A virtual world for sharing my knowledge, feeling and other meaningful things in my life.
Lời Phật dạy
"Không làm các việc ác, Siêng làm các điều lành, Giữ tâm ý trong sạch, Đó là lời Phật dạy!" (Kinh Pháp Cú)
Thursday, April 30, 2009
Knowledge Management at micro and macro level
This is an image about 'Main factors of Knowledge Management at micro and macro level' from paper "Knowledge management national policies for moving towards knowledge-based development: a comparison between micro and macro level" of Peyman Akhavan and Mostafa Jafari, Department of industrial engineering, Iran University of Science and Technology.
Let's take a look for reference.
Tuesday, April 14, 2009
Thursday, April 2, 2009
Tinh Dan Toc
TÌNH DÂN TỘC
(Ky niem ngay Gio To Hung Vuong - 10/3al Ky Suu)
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Quê hương đất nước của chung
Con Hồng cháu Lạc đều chung một nhà
Thương yêu, giúp đỡ dân ta
Đạo tình xưa ấy, tuy xa mà gần
Làm người quý nhất chữ Nhân
Nước nhà trọng nhất tinh thần quê hương
Đi đâu cũng nhớ cũng thương
Quê cha đất tổ, cội nguồn ông cha
Cùng trong một trứng mà ra
Đồng bào, chung một mẹ cha Tiên Rồng
Nhắc chuyện xưa để cùng mong
Thương nhau, con cháu Tiên Rồng hôm nay
Quê hương nhắc nhở hằng ngày
Cùng nhau chia sẻ đắng cay ngọt bùi
Chớ vì danh lợi ngựợc xuôi
Gây ra nỗi khổ, ngậm ngùi dân ta
Chớ vì cuộc sống xa hoa
Quên đi lời dặn ông cha thuở nào
Chớ vì tranh thấp tranh cao
Nước nhà xem nhẹ, đồng bào coi khinh
Chỉ lo lợi ích riêng mình
Quên tình dân tộc, nhẹ tình quê hương
Lời xưa ngẫm nghĩ, tỏ tường
Quốc gia làm trọng, quê hương yên bình
Giúp người, như giúp chính mình
Đồng bào, dân tộc – sáng tình quê hương…
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Quê hương đất nước của chung
Con Hồng cháu Lạc đều chung một nhà
Thương yêu, giúp đỡ dân ta
Đạo tình xưa ấy, tuy xa mà gần
Làm người quý nhất chữ Nhân
Nước nhà trọng nhất tinh thần quê hương
Đi đâu cũng nhớ cũng thương
Quê cha đất tổ, cội nguồn ông cha
Cùng trong một trứng mà ra
Đồng bào, chung một mẹ cha Tiên Rồng
Nhắc chuyện xưa để cùng mong
Thương nhau, con cháu Tiên Rồng hôm nay
Quê hương nhắc nhở hằng ngày
Cùng nhau chia sẻ đắng cay ngọt bùi
Chớ vì danh lợi ngựợc xuôi
Gây ra nỗi khổ, ngậm ngùi dân ta
Chớ vì cuộc sống xa hoa
Quên đi lời dặn ông cha thuở nào
Chớ vì tranh thấp tranh cao
Nước nhà xem nhẹ, đồng bào coi khinh
Chỉ lo lợi ích riêng mình
Quên tình dân tộc, nhẹ tình quê hương
Lời xưa ngẫm nghĩ, tỏ tường
Quốc gia làm trọng, quê hương yên bình
Giúp người, như giúp chính mình
Đồng bào, dân tộc – sáng tình quê hương…
Thursday, March 12, 2009
MẸ HIỀN QUAN ÂM
MẸ HIỀN QUAN ÂM
(Ky niem ngay via Quan The Am Bo Tat - 19/2)
Chắp tay lạy mẹ Quán Âm
Người mẹ đầy lòng từ bi
Thương yêu chúng sinh như con
Luôn luôn giúp đỡ, chở che
Đưa chúng con qua bể khổ
Đến bờ an vui, giải thoát
Nước cam lồ dập tắt lửa tham sân
Nhành dương từ ban phép cứu khổ
Dầu hiểm nguy, sóng to, bão lớn
Dầu hãi hùng, bom lửa, chiến tranh
Gọi mẹ, gió bão lặng yên, hiểm nguy đều hết
Gọi mẹ, lửa đạn tiêu tan, hiện cảnh an bình
Lòng thương của mẹ vô bờ
Xót thương đến lũ con khờ bao lâu
Hôm nay trước mẹ cúi đầu
Nguyện xin bỏ lỗi hồi đầu chuyển tâm
Thương yêu, học hạnh quán âm
Lắng nghe cứu khổ, gieo mầm an vui…
Nam mô Đại từ Đại bi Cứu khổ Cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát!
Monday, October 6, 2008
PHÂN BIỆT ĐÚNG – SAI, THẬT – GIẢ
Trong thời đại thông tin ngày nay, một nhu cầu không thể thiếu được của mọi người là được tiếp cận các nguồn thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời… Với sự tiến bộ của KHKT[1], đặc biệt là cuộc cách mạng CNTT[2] và Internet đã mở ra cơ hội rất lớn cho mọi người có cơ hội bình đẳng tiếp cận với mọi nguồn thông tin từ khắp nơi trên thế giới.
Mặc dù vậy, ở một số nơi trên thế giới hiện nay, việc kiểm soát, hạn chế thông tin vẫn còn tồn tại, vì sự hẹp hòi, cố chấp của chính quyền. Nhưng nguy hiểm hơn, không những chỉ bị hạn chế về mặt thông tin, người dân ở những nơi đó lại đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng hơn, đó là sự bóp méo thông tin, hoặc dùng các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, đưa các tin tức sai lệch, một chiều… nhằm phục vụ cho một ý đồ, chủ trương, tham vọng vô minh nào đó. Điều này, dẫn đến một việc vô cùng tai hại là khiến cho người dân ở các nơi đó không phân biệt được Đúng – Sai và Thật – Giả, vì thiếu những thông tin cần thiết cho việc phán xét và nhận định khách quan. Do đó, vấn đề chính mà bài viết này muốn đề cập đến là tìm ra một số phương cách để giúp mọi người phân biệt Đúng-Sai, Thật-Giả. Đây là một nhu cầu rất to lớn trong kỷ nguyên thông tin và tri thức ngày nay. Đặc biệt là khi lượng thông tin sẽ trở nên ngày càng lớn và quá tải, việc chọn lọc và tìm ra được thông tin khách quan, công bằng là một việc cực kỳ quan trọng và cấp thiết.
Để nhận định một thông tin là Đúng hay Sai quả là một công việc khó khăn. Khó bởi chính khái niệm đúng-sai cũng đã rất khó định nghĩa một cách rõ ràng, huống nữa xác định những thông tin mình nhận được đâu đúng, đâu sai. Ở đây, khái niệm đúng và thật gắn liền với nhau, để chỉ cho những thông tin phản ánh trọn vẹn bản chất sự vật, hiện tượng, một cách khách quan, không bị xuyên tạc, bóp méo. Mặc dù, việc đúng sai, thật giả có tính tương đối và đôi khi tùy thuộc vào góc nhìn, nhưng vẫn có một số tiêu chí chung để đánh giá, đó là dựa vào mục đích của việc truyền tin, tính khách quan, công bằng của người đưa tin, sự thống nhất trong nội dung và hình thức truyền tin, để đảm bảo luôn tôn trọng và đề cao tính Chân, Thiện và Mỹ trong cuộc sống.
