Video clip Kỷ niệm chuyến hành hương Ấn Độ-Nepal 06/2025
A virtual world for sharing my knowledge, feeling and other meaningful things in my life.
Lời Phật dạy
Tuesday, June 24, 2025
Monday, June 23, 2025
Thăm tháp Niết Bàn & tháp Xá Lợi
Thăm tháp Niết Bàn & tháp Xá Lợi
Viếng thăm tháp Đại Giác
Viếng thăm tháp Đại Giác
Thursday, June 12, 2025
HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC
HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC
“Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả…”
Hồi hướng phước hôm nay
Đến chúng sanh mọi ngả
Dầu ít oi công đức
Cũng nguyện chia mọi loài
Bởi tâm không vô ngại
Niềm vui bỗng nhân hai
Công đức do tâm hiện
Bởi khai ngộ chuyển mê
Lánh ác, và phục thiện
Đem lợi lạc trăm bề
Bởi công đức vô lượng
Đem cho khắp chúng sanh
Phước đức sinh vô lượng
Phật đạo sẽ chóng thành!
Nam mô Công đức lâm Bồ tát Ma ha tát!
(Nguồn: Tập thơ Chánh niệm – Đức Kiên)
Tuesday, June 3, 2025
BÁT CƠM CÚNG DƯỜNG
BÁT CƠM CÚNG DƯỜNG
Thuở Đức Phật còn tại thế, hằng ngày Phật
và hàng đệ tử đi khất thực để mọi người có duyên gieo hạt giống lành vào thửa
ruộng phước của mình.
Trong mùa an cư, Phật thường thọ trai của
thí chủ phần đông là hàng cư sĩ, luân phiên nhau mang thức ăn sẵn vào Tịnh xá
cúng dường.
Trong giới tại gia của Đức Phật, có một
người học trò tuy của cải không bằng ai nhưng lại khá giàu lòng tốt. Phiên
chàng cúng dường thường vào những ngày cuối tháng. Những bữa cơm giản dị không
phải quý giá về phẩm chất,mà quý vì chàng đặt đó tất cả lòng thiết tha thành
kính của một đứa con thuần hiếu, mà lòng chân thành lắm khi làm cảm động đến
chư Thiên.
Khi sao mai vừa ló dạng, chàng thức dậy,
sửa soạn vớt chất đề hồ cho vào chiếc bình trắng trong, để lên chiếc bàn con
bằng gỗ chiên đàn, một gia bảo của mẹ chàng thuộc dòng Bà La Môn để lại cho
chàng. Chiếc bàn đã mấy đời dùng làm bàn sắp đồ cúng tế trong các buổi
lễ. Kế đó, những món rau đậu chính chàng trồng lấy ở vườn nhà được tự
tay chàng nấu nướng.
Hôm nào cũng như hôm nào, bữa cơm chàng sửa
soạn cúng dường Đức Phật cũng mang trọn tất cả lòng thành kính vui mừng. Chàng
khẩn nguyện cho cơm chàng cúng dường là bửa cơm đầy Pháp vị, tuy chàng biết vốn
liếng tu học của mình không được bao nhiêu và gia thế lại còn tệ hại hơn cả sự
hiểu biết của mình nữa.
Nhưng không biết tại sao tâm chàng thấy
hoan hỷ và tin tưởng rằng những bữa cơm đơn giản của mình mang đến cho người
thọ dụng tất cả niềm thanh tịnh, hoan hỷ. Và đó cũng là nguồn an ủi lớn nhất
trong kiếp hiện tại của chàng.
Mặt trời lên khá cao, chàng vui vẻ mang
thức ăn đi cúng dường Đức Phật. Con đường đi vào Tịnh xá Kỳ Hoàn thật êm ả trầm
lặng. Chàng không bao giờ ngắm mây bay hoa nở, bước chân chàng nhẹ nhàng thanh
thoát lướt qua không kịp nhuốm bụi đường, lòng chỉ lo quá ngọ Đức Phật không
kịp thọ dụng.
