A virtual world for sharing my knowledge, feeling and other meaningful things in my life.
Lời Phật dạy
"Không làm các việc ác, Siêng làm các điều lành, Giữ tâm ý trong sạch, Đó là lời Phật dạy!" (Kinh Pháp Cú)
Saturday, November 30, 2013
Quản lý quy trình từ góc nhìn thực tế
Quản lý quy trình kinh doanh (business process management) là một vấn đề rất quan trọng đối với các tổ chức muốn chuẩn hóa quy trình, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng như ISO, hay chuẩn bị điều kiện cho việc triển khai các hệ thống thông tin quản lý. Sâu xa hơn, việc quản lý quy trình có thể giúp nhà quản lý hiểu được toàn bộ chuỗi giá trị của tổ chức mình, xác định các khuyết điểm và vấn đề tồn đọng, qua đó thiết kế/ cải tiến các quy trình đang có theo hướng tối ưu hóa, mang lại giá trị nhiều hơn cho khách hàng (đối tượng phục vụ). Khi giảng về vấn đề này, tôi thường tập trung nói về các bước thực hiện và các kỹ thuật để quản lý quy trình, như: các công cụ mô hình hóa, cách phân tích dữ liệu để tối ưu hóa quy trình, cách áp dụng CNTT để giải quyết 1 số vấn đề của quy trình hiện tại..., nhưng chưa chú trọng đến tinh thần của việc cải tiến quy trình, là hướng tới khách hàng, mục tiêu là làm tăng giá trị của sản phẩm/ dịch vụ cung cấp và làm cho khách hàng hài lòng hơn. Mọi đề xuất cải tiến quy trình đều phải lấy khách hàng làm điểm tham chiếu chính, đây mới là tinh thần cốt lõi của việc quản lý quy trình.
Trên thực tế, ta thấy nhiều quy trình được thiết kế chỉ nhằm mang lại thuận lợi cho nhà cung cấp dịch vụ, hay nhiều tổ chức vì quá tự tin vào các hệ thống thông tin áp dụng, mà lại không nhận ra rằng nó có những quy trình gây phiền hà cho khách hàng, làm giảm hiệu quả của hệ thống. Gần đây, khi quan sát một số vấn đề trong cuộc sống thực tế liên quan đến thiết kế và vận hành quy trình, tôi càng thấy rõ hơn điều cốt lõi trong quản lý quy trình chính là làm sao có thể mang lại giá trị nhiều hơn cho khách hàng, chứ không phải chỉ là vấn đề mô hình hóa và cải tiến mô hình như mình đã giảng cho SV.
Ví dụ thực tế đầu tiên, đó là khi đọc trên báo chí về phát biểu của một số quan chức về tình trạng xả lũ của các thủy điện ở miền Trung là "đúng quy trình", mặc dù hậu quả nhãn tiền là quy trình đó đã gây ngập lụt nghiêm trọng, dẫn đến chết nhiều mạng người. Khi phát biểu câu này, có lẽ giả định trong đầu của các vị quan chức này là mọi quy trình đã được thiết kế là đúng. Chính vì vậy, họ cho rằng không có gì sai khi thực hiện theo đúng quy trình, dù cho kết quả có dẫn đến lụt lội, chết người đi chăng nữa. Điều này xuất phát từ 1 giả định sai, bởi vì không có quy trình nào là đúng/ sai tuyệt đối, mà chỉ có quy trình tốt/ không tốt theo nghĩa mang lại lợi ích/ giảm thiểu thiệt hại cho người dân (đối tượng lãnh hậu quả do việc xả lũ của các hồ thủy điện). Hiện nay, chính phủ cũng có 1 vài biện pháp như là cứu trợ đồng bào lũ lụt, khắc phục hậu quả, hạn chế việc xây dựng thủy điện mới..., đó là những biện pháp đúng nhưng chưa đủ. Điều cần thiết hiện nay là chính quyền các cấp cần nhận ra là quy trình xả lũ hiện nay của các hồ thủy điện là 1 quy trình không tốt, bởi nó gây ra thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và tính mạng của người dân, và cần phải gấp rút cải tiến quy trình xả lũ hiện tại, sao cho, những lần xả lũ tới sẽ không gây ra thiệt hại như thế nữa.
Khó khăn của việc quản lý quy trình đó là cần phải nhìn thấy sự liên quan với nhau của nhiều bộ phận trong cùng 1 quy trình, chứ không phải chỉ giải quyết bài toán trong 1 phạm vi hẹp của 1 hồ thủy điện. Cụ thể, ở đây, quy trình xả lũ tốt cần sự phối hợp của tất cả các nhà máy thủy điện trên cùng 1 con sông, các cơ quan dự báo khí tượng thủy văn, các cấp quản lý ngành, chính quyền địa phương, và người dân ở khu vực đó. Vấn đề xả lũ hiện nay đòi hỏi phải có 1 cơ quan làm nhiệm vụ điều phối hoạt động xả lũ dựa trên thông tin về mực nước của các hồ thủy điện, thông tin dự báo về lượng mưa, thông tin về mực nước sông và nhu cầu sử dụng nước của người dân. Dựa trên các thông tin này, cơ quan điều phối sẽ lập kế hoạch xả lũ tối ưu, đồng thời sẽ là đầu mối thông tin đến chính quyền và người dân ở khu vực bị ảnh hưởng để biết về kế hoạch này. Ngoài ra, về lâu dài, cơ quan này cũng phải làm nhiệm vụ đưa ra các nguyên tắc, quy định chung và các giải pháp để đảm bảo an toàn các hồ chứa, giảm thiểu thiệt hại của việc xả lũ, kiểm tra việc tuân thủ các quy định vận hành an toàn, và xử phạt các đơn vị vi phạm các quy tắc đó. Theo tôi nghĩ, nếu các quan chức thực lòng lo cho an nguy và tính mạng của người dân, thì không nên có những phát biểu theo kiểu chối bỏ trách nhiệm như trên, mà nên có những kế hoạch và hành động thiết thực để mùa lũ sang năm sẽ không có những cảnh thiên tai và nhân tai song hành như hiện tại.