Điều đầu tiên, ta có thể nhận thấy đó là, mục đích của việc truyền tin, đưa tin, nếu đó là mục đích tốt, hướng đến đại chúng, cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, tôn trọng tính chính xác, đầy đủ, thì đó có thể là nguồn thông tin đúng, còn ngược lại thì chắc chắn là thông tin không đúng. Thứ hai là, tính độc lập, khách quan của người, cơ quan đưa tin, nếu người, cơ quan đó bị lệ thuộc hoặc bị chi phối bởi một quyền lực hay lợi ích nào đó, thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính khách quan của thông tin mà họ cung cấp, vì thế khó đảm bảo sự công bằng khách quan, không vụ lợi. Thứ ba là, nội dung tin tức có đề cao giá trị đạo đức tốt đẹp và hướng thiện hay không? Đây là một tiêu chí để đánh giá tính đúng sai của một thông tin, bởi vì việc truyền thông là nhằm hướng đến con người, và xây dựng xã hội người ngày một tốt đẹp hơn. Nếu một thông tin đi ngược lại tiêu chí này, chẳng hạn: kích động hận thù, bạo lực, tham dục… thì đó không thể là thông tin đúng được. Cuối cùng, hình thức của tin phải thể hiện sự nghiêm túc, tôn trọng độc giả, có chỉ dẫn nguồn tham khảo, có trình bày rõ ràng, khoa học. Vì không thể có một nội dung nghiêm túc, đúng đắn trong một hình thức trình bày cẩu thả, tùy tiện, sai chính tả và thiếu khoa học được.
Ngoài ra, tính đúng sai còn thể hiện ở chính giá trị của thông tin đó. Thông tin tốt là thông tin mang đến cho người tiếp nhận thông tin nhiều hiểu biết về vấn đề, sự kiện trong thực tế, trong cuộc sống một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ.
- Chính xác : là phản ánh trọn vẹn sự kiện, hiện tượng mà không thêm bớt, không bình luận, không đưa vào đó quan điểm, tình cảm của người đưa tin. Thông tin phải được kiểm chứng và có thể truy xuất một cách dễ dàng đến nguồn thông tin gốc của nó. Thông tin chính xác là thông tin không dối gạt, bóp méo sự thật vì mục đích cá nhân hay vụ lợi. Đây là cơ sở để xây dựng nên uy tín của cá nhân, đơn vị đưa tin. Nói rộng hơn, nó là cơ sở để xây dựng chữ TÍN hay niềm tin của xã hội. Niềm tin này phải được xây dựng lâu dài dựa trên một quá trình liên tục đưa tin chính xác, chỉ một lần đưa tin dối gạt cũng sẽ đánh mất uy tín này.
- Kịp thời : thông tin phải được cung cấp càng nhanh càng tốt. Ngày nay, với sự phát triển của mạng lưới Internet, các tờ báo lớn trên thế giới đều có khả năng cập nhật tin tức hằng giờ, thậm chí là trực tiếp. Những sự kiện quan trọng xảy ra ở bất kỳ đâu trên thế giới, chỉ vài phút vài giờ sau là khắp nơi đều biết được. Chính sự kịp thời của các thông tin này, đã giúp ích rất nhiều cho các cộng đồng trên thế giới ngày nay. Chẳng hạn nhờ những tin tức cập nhật kịp thời về thiên tai, như : sóng thần, bão lũ, động đất… mà các cơ quan cứu trợ kịp thời có mặt để giúp đỡ và hỗ trợ các nạn nhân. Chính nhờ tính kịp thời này mà con người có thể phản ứng một cách chủ động với các hiện tượng, sự kiện, và hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra. Dưới các chế độ độc tài, thường những việc mà dư luận quốc tế biết đến và lên tiếng thì đã quá chậm trễ, và việc đã xảy ra rồi, hậu quả là to lớn.
- Đầy đủ : là sự phản ánh thông tin một cách nguyên vẹn, không thiếu xót. Đôi khi có một số nguồn tin chỉ cung cấp tin tức một phần nhằm phân tích theo một chủ đích nào đó, thông tin như thế không thể được xem là đúng đắn. Có một câu nói mà mọi người thường dùng để nhắc nhở về tính đầy đủ của thông tin là “một nửa cái bánh vẫn là cái bánh, nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật”. Thông tin đầy đủ giúp người tiếp nhận có được cái nhìn toàn diện về vấn đề, để từ đó có những nhận định, đánh giá khách quan và xác thực hơn.
Từ cơ sở của những tính chất cần thiết của một thông tin tốt, cũng như các tiêu chí để đánh giá đúng sai ở trên, bài viết cố gắng chỉ ra một số kinh nghiệm, phương pháp giúp mọi người dễ dàng hơn trong việc phân định được tính đúng/sai, thật/giả của các thông tin tiếp nhận.
- Thu thập càng nhiều nguồn thông tin liên quan đến vấn đề càng tốt : bằng cách này chúng ta có cơ hội đối chiếu, so sánh các nguồn tin khác nhau về cùng một vấn đề. Điều này giúp người tiếp nhận thông tin có cái nhìn toàn diện và bao quát, tạo cơ hội để hiểu sâu hơn vấn đề hoặc phát hiện được nguồn thông tin nào không đúng. Ở một số nơi, việc tiếp cận với nhiều nguồn thông tin còn rất khó khăn, nên tham khảo thêm ý kiến từ những người lớn tuổi để có thêm cơ sở cho sự đánh giá chính xác. Hy vọng với sự phát triển của KHKT, và toàn cầu hóa, mọi người ở khắp nơi trên thế giới sẽ sớm có cơ hội được bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn thông tin, tri thức.
- Xác định uy tín của người, cơ quan cung cấp thông tin : đây là một phương pháp dựa trên chữ TÍN. Mặc dù điều này không phải luôn đúng, nhưng nếu một người, cơ quan có uy tín, có quá trình lâu dài trong việc cung cấp thông tin trung thực, khách quan, thì đây có thể là một cơ sở để có thể tin là nguồn tin hiện tại là đúng.
- Xem xét mục đích của việc đưa tin : để tìm ra mục đích của một bản tin cũng cần phải có một cái nhìn tinh tế. Tuy nhiên, nếu khéo léo, người tiếp nhận tin có thể biết được ý đằng sau của một bản tin, nếu đó là một mục đích tốt đẹp, vị tha, có tính xây dựng… thì có thể tin tưởng phần nào ở bản tin. Nhưng cái khó là phân biệt giữa mục đích tốt và xấu, vì đôi khi cái mục đích xấu vẫn có những diện mạo tốt đẹp và ngược lại.
- Xác định tính khách quan, công bằng của thông tin : để biết một thông tin là khách quan, công bằng, người tiếp nhận thông tin phải loại bỏ những nhận định, bình luận mang tính chủ quan, để giữ lại nội dung chính của thông tin. Ngoài ra, phải xem thông tin đó có được thu thập, kiểm chứng một cách khoa học không? Các phân tích có dựa trên một định kiến, chấp trước nào hay không? Người đưa tin có tôn trọng và yêu thích sự công bằng không?
- Đánh giá hình thức trình bày và thể hiện thông tin : qua hình thức trình bày của thông tin, người tiếp nhận thông tin có thể thấy được phần nào giá trị của nó. Khi xem xét một thông tin có trình bày rõ ràng hay không, có tính hệ thống hay không, có nhất quán hay không, có sai lỗi chính tả hay không, người tiếp nhận thông tin cũng đánh giá được mức độ nghiêm túc, cẩn thận của người đưa tin, từ đó quyết định xem có nên tin hay không.
