Rằm tháng 4 đã về, để đón mừng ngày đản sinh của Đức Phật, không có gì hay bằng đọc lại những giáo lý mà ngài đã giảng dạy. Chúng ta hãy cùng chiêm nghiệm và đắm mình trong ánh sáng trí tuệ và lòng từ bi vô hạn của ngài, để có thể hiểu và áp dụng các giáo pháp đó vào cuộc sống hiện tại, nhằm mang lại lợi lạc cho bản thân và xã hội.
Một điều mà ai cũng công nhận, đó là tư tưởng tự do trong giáo lý nhà Phật. Ngài không trói buộc các đệ tử trong một chủ thuyết, hay 1 đấng thần linh nào cả như các tôn giáo hay các phe phái chính trị thường làm đối với tín đồ của mình. Khi 1 đệ tử hỏi ngài phải chọn lựa tôn giáo nào để theo trong vô số tôn giáo, ngài trả lời rằng, mỗi người hãy dùng lý trí của mình để soi xét sự đúng, sai, tốt, xấu, thiện, ác của mỗi tôn giáo, chủ thuyết, rồi hãy tự quyết định con đường mình đi. Trong giáo pháp của đức Phật, không có ai ban phúc giáng họa cho chúng ta cả, mà chính những suy nghĩ, lời nói, hành động của mình tạo ra nghiệp và nghiệp đó đã ảnh hưởng trở lại cuộc sống của mình, y như là quy tắc phản lực trong vật lý học vậy.
Hiểu được tư tưởng tự do này, mỗi người sẽ có 1 cách hành xử phù hợp trong cuộc sống. Ví dụ, mình sẽ không trói buộc mình vào những chủ thuyết mà số đông cho là đúng (nhưng thực chất chỉ mang đến đau khổ và mất mát cho bản thân và xã hội), mình có thể đánh giá đúng con người và sự việc bằng 1 nhãn quan độc lập, thay vì nhắm mắt kết luận theo thành kiến hoặc ý kiến của cấp trên (như trong trường hợp bản án sai lầm đối với 2 em SV. yêu nước Phương Uyên & Nguyên Kha gần đây)...
Cuối cùng, mỗi người hãy tự nhắc nhở mình về lời dạy cuối cùng của Đức Phật trước khi nhập Niết bàn, đó là "Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi!" - Hãy suy nghĩ bằng trí óc của mình và hãy bước đi bằng đôi chân của mình, bạn nhé! Chúc tất cả một mùa Phật đản an lạc và hạnh phúc!
------
Tự do tư tưởng trong đạo Phật
Đức Phật cực lực
ủng hộ giáo pháp về lòng tự tin, thanh tịnh, nhã nhặn, giác ngộ, an lạc
và tình thương đại đồng. Ngài nhấn mạnh sự cần thiết của hiểu biết vì lẽ
không hiểu biết, phần tâm linh bên trong đưa đến trí tuệ không thể đạt
được.
Ngài nói: "Nếu quí vị muốn chấm dứt khổ đau, sợ hãi, hãy triển khai kỷ luật, từ bi và trí tuệ".
Lúc nào chúng ta cũng phải để cho đầu óc chúng ta tự do suy nghĩ và
hiểu rõ không cần ỷ lại vào ảnh hưởng bên ngoài. Kẻ nào trông cậy vào
người khác thì chẳng khác trẻ nít.
Chúng ta hãy theo gương
Đức Phật, Đức Phật nói khi Ngài thiền định để đạt giác ngộ thì không
đấng thiêng liêng nào đến thầm thì bên tai Ngài để khám phá những bí mật
giấu kín của sức mạnh tinh thần. Không một ai cho ngài một điều răn hay
giới luật nào.
Ngài nói: "Ta không
bao giờ có một vị Thầy nào hay một thần linh nào dạy ta hay bảo ta làm
cách nào để đạt được giác ngộ. Cái mà ta thành công là do sự cố gắng,
năng lực, kiến thức, thanh tịnh của chính ta để đạt được trí tuệ tối
thượng”.
Đó là lý do tại sao Ngài
nói trí tuệ “trỗi lên” nơi Ngài khi Ngài giác ngộ. Trí tuệ tiềm ẩn trong
tất cả chúng ta. Chúng ta chỉ cần tạo điều kiện đúng, trí tuệ sẽ phát
sinh.
Tự do tư tưởng, tự do tìm
hiểu phát xuất từ nội dung tinh thần và triết lý của Phật Giáo. Không
có một tổ chức tôn giáo nào trên thế giới lại tương tự, song hành như
vậy. Không bắt buộc, không cưỡng bách để tin theo hay chấp nhận giáo
pháp.
