Lời Phật dạy

"Không làm các việc ác, Siêng làm các điều lành, Giữ tâm ý trong sạch, Đó là lời Phật dạy!" (Kinh Pháp Cú)

Wednesday, June 17, 2009

Hung Dao Vuong


Ba lần đánh bại quân Nguyên
Nước nhà nhớ mãi gương hiền thánh nhân
Hưng Đạo Vương thuở nhà Trần
Chiến công vang dội, bao lần lập công
Nguyên Mông dù mạnh, đừng hòng
Quân dân Đại Việt, một lòng sắt son
Diên Hồng, dấu vết vẫn còn
Hịch xưa (*) vang dội, cháu con giữ gìn
Thánh Trần, sáng mãi niềm tin
Trong lòng dân tộc, quê mình ngàn năm
Linh thiêng, khí phách - âm thầm
Hộ dân, hộ quốc, bao năm vững bền,
Sử xanh còn mãi khắc tên,
Cháu con vẫn mãi dựng đền – ghi công,
Gương xưa, nhớ mãi trong lòng
Anh hùng dân tộc, núi sông nghiêng mình…



(*) HỊCH TƯỚNG SĨ

"Ta thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước. Kính Đức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thái Sung; Cảo Khanh một bầy tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có? Ví thử mấy người đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình thì cũng đến chết hoài ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách cùng trời đất muôn đời bất hủ được?

Các ngươi vốn dòng võ tướng, không hiểu văn nghĩa, nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Thôi việc đời trước hẵng tạm không bàn. Nay ta lấy chuyện Tống, Nguyên mà nói: Vương Công Kiên là người thế nào? Nguyễn Văn Lập, tỳ tướng của ông lại là người thế nào? Vậy mà đem thành Điếu Ngư nhỏ tày cái đấu đương đầu với quân Mông Kha đường đường trăm vạn, khiến cho sinh linh nhà Tống đến nay còn đội ơn sâu! Cốt Đãi Ngột Lang là người thế nào? Xích Tu Tư tỳ tướng của ông lại là người thế nào? Vậy mà xông vào chốn lam chướng xa xôi muôn dặm đánh quỵ quân Nam Chiếu trong khoảng vài tuần, khiến cho quân trưởng người Thát đến nay còn lưu tiếng tốt!

Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lòng tham khôn cùng; khoác hiệu Vân Nam Vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau.

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da quân giặc, nuốt gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.

Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có mặc thì ta cho áo; không có ăn thì ta cho cơm. Quan thấp thì ta thăng tước; lộc ít thì ta cấp lương. Đi thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa. Lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết; được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. So với Công Kiên đãi kẻ tỳ tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá, nào có kém gì?

Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm. Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai. Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng?

Nay ta bảo thật các ngươi: nên lấy việc "đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ" làm nguy; nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" làm sợ. Phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho ai nấy đều giỏi như Bàng Mông, mọi người đều tài như Hậu Nghệ, có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhaị Như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng; chẳng những gia thuộc ta được ấm êm giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng trăm tuổi sum vầy; chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng; chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí, mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không?

Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp thành một tuyển, gọi là Binh Thư Yếu Lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời ta dạy bảo, thì trọn đời là thần tử; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời ta dạy bảo thì trọn đời là nghịch thù.

Vì sao vậy? Giặc Mông Thát với ta là kẻ thù không đội trời chung, mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây, sau khi dẹp yên nghịch tặc, để thẹn muôn đời, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa?

Cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta."

Saturday, June 6, 2009

Không sợ hãi

Hồi còn nhỏ, khi xem bộ phim Tây Du Ký, tôi rất thích nhân vật Tôn Ngộ Không hay còn gọi là Tề Thiên Đại Thánh. Trong trí óc non nớt của lũ trẻ bon tôi lúc bấy giờ thì hễ khi có yêu quái hoặc bất kỳ khó khăn trở ngại cản bước thầy trò Đường tăng đi thỉnh kinh, thì chỉ cần Tôn Ngộ Không xuất hiện thì mọi sợ hãi đều tan biến, mọi khó khăn đều dễ dàng vượt qua.

Sau này, khi lớn hơn, có chút hiểu biết về Phật pháp, mỗi khi gặp khó khăn, bất an trong cuộc sống, tôi thường nghĩ tới hình ảnh của Bồ tát Quán thế âm, vị đã phát lời nguyện cứu khổ cứu nạn cho chúng sanh ở cõi Ta bà. Khi niệm danh hiệu Ngài, tôi thường cảm thấy bình tĩnh, không còn sợ hãi, sáng suốt đối phó với những nghịch cảnh và thường dễ dàng vượt qua. Người đời thường gọi ngài là Bồ tát Vô úy, nghĩa là ban tặng sự Không sợ hãi cho những ai nhớ nghĩ đến ngài. Tôi lại thấy rằng không phải Bồ tát ban phép, mà chính năng lực Vô úy trong mỗi chúng ta sẽ là sức mạnh giúp mình vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Tôn Ngộ Không hay Bồ tát Quán Thế Âm chỉ là hình tượng để giúp chúng ta tự tin và khôi phục năng luợng Vô Úy trong mỗi người, từ đó, có thể nhìn rõ thực tại, đối phó với mọi khủng bố, vượt qua mọi thử thách một cách bình tĩnh và đi tới phía trước.