Nhưng có một hôm, ra khỏi nhà một đỗi,mắt
chàng dừng lại, bóng dáng một sinh vật thất thểu dưới nắng hè. Đó là một con
chó gầy guộc, lông lá rụng hết, từng mảng lở ghẻ loét hiện rõ dưới ánh mặt trời
chói chang. Bốn chân nó khẳng khiu xiêu vẹo không đỡ nổi chiếc thân vốn đã quá
gầy còm!
Hình như nó đánh hơi được thức ăn đang xách
trên tay nên lấm la lấm lét tiến lại gần. Nó không biết noí, nhưng đôi mắt van
nài, bộ tướng ủ rủ tiều tụy của nó, đủ nóí lên được với chàng rằng: “Tôi không
được ăn từ lâu lắm”.
Chàng đứng khựng lại. Bấy giờ, trước mắt
chàng chỉ có hình ảnh của một sinh vật đói lả, mà trong tay chàng lại có sửa,
cơm và thức ăn. Thật may phước cho nó quá! Chàng ngồi xuống bên đường, mở bình
bát ra, bày các thức ăn trước mặt nó. Con chó ăn không kịp thở, chàng hồi hộp
nhìn con vật cùng chia sớt với nó sự bằng lòng, niềm vui hy hữu đang âm thầm
tràn ngập tâm hồn. Trong một thoáng chiếc bình đề hồ, cơm, thức ăn hết sạch.
Bây giờ con chó no, thong thả ra đi. Chàng trông theo bước chân của nó, giờ đây
chắc chắn vững chải trên con đường và nở một nụ cười thoải mái. Nhưng, khi chó
vừa khất dạng sau rặng cây trước cửa Tịnh xá, chàng nhìn lại bình đề hồ và liễn
cơm với thức ăn sạch nhẵn, lo sợ kinh hoàng! Mặt trời rọi bóng chàng lùn xủn
trên mặt đường vậy là vừa đúng ngọ. Tới thì không dám, lùi cũng không đành, sau
một giây, thu hết can đảm, chàng hớn hở rảo bước vào Tịnh xá mà nước mắt lăn
tròn theo mồ hôi.
Đức thế Tôn dùng huệ nhãn soi rõ sự tình.
Ngài ngồi yên, đôi mắt như hai vì sao sáng, nụ cười hoan hỷ từ bi nở tươi làm
sáng một vùng trời.
Chàng nào dám ngó lên, đôi mắt e dè dán
chặt xuống đôi bàn chân tê dại. Tuy nhiên, chàng quyết không dối Phật, quyết
thú thật hết tội lỗi của mình, mà cũng không dám mong cầu được Phật tha
thứ.
- Bạch Thế Tôn! Hôm nay con có lỗi
nặng vô cùng…và tiếng chàng nhỏ dần như tắc nghẹn.
Đức Phật ôn tồn khuyến khích như thường lệ:
Hôm nay phải phiên con đem cơm cúng dường Như Lai đó không?
- Bạch Thế Tôn…! Tiếng chàng nức nở
trong nước mắt. Xin
Ngài thứ tội cho con. Vừa rồi trước Tịnh xá, con gặp con chó ghẻ đói lả con lú
lẫn quên mất giờ trai của Thế Tôn, con lỡ đem bình bát thức ăn cho con chó ăn
hết. Tội con xuẩn ngốc, vô lễ nặng nề không biết ngần nào.
Nhưng,
một vùng hào quang giữa đôi mày Đức Phật phóng ra ánh ngời Tịnh xá như những
hôm Phật lên Pháp tòa khởi điểm nói bài kinh trác tuyệt. Tiếng Ngài ngân vang,
từ ái tròn đầy:
-
“Mùa hạ này, Như Lai muốn cho các con biết, chỉ có hôm nay Như Lai thọ dụng một
bữa cúng dường rất thanh tịnh của một vị đại thí chủ, đầy đủ Pháp vị trong một
bữa cúng dường”.