- Đối chiếu với tiêu chí Chân, Thiện, Mỹ để đánh giá thông tin : nếu chưa thể xác định được một thông tin là đúng-sai, thật-giả dựa trên các biện pháp trên, cách cuối cùng là phải tự phán xét dựa trên hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân. Một nguyên tắc chung của những điều đúng là phải phù hợp với chân lý, bao gồm tính đúng, tốt và đẹp. Một thông tin phản ánh được sự thật, hay nhằm hướng xã hội, thế giới đến gần hơn với những tiêu chuẩn đạo đức tốt đẹp, phù hợp với luân lý và khát vọng của nhân loại thì có thể được xem là đúng, còn ngược lại là không đúng.
Tóm lại, những chỉ dẫn trên đây chỉ là một vài gợi ý và phương pháp để nhận định đúng-sai, thật-giả, điều này chỉ hữu ích phần nào chứ không phải là nguyên lý bất di bất dịch. Hiểu được tính tương đối của đúng-sai và sự giới hạn của phán đoán và trí tuệ thế gian, nên quan trọng là người tiếp nhận thông tin cần phải suy xét kỹ lưỡng, nhận định dựa trên chính sự hiểu biết của mình một cách khoa học, đối chiếu nghiêm túc, cởi mở, thì mới xác định được một thông tin là đúng hay không. Để kết thúc bài viết, xin nhắc một lời dạy của Đức Phật với các đệ tử[3]: “Các thầy đừng tin vào một điều vì truyền thống, vì nghe người ta nói, vì điều đó được tuyên thuyết bởi một đạo sư có uy tín, vì điều đó được mọi người tin tưởng và chấp nhận… mà hãy tin vào những gì mà các thầy đã suy xét kỹ lưỡng, những gì thật sự mang lại an vui và hạnh phúc cho chúng sanh”.
[1] Khoa học kỹ thuật
[2] Công nghệ thông tin
[3] Kinh Kalamasutta (Tăng I, 213-216)
Bông Hồng Cài Áo
Bông Hồng Cài Áo
Vietsciences-Thích Nhất Hạnh 03/05/05
Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thiếu tình thương thì cũng không "lớn" lên được. Cằn cỗi , héo mòn. Ngày mẹ tôi mất, tôi viết trong nhật ký: Tai nạn lớn nhất đã xẩy ra cho tôi rồi! Lớn đến mấy mà mất mẹ thì cũng như không lớn, cũng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi. Những bài hát, bài thơ ca tụng tình mẹ bài nào cũng dễ, cũng hay. Người viết dù không có tài ba, cũng có rung cảm chân thành; người hát ca, trừ là kẻ không có mẹ ngay từ thuở chưa có ý niệm, ai cũng cảm động khi nghe nói đến tình mẹ. Những bài hát ca ngợi tình mẹ đâu cũng có, thời nào cũng có. Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ rất giản dị. Mẹ đang còn sống, nhưng mỗi khi đọc bài thơ ấy thì sợ sệt, lo âu.... sợ sệt lo âu một cái gì còn xa, chưa đến, nhưng chưa chắc chắn phải đến :
Năm xưa tôi còn nhỏ
Mẹ tôi đã qua đời !
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận trẻ mồ côi.
Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
Để dòng nước mắt chảy
Là bớt khổ đi rồi...
Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi thấy tôi mất mẹ
Mất cả một bầu trời.
Một bầu trời thương yêu dịu ngọt, lâu quá mình đã bơi lội trong đó, sung sướng mà không hay, để hôm nay bừng tỉnh thì thấy đã mất rồi. Người nhà quê Việt nam không ưa cách nói cao kỳ. Nói rằng bà mẹ già là kho tàng của yêu thương, của hạnh phúc thì cũng đã là cao kỳ rồi. Nói mẹ già là một thứ chuối, một thứ xôi, một thứ đường ngọt dịu, người dân quê đã diễn tả được tình mẹ một cách vừa giản dị vừa đúng mức :Mẹ tôi đã qua đời !
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận trẻ mồ côi.
Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
Để dòng nước mắt chảy
Là bớt khổ đi rồi...
Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi thấy tôi mất mẹ
Mất cả một bầu trời.
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp mật, như đường mía lau.
Ngon biết bao ! Những lúc miệng vừa đắng vừa nhạt sau một cơn sốt, những lúc như thế thì không có món ăn gì có thể gợi được khẩu vị của ta. Chỉ khi nào mẹ đến, kéo chăn đắp lên ngực cho ta, đặt bàn tay (Bàn tay ? hay là tơ trời đâu la miên ?) trên trán nóng ta và than thở "khổ chưa, con tôi ", ta mới cảm thấy đầy đủ, ấm áp, thấm nhuần chất ngọt của tình mẹ, ngọt thơm như chuối ba hương, dịu như xôi nếp mật, và đậm đà lịm cả cổ họng như đường mía lau. Tình mẹ thì trường cửu, bất tuyệt; như chuối ba hương, đường mía lau, xôi nếp một ấy không bao giờ cùng tận.Như xôi nếp mật, như đường mía lau.
Công cha như núi Thái sơn,
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra .
Nước trong nguồn chảy ra thì bất tuyệt. Tình mẹ là gốc của mọi tình cảm yêu thương. Mẹ là giáo sư dạy về yêu thương, một phân khoa quan trọng nhất trong trường đại học cuộc đời. Không có mẹ, tôi sẽ không biết thương yêu. Nhờ mẹ mà tôi được biết tình nhân loại, tình chúng sinh ; nhờ mẹ mà tôi biết được thế nào là tình nhân loại, tình chúng sinh ; nhờ mẹ mà tôi có được chút ý niệm về đức từ bi. Vì mẹ là gốc của tình thương, nên ý niệm mẹ lấn trùm ý thương yêu của tôn giáo vốn dạy về tình thương.nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra .
Đạo Phật có đức Quan Thế Âm, tôn sùng dưới hình thức mẹ. Em bé vừa mở miệng khóc thì mẹ đã chạy tới bên nôi. Mẹ hiện ra như một thiên thần dịu hiền làm tiêu tan khổ đau lo âu. Đạo Chúa có đức Mẹ, thánh nữ đồng trinh Maria. Trong tín ngưỡng bình dân Việt có thánh mẫu Liễu Hạnh, cũng dưới hình thức mẹ. Bởi vì chỉ cần nghe đến danh từ Mẹ, ta đã thấy lòng tràn ngập yêu thương rồi. Mà từ yêu thương tín ngưỡng và hành động thì không xa chi mấy bước.
Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ ( Mother's Day ) ngày chúa nhật thứ nhì của tháng năm. Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Đông Kinh, nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong xắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng.
Tôi nhìn lại bông hoa trắng trên áo mà bỗng thấy tủi thân. Tôi cũng mồ côi như bất cứ một đứa trẻ vô phúc khốn nạn nào; chúng tôi không có được cái tự hào được cài trên áo một bông hoa màu hồng. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi có khóc than cũng không còn kịp nữa. Tôi thấy cái tục cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước áp dụng trong ngày báo hiếu Vu Lan.
Mẹ là một dòng suối, một kho tàng vô tận, vậy mà lắm lúc ta không biết, để lãng phí một cách oan uổng. Mẹ là một món qùa lớn nhất mà cuộc đời tặng cho ta, những kẻ đã và đang có mẹ. Đừng có đợi đến khi mẹ chết rồi mới nói: "trời ơi, tôi sống bên mẹ suốt mấy mươi năm trời mà chưa có lúc nào nhìn kỹ được mặt mẹ!". Lúc nào cũng chỉ nhìn thoáng qua. Trao đổi vài câu ngắn ngủi. Xin tiền ăn quà. Đòi hỏi mọi chuyện. Ôm mẹ mà ngủ cho ấm. Giận dỗi. Hờn lẫy. Gây bao nhiêu chuyện rắc rối cho mẹ phải lo lắng, ốm mòn, thức khuya dậy sớm vì con. Chết sớm cũng vì con. Để mẹ phải suốt đời bếp núc, vá may, giặt rửa, dọn dẹp. Và để mình bận rộn suốt đời lên xuống ra vào lợi danh. Mẹ không có thì giờ nhìn kỹ con. Và con không có thì giờ nhìn kỹ mẹ. Để khi mẹ mất mình có cảm nghĩ: "Thật như là mình chưa bao giờ có ý thức rằng mình có mẹ!"
