Lời Phật dạy

"Không làm các việc ác, Siêng làm các điều lành, Giữ tâm ý trong sạch, Đó là lời Phật dạy!" (Kinh Pháp Cú)

Thursday, July 21, 2016

Học cách cùng chung sống

Học cách cùng chung sống


Với sự phát triển của Internet và xu hướng toàn cầu hóa, thế giới ngày càng trở nên nhỏ lại và sự gắn kết giữa các cộng đồng, quốc gia, khu vực càng trở nên chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, công nghệ hay tự do hóa thương mại không tự nhiên mang lại lợi ích và không thể phát huy tác dụng nếu con người không biết cách cùng chung sống hòa bình với nhau. Nhìn vào bức tranh thế giới ngày nay, chúng ta thấy những khác biệt về tôn giáo, sắc tộc, quan điểm chính trị, văn hóa... ở nhiều mức độ và phạm vi khác nhau vẫn còn hiện diện, đôi khi dẫn đến xung đột, và nguy cơ chiến tranh, khủng bố, loạn lạc vẫn có khả năng tiếp diễn. Điều này khiến con người chưa thể chung sống an lạc với nhau. Những thách thức này đòi hỏi con người hiện đại phải học và trang bị cho mình một kỹ năng rất quan trọng, đó là kỹ năng cùng chung sống hòa bình với mọi người xung quanh.

Khi bàn đến mục tiêu của việc học, mọi người thường nghĩ đến 4 mục tiêu mà tổ chức Unesco đã nêu ra, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để thành người, và Học để cùng chung sống. Quả nhiên, bốn mục tiêu này rất tổng quát và đã bao quát toàn bộ những gì mà một người nên học. Lúc trước, tôi thường nghĩ rằng "Học để thành người" là khó nhất và phải là mục tiêu sau cùng của việc học, nhưng Unesco lại sắp "Học để cùng chung sống" ở vị trí sau cùng, phải chăng đây mới là mục tiêu khó nhất mà việc học cần hướng tới. Sau này, càng suy ngẫm, tôi càng thấy việc sắp xếp này thật hay và ý nghĩa. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, việc học để thành người đúng nghĩa đã khó, mà việc học để có thể chung sống hòa bình với mọi người xung quanh lại càng khó hơn, và nó mới đúng là mục đích sau cùng của một đời người, và mới làm cho sự hiện diện của chúng ta trong cuộc đời này thêm phần ý nghĩa. Trong bài viết này, chúng ta cùng bàn luận về 2 mục tiêu sau cùng của việc học theo phân loại trên, và phân tích vì sao học để cùng chung sống lại khó khăn và quan trọng hơn đối với xã hội hiện đại ngày nay.

Trước tiên, cùng tìm hiểu về mục tiêu "học để thành người". Rõ ràng đây là một mục tiêu rất quan trọng của việc học, bởi suy cho cùng, mọi kiến thức học được đều giúp chúng ta trưởng thành về mặt tư duy, hiểu biết và hoàn thiện về mặt nhân cách. Một người đúng nghĩa là người biết phân biệt phải trái, đúng sai, có tư duy độc lập, và tự chịu trách nhiệm về những lời nói, hành động của mình. Như vậy, mục tiêu quan trọng của việc học là để con người có thể trở thành phần Người (viết hoa), và khác biệt với phần Con, chỉ biết sống theo bản năng, của các loài vật. Để trở thành con người đúng nghĩa, đòi hỏi 1 cá nhân phải có hiểu biết nhất định, có óc tư duy đánh giá về sự vật hiện tượng, biết cách ứng xử cho phù hợp với vị trí của mình trong xã hội. Nói chung, ngoài kiến thức và khả năng tư duy, người đó phải biết cách đối nhân, xử thế, tuân thủ những quy định về pháp luật, và không vi phạm những quy tắc đạo đức cơ bản... Để đạt được mục tiêu này, nhà trường không chỉ cung cấp cho người học tri thức chuyên môn, mà còn phải dạy dỗ cho học trò về lễ nghi, quy tắc, và rèn luyện đạo đức của người học theo một chuẩn mực chung. Đó là lý do vì sao ở các trường học thường gặp khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" là vậy. Ngày nay, các trường phổ thông ở Việt Nam có vẻ xem nhẹ việc dạy lễ (cách ứng xử), mà đặt nặng việc dạy văn (kiến thức), nên nhiều học sinh dù đã tốt nghiệp phổ thông vẫn chưa được coi là trưởng thành, đạo đức, nhân cách chưa hoàn thiện, và cách ứng xử còn nhiều khiếm khuyết. Điều này khiến cho mục tiêu "học để trở thành người" chưa được thực hiện trọn vẹn. Chính vì vậy, các phong trào đổi mới, cải cách giáo dục gần đây thường đòi hỏi các trường phải chú trọng giảng dạy nhiều hơn các kỹ năng sống, thái độ ứng xử, quy tắc đạo đức, khả năng tư duy, suy nghĩ phê phán... Bởi đó chính là những yếu tố rất quan trọng cho bài học làm người.