Ví dụ thứ hai, đó là kinh nghiệm đi cắt Internet MegaVNN của gia đình. Số là, trước đây tôi đăng ký sử dụng dịch vụ MegaVNN với gói khuyến mãi giảm giá 20%, nhưng phải sử dụng trong 1 năm rưỡi. Tuy nhiên, hiện nay, gia đình tôi đã đăng ký 1 gói dịch vụ khác với tốc độ nhanh hơn. Vì vậy, dư ra 1 đường Internet cần phải bỏ bớt. Thế nhưng khi tôi yêu cầu hủy bỏ dịch vụ MegaVNN, công ty VNPT yêu cầu tôi phải trả lại số tiền khuyến mãi của 15 tháng đã sử dụng, còn không thì phải đợi đến hết 18 tháng mới được cắt. Tôi đề nghị cho tôi đóng tiền 3 tháng còn lại rồi cắt hợp đồng, thì cô nhân viên trả lời quy trình của HTTT hiện tại không cho phép làm như vậy. Vấn đề đặt ra ở đây là, quy trình hiện tại của HTTT của VNPT đã thiết kế thiếu chức năng kết thúc hợp đồng trước thời hạn của khách. Khách hàng phải có 2 chọn lựa kết thúc: (1) đóng nốt số tiền còn lại cho hết hợp đồng, và (2) đền trả số tiền đã được khuyến mãi. Đây là nhu cầu có thực của khách hàng, và HTTT cần phải thiết kế để đáp ứng nhu cầu này, chứ không phải bắt khách hàng chịu khó đóng tiền thêm vài tháng nữa cho hết hạn rồi mới được cắt hợp đồng. Khi tôi giải thích vấn đề này và yêu cầu cô nhân viên tư vấn góp ý lại với bộ phận IT để cải tiến hệ thống, thì cô không hiểu vấn đề và cho tôi là một khách hàng khó tính (chắc cô cũng nghĩ rằng cô đang làm đúng quy trình). Có lẽ xuất phát từ giả định sai lầm là HTTT cô đang sử dụng là 1 hệ thống rất hiện đại, và mọi quy trình thiết kế là đúng, và cô chỉ cần làm theo quy trình là xong. Nhưng giả định đó là sai, vì quy trình thiết kế hiện tại không hướng tới việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và không tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng. Mặc dù, sau 3 tháng đóng tiền, cuối cùng tôi cũng cắt được hợp đồng, nhưng vì sự bất tiện này, có lẽ VNPT đã mất đi 1 khách hàng, và sẽ mất thêm nhiều khách hàng nữa nếu không cải tiến quy trình. Đó là thiệt hại rất lớn, mà nhân viên phục vụ và người thiết kế quy trình của VNPT không nhận thấy được.
Từ một số ví dụ trên, ta cần thấy ra bản chất của việc quản lý quy trình, phải xem đó là 1 cách tiếp cận có tính hệ thống, nhằm nắm bắt được bản chất và mối quan hệ của các quy trình nghiệp vụ hiện tại, giúp nhà quản lý học tập về hệ thống và tìm ra những khuyết điểm của quy trình hiện tại, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp cải tiến quy trình, nhằm mang lại giá trị nhiều hơn cho đối tượng phục vụ. Ta cũng có thể áp dụng nguyên tắc này khi xem xét cải tiến, thay đổi quy trình ở bối cảnh vĩ mô, như là: tái cấu trúc nền kinh tế, hay là sửa đổi luật pháp, hiến pháp... Nếu ta chỉ đề xuất thay đổi chung chung, mà không xác định chính xác điểm tham chiếu của những thay đổi chính sách vĩ mô là người dân, thì có khi những thay đổi đề xuất lại gây ra bất lợi cho người dân, dẫn đến những "lỗi cơ chế" hay "lỗi hệ thống", làm người dân thêm bất mãn và hạn chế sự phát triển của đất nước, mà nguyên nhân phần lớn do việc thiết kế quy trình không tốt hay chỉ xuất phát từ lợi ích của nhà quản lý, hay các nhóm lợi ích, mà quên mất điểm tham chiếu là sự hài lòng của khách hàng (người dân).
Trên thực tế, có nhiều chính sách quản lý của nhà nước, hay nhiều điều luật trong bộ luật, hay hiến pháp rất bất cập, gây nhiều khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong khi thực hiện, và cũng được người dân, doanh nghiệp, các nhà khoa học phản ánh rất nhiều, nhưng vẫn chưa được khắc phục. Ví dụ: luật đất đai quy định về "sở hữu toàn dân" là nguyên nhân gây ra hiện tượng dân oan ngày càng tăng trong cả nước, luật quy định doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo là nguyên nhân cho việc đối xử bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế... Tuy nhiên, những quy định sai lầm này sẽ không thể được sửa chữa nếu cơ quan hành pháp và lập pháp không nhận ra những giả định sai lầm bấy lâu nay. Giả định đó là, mọi quy trình hiện có là đúng, và chỉ cần thực hiện theo đó là hết trách nhiệm của cơ quan nhà nước. Để sửa chữa sai lầm này, nhà nước cần phải thấy mình là 1 đơn vị cung cấp dịch vụ công, và mọi quy định của nhà nước phải làm hài lòng người dân, chính là khách hàng, người đã đóng thuế nuôi dưỡng guồng máy nhà nước để phục vụ cho mình. Vì vậy, các nhân viên công quyền cần phải nhận ra giả định sai lầm trên, các cơ quan nhà nước cần phải rà soát lại các quy trình của các dịch vụ công hiện có, phải nhận ra những quy trình tốt để phát huy (theo nghĩa là mang lại giá trị nhiều hơn cho người người dân, làm người dân hài lòng hơn) và những quy trình không tốt để cải tiến (tức là gây thiệt hại cho người dân, làm họ bất mãn). Và như vậy, khi sửa đổi quy trình, quy định, luật lệ hay hiến pháp cần phải lấy thước đo là sự hài lòng của người dân, chứ không phải là sự hài lòng của nhà nước hay của đảng cầm quyền. Vì vậy, khi đọc bài báo hôm qua cho thấy quốc hội đã bấm nút thông qua hiến pháp sửa đổi với những quy định gây nhiều bất lợi cho dân vẫn chưa được sửa, bài báo dùng những cụm từ "hân hoan", "thành công tốt đẹp", nhưng sao tôi vẫn cảm thấy không vui vì biết rằng "lỗi cơ chế" hay "lỗi hệ thống" vẫn còn đó.