Chiều nay khi đi học về, hoặc khi đi làm việc ở sở về, em hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và thật bền. Em sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi em sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang còn sống và đang ngồi bên em. Cầm tay mẹ, em sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Em hỏi: " Mẹ ơi, mẹ có biết không ?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ hỏi em, vừa hỏi vừa cười "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, em sẽ nói: "Mẹ có biết là con thương mẹ không ?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù người lớn ba bốn mươi tuổi ngừơi cũng có thể hỏi một câu như thế, bởi vì người là con của mẹ. Mẹ và em sẽ sung sướng, sẽ sống trong tình thương bất diệt. Mẹ và em sẽ đều trở thành bất diệt và ngày mai, mẹ mất, em sẽ không hối hận, đau lòng.
Ngày Vu Lan ta nghe giảng và đọc sách nói về ngài Mục Kiền Liên và về sự hiếu đễ. Công cha, nghĩa mẹ. Bổn phận làm con. Ta lạy Phật cầu cho mẹ sống lâu. Hoặc lạy mười phương Tăng chú nguyện cho mẹ được tiêu diêu nơi cực lạc, nếu mẹ đã mất. Con mà không có hiếu là con bỏ đi. Nhưng hiếu thì cũng do tình thương mà có; không có tình thương hiếu chỉ là giả tạo, khô khan, vụng về, cố gắng mệt nhọc. Mà có tình thương là có đủ rồi. Cần chi nói đến bổn phận. Thương mẹ, như vậy là đủ. Mà thương mẹ không phải là một bổn phận.
Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên. Như khát thì uống nước. Con thì phải có mẹ, phải thương mẹ. Chữ phải đây không phải là luân lý, là bổn phận. Phải đây là lý đương nhiên. Con thì đương nhiên thương mẹ, cũng như khát thì đương nhiên tìm nước uống. Mẹ thương con, nên con thương mẹ. con cần mẹ, mẹ cần con. Nếu mẹ không cần con, con không cần mẹ, thì đó không phải là mẹ là con. Đó là lạm dụng danh từ mẹ con. Ngày xưa thầy giáo hỏi rằng: "Con mà thương mẹ thì phải làm thế nào?" Tôi trả lời: "Vâng lời, cố gắng, giúp đỡ, phụng dưỡng lúc mẹ về già và thờ phụng khi mẹ khuất núi". Bây giờ thì tôi biết rằng: Con thương mẹ thì không phải "làm thế nào" gì hết. Cứ thương mẹ, thế là đủ lắm rồi, đủ hết rồi, cần chi phải hỏi " làm thế nào " nữa!
Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý đạo đức. Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm. Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ. Mẹ như suối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một. Anh không hưởng thụ thì uổng cho anh. Chị không hưởng thụ thì thiệt hại cho chị. Tôi chỉ cảnh cáo cho anh chị biết mà thôi. Để mai này anh chị đừng có than thở rằng: Đời ta không còn gì cả. Một món quà như mẹ mà còn không vừa ý thì họa chăng có làm Ngọc hoàng Thượng đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng. Nhưng tôi biết Ngọc hoàng không sung sướng đâu, bởi Ngọc hoàng là đấng tự sinh, không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ.
Tôi kể chuyện này, anh đừng nói tôi khờ dại. Đáng nhẽ chị tôi không đi lấy chồng, và tôi, tôi không nên đi tu mới phải. Chúng tôi bỏ mẹ mà đi, người thì theo cuộc đời mới bên cạnh người con trai thương yêu, người thì đi theo lý tưởng đạo đức mình say mê và tôn thờ. Ngày chị tôi đi lấy chồng, mẹ tôi lo lắng lăng xăng, không tỏ vẻ buồn bã chi.
Nhưng đến khi chúng tôi ăn cơm trong phòng, ăn qua loa để đợi giờ rước dâu, thì mẹ tôi không nuốt được miếng nào. Mẹ nói: "Mười tám năm trời nó ngồi ăn cơm với mình, bây giờ nó ăn bữa cuối cùng rồi thì nó sẽ đi ăn ở một nhà khác". Chị tôi gục đầu xuống mâm khóc. Chị nói: "Thôi con không lấy chồng nữa". Nhưng rốt cuộc thì chị cũng đi lấy chồng. Còn tôi thì bỏ mẹ mà đi tu. "Cắt ái từ thân" là lời khen ngợi người có chí xuất gia. Tôi không tự hào chi về lời khen đó cả. Tôi thương mẹ, nhưng tôi có lý tưởng, vì vậy phải xa mẹ. Thiệt thòi cho tôi, có thế thôi. Ở trên đời, có nhiều khi ta phải chọn lựa. Mà không có sự chọn lựa nào mà không khổ đau. Anh không thể bắt cá hai tay. Chỉ khổ là vì muốn làm người nên anh phải khổ đau. Tôi không hối hận vì bỏ mẹ đi tu nhưng tôi tiếc và thương cho tôi vô phúc thiệt thòi nên không được hưởng thụ tất cả kho tàng qúi báu đó. Mỗi buổi chiều lạy Phật, tôi cầu nguyện cho mẹ. Nhưng tôi không được ăn chuối ba hương, xôi nếp một và đường mía lau.
Anh cũng đừng tưởng tôi khuyên anh: "Không nên đuổi theo sự nghiệp mà chỉ nên ở nhà với mẹ!". Tôi đã nói là tôi không khuyên răn gì hết -- tôi không giảng luân lý đạo đức -- rồi mà! Tôi chỉ nhắc anh: "Mẹ là chuối, là xôi, là đường, là mật, là ngọt ngào, là tình thương". Để chị đừng quên, để em đừng quên. Quên là một lỗi lớn : Cũng không phải là lỗi nữa, mà là một sự thiệt thòi. Mà tôi không muốn anh chị thiệt thòi, khờ dại mà bị thiệt thòi. Tôi xin cài vào túi áo anh một bông hoa hồng: để anh sung sướng, thế thôi.
Nếu có khuyên, thì tôi sẽ khuyên anh, như thế này. Chiều nay, khi đi học hoặc đi làm về, anh hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và bền. Anh sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi anh sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ, để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang sống và đang ngồi bên anh. Cầm tay mẹ, anh sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Anh hỏi: "Mẹ ơi, mẹ có biết không?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ nhìn anh, vừa cười vừa hỏi: "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, giữ nụ cười trầm lặng và bền, anh sẽ hỏi tiếp: "Mẹ có biết là con thương mẹ không?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù anh lớn ba bốn mươi tuổi, chị lớn ba bốn mươi tuổi, thì anh cũng hỏi một câu ấy. Bởi vì anh, bởi vì chị, bởi vì em là con của mẹ. Mẹ và anh sẽ sung sướng, sẽ sống trong tình thương bất diệt. Và ngày mai mất mẹ, Anh sẽ không hối hận, đau lòng , tiếc rằng anh không có mẹ.
Đó là điệp khúc tôi muốn ca hát cho anh nghe hôm nay. Và anh hãy ca, chị hãy ca cho cuộc đời đừng chìm trong vô tâm, quên lãng. Đóa hoa mầu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi.
