Lời Phật dạy

"Không làm các việc ác, Siêng làm các điều lành, Giữ tâm ý trong sạch, Đó là lời Phật dạy!" (Kinh Pháp Cú)
Showing posts with label gioto. Show all posts
Showing posts with label gioto. Show all posts

Saturday, April 29, 2023

MÙA TRĂNG



MÙA TRĂNG

PHẠM-TRƯỜNG-LINH
kính tặng thầy và anh em trong đêm giỗ tổ.

Trăng thứ nhất ta về đây giỗ tổ
Giữa vườn thầy thơm ngát hương hoa đêm,
Ta thấy trong hồn thẳm của anh em,
Một khát vọng vô cùng vô tận.

Nỗi thao thức đau hơn niềm uất hận,
Rất lung linh huyền ảo khó nên lời
Ta hiểu nhau đến tận đáy lòng người
Khi đèn tắt trăng mờ đêm tịch mịch.

Trăng thứ hai rặng cây xanh bờ liễu
Lối nghìn trùng miên miết đuổi theo ai
Trong sương khuya rớt rớt hột mưa dài
Ta đã thấy một chân trời viễn mộng

Con thưa thầy, giữa đường đời gió lộng
Đêm hôm nay xin đứng dậy làm người
Đêm Lam Sơn rừng núi đang gọi mời
Gió lồng lộng thổi qua hồn quá khứ,

Thưa cha mẹ, đây bắt đầu trang sử
Một mùa trăng kết tự mấy mùa trăng
Đây núi sông bàng bạc bốn nghìn năm
Đang trỗi dậy trong hồn người Bách Việt.

Hoa tư tưởng giữa trời xuân băng tuyết
Đóa tinh anh máu huyết tạo nên hình
Có nghe sông núi chuyển mình
Như hơi thở lúc tự tình nước non.

Thursday, April 2, 2020

Lễ hội xưa

Lễ hội xưa

Lễ hội xưa

Tiếng khèn dìu dặt khoan thai
Trống đồng vào hội những ngày xa xưa
Nam thanh nữ tú đong đưa
Nhịp chày khoan nhặt cũng vừa trống canh
Đoàn người khố dệt mong manh
Cùng chung điệu hát, họp thành lời ca
Hồn nhiên cuộc sống chan hòa
Nếp hương: cất rượu, săn gà: mồi ngon
Hóa thân lông vũ xoay tròn
Đàn chim xòe cánh lên non ngút ngàn
Cụ già: dùi trống vang vang
Bắt đầu lễ hội cả làng múa vui
Âm vang réo rắt đầy lùi
Nhọc nhằn, vất vả, chảy xuôi theo dòng
Mồ hôi rớt xuống thành sông
Chảy về nguồn cội, những dòng yêu thương
Cho người hiểu nghĩa "Quê hương"
Kể từ ngày ấy, vấn vương muôn đời

Vân Hà (TTHA)

Tuesday, March 5, 2019

Tình Dân Tộc


TÌNH DÂN TỘC


“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng” ¨
Quê hương đất nước của chung
Con Hồng cháu Lạc đều chung một nhà
Thương yêu, giúp đỡ dân ta
Đạo tình xưa ấy, tuy xa mà gần
Làm người quý nhất chữ Nhân
Nước nhà trọng nhất tinh thần quê hương
Đi đâu cũng nhớ cũng thương
Quê cha đất tổ, cội nguồn ông cha
Cùng trong một trứng mà ra
Đồng bào, chung một mẹ cha Tiên Rồng
Nhắc chuyện xưa để cùng mong
Thương nhau, con cháu Tiên Rồng hôm nay
Quê hương nhắc nhở hằng ngày
Cùng nhau chia sẻ đắng cay ngọt bùi
Chớ vì danh lợi ngựợc xuôi
Gây ra nỗi khổ, ngậm ngùi dân ta
Chớ vì cuộc sống xa hoa
Quên đi lời dặn ông cha thuở nào
Chớ vì tranh thấp tranh cao
Nước nhà xem nhẹ, đồng bào coi khinh
Chỉ lo lợi ích riêng mình
Quên tình dân tộc, nhẹ tình quê hương
Lời xưa ngẫm nghĩ, tỏ tường
Quốc gia làm trọng, quê hương yên bình
Giúp người, như giúp chính mình
Đồng bào, dân tộc – sáng tình quê hương…