KHÔNG SỢ HÃI

Sợ hãi làm ta mất trí khôn
Cúi đầu, nhắm mắt – sống vô hồn
Vô tình, trước cảnh đời đau khổ
Hững hờ, mặc vận nước sinh tồn.

Sợ hãi từ đâu xâm chiếm ta
Che đi ánh sáng – vốn chan hòa
Giết ta, trong lúc còn đang sống
Chẳng phải từ ngoài, tự chính ta

Vô minh, bóng tối phủ thế gian
Đem theo sợ hãi, bởi bạo tàn
Chúng xây thế giới bằng máu lửa
Bởi thế, yêu ma mới ngập tràn

Bình tĩnh, ngẩng đầu, mắt mở to
Định tâm kiên cố, sẽ không lo
Niềm tin tất thắng bao cuồng sợ
Vén bỏ mây đen – ánh sáng lòa…

Monday, May 18, 2009

Phát triển bền vững và Bài tóan Bôxit

Phát triển bền vững:
Kinh nghiệm thế giới và Bài toán Bôxít Việt Nam

Trong giai đoạn vừa qua chúng ta cũng đã nghe rất nhiều phản biện xã hội về dự án Bôxít ở Tây Nguyên, Việt Nam. Đa số các ‎y kiến đã phản ánh về nhiều khía cạnh bất lợi của dự án. Chính phủ sau khi nghe các góp y cũng đã hứa hẹn sẽ xem xét thí điểm dự án, và sẽ không khai thác bằng mọi giá. Tuy nhiên, những động thái gần đây về việc triển khai dự án khiến những người quan tâm lo lắng về quyết tâm “khai thác bằng mọi giá” của giới làm chính sách ở Việt Nam, thể hiện ở việc không đưa ra thời hạn thí điểm dự án, không chỉ định cơ quan kiểm tra, giám sát trực tiếp, cũng như không đưa vấn đề ra bàn bạc, thảo luận trước quốc hội.

Bài viết này muốn xoay quanh khái niệm phát triển bền vững để giúp những người quan tâm nhận thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề quy họach phát triển kinh tế, mà có những hành động đúng đắn, mang lại sự phát triển bền vững cho đất nước và tránh đi vào vết xe đổ của các nước đã phát triển, để lại những nguy hại lâu dài cho mai sau.

1. Ngày nay, chúng ta thường nghe nói nhiều đến cụm từ “Phát triển bền vững” trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta phải chú ‎y nhiều đến môi trường sống, đến các giá trị xã hội và nhân văn của quá trình phát triển thay vì chỉ chú trọng đến lợi nhuận, khai thác cạn kiệt tài nguyên, bất chấp những ô nhiễm môi trường hay các tác hại về văn hóa, xã hội khác. Để có được sự phát triển bền vững đòi hỏi các chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân phải tốn nhiều thời gian, công sức, tiền bạc hơn trong việc khai thác, sản xuất, phân phối và tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ. Chẳng hạn, chính phủ phải cân nhắc nhiều hơn trong việc đưa ra các tiêu chuẩn, thiết lập các cơ chế kiểm soát đầy đủ hơn; doanh nghiệp phải hoàn thiện các hệ thống xử ly chất thải ra môi trường, phải hạn chế các quá trình chế tác tiêu tốn năng lượng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe công nhân và cộng đồng xung quanh; cá nhân phải chọn lọc sản phẩm tiêu thụ, kiểm soát các loại rác thải…
  • Tại sao xã hội ngày nay lại đề cao phát triển bền vững mặc dù nó đòi hỏi nhiều nổ lực xã hội và tốn kém chi phí nhiều hơn ? Bởi đó là bài học xương máu mà các nước phát triển đã trải qua và rút ra được trong quá trình công nghiệp hóa, do chú trọng phát triển bằng mọi giá mà bất chấp các tác hại môi trường và xã hội.
  • Lấy Nhật Bản làm ví dụ, để có được một xã hội Nhật phát triển và biết chú trọng đến vấn đề môi trường như ngày nay, họ cũng đã từng trãi qua kinh nghiệm về những thành phố chết chóc vì ô nhiễm, những dòng sông chứa đầy chất thải công nghiệp, và những hệ lụy về sinh thái, môi trường nghiêm trọng khi họ quyết tâm phát triển mà bất chấp sự mất cân bằng về sinh thái hay môi trường sống. Xin tham khảo 1 đoạn video clip về phát triển bền vững ở Nhật Bản (http://www.youtube.com/watch?v=6MEFYiId74o&feature=channel_page)