Học để trở thành một người đúng nghĩa đã khó, nhưng học để biết cách cùng chung sống hòa bình với mọi người xung quanh còn khó hơn gấp bội. Bởi, ngày nay, con người không thể sống độc lập 1 mình, mà cuộc sống hiện đại đòi hỏi phải tương tác, làm việc với rất nhiều người khác nhau trong xã hội. Chính vì vậy, mỗi người cần phải trang bị cho mình những hiểu biết về thế giới xung quanh, biết công việc của mình và của người khác, biết cách phối hợp, cộng tác với nhau trong công việc. Nói chung, để có thể chung sống an lạc, hài hòa với mọi người xung quanh, mỗi người phải biết tôn trọng sự khác biệt, và phải biết cách ứng xử linh hoạt, phù hợp với mỗi người, mỗi hoàn cảnh. Điểm then chốt của việc chung sống an lạc là phải biết cố gắng tránh gây tổn hại đến môi trường, hay người khác, vì ai trong cuộc sống cũng mong muốn có cuộc sống an lành, hạnh phúc. Hơn nữa, không những hạn chế hành động, lời nói gây tổn hại đến mọi người, mà cần phải còn cố gắng tập nói lời ái ngữ, và nếp sống vị tha, để mang lại an vui, lợi lạc cho những người xung quanh. Như vậy, ta thấy rằng học cách cùng chung sống khó hơn học để trở thành người bởi nó không chỉ đòi hỏi khả năng tư duy, và chịu trách nhiệm với bản thân, mà nó còn đòi hỏi mỗi người phải rèn luyện một đầu óc cởi mở, biết chấp nhận sự khác biệt, có năng lực phán đoán và ứng xử phù hợp với quy chuẩn của cộng đồng mà mình sống, để tránh/ hạn chế gây tổn hại đến người khác. Đương nhiên, để chung sống hài hòa với mọi người và với môi trường xung quanh, một người trước tiên cần phải học để trở thành người đúng nghĩa. Bởi vì, một người phải biết sống có trách nhiệm với bản thân mình trước thì mới có thể chung sống một cách có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Do đó, học cách cùng chung sống với mọi người trong xã hội mới là cái học khó khăn nhất.