(Nguồn: Những mẩu chuyện PG dành cho thiếu nhi - tập 1 - Đức Kiên)
Wednesday, May 7, 2025
Những Kỷ Niệm Không Quên Về Bồ Tát Thích Quảng Đức
“Có những phút làm nên lịch sử,
Có cái chết hoá thành bất tử,
Có những lời hơn mọi bài ca,
Có con người như chân lý sinh ra…”
Nhà thơ Tố Hữu đã viết những dòng thơ nay để ca ngợi con người liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, nhưng riêng tác giả lại muốn muợn những lời thơ này để nhận định và tán thán công đức Bồ Tát Thích Quảng Đức, người đã trọn đời âm thầm hoằng dương chánh pháp, từ các tỉnh miền Nam Trung bộ vào các tỉnh miềnNam, qua cả đến Cambodia, Lào và Myanmar (Miến điện)… để tu học và hoằng pháp độ sanh.
Đời Ngài là một tấm gương mẫu mực về đạo hạnh, đi tu từ năm lên 7, theo khổ hạnh đầu đà (khất thực), âm thầm xây dựng và trùng tu 31 ngôi chùa: 14 ngôi chùa ở miền Trung và 17 ngôi chùa ở miền Nam.
Nhưng tấm gương phi thường củaa Ngài chỉ xuất hiện vụt lên dữ dội, trong những phút giây lịch sử, trong cuộc đấu tranh sống còn của Phật giáo năm 1963, như đứng vụt dậy từ lòng đất, trong hình ảnh một vị bồ tát "tùng địa dũng xuất" ở phẩm thứ 15 của Kinh Pháp Hoa đã nói.
Cái chết của Ngài như làn sóng điện lan truyền khắp năm châu, hình ảnh của Ngài được đăng tải trên hầu hết các báo ở Âu Mỹ, nhiều bình luận gia đã xem sự hy sinh của Ngài như tiếng chuông báo tử cho chế độ nhà Ngô. Từ đó dẫn đến cuộc lật đổ chế độ bạo quyền, kỳ thị tôn giáo… của các tướng lãnh Sài Gòn (1/11/1963), chấm dứt một mùa pháp nạn của Phật Giáo Việt Nam.
Hình ảnh của Ngài ngày nay là biểu tượng cho tinh thần vô uý, cho sức mạnh đấu tranh Phật giáo, tô thắm thêm nét son vào trang sử đẹp của đạo Phật và dân tộc Việt Nam.
ThS. Phạm Văn Cảnh
---
Mục lục sách:
- Lời nói đầu
- Tiểu sử Bồ tát Quảng Đức
- Công đức xây dựng và trùng tu 14 ngôi chùa
- Lời tâm huyết của Người
- Di bút của HT. Thích Quảng Đức
- Niên biểu của Bồ tát Quảng Đức
- Thế giới nhìn về Người
- Ngày tháng và sự kiện
- Những lời châu ngọc
- Trái tim vì sao không cháy
- Trái tim hiện nay ở đâu?
---
Link tham khảo nội dung quyển sách Những kỷ niệm không quên về Bồ Tát Thích Quảng Đức có thể xem tại: http://thovan.trungpham.dx.am/uploads/Main/btquangduc.pdf
Monday, April 28, 2025
Bồi hồi miền đất Phật
Bồi hồi miền đất Phật
Monday, April 21, 2025
Lễ Phật
LỄ PHẬT
Chắp tay kính lễ Phật Đà
Cho con ánh sáng chan hoà từ đây
Trí khai tuệ mở phút giây
Nhân gian vén bỏ áng mây mê mờ
Từ ngài thị hiện đến giờ
Chúng sanh bớt khổ, đến bờ an vui
Sáng lên, bóng tối phải lùi
Hiểu thương xuất hiện, đẩy lui hận thù
Làm lành lánh dữ thiên thu an bình
Tự tu rồi độ chúng sinh
Đó là đền đáp chân tình Phật xưa
Giữ thân miệng ý sớm trưa
Bát chánh đạo đó nẻo đưa tâm về
Tinh cần vượt thoát nẻo mê
Đóa hoa cúng Phật - bồ đề chân tâm.