Mong rằng, những thay đổi sắp tới liên quan đến quy trình, chính sách, quy định của nhà nước sẽ áp dụng tốt việc quản lý quy trình và khắc phục được khuyết điểm hiện nay. Sao cho, mọi cơ quan công quyền đều biết lấy người dân làm mốc tham chiếu cho mọi cải tiến chính sách. Được như vậy, thì những cụm từ "hân hoan" không phải chỉ được nói ra từ cửa miệng của các quan chức, mà sẽ là niềm vui thực sự của người dân có liên quan đến chính sách đó.
TS. Phạm Quốc Trung
Thursday, November 14, 2013
Đạo làm thầy
Đạo làm thầy
"Trước cửa tương lai chọn nghề thầy giáo
Chẳng màng công danh, chẳng vì cơm áo,
Chỉ vì tương lai và niềm hy vọng
Hôm nay trồng người, cho trăm năm sau" (*)
Đạo làm thầy - gian khổ, chẳng dễ đâu
Bước chân vào nghề giáo, chớ mong cầu
Trí phải sáng, tâm trong, và kiên nhẫn
Mới gọi là Thầy, đúng nghĩa trước sau.
Nước muốn mạnh, giáo dục càng phải vững
Đạo muốn hành, đức cần phải chấn hưng
Thầy lương thiện, khơi sáng Chân, Thiện, Mỹ
Trò giỏi giang, xã hội mới thêm mừng...
Truyền tri thức, ngọn lửa hồng sáng mãi
Trao niềm tin, hy vọng đến ngày mai
Niềm vui chung, thầy và trò góp sức
Dựng quê hương, đất nước mãi lâu dài...
Ngày nhà giáo, mỗi người nên suy nghĩ
Đạo làm thầy, lý tưởng rọi đường đi
Người trí thức, phải gắng lòng tu dưỡng
Đền ơn nhà, nợ nước - phải làm gì?
Ngày Nhà giáo Việt Nam - 20/11/2013
PQT
---
(*) Trích "Vẫn sáng trong tăm tối" của nhà thơ Phạm Trường Linh
Thursday, October 17, 2013
Tư tưởng lấy dân làm gốc của người xưa
Ngày nay, cả thế giới đang chuyển động theo 1 trào lưu dân chủ, với nghĩa lấy "dân làm gốc" cho mọi quyết định quan trọng của quốc gia. Vì vậy, dân chủ hóa là 1 xu thế tất yếu và không thể đảo ngược được. Vấn đề ở đây là, khái niệm dân chủ vẫn chưa được hiểu rõ (hoặc cố tình không hiểu?) bởi một số người. Lấy ví dụ, một số quốc gia độc tài, bất chấp ý kiến của người dân, nhưng lúc nào cũng tự cho là "mình cực kỳ dân chủ", một số nước lại lý giải là nước mình có một loại dân chủ đặc thù, khác với dân chủ phương Tây. Đặc biệt, gần đây có 1 số người trong nước khá dị ứng khi nghe đến 2 từ dân chủ, lớn tiếng phê phán các tổ chức quốc tế khi nói đến những vi phạm nhân quyền của nước mình, thậm chí còn dùng chữ "bọn rân chủ" để nhạo báng những ai cổ xúy cho quyền của người dân.
Nhưng có lẽ, lắng lòng lại, thì mình sẽ có thể hiểu 1 cách rất rõ ràng, đơn giản về khái niệm này. Đó là mọi quyết định quan trọng của quốc gia, đất nước phải cân nhắc đến ý kiến và quyền lợi của những người có liên quan. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng phát biểu: "Dân chủ là để cho dân được mở miệng". Nhưng có lẽ chính xác hơn, không phải chỉ để cho dân được mở miệng, mà chính quyền phải thấy mình là công bộc của dân, phải biết lắng nghe ý kiến quyết định của "ông chủ" là người dân, là người đã đóng thuế nuôi mình. Khái niệm này thật đơn giản, không có sự khác biệt giữa phương Đông hay phương Tây, giữa tư bản hay cộng sản. Chỉ khác chăng, là mình có muốn thực sự tôn trọng quyền của người dân hay không mà thôi.
Vừa qua, đọc 1 đoạn trong cuốn Lối về Sen nở của Thầy Thích Phước Sơn có nói về Đạo đức chính trị của tiền nhân, trong đó có nói về tư tưởng lấy dân làm gốc. Xin trích lại dưới đây để mọi người cùng chiêm nghiệm và suy nghĩ về tư tưởng dân chủ của người xưa. Đây là 1 tư tưởng đã có từ lâu trong lịch sử của Việt Nam, mà tới nay, khi nhắc đến 2 từ "dân chủ", mọi người vẫn còn nghe đâu đây âm vang của Hội nghị Diên Hồng, khi vua phải hỏi ý kiến các bô lão trong cả nước về việc có nên chiến đấu chống giặc dữ xâm lược hay không.