PQT


¨ Ca dao Việt Nam

Thursday, April 6, 2017

Kính lễ vua Hùng

Kính lễ vua Hùng

Hôm nay giỗ tổ vua Hùng
Cháu con Bách Việt về cùng tri ân
Dâng hương kính lễ ân cần
Mong ngài phù hộ con dân Lạc Hồng

Hộ trì bền vững non sông
Dẹp tan giặc dữ đẹp lòng tổ tiên
Đắp xây, dựng lại ba miền
Hoàng Trường Sa mãi trong tim mọi người

Máu xương đã đổ ai ơi...
Muôn đàn chim Việt đáp lời núi sông
Giang Sơn gấm vóc mênh mông
Hồn thiêng đất nước hoà trong cõi nầy

Triệu Đà, Tô Định... phơi thây
Cùng quân bán nước, chốn này không dung
Linh thiêng, kính lễ vua Hùng
Mong đàn chim Việt hoà chung nỗi niềm

Dựng văn, giữ nước trong tim
Lòng người đoàn kết, quyết tìm lối ra
Tự do, độc lập đâu xa
Văn Lang dựng lại khúc ca thái bình...

Giỗ tổ Hùng Vương 2017 - PQT

Monday, March 26, 2012

MÙA TRĂNG



MÙA TRĂNG


PHẠM-TRƯỜNG-LINH
(Kính tặng thầy và anh em trong đêm giỗ tổ).

Trăng thứ nhất ta về đây giỗ tổ
Giữa vườn thầy thơm ngát hương hoa đêm,
Ta thấy trong hồn thẳm của anh em,
Một khát vọng vô cùng vô tận.

Nỗi thao thức đau hơn niềm uất hận,
Rất lung linh huyền ảo khó nên lời
Ta hiểu nhau đến tận đáy lòng người
Khi đèn tắt trăng mờ đêm tịch mịch.

Trăng thứ hai rặng cây xanh bờ liễu
Lối nghìn trùng miên miết đuổi theo ai
Trong sương khuya rớt rớt hột mưa dài
Ta đã thấy một chân trời viễn mộng

Con thưa thầy, giữa đường đời gió lộng
Đêm hôm nay xin đứng dậy làm người
Đêm Lam Sơn rừng núi đang gọi mời
Gió lồng lộng thổi qua hồn quá khứ,

Thưa cha mẹ, đây bắt đầu trang sử
Một mùa trăng kết tự mấy mùa trăng
Đây núi sông bàng bạc bốn nghìn năm
Đang trỗi dậy trong hồn người Bách Việt.

Hoa tư tưởng giữa trời xuân băng tuyết
Đóa tinh anh máu huyết tạo nên hình
Có nghe sông núi chuyển mình
Như hơi thở lúc tự tình nước non.

