Lời Phật dạy

"Không làm các việc ác, Siêng làm các điều lành, Giữ tâm ý trong sạch, Đó là lời Phật dạy!" (Kinh Pháp Cú)

Monday, May 18, 2009

Phát triển bền vững và Bài tóan Bôxit

Phát triển bền vững:
Kinh nghiệm thế giới và Bài toán Bôxít Việt Nam

Trong giai đoạn vừa qua chúng ta cũng đã nghe rất nhiều phản biện xã hội về dự án Bôxít ở Tây Nguyên, Việt Nam. Đa số các ‎y kiến đã phản ánh về nhiều khía cạnh bất lợi của dự án. Chính phủ sau khi nghe các góp y cũng đã hứa hẹn sẽ xem xét thí điểm dự án, và sẽ không khai thác bằng mọi giá. Tuy nhiên, những động thái gần đây về việc triển khai dự án khiến những người quan tâm lo lắng về quyết tâm “khai thác bằng mọi giá” của giới làm chính sách ở Việt Nam, thể hiện ở việc không đưa ra thời hạn thí điểm dự án, không chỉ định cơ quan kiểm tra, giám sát trực tiếp, cũng như không đưa vấn đề ra bàn bạc, thảo luận trước quốc hội.

Bài viết này muốn xoay quanh khái niệm phát triển bền vững để giúp những người quan tâm nhận thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề quy họach phát triển kinh tế, mà có những hành động đúng đắn, mang lại sự phát triển bền vững cho đất nước và tránh đi vào vết xe đổ của các nước đã phát triển, để lại những nguy hại lâu dài cho mai sau.

1. Ngày nay, chúng ta thường nghe nói nhiều đến cụm từ “Phát triển bền vững” trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta phải chú ‎y nhiều đến môi trường sống, đến các giá trị xã hội và nhân văn của quá trình phát triển thay vì chỉ chú trọng đến lợi nhuận, khai thác cạn kiệt tài nguyên, bất chấp những ô nhiễm môi trường hay các tác hại về văn hóa, xã hội khác. Để có được sự phát triển bền vững đòi hỏi các chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân phải tốn nhiều thời gian, công sức, tiền bạc hơn trong việc khai thác, sản xuất, phân phối và tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ. Chẳng hạn, chính phủ phải cân nhắc nhiều hơn trong việc đưa ra các tiêu chuẩn, thiết lập các cơ chế kiểm soát đầy đủ hơn; doanh nghiệp phải hoàn thiện các hệ thống xử ly chất thải ra môi trường, phải hạn chế các quá trình chế tác tiêu tốn năng lượng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe công nhân và cộng đồng xung quanh; cá nhân phải chọn lọc sản phẩm tiêu thụ, kiểm soát các loại rác thải…
  • Tại sao xã hội ngày nay lại đề cao phát triển bền vững mặc dù nó đòi hỏi nhiều nổ lực xã hội và tốn kém chi phí nhiều hơn ? Bởi đó là bài học xương máu mà các nước phát triển đã trải qua và rút ra được trong quá trình công nghiệp hóa, do chú trọng phát triển bằng mọi giá mà bất chấp các tác hại môi trường và xã hội.
  • Lấy Nhật Bản làm ví dụ, để có được một xã hội Nhật phát triển và biết chú trọng đến vấn đề môi trường như ngày nay, họ cũng đã từng trãi qua kinh nghiệm về những thành phố chết chóc vì ô nhiễm, những dòng sông chứa đầy chất thải công nghiệp, và những hệ lụy về sinh thái, môi trường nghiêm trọng khi họ quyết tâm phát triển mà bất chấp sự mất cân bằng về sinh thái hay môi trường sống. Xin tham khảo 1 đoạn video clip về phát triển bền vững ở Nhật Bản (http://www.youtube.com/watch?v=6MEFYiId74o&feature=channel_page)

  • Phát triển bền vững ở Châu Á : Malaysia và Việt Nam (BBC) (http://www.youtube.com/watch?v=QD2C8gAkav4&feature=related)

2. Ảnh hưởng ô nhiễm môi trường của các dự án Bôxít trên thế giới
  • Khai thác Bauxite ở Guinea: Từ thiên đường thành địa ngục (http://www.youtube.com/watch?v=M0pKBfZagU0)

  • Hủy hoại môi trường từ khai mỏ ở Jamaica – 6/2008 (http://www.youtube.com/watch?v=vJa2ftQwfNY)

  • Công nghiệp dơ bẩn - bộ lạc Vedanta (Ấn Độ) và Bauxite (http://www.youtube.com/watch?v=2yNh1mXUxzE)

  • Úc cảnh giác trước những dự án khai mỏ khổng lồ của TQ (http://www.youtube.com/watch?v=MqaC-NiwMUE)