Ngoài ra, nếu nhìn sâu vào ý nghĩa của một đời người, ai cũng thấy rằng con người không nên chỉ sống ích kỷ một mình, mà cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết đóng góp cho sự an lạc, yên vui và hạnh phúc của gia đình và xã hội. Học kỹ năng cùng chung sống an lạc với mọi người và biết tôn trọng, giữ gìn môi trường sống sẽ giúp con người cảm thấy đời sống của mình có ý nghĩa hơn. Trong nhà Phật, có khái niệm tương sinh, tương tức (interbeing), có nghĩa là cuộc sống của mỗi người đều có mối tương quan và liên hệ chặt chẽ với nhau. Sự an lạc, hạnh phúc của một người sẽ ảnh hưởng và chịu chi phối bởi sự yên bình và hạnh phúc của cộng đồng và xã hội xung quanh. Cái thấy này giúp mỗi người hiểu được sự liên đới giữa mọi người, mọi vật, và vì vậy, cần phải cẩn trọng trong lời nói, hành động của mình để tránh gây tổn hại đến người khác hay môi trường xung quanh. Cở sở quan trọng cho việc chung sống hạnh phúc theo nhà Phật chính là sự thấu hiểu và cảm thông. Có thấu hiểu những khổ đau, bất hạnh của con người, thì mình mới dễ dàng cảm thông, tha thứ, và bỏ qua những lỗi lầm, những lời nói khó nghe mà người kia đã nói/ gây ra cho mình. Để hiểu được hoàn cảnh và cách ứng xử của người khác, ta cần phải hiểu về nền văn hóa, truyền thống tâm linh, lý tưởng mà họ theo đuổi... Hơn nữa, không những hiểu mà còn phải biết chấp nhận và dung hòa sự khác biệt. Ai cũng thường cho rằng tôn giáo của mình là nhất, chủ nghĩa mà mình tin tưởng là số một... và như thế, mình sẽ không thể hiểu và chấp nhận được tôn giáo khác, chủ nghĩa khác. Đây chính là nền tảng của tư tưởng dân chủ trong xã hội hiện đại. Muốn chung sống an lạc, cần phải biết xã hội là đa dạng, phải biết yêu cái đẹp của tự nhiên với muôn loài, vạn sắc. Phải thấy rằng bông hoa dù xanh, đỏ, tím, vàng... đều đẹp và đều mang lại hương thơm cho đời. Tôn giáo nào cũng hướng con người đến điều thiện, chủ thuyết nào cũng chỉ nhằm xây dựng xã hội tốt đẹp hơn... vậy tại sao không thể có cái nhìn bao dung với nhau hơn? Ngày xưa, có 1 người hỏi đức Phật, tôn giáo nào cũng nói mình là số 1, vậy con biết tin theo ai đây? Phật bèn trả lời, con hãy khoan vội tin mà hãy tự dùng trí tuệ của con để đánh giá và phán đoán về sự hay dỡ, tốt xấu của 1 tôn giáo, nếu nó dạy những điều tốt đẹp và mang lại sự an vui, hạnh phúc thì con hãy tin theo. Chính vì tinh thần cởi mở và không cố chấp mà các quốc gia theo Phật giáo đều có sự hòa hợp giữa các tôn giáo.

Ở phạm vị cá nhân, việc học cách cùng chung sống giúp con người có thể sống an vui, hòa hợp, và cộng tác hiệu quả với mọi người xung quanh. Đây chính là những kỹ năng rất quan trọng trong xã hội hiện đại, bởi xã hội đang chuyển dần sang xã hội tri thức, ở đó, công nghệ và tính chất công việc ngày càng phức tạp, đòi hỏi mọi người phải cộng tác với nhau mới có thể giải quyết được. Đó là lý do vì sao, ở các trường Đại học ngày nay, kỹ năng cộng tác và làm việc nhóm ngày càng được đề cao và đưa vào chương trình giảng dạy, bởi nó rất cần thiết cho sự thành công của một cá nhân trong xã hội tri thức hiện đại. Một trong những yêu cầu quan trọng để có thể cộng tác, làm việc nhóm hiệu quả đó là phải biết lắng nghe, đặc biệt là biết lắng nghe những ý kiến khác biệt, trái chiều. Con người ta thường chỉ thích nghe những gì thuận tai, phù hợp với quan điểm của mình, hoặc là lời khen ngợi... mà khó có khả năng nghe những lời nghịch nhĩ, những quan điểm, ý kiến khác biệt, trái chiều hay phê phán. Chính vì vậy, để có thể chung sống hòa hợp và cộng tác tốt với mọi người xung quanh, điều đầu tiên cần học tập chính là rèn luyện khả năng lắng nghe, và biết chấp nhận những quan điểm khác biệt. Trên cơ sở lắng nghe, thảo luận và tranh luận thẳng thắn, những chân lý, sự hiểu biết đúng đắn mới có thể đạt được, từ đó, mọi người mới có thể hiểu rõ vấn đề, và cộng tác cùng nhau để làm cho xã hội ngày một tiến bộ hơn. Đó chính là cơ sở bền vững của việc chung sống an lạc và xây dựng một cộng đồng biết sống an bình, hạnh phúc. Gần đây, một môn học mới là "Giao tiếp trong môi trường đa văn hóa" được giới thiệu và bổ sung thêm vào chương trình của các trường ĐH, để cung cấp cho SV. hiểu biết về cách ứng xử và suy nghĩ trong những nền văn hóa khác nhau, từ đó, có thể thích nghi và cộng tác hiệu quả trong môi trường làm việc toàn cầu ngày nay.