Có lẽ, ngày nay, trong hòa bình và trong công cuộc xây dựng đất nước, chúng ta cũng nên học lại bài học xưa, phải biết thực sự coi dân là gốc, biết thực tâm lắng nghe ý kiến của người dân trong những quyết định quan trọng của đất nước, như: sửa đổi hiến pháp, luật đất đai, vấn đề nông thôn, khai thác tài nguyên, thủy điện, điện hạt nhân, chống tham nhũng.... Có như thế mới chứng minh một cách thuyết phục với thế giới là mình thật sự đang đi trọng lộ trình dân chủ hóa của các quốc gia tiến bộ.
---
Kinh qua lịch sử xưa nay, các triều đại huy hoàng đều do những nhà lãnh đạo anh minh gầy dựng. Tài năng và đức độ của họ luôn luôn ngang tầm với trọng trách mà họ gánh vác. Một trong những yếu tố tạo nên sự nghiệp vẻ vang là lòng nhân ái, biết lấy dân làm gốc.
Đức tính này đã bộc lộ khá rõ trong lời di chúc của một vị vua Phật tử là Lý Nhân Tông (1072-1127): “Ta đã ít đức, không lấy gì làm cho trăm họ được yên vui, đến khi chết lại khiến cho mọi người mặc áo sô gai, sớm tối khóc than, giảm ăn uống, bỏ cúng tế, làm cho lỗi ta thêm nặng, như vậy thiên hạ sẽ nghĩ ta là người thế nào?... Thế nên, việc tang chế chỉ nên ba ngày là bỏ áo trở, dứt khóc than, chôn cất cốt phải kiệm ước, không nên xây lăng mộ mà chỉ để ta hầu bên cạnh Tiên đế là được.” (Sđd, 312)
Một vì vua thần võ sáng suốt, nhân hiếu song toàn, giỏi âm luật, thông lễ nhạc, được thần giúp, người theo, nước lớn sợ, nước nhỏ mến, suốt 45 năm gầy dựng một giang sơn hùng mạnh, vậy mà đến lúc chết vẫn còn quên mình lo cho dân tộc, bằng lời di chúc khiêm tốn, cẩn trọng và đầy lòng vị tha. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi vì, các bậc minh quân đời trước không ai là không nghĩ đến dân. Họ ít khi tuyên truyền bằng những khẩu hiệu suông, mà thực lòng chăm lo cho dân bằng những việc làm cụ thể.
Năm 1290, đất nước gặp phải thiên tai, dân chúng bị nạn đói hoành hành, Trần Nhân Tông (1258-1308) xuống chiếu xuất ngân khố phát chẩn cho người nghèo và tha thuế cho dân. Việc làm ấy phát xuất từ tấm lòng chân thật thương dân, xót xa trước những nỗi khổ của mọi người, đau những nỗi đau của đồng bào đồng loại. Vì vậy mà khi ông mất, dân chúng cảm mến đua nhau đến tham dự đông nghẹt trong buổi lễ rước kim quan nhập tháp, khiến cho kim quan không thể nào di chuyển. Viên quan lo việc lễ tang phải tổ chức những khúc hát Long ngâm tại nhiều nơi, mọi người thấy lạ, kéo nhau đến xem. Nhờ vậy buổi lễ mới tiến hành viên mãn.
Đức Phật dạy: “Nhân nào thì quả nấy; kính người thì người kính mình, thương người thì người thương mình.” Vua xem dân như con cái, thì dân kính vua như cha mẹ. Trái lại, nếu vua coi dân như cỏ rác thì dân sẽ oán vua như cừu địch. Thế nên, những nhà lãnh đạo nào nếu bị nhân dân bỏ rơi, thì đừng có vội trách dân mà hãy tự trách mình. Do đó, nếu muốn được nhân dân yêu chuộng, tin tưởng, thì bản thân mình phải trung thực thương dân, không được lừa dối mọi người.
Sau khi chiến thắng quân Minh, giang sơn gom về một mối, quê hương sạch bóng quân thù, người anh hùng ái vải Lê Lợi đã xuống chiếu miễn thuế cho dân 2 năm, không bắt sưu dịch những người già cả, ban thưởng cho những người con hiếu thảo, và khen tặng những phụ nữ tiết trinh. Chiếu chỉ ấy đã được toàn dân hân hoan đón nhận với tấm lòng cảm phục biết ơn. Bởi vì nhà vua đã thấy được sự cống hiến to lớn của nhân dân cả sinh mệnh và tài sản cho cuộc kháng chiến đầy cam go, nên đã an ủi và tưởng lệ những công lao cao quí của họ. Việc làm ấy tuy dễ, nhưng không phải ai cũng làm được, ngoại trừ những nhà lãnh đạo thực lòng yêu nước, thương dân, biết cái gốc của một quốc gia nằm trong lòng người.
(Trích "Lối Về Sen Nở" - Thích Phước Sơn)
Nhưng có lẽ, lắng lòng lại, thì mình sẽ có thể hiểu 1 cách rất rõ ràng, đơn giản về khái niệm này. Đó là mọi quyết định quan trọng của quốc gia, đất nước phải cân nhắc đến ý kiến và quyền lợi của những người có liên quan. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng phát biểu: "Dân chủ là để cho dân được mở miệng". Nhưng có lẽ chính xác hơn, không phải chỉ để cho dân được mở miệng, mà chính quyền phải thấy mình là công bộc của dân, phải biết lắng nghe ý kiến quyết định của "ông chủ" là người dân, là người đã đóng thuế nuôi mình. Khái niệm này thật đơn giản, không có sự khác biệt giữa phương Đông hay phương Tây, giữa tư bản hay cộng sản. Chỉ khác chăng, là mình có muốn thực sự tôn trọng quyền của người dân hay không mà thôi.
