Lời Phật dạy

"Không làm các việc ác, Siêng làm các điều lành, Giữ tâm ý trong sạch, Đó là lời Phật dạy!" (Kinh Pháp Cú)

Monday, October 6, 2008

Thuc trang va giai phap cho Giao duc bac Dai hoc

Da.y ho.c DDa.i ho.c : To^`n ta.i & gia?i pha'p

Theo suy nghĩ của tôi, hiện nay quá trình dạy đại học tại Việt Nam phải đối đầu với nhiều vấn đề bất cập, trong đó vấn đề nghiêm trọng nhất đó là sự thiếu tích cực của sinh viên hay nói khác hơn là tính thụ động của người học. Các thầy cô trên giảng đường đại học gặp không ít khó khăn khi đảm nhiệm việc dạy học cho những lớp rất đông sinh viên mà trong đó, phần lớn không có thói quen tích cực trong việc tiếp cận bài giảng và tự tìm hiểu tri thức liên quan đến bài học.
Theo tôi nghĩ, nguyên nhân chính của thực trạng này là do thói quen học tập từ thời phổ thông mà các bạn sinh viên đã quá quen với cách học “thầy đọc, trò ghi”, và chưa thích nghi được với phương pháp học tập ở cấp bậc đại học, ở đó đòi hỏi rất nhiều sự chủ động của người học. Nhìn vào các giảng đường đại học của những nước có nền giáo dục phát triển, chúng ta không khỏi thán phục trước không khí học tâp sôi nổi, trước những câu hỏi, trả lời rất tự nhiên của thầy và trò, trước lượng tri thức quý giá chỉ có được trong quá trình tranh luận, mà rất thiếu trong lối học thụ động truyền thống. Rất nhiều thầy cô tâm huyết đã cố gắng tạo ra không khí này trong giảng đường đại học Việt Nam, nhưng một số lớn đã thất bại.
Khi đã xác định nguyên nhân chính nằm ở thói quen không được phát biểu của người học được tích lũy trong suốt 12 năm của các lớp học phổ thông, thì vấn đề là phải thay đổi thói quen đó. Chúng ta đều biết rất khó để thay đổi một thói quen, và điều này đòi hỏi phải có thời gian và phương pháp. Tuy nhiên, thói quen lại bắt nguồn từ hành động, do quá trình lặp đi lặp lại mà có, vì vậy giải pháp nằm ở chính hành động và phương pháp thích hợp của các thầy cô. Hiện nay, chúng ta đều biết đến phương pháp học theo tình huống (case study), dựa theo 1 tình huống thực tế mà thầy cô sẽ triển khai bài giảng xoay quanh tình huống đó để người học có dịp thảo luận và học hỏi. Đây là một phương pháp rất hay giúp người học có 1 cái nhìn thực tế và sinh động hơn về những gì đang học, từ đó kích thích sự tìm hiểu, tranh luận. Tuy nhiên, tình huống cần phải sát với thực tế, tránh tình trạng một số thầy cô dựa vào các tình huống trong sách của nước ngoài vừa xa lạ vừa thiếu cập nhật, điều này sẽ gây ra phản tác dụng. Ngoài ra, thầy cô đại học cần phải tạo cho sinh viên thói quen hoạt động nhóm, bằng cách ra bài tập nhóm, để sinh viên chuẩn bị, báo cáo trước lớp. Chính hoạt động này giúp tăng tính chủ động và tích cực của sinh viên, tuy nhiên người thầy cần phải chọn lọc đề tài nhóm cho phù hợp và đặt những câu hỏi gợi mở, cũng như tổng kết một số điểm quan trọng của đề tài mà người học chưa chú ý. Quan trọng nhất là người thầy phải biết làm mới bài giảng để tạo sự hấp dẫn ở người học, từ đó thu hút họ và kích thích sự tò mò, tìm hiểu thêm và khuyến khích đặt câu hỏi về bài giảng. Qua các hoạt động đó, hy vọng sẽ tạo nên tính chủ động trong học tập và nghiên cứu khoa học ở sinh viên.
Vì vậy, một trong những điều mà thầy cô giảng dạy ở bậc đại học cần phải đạt được để khắc phục tính thụ động đó là phải tập cho sinh viên thói quen tích cực trong khi học, thói quen chủ động trong việc đặt ra câu hỏi và giải quyết vấn đề liên quan đến môn học,… Thói quen này sẽ hình thành dần theo thời gian, nếu người dạy biết khéo léo vận dụng một số phương pháp như : học tình huống, bài tập nhóm, hỏi đáp giữa thầy & trò… Đó là giải pháp mà tôi nghĩ nếu được áp dụng hiệu quả sẽ góp phần giải quyết hiện trạng học tập thiếu tích cực hiện nay.

No comments:

Post a Comment