Đường hướng của Phật
Giáo là thấy và hiểu. Nó là thái độ khoa học của tâm trí. Giáo pháp vể
triết lý căn bản dạy trong Phật Giáo càng ngày càng minh chứng vững vàng
bởi những khám phá mới của khoa học.
Phật Giáo ủng hộ lòng tự tin, tự kiềm chế, tự tín nhiệm, tự thanh tịnh cho con người trong xã hội.
Một đặc tính đặc biệt của
Phật Giáo là tôn giáo này liên kết chặt với các lý tưởng dân chủ. Các
cuộc bàn cãi công khai phải được khuyến khích, cả đến những quan điểm
trái ngược cũng được phát biểu đưa đến tâm trí được mở rộng và sung mãn.
Những giới của các sư nam và sư nữ được cấu tạo hoàn toàn theo các
nguyên tắc dân chủ.
Việc này làm theo Pháp
khám phá ra bởi Đức Phật tối thượng, một đấng cởi mở và uy hùng can đảm
khích lệ các đệ tử không chấp nhận cả đến những gì Ngài tuyên bố mà
không khảo sát và xác tín.
Thực ra, Đức Phật đã
tuyên bố Pháp là thầy của Ngài và tất cả những gì Ngài làm là để tìm ra.
Chân lý của Pháp bao quát đã bị chìm dắm nơi con người vì ngu si. Chúng
ta phải để cho tâm trí chúng ta được tự do suy nghĩ không thành kiến và
không lệ thuộc.
Trước khi Ngài qua đời, Ngài dặn dò những lới cuối cùng “Hãy tìm nơi nương tựa ngay nơi các con”.
Tại sao sau 45 năm hoằng pháp, Ngài lại thốt ra những lời như vậy ? Tại
sao Ngài không khuyên mọi người tìm sự cứu rỗi nơi Ngài.
Cái Ngài muốn nói là
chúng ta không nên tìm sự cứu rỗi ỷ lại vào người khác. Chúng ta phát
triển lòng tự tin ngay nơi chúng ta. Lời khuyên răn thật tuyệt diệu và
cao thượng biết bao! Có lẽ bây giờ quí vị có thể hỏi: "Tại sao chúng tôi
nói “Buddham saranam gaccami"? (Tôi đến với Đức Phật để nương tựa)
Khi chúng tôi nói như
trên không có nghĩa là chúng tôi ỷ lại vào Đức Phật. Chúng tôi muốn nói
là nếu chúng tôi theo những phương pháp dạy bởi Đức Phật, chúng tôi sẽ
mở mang lòng tự tin để đạt được sự cứu rỗi. Chắc chắn chúng tôi không
nghĩ một ngày nào Đức Phật sẽ đến và mang chúng tôi đến “Thiên Đường”
trong một chuyến bay vinh quang.
Một số người nói rằng Đức
Phật chỉ là một người bình thường không phải là một Thượng đế, tại sao
dân chúng lại theo Ngài? Những người này không hiểu rằng người Phật tử
không trông chờ sự cứu rỗi từ nơi Đức Phật mà là thực hành phương pháp
cao thượng do Ngài dạy.
Phương pháp của Đức Phật
ngay từ lúc khởi đầu là chúng ta phải làm thế nào để phát triển lòng tự
tin qua việc rèn luyện tâm trí của chúng ta. Tự mình cố gắng, tự mình
thực hiện, đó là con đường duy nhất tiến đến sự cứu rỗi.
Bất cứ ai cũng có thể
đứng trước Đức Phật trong tư thế một người có phẩm cách chứ không phải
trong tư thế một người nô lệ. Với hy vọng và tự tin, một người có thể
quyết định vận mạng của chính mình.
Đức Phật hoan nghênh quí
vị nếu quí vị giữ lập trường như một con người có phẩm cách. Nhưng quí
vị phải sẵn sàng tỏ ra phải chăng và chịu nghe các lý luận có ý thức
trái ngược với niềm tin của quí vị nhưng lý luận này đáng được chú ý
đến. Đó là thái độ của một người hiểu biết.
Khi Ngài gần tịch diệt,
rất nhiều bậc quyền quí, thái tử, tộc trưởng, và cả đến những thánh
chúng với các vòng hoa đến gặp Ngài để tỏ bày lòng tôn kính của họ với
Ngài, nhưng Đức Phật sai Anan, thị giả của Ngài, nói với họ rằng nếu họ
muốn tỏ lòng tôn kính Ngài, họ chỉ việc theo đúng giáo lý của Ngài, vị
thầy của họ.
Trên đây cho thấy Ngài không muốn cá nhân Ngài được vinh danh hay đòi hỏi một sự phục tùng tuyệt đối cho uy quyền của Ngài.
(Nguồn: http://www.phattuvietnam.net/)
No comments:
Post a Comment