Vừa qua, đọc 1 đoạn trong cuốn Lối về Sen nở của Thầy Thích Phước Sơn có nói về Đạo đức chính trị của tiền nhân, trong đó có nói về tư tưởng lấy dân làm gốc. Xin trích lại dưới đây để mọi người cùng chiêm nghiệm và suy nghĩ về tư tưởng dân chủ của người xưa. Đây là 1 tư tưởng đã có từ lâu trong lịch sử của Việt Nam, mà tới nay, khi nhắc đến 2 từ "dân chủ", mọi người vẫn còn nghe đâu đây âm vang của Hội nghị Diên Hồng, khi vua phải hỏi ý kiến các bô lão trong cả nước về việc có nên chiến đấu chống giặc dữ xâm lược hay không.
Có lẽ, ngày nay, trong hòa bình và trong công cuộc xây dựng đất nước, chúng ta cũng nên học lại bài học xưa, phải biết thực sự coi dân là gốc, biết thực tâm lắng nghe ý kiến của người dân trong những quyết định quan trọng của đất nước, như: sửa đổi hiến pháp, luật đất đai, vấn đề nông thôn, khai thác tài nguyên, thủy điện, điện hạt nhân, chống tham nhũng.... Có như thế mới chứng minh một cách thuyết phục với thế giới là mình thật sự đang đi trọng lộ trình dân chủ hóa của các quốc gia tiến bộ.
---
Tư tưởng lấy dân làm gốc của người xưa
Kinh qua lịch sử xưa nay, các triều đại huy hoàng đều do những nhà lãnh đạo anh minh gầy dựng. Tài năng và đức độ của họ luôn luôn ngang tầm với trọng trách mà họ gánh vác. Một trong những yếu tố tạo nên sự nghiệp vẻ vang là lòng nhân ái, biết lấy dân làm gốc.
Đức tính này đã bộc lộ khá rõ trong lời di chúc của một vị vua Phật tử là Lý Nhân Tông (1072-1127): “Ta đã ít đức, không lấy gì làm cho trăm họ được yên vui, đến khi chết lại khiến cho mọi người mặc áo sô gai, sớm tối khóc than, giảm ăn uống, bỏ cúng tế, làm cho lỗi ta thêm nặng, như vậy thiên hạ sẽ nghĩ ta là người thế nào?... Thế nên, việc tang chế chỉ nên ba ngày là bỏ áo trở, dứt khóc than, chôn cất cốt phải kiệm ước, không nên xây lăng mộ mà chỉ để ta hầu bên cạnh Tiên đế là được.” (Sđd, 312)
Một vì vua thần võ sáng suốt, nhân hiếu song toàn, giỏi âm luật, thông lễ nhạc, được thần giúp, người theo, nước lớn sợ, nước nhỏ mến, suốt 45 năm gầy dựng một giang sơn hùng mạnh, vậy mà đến lúc chết vẫn còn quên mình lo cho dân tộc, bằng lời di chúc khiêm tốn, cẩn trọng và đầy lòng vị tha. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi vì, các bậc minh quân đời trước không ai là không nghĩ đến dân. Họ ít khi tuyên truyền bằng những khẩu hiệu suông, mà thực lòng chăm lo cho dân bằng những việc làm cụ thể.
Năm 1290, đất nước gặp phải thiên tai, dân chúng bị nạn đói hoành hành, Trần Nhân Tông (1258-1308) xuống chiếu xuất ngân khố phát chẩn cho người nghèo và tha thuế cho dân. Việc làm ấy phát xuất từ tấm lòng chân thật thương dân, xót xa trước những nỗi khổ của mọi người, đau những nỗi đau của đồng bào đồng loại. Vì vậy mà khi ông mất, dân chúng cảm mến đua nhau đến tham dự đông nghẹt trong buổi lễ rước kim quan nhập tháp, khiến cho kim quan không thể nào di chuyển. Viên quan lo việc lễ tang phải tổ chức những khúc hát Long ngâm tại nhiều nơi, mọi người thấy lạ, kéo nhau đến xem. Nhờ vậy buổi lễ mới tiến hành viên mãn.
Đức Phật dạy: “Nhân nào thì quả nấy; kính người thì người kính mình, thương người thì người thương mình.” Vua xem dân như con cái, thì dân kính vua như cha mẹ. Trái lại, nếu vua coi dân như cỏ rác thì dân sẽ oán vua như cừu địch. Thế nên, những nhà lãnh đạo nào nếu bị nhân dân bỏ rơi, thì đừng có vội trách dân mà hãy tự trách mình. Do đó, nếu muốn được nhân dân yêu chuộng, tin tưởng, thì bản thân mình phải trung thực thương dân, không được lừa dối mọi người.
Sau khi chiến thắng quân Minh, giang sơn gom về một mối, quê hương sạch bóng quân thù, người anh hùng ái vải Lê Lợi đã xuống chiếu miễn thuế cho dân 2 năm, không bắt sưu dịch những người già cả, ban thưởng cho những người con hiếu thảo, và khen tặng những phụ nữ tiết trinh. Chiếu chỉ ấy đã được toàn dân hân hoan đón nhận với tấm lòng cảm phục biết ơn. Bởi vì nhà vua đã thấy được sự cống hiến to lớn của nhân dân cả sinh mệnh và tài sản cho cuộc kháng chiến đầy cam go, nên đã an ủi và tưởng lệ những công lao cao quí của họ. Việc làm ấy tuy dễ, nhưng không phải ai cũng làm được, ngoại trừ những nhà lãnh đạo thực lòng yêu nước, thương dân, biết cái gốc của một quốc gia nằm trong lòng người.
(Trích "Lối Về Sen Nở" - Thích Phước Sơn)
Monday, September 16, 2013
PHAN CHÂU TRINH VÀ 10 BI AI CỦA DÂN TỘC
Đọc trên blog Tễu thấy 1 bài khá hay về phân tích của cụ Phan Châu Trinh về 10 nhược điểm của người Việt Nam, khiến đất nước khó có thể phát triển và hội nhập với xu thế độc lập, dân chủ và tự cường trên thế giới. Điều cụ phân tích cách đây cả trăm năm, mà sao vẫn còn đúng... Thật đáng thương cho dân tộc Việt!
