HỌC ĐỂ HIỂU "TRÁCH NHIỆM" CỦA BẢN THÂN
Như tôi đă nói ở trên kia,
"độc lập và tự do" dựa trên đạo lý của Trời đă trở thành nguyên tắc
trong từng người cũng như của cả quốc gia chúng ta. Nếu như có kẻ gây phương hại
đến nguyên tắc này thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng
không sợ, huống hồ chúng ta lại phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền?
Giờ đây, chúng ta đă xác lập được tinh thần cơ bản: mọi người dân đều bình đẳng,
vì thế chúng ta hăy yên tâm phát huy mọi khả năng sức lực và trí tuệ của mình.
Mỗi người đều có mỗi bổn phận, do đó phải tự vun đắp tài năng, rèn luyện
nhân cách sao cho xứng đáng với bổn phận đó. Để làm được điều này, ai ai cũng
phải học chữ, học ngôn ngữ. Có chữ, biết ngôn ngữ sẽ lư giải được mọi đạo lý của
sự vật.
Nói đến đây chắc các bạn sẽ hiểu giúp tôi rằng: Học vấn là vấn đề cấp bách
biết nhường nào.
Hiện nay, tầng lớp thường dân cũng đă sánh vai ngang hàng với tầng lớp Võ sĩ
(samurai), cho nên con đường được lựa chọn vào các chức vụ trong chính quyền cũng
mở ra cho chúng ta nếu chúng ta có tài.
Chúng ta phải tự giác trước bổn phận của bản thân, không chạy theo những
hành động rồ dại, phải cẩn trọng.
Tôi chắc rằng không ai đáng thương hại hơn là những người vô tri thức, những
người không hiểu lẽ phải, và cũng không ai khó giao tiếp hơn những người ấy. Vì không có tri thức, không có năng lực tự thức tỉnh nên họ căm ghét oán giận những
người giàu có chính đáng, đôi khi họ tập hợp thành bầu đoàn đi đánh cướp.
Bản thân họ được pháp luật bảo vệ, nhưng hễ cứ cảm thấy bất lợi cho mình thì họ lại thản nhiên vi phạm, ngang nhiên phá luật.
Lại không có ít người, có được chút ít tài sản, tiền bạc thì chỉ lo tích trữ,
cất giấu, không bao giờ suy nghĩ đầu tư cho con cháu học hành. Vì thế con cháu
họ chỉ biết ăn chơi, lêu lổng, dốt nát và cứ thế tiêu pha tàn phá tài sản của
ông cha mình.
Đối với nhũng người như vậy, không thể mang đạo lý ra để giảng giải mà chỉ
có cách là dùng uy lực đe doạ chứ không có cách nào khác. Ám chỉ điều này, người
phương Tây có câu tục ngữ: "Dân ngu tự chuốc lấy chính sách bạo tàn."
Người dân tử tế nghiêm túc thì chính phủ cũng buộc phải tử tế nghiêm túc.
Nước Nhật chúng ta có dân, trên dân có chính phủ. Phẩm cách của dân rơi vào
vòng ngu tối, vô học thức, luật pháp của chính phủ cũng trở nên hà khắc. Nhưng nếu
quốc dân có chí học hành, tiếp thu văn minh thì không có cách nào khác, chính
phủ cũng sẽ quảng đại, nhân đạo.
Luật nước hà khắc hay quảng đại hoàn toàn tuỳ thuộc vào thái độ, phẩm cách của
quốc dân.
Có người dân nào lại mong muốn một chế độ chính trị tàn bạo?
Có người dân nào lại mong muốn cho đất nước kém phát triển?
Có người dân nào lại mong cho nước mình bị ngoại bang khinh miệt?
Không và không thể có. Đó chính là tình con người trong mỗi chúng ta.
Nếu như ai ai cũng một lòng một dạ báo đáp cho Tổ quốc, nơi mình sinh thành
thì chúng ta không bao giờ phải lo nghĩ hay bất an đến tương lai, đến tiền đồ của
Nhật Bản. Mục đích của chúng ta chỉ có một: giữ gìn hoà b́ình cho đất nước.
Do vậy, điều quan trọng hơn bất kỳ điều gì khác là mỗi người chúng ta ai ai
cũng phải học hành, mở mang kiến thức, mài giũa tài năng, nhân cách sao cho xứng
đáng với bổn phận của mình.
Ngược lại, chính phủ phải có trách nhiệm soạn thảo và thông báo đến mọi người
dân những chính sách dễ hiểu. Mục tiêu duy nhất cho chính phủ là phải mang lại
cuộc sống ấm no yên ổn cho dân.
Những lời về học vấn mà tôi khuyên nhủ các bạn cũng chỉ nhằm tới điều này.
Nhân dịp khai trương "Keio Nghĩa thục" tại quê tôi, huyện Nakatsu
tỉnh
No comments:
Post a Comment