  • Phát triển bền vững ở Châu Á : Malaysia và Việt Nam (BBC) (http://www.youtube.com/watch?v=QD2C8gAkav4&feature=related)

2. Ảnh hưởng ô nhiễm môi trường của các dự án Bôxít trên thế giới
  • Khai thác Bauxite ở Guinea: Từ thiên đường thành địa ngục (http://www.youtube.com/watch?v=M0pKBfZagU0)

  • Hủy hoại môi trường từ khai mỏ ở Jamaica – 6/2008 (http://www.youtube.com/watch?v=vJa2ftQwfNY)

  • Công nghiệp dơ bẩn - bộ lạc Vedanta (Ấn Độ) và Bauxite (http://www.youtube.com/watch?v=2yNh1mXUxzE)

  • Úc cảnh giác trước những dự án khai mỏ khổng lồ của TQ (http://www.youtube.com/watch?v=MqaC-NiwMUE)


3. Kỹ thuật xử l‎y bùn đỏ của TQ và uy tín của nhà thầu TQ
  • Bùn đỏ là chất thải của quy trình sản xuất nhôm từ quặng bôxit có lượng phát thải lớn và gia tăng đột biến khi thực hiện kế hoạch phát triển công nghệ sản xuất vật liệu nhôm. Hơn nữa nó có tính ô nhiễm nên còn là mối quan tâm của các nhà môi trường. Theo bài viết “Bã Thải Của Dây Chuyền Sản Xuất Nhôm Từ Quặng Boxitở Việt Nam – Các Phương Pháp Xử Lý” của Ths. Trần Minh Hải, “Ở Việt Nam, chưa có công nghệ xử lý bùn đỏ nào được áp dụng ở quy mô lớn trên thực tế, công nghệ còn phức tạp, hiệu quả thu hồi thấp, giá thành xử lý cao, không đạt hiệu quả kinh tế. Chưa có công nghệ nào có khả năng xử lý toàn bộ lượng thải bùn đỏ”.
  • Kỹ thuật xử ly bùn đỏ của nhà thầu TQ cũng là một vấn đề cần đặt ra. Nếu chúng ta biết rằng gần đây, Trung Quốc đã ra lệnh đóng cửa 100 mỏ bôxít vì gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, thì chúng ta không thể tin tưởng là nhà thầu TQ đã có thể giải được bài tóan ô nhiễm do bùn đỏ ở Tây Nguyên. Mỏ bôxit Nhữ An, TQ đã bị đóng cửa sau một năm hoạt động vì nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, cùng nhiều chứng bệnh lạ xuất hiện. Nước này cũng ra quy định các doanh nghiệp khai thác bôxit chính quy phải trả lại hiện trạng đất đai như ban đầu sau bốn năm khai thác, nếu không đáp ứng tiêu chuẩn này sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn. Xin tham khảo video clip với tựa đề “Công nghiệp TQ và cảnh ô nhiễm” (http://www.youtube.com/watch?v=jcr-KLBOhv8&feature=channel_page )

  • Ngòai ra, theo bài báo đăng trên tạp chí Wallstreet ra ngày 28/3/2009, với tựa đề “Chalco's 2008 Net Plunges” thông báo về tình hình hoạt động thua lỗ của công ty Chalco trong năm 2008. Được biết Chalco chính là nhà thầu TQ sẽ thực hiện dự án Bauxite ở Tây Nguyên, điều này càng làm tăng mối lo ngại về chất lượng công trình sẽ được triển khai bởi nhà thầu này trong giai đọan sắp tới.

Từ những thông tin về ô nhiễm môi trường gây ra bởi các dự án khai thác Bôxít ở khắp nơi trên thế giới, tác hại của loại bùn đỏ, một chất thải của quá trình khai thác này đến công nhân và người dân địa phương, cũng như những hoài nghi về khả năng xử ly chất thải ô nhiễm của TQ và lo ngại về cam kết bảo vệ môi trường của nhà thầu Chalco trong tình hình làm ăn thua lỗ hiện nay, khiến những người có trách nhiệm không thể thờ ơ bỏ qua tính chất thiếu bền vững của dự án khai thác Bô xít ở Tây Nguyên hiện nay.

Từ bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế của các nước trên thế giới, những nhà làm chính sách ở nước ta cần phải cân nhắc thận trọng trước việc triển khai dự án khai thác Bôxít bằng mọi giá, mà không xem xét đến vấn đề khắc phục hậu quả. Hơn bao giờ hết, mục tiêu phát triển bền vững phải được đặt lên hàng đầu trong việc ra quyết định mang tính chiến lược quốc gia, nhất là nó đã được cảnh báo và can ngăn bởi nhiều nhà khoa học trong cả nước. Mong rằng những vị đại biểu nhân dân quan tâm đến vấn đề này một cách nghiêm túc và đem ra thảo luận trước quốc hội trong kỳ họp sắp tới.