Ở phạm vi quốc gia/cộng đồng, việc sống chung an lạc đòi hỏi mọi quốc gia/cộng đồng phải tuân theo những quy tắc, luật pháp chung. Chẳng hạn, những hiệp ước thương mại quốc tế, những bộ quy tắc ứng xử, công pháp quốc tế... là những tiêu chuẩn mà các quốc gia, cộng đồng có thể dựa vào đó mà vận hành. Nếu có bất đồng thì cần dựa vào các cơ chế trọng tài, tòa án quốc tế tương ứng để phân xử. Điều quan trọng là các quốc gia/ cộng đồng cần phải tôn trọng những cam kết đã ký và không nên có những hành động đơn phương gây tổn hại đến các quốc gia/cộng đồng khác. Gần đây, tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á đang là tâm điểm chú ý của thế giới. Rõ ràng, mâu thuẫn giữa các quốc gia càng dâng cao khi Trung Quốc đơn phương cải tạo các bãi đá thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà Trung Quốc đã chiếm được từ tay Việt Nam và Phillipin trong những năm trước đó. Ngạo mạn hơn, Trung Quốc còn vạch ra đường 9 đoạn để xác nhận phần biển và đảo bên trong là thuộc về chủ quyền của mình. Phán quyết của tòa trọng tài PCA bác bỏ tính hợp pháp của đường lưỡi bò 9 đoạn, cũng như bác bỏ các tuyên bố chủ quyền và đặc quyền kinh tế đối với các mõm đá mà Trung Quốc chiếm được và ra sức cải tạo gần đây, đã chứng minh tính vô lý của các tuyên bố đó. Thực trạng này cho thấy thách thức rất lớn đối với các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á khi muốn chung sống hòa bình với người hàng xóm hung hăng và không biết lý lẽ. Có lẽ, Trung Quốc nên học lại bài học về cùng chung sống, nếu không, thì cộng đồng quốc tế cần phải dạy cho Trung Quốc để hiểu về nguyên tắc này. Người TQ cần phải học cách "sống và để người khác sống với". Nếu anh ỷ mạnh hiếp yếu, bất chấp công pháp quốc tế, bất chấp lý lẽ để gây ra tổn hại cho môi trường và bất ổn cho cộng đồng xung quanh, trước sau gì anh cũng sẽ lãnh hậu quả. Cộng đồng quốc tế và các quốc gia Đông Nam Á cần liên kết lại để bắt buộc TQ tuân theo luật chơi chung của thế giới, nếu không thì cần phải đi học phổ cập lại về cách phân biệt đúng sai, và học cách cùng chung sống. Một mình Việt Nam hay Philipin thì không đủ sức để đối chọi với 1 nước TQ hung hăng, bạo ngược, nhưng cộng đồng các quốc gia ĐNÁ cùng với sự hỗ trợ của các nước tiến bộ trên thế giới thì hoàn toàn có thể dạy cho TQ 1 bài học làm người tử tế, biết chung sống hòa bình trong cộng đồng thế giới ở thế kỷ 21 này.