3. Kỹ thuật xử l‎y bùn đỏ của TQ và uy tín của nhà thầu TQ
  • Bùn đỏ là chất thải của quy trình sản xuất nhôm từ quặng bôxit có lượng phát thải lớn và gia tăng đột biến khi thực hiện kế hoạch phát triển công nghệ sản xuất vật liệu nhôm. Hơn nữa nó có tính ô nhiễm nên còn là mối quan tâm của các nhà môi trường. Theo bài viết “Bã Thải Của Dây Chuyền Sản Xuất Nhôm Từ Quặng Boxitở Việt Nam – Các Phương Pháp Xử Lý” của Ths. Trần Minh Hải, “Ở Việt Nam, chưa có công nghệ xử lý bùn đỏ nào được áp dụng ở quy mô lớn trên thực tế, công nghệ còn phức tạp, hiệu quả thu hồi thấp, giá thành xử lý cao, không đạt hiệu quả kinh tế. Chưa có công nghệ nào có khả năng xử lý toàn bộ lượng thải bùn đỏ”.
  • Kỹ thuật xử ly bùn đỏ của nhà thầu TQ cũng là một vấn đề cần đặt ra. Nếu chúng ta biết rằng gần đây, Trung Quốc đã ra lệnh đóng cửa 100 mỏ bôxít vì gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, thì chúng ta không thể tin tưởng là nhà thầu TQ đã có thể giải được bài tóan ô nhiễm do bùn đỏ ở Tây Nguyên. Mỏ bôxit Nhữ An, TQ đã bị đóng cửa sau một năm hoạt động vì nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, cùng nhiều chứng bệnh lạ xuất hiện. Nước này cũng ra quy định các doanh nghiệp khai thác bôxit chính quy phải trả lại hiện trạng đất đai như ban đầu sau bốn năm khai thác, nếu không đáp ứng tiêu chuẩn này sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn. Xin tham khảo video clip với tựa đề “Công nghiệp TQ và cảnh ô nhiễm” (http://www.youtube.com/watch?v=jcr-KLBOhv8&feature=channel_page )

  • Ngòai ra, theo bài báo đăng trên tạp chí Wallstreet ra ngày 28/3/2009, với tựa đề “Chalco's 2008 Net Plunges” thông báo về tình hình hoạt động thua lỗ của công ty Chalco trong năm 2008. Được biết Chalco chính là nhà thầu TQ sẽ thực hiện dự án Bauxite ở Tây Nguyên, điều này càng làm tăng mối lo ngại về chất lượng công trình sẽ được triển khai bởi nhà thầu này trong giai đọan sắp tới.

Từ những thông tin về ô nhiễm môi trường gây ra bởi các dự án khai thác Bôxít ở khắp nơi trên thế giới, tác hại của loại bùn đỏ, một chất thải của quá trình khai thác này đến công nhân và người dân địa phương, cũng như những hoài nghi về khả năng xử ly chất thải ô nhiễm của TQ và lo ngại về cam kết bảo vệ môi trường của nhà thầu Chalco trong tình hình làm ăn thua lỗ hiện nay, khiến những người có trách nhiệm không thể thờ ơ bỏ qua tính chất thiếu bền vững của dự án khai thác Bô xít ở Tây Nguyên hiện nay.

Từ bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế của các nước trên thế giới, những nhà làm chính sách ở nước ta cần phải cân nhắc thận trọng trước việc triển khai dự án khai thác Bôxít bằng mọi giá, mà không xem xét đến vấn đề khắc phục hậu quả. Hơn bao giờ hết, mục tiêu phát triển bền vững phải được đặt lên hàng đầu trong việc ra quyết định mang tính chiến lược quốc gia, nhất là nó đã được cảnh báo và can ngăn bởi nhiều nhà khoa học trong cả nước. Mong rằng những vị đại biểu nhân dân quan tâm đến vấn đề này một cách nghiêm túc và đem ra thảo luận trước quốc hội trong kỳ họp sắp tới.

5/2009 - Quốc Trung tổng hợp tư liệu từ nhiều nguồn trên Internet

Friday, May 8, 2009

PHẬT QUANG

PHẬT QUANG

Hào quang của Bụt sáng ngời
Nở bừng ánh sáng giữa đời khổ đau
Đẹp thay, pháp Bụt nhiệm màu
Khiến người giác ngộ, hồi đầu, chuyển tâm
Giúp người bể khổ, thăng trầm
Dừng tâm vọng niệm, trăng rằm sáng soi…

Sunday, May 3, 2009

Lễ Phật Đản

Lễ Phật Đản

(Source: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Phật Đản (zh. 佛誕; sa. Vaisakha; p. Visakha) là ngày kỷ niệm Đức Phật đản sanh tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm. Theo truyền thống Phật giáo Đông Á ngày này chỉ là ngày kỉ niệm Phật đản sanh; tuy nhiên, theo Phật giáo Nam truyềnPhật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp (Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn). Trước năm 1959 các nước Đông Á, thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch[1]. Nhưng Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo, Tích Lan, 25 tháng 5 đến 8 tháng 6 năm 1950, 26 nước là thành viên thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch[2].

Vai hinh anh ve lich su Phat Thich Ca tu khi dan sinh, toi khi xuat gia, thanh dao va nhap Niet Ban.