Hy vọng với thời đại thông tin và Internet, mọi người tự chiêm nghiệm 10 điều bi ai này, dùng trí tuệ tự thân và tâm thức thời đại để soi sáng lối đi cho dân tộc, để mỗi người cảm nhận được nổi xấu hổ thua kém của đất nước mình và cùng cố gắng vươn lên.
-----
PHAN CHÂU TRINH VÀ 10 BI AI CỦA DÂN TỘC
Bùi Quang Minh
Phan Châu Trinh (1872-1926) là bậc hào kiệt đi đầu trong vận động chấn hưng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX, là nhà cách mạng xã hội, có tư tưởng dân chủ đầu tiên, là nhà văn hóa, một nhân cách lớn. Phan Châu Trinh là một tấm gương sáng trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 20. Ông là một nhà nho yêu nước có nhiều suy nghĩ tiến bộ. Có thể xem ông là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ.
Đặc biệt hơn nữa, ông chọn con đường dấn thân tranh đấu nhưng ôn hòa, bất bạo động. Ông coi dân chủ cấp bách hơn độc lập và coi việc dùng luật pháp, cai trị quy củ có thể quét sạch hủ bại phong kiến.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, suốt đời gắn bó với vận mệnh đất nước, với cuộc sống sôi nổi, gian khó và thanh bạch, ông xứng đáng để hậu thế ngưỡng mộ, noi theo ngày hôm nay...
Phan Châu Trinh là người Việt Nam đầu tiên đã nhìn thấy trước cảnh “dịch chủ tái nô” (Đổi chủ nhưng Dân vẫn là Nô lệ)… Để tránh điều này, ông đã chỉ ra con đường giành độc lập – tự do cho dân tộc là phải bắt đầu từ “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.
Lời tiên tri của ông xuất phát từ 10 nhận xét vô cùng tinh tế và chính xác về đặc điểm con người Việt Nam mà đối chiếu thực tế ngày nay vẫn còn nguyên, thâm căn cố đế. Tiếc thay các thế hệ nối tiếp nhau đến nay vẫn chưa thực hiện đúng theo lời lời giáo huấn của ông. Dẫu sao, chậm còn hơn không bao giờ, mỗi người Việt Nam chúng ta dù sống ở đâu và làm việc gì, còn trẻ hay đã già hãy chiêm nghiệm những lời dạy trên đây của bậc Tiền bối đáng kính của dân tộc.
Mười điều bi ai của dân tộc Việt Nam
1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.
2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.
3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.
4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.
5. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.
6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng hết trâu.
7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.
8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.
9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.
10. Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v…
Labels:
10biaicuadantoc,
buiquangminh,
lichsu,
phanchutrinh
Sunday, September 8, 2013
Chỉ còn trong ký ức
Kỷ niệm ngày Giỗ Bố lần 2, post bài Thơ này để tưởng nhớ Bố.
Chúc Bố luôn an lạc và biết rằng mọi người vẫn rất nhớ đến Bố.
-----
Chỉ còn trong ký ức
(Cảm đề bài Cẩm Sắc)
Tiếng đàn buông tự ngàn xưa
Tưởng người xưa khóc ai ngờ đời nay
Trang sinh bướm mộng hồn say
Đỗ quyên nhớ nước còn đầy nỗi đau
Trời xô mây trắng về đâu
Bóng trăng làn nước dưới cầu lạnh trôi
Vô cùng đẹp, cũng là thôi
Sóng xao trăng vỡ, nửa đời nhớ trăng
Bước chân hạc nội mây ngàn
Em đi bặt tiếng cung đàn từ đây.
Phạm Trường Linh
Chúc Bố luôn an lạc và biết rằng mọi người vẫn rất nhớ đến Bố.
-----
Chỉ còn trong ký ức
(Cảm đề bài Cẩm Sắc)
Tiếng đàn buông tự ngàn xưa
Tưởng người xưa khóc ai ngờ đời nay
Trang sinh bướm mộng hồn say
Đỗ quyên nhớ nước còn đầy nỗi đau
Trời xô mây trắng về đâu
Bóng trăng làn nước dưới cầu lạnh trôi
Vô cùng đẹp, cũng là thôi
Sóng xao trăng vỡ, nửa đời nhớ trăng
Bước chân hạc nội mây ngàn
Em đi bặt tiếng cung đàn từ đây.
Phạm Trường Linh
Sunday, August 25, 2013
Chín chữ cù lao
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi…"
Hồi nhỏ, tôi thường nghe người lớn mỗi khi dạy con trẻ về sự hiếu thảo, thường nhắc đến cụm từ "chín chữ cù lao" để nói lên nỗi gian lao vất vả của bậc làm cha, làm mẹ để nuôi dạy con khôn lớn thành người. Thú thật, dầu được nghe giải thích vài lần về chín chữ này, nhưng tôi vẫn không tài nào nhớ nỗi. Những chữ Hán ngắn gọn để diễn tả bao nỗi gian lao của cha mẹ, tuy cô đọng, nhưng lại thật khó nhớ. Có lẽ, lúc đó, mình cũng không đủ lớn để hiểu hết nỗi gian lao vất vả của mẹ cha, nên cũng có phần lơ là, không để tâm và chú ý ghi nhớ. Bây giờ, khi đã có con, mới thấm thía thế nào là nỗi gian lao, cực nhọc của bậc làm cha, làm mẹ, lại muốn tìm hiểu về những chữ này và ý nghĩa của chúng, để có thể giảng giải lại cho con, cháu mình hiểu về công ơn cha mẹ, hiểu về đạo hiếu, đạo làm con... như người xưa đã làm.