Như vậy, rõ ràng việc học cách cùng chung sống là một mục tiêu quan trọng và cực kỳ quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Xu thế công nghệ và tự do thương mại đang làm cho thế giới trở nên nhỏ hơn, con người ở nhiều nền văn hóa khác nhau có thể đến gần nhau và làm việc cùng nhau trên nền tảng Internet. Chính vì vậy, các trường học ngày nay nên chú trọng tới việc dạy cho học sinh, sinh viên các kỹ năng để có thể chung sống với mọi người xung quanh. Để đạt được mục tiêu này, mỗi cá nhân cần phải là người đúng nghĩa, tức là có tư duy độc lập, biết nhận định đúng sai và có trách nhiệm với bản thân mình. Kế đó, mỗi người cần phải có hiểu biết về cộng đồng xung quanh và có ý thức sống có trách nhiệm bảo tồn thiên nhiên, tránh gây tổn hại đến mọi người, và mang lại an vui, hạnh phúc cho xã hội. Nếu một quốc gia mà mọi công dân đều thấm nhuần bài học làm người và biết cách cùng chung sống thì quốc gia đó cũng sẽ trở thành một thành viên có trách nhiệm trong cộng động thế giới. Ngoài ra, thế giới cũng phải đoàn kết với nhau để trừng trị kẻ xấu, và dạy cho những quốc gia chưa biết sống chung về bài học quan trọng này. Nếu làm được như vậy, cảnh chiến tranh sẽ sớm tắt và viễn cảnh một cộng đồng thế giới chung sống hòa bình, an lạc là có thể hiện thực. Mong sao mọi nơi trên thế giới đều hưởng được cảnh thái bình, và mọi người đều có thể chung sống an vui, hạnh phúc!

7/ 2016 - PQT

Sunday, July 3, 2016

Những mẫu chuyện Phật giáo dành cho thiếu nhi (tập 2)


LI NÓI ĐẦU

Sau khi xut bn tp 1 « Nhng mu chuyn Pht giáo dành cho thiếu nhi », tác giả đã nhn được nhiu phn hi, góp ý tích cc và khuyến khích tiếp tc mrng các câu chuyn Pht giáo hướng ti các đối tượng thiếu niên nhi đồng. Nhn thy, tác dng tích cc ca nhng mu chuyn này đối vi vic gieo mm Pht pháp la tui mm non, thiếu nhi, tác giđộng lc hoàn thin tp 2, vi mong mun hthng hóa các câu chuyn xoay quanh cuc đời Đức Pht, các đệ tln và các bài ging ca ngài trong sut cuc đời hong hóa.

Trung thành vi mc tiêu ban đầu là hướng ti đối tượng độc gilà các em nhỏ ở tui thiếu niên, nhi đồng, và htrcho các bc phhuynh trong vic giáo dc tr, nên các câu chuyn được chn lc da trên tiêu chí ngn gn, đơn gin, dhiu, phù hp vi tâm lý ca trnh. Bên cnh đó, cun sách cũng hướng ti mc tiêu nâng cao hiu biết vPht pháp bng cách hthng hóa nhng câu chuyn vcuc đời đức Pht và nhng giáo lý căn bn trong Pht pháp. Hy vng, qua nhng câu chuyn này, trstrnên quen thuc vi các khái nim như : Đản sanh, Niết bàn, Tdiu đế, Bát chánh đạo, Kh, Vô thường, Vô ngã... là nhng giáo lý căn bn ca đạo Pht, để từ đó có thtìm hiu thêm và ng dng vào cuc sng hàng ngày ở trường và nhà.

Bên cnh các câu chuyn gn lin vi Đức Pht, mt struyn ngngôn vloài vt, ctích Pht giáo cũng được đưa vào nhm giúp các em cm thy vui thích qua các hình nh thân thương ccác loài vt, giúp các em hiu biết hơn vthế gii tnhiên, cũng như phát trin lòng yêu thiên nhiên, và biết bo vmôi trường sng chung. Mong rng tp sách smang đến cho các em thiếu nhi và quý vphhuynh nhng giphút thư giãn bích và thú v, đồng thi gieo mm đạo đức và nuôi dưỡng tâm hn hướng thượng, hướng thin nơi các bé, qua nhng câu chuyn Pht giáo được chn lc mt cách cn thn. Chúc các em nhvà các bc phhuynh có nhng nim vui khi đọc cun sách này, và ng dng được nhng điều Pht dy trong cuc sng để gia đình luôn an lc và hnh phúc !