(1962)
Thuc trang va giai phap cho Giao duc bac Dai hoc
Da.y ho.c DDa.i ho.c : To^`n ta.i & gia?i pha'p
Theo suy nghĩ của tôi, hiện nay quá trình dạy đại học tại Việt Nam phải đối đầu với nhiều vấn đề bất cập, trong đó vấn đề nghiêm trọng nhất đó là sự thiếu tích cực của sinh viên hay nói khác hơn là tính thụ động của người học. Các thầy cô trên giảng đường đại học gặp không ít khó khăn khi đảm nhiệm việc dạy học cho những lớp rất đông sinh viên mà trong đó, phần lớn không có thói quen tích cực trong việc tiếp cận bài giảng và tự tìm hiểu tri thức liên quan đến bài học.
Theo tôi nghĩ, nguyên nhân chính của thực trạng này là do thói quen học tập từ thời phổ thông mà các bạn sinh viên đã quá quen với cách học “thầy đọc, trò ghi”, và chưa thích nghi được với phương pháp học tập ở cấp bậc đại học, ở đó đòi hỏi rất nhiều sự chủ động của người học. Nhìn vào các giảng đường đại học của những nước có nền giáo dục phát triển, chúng ta không khỏi thán phục trước không khí học tâp sôi nổi, trước những câu hỏi, trả lời rất tự nhiên của thầy và trò, trước lượng tri thức quý giá chỉ có được trong quá trình tranh luận, mà rất thiếu trong lối học thụ động truyền thống. Rất nhiều thầy cô tâm huyết đã cố gắng tạo ra không khí này trong giảng đường đại học Việt Nam, nhưng một số lớn đã thất bại.
Khi đã xác định nguyên nhân chính nằm ở thói quen không được phát biểu của người học được tích lũy trong suốt 12 năm của các lớp học phổ thông, thì vấn đề là phải thay đổi thói quen đó. Chúng ta đều biết rất khó để thay đổi một thói quen, và điều này đòi hỏi phải có thời gian và phương pháp. Tuy nhiên, thói quen lại bắt nguồn từ hành động, do quá trình lặp đi lặp lại mà có, vì vậy giải pháp nằm ở chính hành động và phương pháp thích hợp của các thầy cô. Hiện nay, chúng ta đều biết đến phương pháp học theo tình huống (case study), dựa theo 1 tình huống thực tế mà thầy cô sẽ triển khai bài giảng xoay quanh tình huống đó để người học có dịp thảo luận và học hỏi. Đây là một phương pháp rất hay giúp người học có 1 cái nhìn thực tế và sinh động hơn về những gì đang học, từ đó kích thích sự tìm hiểu, tranh luận. Tuy nhiên, tình huống cần phải sát với thực tế, tránh tình trạng một số thầy cô dựa vào các tình huống trong sách của nước ngoài vừa xa lạ vừa thiếu cập nhật, điều này sẽ gây ra phản tác dụng. Ngoài ra, thầy cô đại học cần phải tạo cho sinh viên thói quen hoạt động nhóm, bằng cách ra bài tập nhóm, để sinh viên chuẩn bị, báo cáo trước lớp. Chính hoạt động này giúp tăng tính chủ động và tích cực của sinh viên, tuy nhiên người thầy cần phải chọn lọc đề tài nhóm cho phù hợp và đặt những câu hỏi gợi mở, cũng như tổng kết một số điểm quan trọng của đề tài mà người học chưa chú ý. Quan trọng nhất là người thầy phải biết làm mới bài giảng để tạo sự hấp dẫn ở người học, từ đó thu hút họ và kích thích sự tò mò, tìm hiểu thêm và khuyến khích đặt câu hỏi về bài giảng. Qua các hoạt động đó, hy vọng sẽ tạo nên tính chủ động trong học tập và nghiên cứu khoa học ở sinh viên.
Vì vậy, một trong những điều mà thầy cô giảng dạy ở bậc đại học cần phải đạt được để khắc phục tính thụ động đó là phải tập cho sinh viên thói quen tích cực trong khi học, thói quen chủ động trong việc đặt ra câu hỏi và giải quyết vấn đề liên quan đến môn học,… Thói quen này sẽ hình thành dần theo thời gian, nếu người dạy biết khéo léo vận dụng một số phương pháp như : học tình huống, bài tập nhóm, hỏi đáp giữa thầy & trò… Đó là giải pháp mà tôi nghĩ nếu được áp dụng hiệu quả sẽ góp phần giải quyết hiện trạng học tập thiếu tích cực hiện nay.
Cai tien giao duc Dai hoc theo tu duy bien chung
Giao Duc Dai Hoc: cai tien theo tu duy bien chung
* Đánh giá hệ thống giáo dục đại học truyền thống :
Ngày nay, giáo dục đại học ở nước ta đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể, có nhiều đóng góp vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng vào thực tiễn, đem lại sự phát triển cho đất nước. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hỏi, đòi hỏi ngày càng nhiều của các ngành nghề chuyên môn, thì phương pháp giáo dục truyền thống tỏ ra không đáp ứng kịp và cần phải có những cải cách mang tính cách mạng, để đưa giáo dục đại học trở thành một động lực phát triển, góp phần định hướng cho hoạt động kinh tế, văn hóa và theo kịp những tiến bộ của nền công nghệ tri thức trên thế giới.
Nền giáo dục đại học ở nước ta đã trải qua nhiều lần cải cách, tuy nhiên các mô hình và phương pháp giáo dục vẫn chưa có nhiều thay đổi mang tính đột phá. Người ta vẫn thấy hình ảnh ông thầy đến lớp, làm nhiệm vụ truyền bá kiến thức, và sinh viên đến lớp lắng nghe, ghi chép… Những hoạt động này lặp đi lặp lại như một cái máy, khiến cho việc dạy và học thiếu hẳn tính sáng tạo, sinh động cần có. Mặc dù, người thầy có chú trọng sử dụng những kỹ thuật truyền thụ nhằm tạo ra những phản ứng tích cực nơi người học, và sinh viên cố gắng đến lớp đầy đủ để tiếp thu kiến thức, nhưng hiệu quả đạt được vẫn không cao, vì cả thầy và trò đều tách rời những gì được học, được dạy ra khỏi thực tế sinh động của cuộc sống. Thậm chí có những môn học mang tính chất lý thuyết đơn thuần, hoặc nội dung quá lạc hậu so với thực tế, khiến cho người học không thấy được những ứng dụng và ý nghĩa thực tiễn của môn học.
Việc cập nhật nội dung các môn học chưa theo kịp với những thay đổi nhanh chóng của các kỹ thuật sử dụng ngoài xã hội, nhất là với những thay đổi của khoa học kỹ thuật trong những năm gần đây. Do đó, khoảng cách giữa kiến thức của sinh viên đại học và của chuyên viên kỹ thuật còn lớn, cần phải có thời gian đào tạo thêm, đào tạo lại trong quá trình làm việc. Tốc độ ứng dụng của các thành tựu nghiên cứu của lý thuyết vào thực tế còn chậm, chưa tạo nên những động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Những ý kiến bảo thủ, không muốn thay đổi vẫn là những trở lực rất lớn, trình độ hiện nay của nhiều giảng viên chưa sử dụng được các phương tiện giáo dục hiện đại, chưa thích ứng với những ý tưởng giáo dục mới… đã hạn chế khả năng phát huy sáng tạo, cũng như việc gắn kết các hoạt động nhà trường với thực tế phong phú sinh động.