Vì vậy, nhân mùa Vu Lan, dành ít thời giờ để tìm hiểu về chín chữ cù lao này. Thời đại Internet, đành phải nhờ đến Bác Google chỉ giúp. Rất may, trên mạng có rất nhiều bài diễn giải ý nghĩa của chín chữ này. Đúng là, trí tuệ tập thể đôi khi cũng hữu ích lắm chứ!
Chín chữ cù lao bao gồm: Sinh - Cúc – Phủ – Súc – Trường – Dục – Cố – Phục – Phúc.
Nghĩa tiếng Việt là: Đẻ con - Bồng ẳm - Ôm ấp - Bú mớm - Nuôi lớn - Dạy dỗ - Thương nhớ - Bảo bọc - Che chở
Nghĩa tiếng Việt là: Đẻ con - Bồng ẳm - Ôm ấp - Bú mớm - Nuôi lớn - Dạy dỗ - Thương nhớ - Bảo bọc - Che chở
1- Sinh : Rõ ràng không ai có mặt trên đời mà không từ cha mẹ sinh . Nhưng để con ra đời bình thường , khỏe mạnh , xinh đẹp , thông minh …rồi nuôi cho con khôn lớn , cha mẹ chịu bao lao đao cực nhọc , phải chuẩn bị từ vật chất , tình cảm đến tinh thần . “ Đặt con vào dạ mà mạ đi tu” .Khi biết mình mang thai , bà mẹ tự nguyện chọn lối sống khắc khổ chẳng khác người tu hành . Ăn uống nói năng kiêng cử , ngủ nghỉ có giờ giấc , đi đứng cẩn thận …hy sinh mọi thú vui , bỏ cả phấn son điểm trang . Lúc sinh nở , người mẹ chịu bao đau đớn đến mức hiểm nguy . Trước đây khi chưa có máy siêu âm , cha mẹ biết bao hồi hộp chờ đợi giây phút trọng đại là lúc đứa con chào đời ; cho đến khi thấy con bình thường , cha mẹ mới yên tâm , và bà mẹ mới nở nụ cười mừng rỡ .
2- Cúc là nâng đỡ . Từ “cục thịt” mới chào đời nặng chừng hai ký cho đến ba ký ..nuôi nấng cho con lớn , cha mẹ dù nghèo cùng túng bấn cũng mọi cách xoay sở , chạy đôn chạy đáo lo cho con không đủ ăn đủ mặc ; không quản ngại nguy hiểm , chịu trăm bề khổ nhục , có khi bị tù tội , thậm chí làm điều bất nhân bất nghĩa chuốc hậu quả đắng cay cũng cam , miễn sao con được sung sướng ! “Nuôi con chẳng quản chi thân . Bên ướt mẹ nằm , bên ráo con lăn”.
3- Phủ là ôm ấp , vuốt ve trìu mến , Để con lớn lên bình thường , cha mẹ không những nuôi con bằng bầu sữa , thức ăn mà đứa con còn tưới tẩm bằng tình cảm thương yêu , trìu mến từ mẹ cha , người thân . Xã hội công nghiệp ngày nay do áp lực đời sống , nhiều trẻ con được mọi tiện nghi mà thiếu sự gần gũi , chăm sóc của cha mẹ , tâm lý bị tổn thương khiến đứa trẻ không phát triển bình thường , dẫn đến trầm cảm , khủng hoản , bất mãn …là nguyên nhân đưa đến bạo động . “Công cha nghĩa mẹ cao dày . Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ”.
4- Súc là bú móm , cho ăn . Trước đây ba bốn mươi năm không bà mẹ nào không cho con bú và nhai mớm thức ăn , sú nước cho con uống . Sữa mẹ không những là thức ăn đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển đứa trẻ mà còn có sức đề kháng hữu hiệu với vi khuẩn xâm nhập cơ thể , giúp sự tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất của em bé được dễ dàng . Cho con bú còn hàm dưỡng ngồn tình cảm , tinh thần người mẹ trao truyền cho con qua cử chỉ nâng niu khi ẵm bồng , khi đưa bầu vú vào miệng con . Do xu thế thời đại bảo vệ sắc đẹp hay không có thì giờ nhiều , bà mẹ ngày nay cho rằng cho con bú không hợp thời , ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ . Mặc dù được bồi bổ bằng thức ăn chọn lọc và sau74 cao cấp mà trẻ em vẫn thường bị mắc các chứng bệnh về đường ruột , trầm cảm …có nguyên nhân từ không được bú sữa mẹ trong sự yêu thương trìu mến của người mẹ . “Nhớ ơn chín chữ cù lao . Ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình”.
5- Trưởng là nuôi lớn . Đây là qua 1trinh2 đầy gian nan vất vả của cha mẹ nuôi con đến trưởng thành . Có đứa trẻ nào không còi cọc , đau ốm trở mình khóc đêm khiến cha mẹ “năm canh chày thức đủ năm canh”. Con có bề nào cha mẹ mất ăn bỏ ngủ chạy đôn chạy đáo tìm thầy thuốc , không có tiền bạc cũng vay mượn chữa chạy cho con qua khỏi . Tìm trường , chọn thầy trang bị cho con kiến thức học rộng biết nhiều , có công danh sự nghiệp ; mở mày mở mặt với bạn bè , thiên hạ . Đến lúc con cái trưởng thành cha mẹ lo dựng vợ gả chồng : Con cái nên gia thất trăm bề yên ổn cha mẹ vẫn chưa yên lòng , còn lo toan đến cả cháu chắt . “Mẹ già trăm tuổi tóc sương-Lo con tám chục năm trường chưa yên!”
6- Dục là dạy dỗ . Cha mẹ là người thầy đầu đời về tình yêu thương , sự trìu mến . Tiếng cha , tiếng mẹ …bập bẹ tiếng nói đầu đời , âm thanh biết bao du dương , ấn tượng ! hướng dẫn con những bước chập chững , truyền đạt cho con điếu hay lẽ phải , kiến thức sơ đẳng về thế giới chung quanh . Từ ai nếu không phải cha mẹ ? “ Dạy con từ thuở còn thơ – Mong con lanh lợi mẹ cha yên lòng”.