Nhân đây, cũng xin bày tlòng biết ơn đối vi các tác gi, tác phm, hình vẽ đã được tham kho trong tuyn tp này, mà tác gikhông có điều kin liên lc và xin phép. Cũng gi tng món quà này đến bà xã và các con, nhng người luôn bên cnh động viên, và khuyến khích tôi hoàn thành tp sách này.

Mong tiếp tc nhn được sự hưởng ng tcác em thiếu nhi và các bc phhuynh đối vi Nhng mu chuyn Pht giáo dành cho thiếu nhi tp 2 này. Rt mong nhn được các góp ý để bkhuyết cho ln tái bn sau được hoàn thin hơn. Mi góp ý xin gi về địa che-mail: pqtrung@gmail.com

Tác gikính bút,

Đức Kiên (Phm Quc Trung) 

----
PS. Sách hiện có tại P. Phát hành kinh sách Chùa Xá Lợi (89 Bà Huyện Thanh Quan, Q.3, TP.HCM)

Sunday, June 5, 2016

Đời là bể khổ


Ai học Phật cũng đều biết về bài giảng đầu tiên của Đức Phật ở vườn Nai về Bốn chân lý cao quý hay Tứ diệu đế ngay sau khi thành đạo. Trong đó, chân lý cao quý thứ nhất là Đời là bể khổ. Những người học Phật hời hợt thường dựa vào đây để chê bai Phật giáo là bi quan, yếm thế. Bởi họ đâu chịu đọc hết 4 chân lý cao quý. Trong đó, 3 chân lý còn lại Phật giảng dạy về nguyên nhân của khổ, về cảnh giới an vui của Niết bàn khi đã hết khổ, và con đường để đạt đến cảnh giới an vui đó.

Mọi người trong đời muốn được an vui, bằng cách trốn chạy khỏi khổ đau. Nghe đến khổ là sợ, là không muốn nghe nữa, hoặc bỏ chạy. Họ đâu biết rằng muốn hết khổ thì phải nhìn cho rõ khổ, tìm hiểu cho tận nguồn cơn của khổ thì mới thoát được nó. Điều quan trọng nhất để thoát khổ là phải nhìn rõ vào thực trạng khổ đau, tìm xem căn nguyên gốc rễ của nó ở đâu, thì mới có thể thoát khổ được. 

Chúng ta cũng vậy, ai cũng muốn con cái học hành ở một môi trường giáo dục tử tế, muốn sống trong một không khí trong lành, thức ăn thức uống không nhiễm bẩn, chính quyền minh bạch, công chức không tham nhũng, hết lòng vì dân, cảnh sát quân đội làm đúng chức trách bảo vệ cuộc sống an lành của dân, xua đuổi kẻ thù xâm phạm bờ cõi... Thế nhưng, khi nhận thức ra hoàn cảnh đất nước không như mình mong đợi, hoặc toàn những điều ngược lại, chúng ta hoặc sợ hãi khi nói đến thực trạng bi đát đó, hoặc tìm đường bỏ chạy sang xứ khác. Liệu như thế có giúp giải quyết rốt ráo vấn đề không? Nếu tảng lờ như không biết đến nỗi khổ của đồng loại và của chính mình, liệu mình có thoát khỏi khổ đau đó hay không? Nếu bỏ chạy sang xứ khác, liệu có thể an vui một mình khi thấy thân thuộc, quê hương tiếp tục lầm than đau khổ hay không. 

