cao quý thứ Nhất trong Bốn chân lý. Nếu mọi người ý thức những gì họ trải qua và quan sát kỹ những gì diễn ra xung quanh, họ sẽ thấy rằng cuộc sống là hoàn toàn khổ đau và không hạnh phúc. Khổ đau có thể là tinh thần hoặc thể xác.
Chân lý về khổ đau của sanh, lão, bệnh, tử là không thể tránh khỏi. Một vài người giàu có bây giờ có thể vui sướng, hạnh phúc và được chăm sóc cẩn thận trong cuộc sống, nhưng thời gian, không có gì chắc chắn họ không trải qua khổ đau. Điều tệ hại, không ai có thể chia sẽ nổi đau với người khác. Chẳng hạn, một người đàn ông có thể lo lắng người mẹ của mình đang ngày càng già yếu. Thật ra, anh ấy không thể chịu nổi đau của tuổi tác thay mẹ minh. Cũng vậy nếu một bé trai bị ốm, người mẹ không thể trải qua những cảm giác khó chịu vì bệnh tật thay cho đứa con của mình. Cuối cùng, cả nguời mẹ và người con trai không thể giúp đỡ lẫn nhau trong lúc cái chết cận kề.
Bên cạnh nỗi khổ về mặt thể chất, cũng có những nổi khổ về tinh thần. Con người cảm thấy cô đơn, buồn và chán nản khi người họ thương yêu xa cách hoặc bị chết. Họ trở nên buồn bực, khó chịu khi đối mặt với những điều họ không thích hoặc những điều họ không hài lòng. Con người cũng khổ đau khi họ không thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của họ. Chẳng hạn những thiếu niên, cảm thấy nản chí và giận dữ khi cha mẹ của họ không cho phép họ đi chơi quá khuya hoặc tiêu món tiền quá lớn cho những áo quần thời trang đắt tiền. Ngay cả, người lớn cũng không hạnh phúc nếu họ không đạt được sự giàu có, quyền lực hoặc danh tiếng theo tham vọng của bản thân họ.
Mọi người trong đời muốn được an vui, bằng cách trốn chạy khỏi khổ đau. Nghe đến khổ là sợ, là không muốn nghe nữa, hoặc bỏ chạy. Họ đâu biết rằng muốn hết khổ thì phải nhìn cho rõ khổ, tìm hiểu cho tận nguồn cơn của khổ thì mới thoát được nó. Điều quan trọng nhất để thoát khổ là phải nhìn rõ vào thực trạng khổ đau, tìm xem căn nguyên gốc rễ của nó ở đâu, thì mới có thể thoát khổ được.
Chúng ta cũng vậy, ai cũng muốn con cái học hành ở một môi trường giáo dục tử tế, muốn sống trong một không khí trong lành, thức ăn thức uống không nhiễm bẩn, chính quyền minh bạch, công chức không tham nhũng, hết lòng vì dân, cảnh sát quân đội làm đúng chức trách bảo vệ cuộc sống an lành của dân, xua đuổi kẻ thù xâm phạm bờ cõi... Thế nhưng, khi nhận thức ra hoàn cảnh đất nước không như mình mong đợi, hoặc toàn những điều ngược lại, chúng ta hoặc sợ hãi khi nói đến thực trạng bi đát đó, hoặc tìm đường bỏ chạy sang xứ khác. Liệu như thế có giúp giải quyết rốt ráo vấn đề không? Nếu tảng lờ như không biết đến nỗi khổ của đồng loại và của chính mình, liệu mình có thoát khỏi khổ đau đó hay không? Nếu bỏ chạy sang xứ khác, liệu có thể an vui một mình khi thấy thân thuộc, quê hương tiếp tục lầm than đau khổ hay không.
Nhiều người lập luận rằng, khi nói đến những tiêu cực của hoàn cảnh, của đất nước, dễ làm ta nản chí, buông xuôi, vì thấy rằng mình không thể thay đổi được gì. Nhưng không phải vậy, vì muốn thay đổi, trước hết mình phải biết rõ thực trạng đất nước, thì mới biết thay đổi cái gì và bắt đầu từ đâu. Chính ở điểm này mà đạo Phật thật sự rất tích cực chứ không phải tiêu cực như mọi người thường nghĩ. Vì người Phật tử biết rõ khổ, để tìm cách thoát khổ chứ không phải buông xuôi, hoặc trốn chạy hoàn cảnh.