5/2009 - Quốc Trung tổng hợp tư liệu từ nhiều nguồn trên Internet

Friday, May 8, 2009

PHẬT QUANG

PHẬT QUANG

Hào quang của Bụt sáng ngời
Nở bừng ánh sáng giữa đời khổ đau
Đẹp thay, pháp Bụt nhiệm màu
Khiến người giác ngộ, hồi đầu, chuyển tâm
Giúp người bể khổ, thăng trầm
Dừng tâm vọng niệm, trăng rằm sáng soi…

Sunday, May 3, 2009

Lễ Phật Đản

Lễ Phật Đản

(Source: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Phật Đản (zh. 佛誕; sa. Vaisakha; p. Visakha) là ngày kỷ niệm Đức Phật đản sanh tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm. Theo truyền thống Phật giáo Đông Á ngày này chỉ là ngày kỉ niệm Phật đản sanh; tuy nhiên, theo Phật giáo Nam truyềnPhật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp (Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn). Trước năm 1959 các nước Đông Á, thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch[1]. Nhưng Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo, Tích Lan, 25 tháng 5 đến 8 tháng 6 năm 1950, 26 nước là thành viên thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch[2].

Vai hinh anh ve lich su Phat Thich Ca tu khi dan sinh, toi khi xuat gia, thanh dao va nhap Niet Ban.

Thursday, April 30, 2009

Knowledge Management at micro and macro level


This is an image about 'Main factors of Knowledge Management at micro and macro level' from paper "Knowledge management national policies for moving towards knowledge-based development: a comparison between micro and macro level" of Peyman Akhavan and Mostafa Jafari, Department of industrial engineering, Iran University of Science and Technology.
Let's take a look for reference.

Thursday, April 2, 2009

Tinh Dan Toc


TÌNH DÂN TỘC

(Ky niem ngay Gio To Hung Vuong - 10/3al Ky Suu)


“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Quê hương đất nước của chung
Con Hồng cháu Lạc đều chung một nhà
Thương yêu, giúp đỡ dân ta
Đạo tình xưa ấy, tuy xa mà gần
Làm người quý nhất chữ Nhân
Nước nhà trọng nhất tinh thần quê hương
Đi đâu cũng nhớ cũng thương
Quê cha đất tổ, cội nguồn ông cha
Cùng trong một trứng mà ra
Đồng bào, chung một mẹ cha Tiên Rồng
Nhắc chuyện xưa để cùng mong
Thương nhau, con cháu Tiên Rồng hôm nay
Quê hương nhắc nhở hằng ngày
Cùng nhau chia sẻ đắng cay ngọt bùi
Chớ vì danh lợi ngựợc xuôi
Gây ra nỗi khổ, ngậm ngùi dân ta
Chớ vì cuộc sống xa hoa
Quên đi lời dặn ông cha thuở nào
Chớ vì tranh thấp tranh cao
Nước nhà xem nhẹ, đồng bào coi khinh
Chỉ lo lợi ích riêng mình
Quên tình dân tộc, nhẹ tình quê hương
Lời xưa ngẫm nghĩ, tỏ tường
Quốc gia làm trọng, quê hương yên bình
Giúp người, như giúp chính mình
Đồng bào, dân tộc – sáng tình quê hương…

Thursday, March 12, 2009

MẸ HIỀN QUAN ÂM


MẸ HIỀN QUAN ÂM
(Ky niem ngay via Quan The Am Bo Tat - 19/2)

Chắp tay lạy mẹ Quán Âm
Người mẹ đầy lòng từ bi
Thương yêu chúng sinh như con
Luôn luôn giúp đỡ, chở che
Đưa chúng con qua bể khổ
Đến bờ an vui, giải thoát

Nước cam lồ dập tắt lửa tham sân
Nhành dương từ ban phép cứu khổ
Dầu hiểm nguy, sóng to, bão lớn
Dầu hãi hùng, bom lửa, chiến tranh
Gọi mẹ, gió bão lặng yên, hiểm nguy đều hết
Gọi mẹ, lửa đạn tiêu tan, hiện cảnh an bình

Lòng thương của mẹ vô bờ
Xót thương đến lũ con khờ bao lâu
Hôm nay trước mẹ cúi đầu
Nguyện xin bỏ lỗi hồi đầu chuyển tâm
Thương yêu, học hạnh quán âm
Lắng nghe cứu khổ, gieo mầm an vui…

Nam mô Đại từ Đại bi Cứu khổ Cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát!

My trip to Hokkaido