Monday, April 14, 2025
SIÊNG TU HỌC PHẬT
SIÊNG TU HỌC
PHẬT
Phật pháp thường trụ ở đời
Bởi do còn người tu học
Chánh pháp chính là châu ngọc
Siêng tu, gắng hiểu - ai ơi
Thấy pháp nơi từng trang sách
Thấy trong ánh mắt nụ cười
Pháp thân hiện bày đủ cách
Yêu thương, trí tuệ cho người
Thức dậy mỉm cười hạnh phúc
Cảm ơn ngày mới tinh khôi
Tu học - bây giờ là lúc
Nụ cười an lạc trên môi
Đi đứng không quên niệm Phật
Nói làm suy xét tâm mình
Bình đẳng - đối người tiếp vật
Phật tâm chiếu sáng lung linh
Siêng năng tiến tu từng chút
Mỗi ngày bụi bẩn lau chùi
Tận dụng mọi giây mọi phút
Phật tâm tỏa rạng nguồn vui…
Đức Kiên (tập thơ Chánh Niệm)
Saturday, March 22, 2025
Sống có trách nhiệm
Sống có trách nhiệm
“Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi xem mình đã làm được gì cho tổ quốc”
(Tổng thống Mỹ – Kennedy)
Là người Việt Nam, ai cũng mang trong mình dòng máu yêu nước, kế thừa từ ông cha với truyền thống chống ngoại xâm kiên cường. Chính dòng máu đó đã thôi thúc mọi người, nhất là tuổi trẻ, phải làm gì đó để đóng góp cho dân tộc và tổ quốc hôm nay. “Tuổi trẻ là tương lai của đất nước” là một câu thành ngữ cho thấy sứ mệnh và trách nhiệm to lớn của thế hệ trẻ đối với bản thân và tổ quốc. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể đóng góp một cách có trách nhiệm nếu ta hiểu rõ về thực trạng của bản thân và tổ quốc mình hôm nay.
Nhìn thẳng sự thật là điều mà chúng ta cần phải có, bởi quanh ta hiện có quá nhiều dối trá, che đậy, sự lẫn lộn giữa nhận định đúng và sai, khiến chúng ta cần phải tỉnh táo để có nhận thức đúng. Chúng ta thường tự hào khi nghe vài lời khen ngoại giao từ các tổ chức quốc tế, tự ru ngủ khi cho rằng mình đã đạt nhiều thành tựu to lớn, nhưng thực tế chưa hẳn là vậy. Phải nhìn thẳng sự thật là hiện đất nước chúng ta còn quá nghèo nàn, lạc hậu, giới trẻ thiếu lý tưởng, chuộng đời sống vật chất, bế tắc trong đường lối phát triển, tham nhũng tràn lan, đạo đức suy thoái trầm trọng…
Trước thực trạng xã hội như vừa thấy, trách nhiệm đặt ra đối với tuổi trẻ càng nặng nề hơn bao giờ hết. Tuổi trẻ cần phải vừa nổ lực học tập để hoàn thiện bản thân về mặt tri thức, đạo đức, đồng thời phải gánh vác trách nhiệm thúc đẩy, xây dựng cái mới tốt đẹp để dần dẹp bỏ những cái cũ xấu xa, kém cỏi, và lạc hậu – là di sản của thế hệ trước để lại.
- Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với bản thân:
- Học tập và tự hoàn thiện: Tuổi trẻ cần nỗ lực học hỏi, rèn luyện bản thân, và phấn đấu vươn lên. Bởi chỉ có học hỏi con người mới có thể hoàn thiện bản thân về mặt tri thức chuyên môn, kiến thức và kỹ năng cần có để tạo dựng một cuộc sống an vui, hạnh phúc. Tinh thần sáng tạo, khám phá, và không ngừng học hỏi là những đặc điểm cần có.