Gần đây, nhiều trường đại học đã và đang cố gắng tìm ra những hướng đi mới dựa theo các phương pháp giáo dục ở các nước tiên tiến, chẳng hạn : tăng các giờ trao đổi, thực tập ngoại khóa, các buổi seminar về những đề tài có liên quan đến môn học, cho sinh viên đi khảo sát thực tế rồi báo cáo, sử dụng phương tiện Internet trong tìm kiếm thông tin, tri thức… Những chuyển biến này làm phong phú hơn các nguồn cung cấp tri thức cho sinh viên, tạo được hứng thú trong công tác học tập, giảng dạy… mặc dù chưa nhiều và chưa phổ biến, nhưng đã phần nào tích lũy các thay đổi về lượng, tạo những tiền đề cơ bản để chuẩn bị cho những thay đổi về chất của giáo dục đại học ở nước ta sau này. Tuy nhiên để có những thay đổi tích cực và mạnh mẽ hơn đòi hỏi phải có một sự định hướng rõ rệt từ phía nhà nước, sự thay đổi trong nhận thức của các nhà làm công tác giáo dục, và ý thức của tất cả mọi người về một nhu cầu đổi mới toàn diện, để có một phương pháp giáo dục đại học tiến bộ, phù hợp với hoàn cảnh nước ta, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
* Đề nghị cải tiến giáo dục đại học theo các nguyên lý biện chứng :
Từ nhận định trên, ta thử vạch ra một số đề nghị để cải tiến giáo dục đại học dựa trên những nguyên lý của phép biện chứng, như sau :
+ Cập nhật các nội dung giảng dạy và cải cách chương trình học theo nguyên tắc gắn liền nội dung học với yêu cầu thực tế của xã hội một cách có định hướng sao cho phù hợp với khuynh hướng phát triển chung của giáo dục cũng như của xã hội.
+ Nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên, thường xuyên cập nhập các tri thức mới, tổ chức các khóa tu nghiệp ngắn hạn để các giảng viên có thể tiếp cận với các phương pháp giáo dục hiện đại, tổ chức các buổi hội thảo để trao đổi về cách thức giáo dục hiệu quả, sử dụng các phương tiện hiện đại vào công tác giảng dạy.
+ Mở rộng phạm vi dạy và học ra khỏi 4 bức tường lớp học, tạo không khí trao đổi, thân thiện giữa thầy và trò, buổi học có thể diễn ra ở bất cứ đâu miễn là có lợi cho việc tiếp thu kiến thức. Phát huy hiệu quả của hệ thống thư viện, với sự hỗ trợ của máy vi tính, internet và kho sách điện tử.
+ Ngoài nội dung giảng dạy trên lớp, cần tăng cường hơn nữa các loại sinh hoạt khác hỗ trợ cho việc giảng dạy, tiếp thu tri thức, ví dụ như : các cuộc thi hùng biện, các đề tài môn học thực hiện theo nhóm, đi khảo sát thực tế, thu thập tư liệu theo chủ đề, các buổi thuyết trình, tranh luận ngoài lớp… Các hoạt động này sẽ giúp sinh viên có dịp được tiếp xúc, trao đổi với nhiều người khác nhau trong xã hội, với nhiều ý kiến khác biệt, nhờ đó sinh viên có thêm cơ hội thu thập và chắt lọc những quan điểm khác ngoài những điều đã được nghe giảng. Qua đó, sinh viên còn có dịp rèn luyện óc tổng hợp và khả năng lý luận của mình, điều này rất cần thiết để tạo nên tính sáng tạo và tự chủ ở mỗi sinh viên.
+ Cần tạo điều kiện để giảng viên và sinh viên thực hiện các nghiên cứu khoa học, các công trình sáng tạo mang tính thực tiễn. Vì có trực tiếp tạo ra những sản phẩm thì việc dạy và học mới trở nên có ý nghĩa, mới góp phần giải quyết được các yêu cầu mà xã hội đặt ra. Nhờ những hoạt động này, trường học và xã hội sẽ trở nên gần gũi với nhau hơn, qua đó đại học đóng được vai trò định hướng cho xã hội và ngược lại xã hội giúp cho nội dung giảng dạy được thực tiễn và phong phú hơn. Đại học sẽ mất đi ý nghĩa cao đẹp của nó nếu chỉ thu hẹp trong việc giảng dạy mà thiếu mất hoạt động nghiên cứu sáng tạo này.
+ Ngoài ra, các sinh hoạt đoàn thể, các buổi giao lưu văn nghệ, cắm trại… cũng đóng góp rất nhiều vào việc tạo thoải mái về mặt tinh thần, rèn luyện các kỹ năng, đồng thời phát triển tinh thần đồng đội. Các phong trào tình nguyện, như : lớp học tình thương, lập lại trật tự giao thông, mùa hè xanh… là những điển hình tốt trong việc gắn nhà trường và xã hội, góp phần tạo nên một nền giáo dục đại học năng động.
* Suy cho cùng, việc giáo dục bắt đầu từ con người, và nhằm phục vụ con người, vì vậy mọi cải cách giáo dục đại học cần lấy con người làm động lực chính, là tiêu chuẩn của mọi hoạt động khoa học. Có như vậy, các phương pháp đề ra mới tạo được sự phát triển hài hòa giữa con người – tự nhiên – xã hội, tạo nên sự phát triển toàn diện và bền vững.
Ban ve su hoc
Bàn về sự học
Lang thang trên mạng, đọc được câu chuyện xưa bàn về chuyện học, chép lại để mọi người và suy ngẫm về sự học ngày nay."Đã gọi là thầy (sư) thì không phân biệt cao thấp, cứ hơn một tí tẹo là có thể làm thầy (nhất tự vi sư, bán tự vi sư). Chung quy chia làm hai hạng. Hạng tiên sư và hạng tục sư. Hạng tiên sư vì người mà dạy cách làm người. Hạng tục sư vì tiền mà dạy cách làm tiền. Hạng tiên sư “lôi” kiến thức (vốn có sẵn) trong bụng học trò ra. Hạng tục sư “nhét” kiến thức từ ngoài vào. Tin theo tiên sư thì con người là tiểu vũ trụ. Tin theo tục sư thì con người là cái thùng chứa sách. Hạng tiên sư chỉ cho học trò thấy cái chỗ thiếu của mình. Hạng tục sư chỉ cho học trò thấy cái chỗ giỏi của mình. Thấy thiếu thì lo lắng, muốn được bổ sung, vì thế kiến thức tăng tiến. Thấy giỏi thì hung hăng, muốn được thi thố, vì thế kiến thức dừng lại. Hạng tiên sư nương theo con người mà hành đạo. Hạng tục sư nương theo chính trị mà hành nghề. Nước có đạo lý thì tiên sư nhiều hơn tục sư. Nước vô đạo lý thì tục sư nhan nhản, có khi bói không ra một mống tiên sư nào. Chính trị đứng đắn chú trọng đến tiên sư. Chính trị lưu manh chú trọng đến tục sư. Bởi thiên hạ ai cũng quan tâm đến việc làm người thì chính trị khó bịp, ngôi vua nguy như đèn ra trước gió, phải tử tế lắm mới mong giữ được. Thiên hạ ai cũng quan tâm đến việc làm tiền thì chính trị tha hồ bịp, ngôi vua chả cần tử tế vẫn có thể muối mặt mà cố đấm ăn xôi. Giáo dục cốt làm thay đổi dân trí. Song không phải bao giờ cũng theo hướng nâng cao. Giáo dục vì dân nhằm vào cái chỗ sáng suốt của dân. Giáo dục lừa dân nhằm vào cái chỗ mê lú của dân. Huống chi cái việc học làm người kia lại vô cùng khó khăn. Bậc tiên sư dù cố đến mấy, rốt cuộc chỉ mang tiếng vẽ đường cho hươu chạy. Mấy ngàn năm càng vắng ngắt bóng người... Vẫn “Lời tựa” trong “Luận ngữ tân thư”. Sau đây lại xin trích một phần của bộ sách đó:
Khổng Phu Tử một hôm đang thư thái, bỗng buột mồm nói ra câu: “Hành tương tựu mộc tác nhân nan” (Người ta thường sắp chui vào quan tài rồi, mới biết làm người là một việc khó). Các học trò nhao nhao thắc mắc. Ai cũng cho rằng Ngài nói vậy là hơi bi quan. Làm người mà khó đến như thế, thì chẳng lẽ cuộc đời này toàn... khỉ hết hay sao? Rằng cứ theo cái thuyết chữ “Nhân” của Ngài, thì miễn sao sống cho tử tế, có hiếu với bố mẹ, ông bà, không ăn cắp ăn trộm, không lừa đảo hay hại ngấm hại ngầm ai... là thành người được rồi. Chứ có gì ghê gớm mà Ngài phải kêu khó.