Một câu nói rất hay của tổng thống Obama mà mọi người thường nghe trong chiến dịch tranh cử của ông là "Yes, we can". Vâng nếu nghĩ rằng chúng ta có thể thay đổi hoàn cảnh thì chúng ta có thể. Quan trọng nhất là chúng ta có dám nhìn vào thực tại hay không, có can đảm tìm đến căn nguyên sự khổ hay không mà thôi. Muốn thay đổi, nói như Trịnh Công Sơn là hãy "nhìn rõ quê hương, nhìn kỹ lại mình", rồi chúng ta sẽ biết phải làm gì cho đúng trong hoàn cảnh hiện nay.
Hãy cùng đọc lại ít dòng về Khổ đế dưới đây.
----
Chân lý cao quý thứ nhất: Đời là bể khổ
Đức Phật tìm ra cách giải quyết nổi khổ đau, bắt đầu bằng nhận diện khổ đau có mặt trong cuộc sống. Đây là cái chân lý cao quý thứ Nhất trong Bốn chân lý. Nếu mọi người ý thức những gì họ trải qua và quan sát kỹ những gì diễn ra xung quanh, họ sẽ thấy rằng cuộc sống là hoàn toàn khổ đau và không hạnh phúc. Khổ đau có thể là tinh thần hoặc thể xác.
Chân lý về khổ đau của sanh, lão, bệnh, tử là không thể tránh khỏi. Một vài người giàu có bây giờ có thể vui sướng, hạnh phúc và được chăm sóc cẩn thận trong cuộc sống, nhưng thời gian, không có gì chắc chắn họ không trải qua khổ đau. Điều tệ hại, không ai có thể chia sẽ nổi đau với người khác. Chẳng hạn, một người đàn ông có thể lo lắng người mẹ của mình đang ngày càng già yếu. Thật ra, anh ấy không thể chịu nổi đau của tuổi tác thay mẹ minh. Cũng vậy nếu một bé trai bị ốm, người mẹ không thể trải qua những cảm giác khó chịu vì bệnh tật thay cho đứa con của mình. Cuối cùng, cả nguời mẹ và người con trai không thể giúp đỡ lẫn nhau trong lúc cái chết cận kề.
Bên cạnh nỗi khổ về mặt thể chất, cũng có những nổi khổ về tinh thần. Con người cảm thấy cô đơn, buồn và chán nản khi người họ thương yêu xa cách hoặc bị chết. Họ trở nên buồn bực, khó chịu khi đối mặt với những điều họ không thích hoặc những điều họ không hài lòng. Con người cũng khổ đau khi họ không thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của họ. Chẳng hạn những thiếu niên, cảm thấy nản chí và giận dữ khi cha mẹ của họ không cho phép họ đi chơi quá khuya hoặc tiêu món tiền quá lớn cho những áo quần thời trang đắt tiền. Ngay cả, người lớn cũng không hạnh phúc nếu họ không đạt được sự giàu có, quyền lực hoặc danh tiếng theo tham vọng của bản thân họ.
Ngoài ra, thảm họa thiên nhiên như là động đất, lũ
lụt, hỏa hoạn có thể gây ra nhiều khổ đau cho con
người. Con người có thể đối mặt với những khó
khăn gây ra bởi chiến tranh và bất bình đẳng trong
xã hội.
Những rắc rối có thể xảy ra trong lớp học. Khi bạn đang cố gắng học bài, nhưng lớp quá ồn ào hoặc bạn bè đang cố quấy rầy bạn, bạn sẽ cảm thấy không hài lòng và giận dữ. Đôi khi, rắc rối có thể do chính bản thân bạn gây ra. Khi bạn không qua được kì thi, nó sẽ làm cho bạn cảm thấy đau buồn và thất vọng.
(Trích Bài giảng đầu tiên của Đức Phật - Tứ Diệu Đế)
Những rắc rối có thể xảy ra trong lớp học. Khi bạn đang cố gắng học bài, nhưng lớp quá ồn ào hoặc bạn bè đang cố quấy rầy bạn, bạn sẽ cảm thấy không hài lòng và giận dữ. Đôi khi, rắc rối có thể do chính bản thân bạn gây ra. Khi bạn không qua được kì thi, nó sẽ làm cho bạn cảm thấy đau buồn và thất vọng.
(Trích Bài giảng đầu tiên của Đức Phật - Tứ Diệu Đế)