Nhiều người lập luận rằng, khi nói đến những tiêu cực của hoàn cảnh, của đất nước, dễ làm ta nản chí, buông xuôi, vì thấy rằng mình không thể thay đổi được gì. Nhưng không phải vậy, vì muốn thay đổi, trước hết mình phải biết rõ thực trạng đất nước, thì mới biết thay đổi cái gì và bắt đầu từ đâu. Chính ở điểm này mà đạo Phật thật sự rất tích cực chứ không phải tiêu cực như mọi người thường nghĩ. Vì người Phật tử biết rõ khổ, để tìm cách thoát khổ chứ không phải buông xuôi, hoặc trốn chạy hoàn cảnh. 

Một câu nói rất hay của tổng thống Obama mà mọi người thường nghe trong chiến dịch tranh cử của ông là "Yes, we can". Vâng nếu nghĩ rằng chúng ta có thể thay đổi hoàn cảnh thì chúng ta có thể. Quan trọng nhất là chúng ta có dám nhìn vào thực tại hay không, có can đảm tìm đến căn nguyên sự khổ hay không mà thôi. Muốn thay đổi, nói như Trịnh Công Sơn là hãy "nhìn rõ quê hương, nhìn kỹ lại mình", rồi chúng ta sẽ biết phải làm gì cho đúng trong hoàn cảnh hiện nay.

Hãy cùng đọc lại ít dòng về Khổ đế dưới đây.

----

Chân lý cao quý thnht: Đời là bể khổ

Đức Pht tìm ra cách gii quyết ni khổ đau, bt đầu bng nhn din khổ đau có mt trong cuc sng. Đây là cái chân lý cao quý thNht trong Bn chân lý. Nếu mi người ý thc nhng gì htri qua và quan sát knhng gì din ra xung quanh, hsthy rng cuc sng là hoàn toàn khổ đau và không hnh phúc. Khổ đau có thlà tinh thn hoc thxác.

Chân lý vkhổ đau ca sanh, lão, bnh, tlà không thtránh khi. Mt vài người giàu có bây gicó thvui sướng, hnh phúc và được chăm sóc cn thn trong cuc sng, nhưng thi gian, không có gì chc chn hkhông tri qua khổ đau. Điều thi, không ai có thchia sni đau vi người khác. Chng hn, mt người đàn ông có thlo lng người mca mình đang ngày càng già yếu. Tht ra, anh y không thchu ni đau ca tui tác thay mminh. Cũng vy nếu mt bé trai bị ốm, người mkhông thtri qua nhng cm giác khó chu vì bnh tt thay cho đứa con ca mình. Cui cùng, cngui mngười con trai không thgiúp đỡ ln nhau trong lúc cái chết cn k.

Bên cnh ni khvmt thcht, cũng có nhng ni khvtinh thn. Con người cm thy cô đơn, bun và chán nn khi người họ thương yêu xa cách hoc bchết. Htrnên bun bc, khó chu khi đối mt vi nhng điều hkhông thích hoc nhng điều hkhông hài lòng. Con người cũng khổ đau khi hkhông tha mãn nhu cu và ước mun ca h. Chng hn nhng thiếu niên, cm thy nn chí và gin dkhi cha mca hkhông cho phép họ đi chơi quá khuya hoc tiêu món tin quá ln cho nhng áo qun thi trang đắt tin. Ngay c, ngườln cũng không hnh phúc nếu hkhông đạt được sgiàu có, quyn lc hoc danh tiếng theo tham vng ca bn thân h.

Ngoài ra, thm ha thiên nhiên như động đất, lt, ha hon có thgây ra nhiu khổ đau cho con người. Con người có thể đối mt vi nhng khó khăn gây ra bi chiến tranh và bt bình đẳng trong xã hi.

Nhng rc ri có thxy ra trong lp hc. Khi bn đang cgng hc bài, nhưng lp quá n ào hoc bn bè đang cquy ry bn, bn scm thy không hài lòng và gin d. Đôi khi, rc ri có thdo chính bn thân bn gây ra. Khi bn không qua được kì thi, nó slàm cho bn cm thy đau bun và tht vng. 

(Trích Bài giảng đầu tiên của Đức Phật - Tứ Diệu Đế)