Khổng Tử bèn thuyết liền một hồi:
- Các ngươi chỉ biết một mà chưa biết hai. Làm người trước tiên cần phải biết phân biệt. Mà phân biệt đâu phải là một kiến thức đơn giản. Không biết phân biệt sẽ không bao giờ cho ra cái hồn người. Kẻ không biết phân biệt có ba việc mù mờ (nguyên văn: tam sự bất tri) như sau: Thứ nhất, ăn không biết thế nào là ngon, uống chẳng biết thế nào là dở... như thế gọi là: “thực bất tri kì vị”. Thứ hai, nói không biết nên nói với ai, nghe chẳng biết nên nghe ai nói... như thế gọi là: “xử bất tri kì nhân”. Thứ ba, đi không biết nên đi theo đường nào. Ngồi chẳng biết nên ngồi chỗ nào cho đúng... như thế gọi là: “hành bất tri kì đạo”.
Huống chi các ngươi chỉ biết nghe theo một chiều, hiểu theo một chiều, tin theo một chiều... duy nhất. Trên đời này không cái ngu nào sánh bằng ngu đó. Không cái lười nào sánh bằng lười đó... Vừa ngu, vừa lười đến tận cùng như thế, thì làm sao có thể tự hiểu được mình. Kẻ không hiểu được mình thì đứng không biết mình đang đứng chỗ nào, đi chẳng biết mình sẽ đến đâu... Thế rồi tự cao tự đại, thế rồi vỗ ngực xưng danh... tự cho là mình khôn nhất thiên hạ. Lời nói hay chẳng bao giờ lọt vào tai nữa, cứ một mực tin theo những hạng đểu giả. Kiến thức như thế thì dẫu cao mấy, thực chất cũng chẳng khác gì kiến thức của một anh hoạn lợn. Không những tự gây họa cho mình, mà còn gây họa cho người khác. Có khi gây họa cho cả thiên hạ chưa biết chừng.
Các học trò nghe đến đó thì sợ toát mồ hôi. Bèn hỏi:
- Thế nào là tự gây họa cho mình?
Khổng Tử bảo:
- Người ta vạch ra cái chỗ dở của mình để mong mình sửa, thì lại tưởng là người ta chửi. Người ta nịnh cái chỗ đểu của mình để hòng kiếm chác, thì lại tưởng là người ta khen... Rốt cuộc người đáng lẽ là bạn, thì lại nghĩ là thù. Kẻ đáng lẽ là thù, thì lại cho là bạn... Lẫn lộn, u tối đến như thế mà không gặp họa thì xưa nay chưa ai từng nghe nói đến bao giờ.
Các học trò nghe thấy thế thì càng sợ hơn nữa. Lại hỏi tiếp:
- Thế nào là gây họa cho thiên hạ?
Khổng Tử bảo:
- Hạng người ấy mà làm tướng thì mất toi thành. Làm quan phủ, quan huyện nào thì dân trong phủ, huyện ấy điêu đứng. Làm vua thì cả nước khốn nạn, thậm chí còn mất nước vào tay ngoại bang. Làm thầy thì ngu đến cả trăm đời sau... Thế gọi là gây họa cho thiên hạ.
Các học trò hỏi tiếp:
- Vậy cứ theo ý Phu Tử thì bao giờ chúng tôi mới có thể học thành người?
Khổng tử trả lời:
- Ta có thể dạy các ngươi hiểu thấu được lẽ đời (nhi bất hoặc – hết ngờ vực). Song không thể dạy các ngươi hiểu thấu được lòng trời (tri thiên mệnh – biết mạng trời).
Ta có thể dạy các ngươi hiểu thấu được lòng trời. Song không thể dạy các ngươi hiểu thấu được lòng người (nhi nhĩ thuận – nghe thuận tai).
Ta có thể dạy các ngươi hiểu thấu được lòng người. Song không thể dạy các ngươi hiểu thấu được lòng mình (tòng tâm kì dục, bất du củ – tùy lòng muốn mà vẫn không thay đổi quy củ).
Ta có thể dạy các ngươi hiểu thấu được lòng mình. Song không thể dạy các ngươi khiến được lòng mình (lạc dĩ vong ưu – vui (theo đạo lý) mà quên hết buồn phiền).
Ta có thể dạy các ngươi khiến được lòng mình. Song không thể dạy các ngươi (thấu suốt đạo lý) đến nỗi quên đi cả sự tồn tại của mình (bất tri lão chi tương chí – không hề biết tuổi già của mình sắp đến)...
Xem thế thì biết, cái sự học làm người kia là... không biết đến bao giờ.
Các học trò nghe như vịt nghe sấm. Bèn đề nghị:
- Phu Tử có thể giảng kĩ hơn một chút được không? Vẫn biết học làm người là một việc khó khăn, lâu dài. Song cớ sao lại rắc rối như thế?
Khổng Tử bảo:
- Đó là những thang bậc từ thấp đến cao của cái sự học (hạ học nhi thượng đạt). Cũng là những điểm “chết” (nguyên văn: tắc tử) của kiến thức. Vượt qua được những mốc ấy là một việc khó khăn nhất trong cái sự học của muôn đời. Dừng lại ở bất cứ mốc nào cũng lập tức biến thành người ngu.
Các học trò lại hỏi:
- Thế nào là biến thành người ngu?
Khổng Tử bảo:
- Kẻ ngu nhất trên đời là kẻ tự bằng lòng với kiến thức của mình. Dẫu đã thấu hết lẽ đời thì cũng không bao giờ hiểu được lòng trời. Dẫu đã thấu được lòng trời thì cũng không bao giờ hiểu được lòng người. Dẫu đã thấu được lòng người thì cũng không bao giờ hiểu được lòng mình... Từ khi làm thầy, ta kị nhất loại học trò học đến đâu giỏi đến đó. Học kiểu ấy nguy như trứng để đầu gậy. Bởi kiến thức có thể dừng lại bất cứ lúc nào. Kiến thức đã dừng lại, thì hậu quả tai hại sẽ không biết đâu mà lường được. Có khi còn biến thành một kẻ lưu manh trí thức lúc nào không hay.
Nói đến đó, Khổng Tử bỗng buột mồm thốt ra một câu than thở:
- Ôi! Kẻ học giả lúc nào cũng có sẵn sàng một cơ hội lớn để trở thành một tên... thậm ngu ngốc, thậm lưu manh.