Sunday, April 18, 2010

GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG


GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ, mùng mười tháng ba”,

Nhớ lời nhắc của ông cha

Cháu con Hồng Lạc - chúng ta nhớ về

Cội nguồn – tổ quốc, làng quê

Người xưa dựng nước nhiều bề gian truân

Mở đầu lịch sử bao lần

Chống quân xâm lược, dạy dân kết đoàn

Chăm lo bờ cõi, mở mang

Xây nền văn hiến, nước – làng phân chia

Trống đồng, dấu tích còn kia

Văn minh lúa nước, chăm nghề nhà nông

Nối nghiệp xưa - thuở Lạc Long

Hùng Vương, mười tám đời trong thái bình,

Nào Sơn Tinh đánh Thủy Tinh

Cầu nàng công chúa đẹp xinh Mỵ Nường,

Nào An Tiêm thật đáng thương

Lưu đày ra đảo - còn ươm dưa về,

Nào ai công chúa cứu về

Thạch Sanh lòng tốt chẳng nề ác gian,

Nào khi dâng lễ phụ hoàng

Bánh chưng từ lúa hơn ngàn bạc kim

Trong kho lịch sử mãi tìm

Quốc hồn nhớ mãi – cánh chim xa nguồn

Như cây có cội có nguồn

Nhân ngày giỗ tổ, lòng luôn nhớ về

Việt Nam, sông núi, đồng quê

Trăm đàn chim Việt – hướng về tổ tiên

Sáng tình dân tộc ba miền

Cùng nhau thắp lại - hồn thiêng nước nhà…


PQT - 10/3 Đinh Hợi

Thursday, April 15, 2010

Hung King Festival

From 2007, Vietnamese government decided to have a public holiday in Vietnam to celebrate the Hung kings called Giỗ Tổ Hùng Vương (Hung King Festival) in Hùng temple. Hung Kings temple is located on Nghia Linh Mountain, Hy Lang Commune, Phong Chau Dist., Phu Tho Province. It will be on the 10th day of the 3rd lunar month of each year, which in 2010 will be 23 April.

This festival is very important to Vietnamese people. Every year, this national festival is held to worship the Hung Kings, who were instrumental in founding the nation. The festival usually lasts for 3 days from the 9th to the 11th of the 3rd Lunar month. The worship service is held on the 10th day and commences with a flower ceremony with the participation of state representatives. The main festival is held in Upper Temple (Den Thuong) of Phu Tho province, where the Hung Kings used to worship deities with full rituals, the ceremony consists of a lavish five-fruit feast. Cakes and glutinous rice dumpling are also served to remind people of the Lang Lieu Legend (the 18th Hung King who invented these cakes), and the merit of the Hung Kings who taught people to grow rice. This festival is also organized in many other provinces of Vietnam.

Hùng Vương (English: 'Hùng King') is a title used in many modern discussions of the ancient Vietnamese rulers of the Hồng Bàng period. In antiquity this title began to be used for the ruler who was the religious and political leader of united ancient Vietnam. They were kings of Văn Lang (as Vietnam was known at the time) of the Lạc Việt.

Legend tells of the dragon lord, Lạc Long Quân and the mountain fairy, Âu Cơ who had 100 children. As the parents belonged to different realms, they parted ways, each taking 50 of the 100 sons to their respective homes. The eldest went to live by the coast, domain of dragons.

The eldest came to power in 2897 BC and took the title Hùng Vương, ruling an area covering what is now North Vietnam and part of southern China. He founded the Hồng Bàng Dynasty, which ruled Vietnam until 258 BC. His dynasty existed in Vietnamese prehistory, but much of the lore from this time is now lost to the ages. His sons were always named after him and many stories include either him or another of his offsprings. Stories tell of the heroics of eighteen different Hùng Vươngs (one explains the introduction of the watermelon with the help of Hùng Vương X) but fail to account for the numerous unknown rulers of Vietnam during their two millennia of sovereignty.

The Hồng Bàng Dynasty was overthrown by An Dương Vương, but his regime fell to Triệu Đà, and later to the Han Empire thus beginning millennia of Chinese domination.

It is likely that the name Hùng Vương is a combination of the two Vietnamese words Hùng, which means "brave" and Vương, which means "king". The name Hùng Vương might have been a title bestowed on a chieftain. The Hùng Vương would have been the head chieftain of Văn Lang which at the time was composed of feudal communities of rice farmers (similar to the way the Holy Roman Emperor was elected to rule by fellow German princes).



(Source: Wikipedia & Youtube)