- Tự giác và rèn luyện ý thức đạo đức: Tuổi trẻ cần hiểu rằng trách nhiệm không chỉ là việc thực hiện nhiệm vụ, mà còn là việc sống có ý thức đạo đức. Tự giác trong việc giữ gìn phẩm chất, đạo đức, và tôn trọng người khác là quan trọng. Đạo đức là những nguyên tắc sống hướng thiện và hướng thượng, giúp cho ta trở thành một Con Người đúng nghĩa, biết sống vì mọi người thay vì chỉ ích kỷ nghĩ đến bản thân mình.
- Trách nhiệm của Tuổi Trẻ đối với Tổ Quốc:
- Tham gia công tác xã hội: Tuổi trẻ nên tích cực tham gia vào các hoạt động công ích, tình nguyện, và giúp đỡ cộng đồng. Sự cống hiến và tinh thần tập thể sẽ giúp xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
- Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ: Tuổi trẻ cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Đóng góp vào sự đoàn kết quốc gia là nền tảng của sự thịnh vượng.
- Lao động để đóng góp cho sự phát triển quốc gia: Tuổi trẻ cần có tinh thần cống hiến, hoàn thành tốt công việc của mình dù bất kỳ ở vị trí nào, góp phần vào sự phát triển của đất nước. Điều này có thể thể hiện qua việc học tập, lao động, và tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội.
Trách nhiệm của tuổi trẻ không chỉ là việc thực hiện nhiệm vụ, mà còn là việc sống có ý thức và tinh thần đóng góp. Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng một đất nước vững mạnh và phát triển. Để làm được điều đó, tuổi trẻ còn phải góp phần vào việc thay đổi đất nước, đấu tranh với những thực trạng sai, xấu, khơi dậy ý thức tự cường, lòng tự trọng, và ý thức mạnh mẽ để thực hiện ước mơ đưa đất nước phát triển giàu mạnh, sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Có trách nhiệm đòi hỏi tuổi trẻ phải hoàn thành sứ mệnh của mình trong việc học tập, siêng năng, nổ lực trong công việc và cuộc sống. Ngoài ra, người trẻ còn phải không ngừng tu dưỡng bản thân, vượt qua những thói quen xấu, như: lười biếng, ham chơi, mê game, mê đánh bạc, đá gà, rượu bia, hút sách… Có chiến thắng những thói hư tật xấu của bản thân mình, mới có thể thực hiện trọn vẹn trách nhiệm với gia đình và xã hội được.
Một mục tiêu chung mà tuổi trẻ cần hướng tới đó là xây dựng một nước Việt Nam phú cường, hội nhập quốc tế, trong đó cần chú trọng đến sự đoàn kết dân tộc (mọi miền đất nước, trong vào ngoài nước), xây dựng một xã hội bình đẳng về cơ hội cho mọi người nếu có nổ lực đều sẽ có cơ hội phát triển, và khôi phục các giá trị văn hóa tốt đẹp của cha ông ta, như: trung thực, tôn trọng đời sống tâm linh, hiếu kính ông bà tổ tiên…
Hãy cùng đọc lại bài thơ kêu gọi tuổi trẻ đổi mới để thích ứng với thời đại mới và nắm lấy cơ hội và trách nhiệm để phục hung đất nước của cụ Phan Bội Châu cách đây 1 thế kỷ để hiểu thêm tấm lòng người xưa, và nổ lực nhận lấy trách nhiệm của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay.
NHẬT NHẬT TÂN – HỰU NHẬT TÂN
Thưa các cô, các chị, các anh
Ngày đổi mới, người càng nên đổi mới
Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội
Ghé vai vào gánh vác việc giang san
Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan
Dây đoàn thể quyết ghe phen thành hiệp lại
Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi
Cởi lốt xưa mà tu dưỡng lấy tinh thần
Chẳng thèm ăn, chẳng thèm mặc, chẳng thèm chơi
Lấy gan sắt để dời non lấp bể
Lấy máu nóng rửa vết nhơ nô lệ
Mới thế này là mới hỡi chư quân
Chữ rằng – Nhật nhật tân, hựu nhật tân.
(Phan Bội Châu)