Các học trò nghe vậy thì không ai bảo ai, tất cả đều nhất tề thở dài đánh sượt một cái. Lại hỏi tiếp:
- Phu Tử nói thế thì chúng tôi cũng đành cố gắng học được đến đâu hay đến đó, học mãi không dám dừng lại. Chứ còn biết làm thế nào. Không hiểu những đời sau này không có Phu Tử, thì rồi có ăn thua gì không? Hay là chỉ sinh ra rặt những hạng bịp bợm, kiến thức đã như anh hoạn lợn, mà đểu giả, bất lương thì không ai sánh bằng. Nhưng chẳng hay Phu Tử có thể lấy ví dụ về cái việc học làm người là rất khó ấy, cho chúng tôi nghe được không?
Khổng Tử bèn ví dụ bằng mấy câu chuyện sau đây:
Câu chuyện thứ nhất:
Ta (Khổng Tử) từng có một học trò xưng là Tử Hư. Y là một người rất say mê cây cối. Cây càng cổ thụ, y càng mê mẩn. Không ngày nào là y không tìm đến một nơi có cây cao bóng cả, có tán rộng như những chiếc dù vĩ đại, che rợp cả một vùng, cành lá xanh tốt sum xuê để ngắm nghía, xuýt xoa... Ngắm mãi không biết chán, xuýt xoa mãi không mỏi mồm. Lại tưởng tượng mỗi tán cây như một nước, mỗi nhánh, cành như một phủ, huyện, mỗi lá cây như một kiếp người... còn thân cây như một vị hoàng đế. Sự hâm mộ kể cũng đến thế là cùng.
Một hôm, y chợt phát hiện thấy từ một thân cây to lớn mà xưa nay y vẫn hâm mộ, vẫn ngắm nghía ấy bỗng nhú ra những mẩu gì tròn tròn, xam xám, mềm mại như lông thú. Những mẩu ấy cứ mỗi ngày lại thò dần ra. Vài hôm sau thì rõ là những cái đuôi chồn. Những cái đuôi chồn vắt vẻo, ngoe nguẩy ở thân cây nom đến kinh. Cây không mọc cành, đơm lá... mà lại mọc ra những cái đuôi chồn? Đó là điều mà y không thể chấp nhận, không thể tin được.
Y quyết tâm giữ gìn sự hâm mộ, còn hơn giữ gìn con ngươi của mắt mình. Nhưng những cái đuôi chồn thì cứ sờ sờ ra đấy, làm y không chịu nổi. Y bèn thắc mắc với ta. Ta bảo: “Ngươi đã có thể tin được rằng mỗi thân cây như một vị vua, thì tại sao lại không tin được rằng từ đó có thể mọc ra những cái đuôi chồn? Chớ vì sự hâm mộ mà sinh ra lú lẫn. Kiến thức của ngươi một khi đã cố chấp như thế thì khó có thể làm người được”.
Câu chuyện thứ hai:
Ông Mỗ làm quan tể ở ấp Trâu là một người có tiếng ngay thẳng, thanh liêm, rất ghét thói nịnh bợ. Vì thế pháp luật được thi hành. Dân ấp Trâu vui vẻ làm ăn, không tranh giành, đểu cáng với nhau. Trẻ con biết kính trọng người lớn, người lớn thương yêu, đùm bọc trẻ con. Ban ngày ra đường không ai nhặt của rơi. Tối về nhà không phải khoá cổng. Con trai, con gái đi riêng hai bên đường, không bậy bạ, sàm sỡ với nhau... Tất cả nhờ ở cái đức của ông quan Mỗ ấy mà có được như thế.
Tưởng làm người mà được như ông Mỗ thì ai còn nghi ngờ gì nữa. Tất nhiên xung quanh ông cũng không thiếu những kẻ xấu, những kẻ cơ hội, bất lương. Chúng tìm mọi cách để nịnh nọt, lung lạc cái đức của ông hòng kiếm chác này nọ. Song ông Mỗ không những không hề lay chuyển, mà còn thẳng tay trừng trị, khiến chúng không dám ho hoe gì nữa. Ấp Trâu ngày càng thịnh vượng.
Thế mà cũng chẳng được bao lâu. Có ai ngờ một người như ông Mỗ cũng đến lúc thay đổi. Ông bắt đầu thích những lời tâng bốc, ca ngợi. Ông bằng lòng và kiêu ngạo với những gì mình đạt được. Ông nhắm mắt, bịt tai trước những lời nói thẳng, những kẻ can gián. Thậm chí còn sai người bắt bớ, bỏ tù họ. Dần dần, ông biến hẳn thành một ông quan bịp bợm, lèo lá, vừa thích nịnh, vừa ăn của đút như ranh. Đám tay chân cũng nhanh chóng a dua theo. Chúng tha hồ nhân danh pháp luật để ăn cắp trắng trợn mọi thứ của dân, không cho dân được kêu ca, oán thán gì...
Ấp Trâu trở thành một nơi tăm tối nhất thiên hạ, chính trị đểu giả, lưu manh không nơi nào sánh bằng. Dân chúng bị cưỡi lên đầu lên cổ đã đành, lại còn không dám hó hé, suốt ngày phải ca ngợi, mở mồm ra là phải nói lời biết ơn cái lũ đầu trâu mặt ngựa, cầm đầu là ông quan Mỗ ấy(!). Biết ơn lũ kẻ cướp là một việc xưa nay chưa từng có. Chắc chỉ diễn ra ở nơi có cái thứ chính trị đã biến thành lưu manh như kiểu ấp Trâu mà thôi.
Tại sao ông Mỗ lại thay đổi nhanh chóng, lại trở thành một kẻ thối nát ghê tởm như vậy? Trong khi ông từng có tiếng là một người ngay thẳng, ghét cay ghét đắng bọn nịnh hót kia mà. Ai đã bỏ bùa mê thuốc lú cho ông?
Nguyên nhân té ra rất đơn giản. Tất cả chỉ tại lũ chó nhà ông. Trong nhà ông Mỗ nuôi một đàn chó, gầy, béo, đốm, khoanh, vàng, vện... đủ cả. Hàng ngày đi làm về, chúng tranh nhau vẫy đuôi mừng ông rối rít. Con thì liếm chân, liếm tay, con thì ngửi quần áo, con thì cố tru lên những tiếng sủa ra vẻ hớn hở, vui mừng... Chúng thi nhau nịnh ông bằng đủ các động tác, cử chỉ làm ông vô cùng hả hê.
Ông Mỗ từ chỗ thích cái sự nịnh nọt ấy của lũ chó, dần dần đâm ra thích được cả người nịnh. Nhất là những kẻ có cái lối nịnh cũng na ná như lũ chó kia thì ông lại càng thích. Mà những kẻ đó nào có thiếu gì. Tài bắt chước chó của họ thì không chê vào đâu được. Họ không những nịnh bằng giọng lưỡi, động tác, bằng sự liếm láp y hệt loài chó... mà còn nịnh bằng cả văn chương, nhạc, họa... Thậm chí sẵn sàng bóp méo cả sử sách để làm hài lòng ông...
Thế mới biết làm người quả là một việc khó khăn. Duy trì sự tử tế quả là một công phu nan giải. Có khi bị hỏng, bị dang dở giữa chừng chỉ vì lũ chó nuôi trong nhà. Vì thế, kẻ đã quyết chí làm người thì phải cảnh giác với từ con chó trở đi.
Những điều trên đây rút ra từ ghi chép của Nhan Hồi - một học trò yêu của Khổng Tử. Khổng Tử có lần đã nói: “Này Hồi! ta sở dĩ thích ngươi, chính bởi ngươi là một học trò học đến đâu thấy thiếu đến đó. Vì thế kiến thức không bao giờ dừng lại, cái ngu, cái xấu không có cơ hội đến gần được với ngươi...” (nguyên văn: tri nhi bất hạn, ngu xú bất cận)."
Subscribe to:
Posts (Atom)