7- Cố là trông nôm , đoái hoài . Cha mẹ luôn quan tâm theo dõi con , mỗii bước tiến dù nhỏ bé của con cũng là niềm hạnh phúc lo lớn của cha mẹ . Những bước chập chững đầu tiên , tiếng nói bặp bẹ đầu đời , chứng kiến khả năng đi đứng nói nghe …khác nào điều kỳ diệu . Cha mẹ mới thực sự yên tâm con đủ đầy khả năng bình thường . Một giác quan có thể bị khiếm khuyết là biết mấy bất hạnh thiệt thòi cho con , cũng là nỗi khổ tột cùng của cha mẹ . Và vất vả khổ cực đến mấy cha mẹ cũng không từ nan , đêm ngày lo lắng , tìm thấy hỏi thuốc khắp nơi lùng sục chạy chữa cho con .
8- Phục là ôm ấp trở đi trở lại . Để con được sung sướng hạnh phúc , cha mẹ tùy thuộc vào khả năng , năng khiếu của con để uốn nắn , dạy dỗ , hướng con đi vào nghành nghề phù hợp . Tuy thế trong thực tế không phải lúc nào cũng được như ý . Không thiếu trường hợp con cái chống trái cha mẹ , theo sự lôi kéo của bạn bè rơi vào tù tội , ảnh hưởng xấu đến uy tín gia đình . Hoặc giả khi có sự nghiệp con cái bôn ba danh lợi , chạy theo tiếng gọi tình yêu vô tình để cha mẹ già mòn mỏi đợi mong . Thế nhưng cha mẹ nào nỡ từ bỏ con , ngược lại luôn theo dõi bảo bọc chở che dầu con có thế nào . Con đi cải tạo cha mẹ lo lắng xách bới , con còn ngồi tù cha mẹ còn chưa yên ! Trường hợp đặc biệt con cái chọn đường tu học giải thoát , cha mẹ thuận phục cho con “ cát ái ly gia” mà dư luận thế gian cho là không thực hiện nghĩa vụ làm con đối với cha mẹ . Thật ra mục tiêu học giải thoát của người xuất gia tu hành chân chính gắn liền với hạnh nguyên cứu độ chúng sinh trong đó có cha mẹ , ông bà nhiểu đời . Trên cơ sở đó gia đình sẽ an vui , xã hội được ổn định . Qua đó , là người con , bậc tu hành đã thực sự báo đáp thâm ân của cha mẹ , ông bà . “Công cha nghĩa mẹ cao vời – Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta” .
9- Phúc là bao bọc , che chở . Cha mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc cho con cái , không chỉ trong đời sống vật chất mà cả đời sống tình cảm tinh thấn ; từ đó tạo ra mọi thuận lợi cho con được chấp cánh để bay xa vươn cao . Với duyên lành thuận buồm xuôi gió , con cái đi lên theo tiếng gọi công danh sự nghiệp , có khi bỏ quên cha mẹ . Nhưng nếu gặp khi không may vấp ngã , thất bại trước phong ba bão táp mà con phải quay về …cha mẹ vẫn sẳn sàng dang rộng vòng tay che chở . “Còn cha gót đỏ như son . Mai đây cha mất gót con đen sì !”
Nhớ và suy nghĩ cặn kẽ về chín chữ cù lao, sẽ giúp chúng ta hiểu được phần nào công lao gian khó của cha mẹ, không quản vất vả, gian lao cả một đời, sẳn sàng hy sinh cả vật chất và tinh thần, miễn sao con khôn lớn, nên người, thành công và hạnh phúc là cha mẹ mãn nguyện.
Đọc kinh Vu Lan, nghe Phật kể về mười ân đức của mẹ khi mang nặng, đẻ đau, chăm lo miếng ăn, giấc ngủ, kể cả vì con mà cam chịu làm những điều tội ác. Thật là cao cả, thật là vĩ đại. Đúng là, trong cuộc sống này, không có gì có thể sánh bằng công ơn to lớn của cha mẹ đối với con cái. Vậy nên mới nói
"Nước biển mênh mông, không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng, không phủ kín công cha"
Thế cho nên, làm con mà bất hiếu, không hiểu biết công ơn cha mẹ, không biết đền đáp thâm ân này, thậm chí còn làm cha mẹ buồn lòng, tổn thương, thì đúng là một tội ác rất lớn. Trong đạo Phật, tội bất hiếu được xem là 1 trong những tội trọng, và phải chịu đọa vào địa ngục vô gián. Một loại địa ngục phải chịu nhiều hình phạt khổ sở, lâu dài và không có gián đoạn. Cho dù, muốn báo đáp công ơn cha mẹ, theo kinh Vu Lan, cũng không dễ gì báo đáp. Huống hồ, đã không nhớ nghĩ đến việc báo đáp, mà còn làm khổ cha, khổ mẹ thì thật là quá lắm!
Nhân mùa Vu Lan, mùa báo hiếu, mong rằng, những người con hãy nhớ đến chín chữ cù lao, và suy niệm về công đức cao dày của mẹ cha, mà cùng thể hiện hiếu đạo. Đó mới xứng đáng với chữ "Người" viết hoa, và cũng là mong mõi lớn nhất của các bậc làm cha mẹ, đó là con mình khôn lớn thành Người.
Chúc mọi người một mùa Vu Lan an lạc, hạnh phúc và tràn đầy hiếu tâm!
Nam mô Đại hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát
Đọc kinh Vu Lan, nghe Phật kể về mười ân đức của mẹ khi mang nặng, đẻ đau, chăm lo miếng ăn, giấc ngủ, kể cả vì con mà cam chịu làm những điều tội ác. Thật là cao cả, thật là vĩ đại. Đúng là, trong cuộc sống này, không có gì có thể sánh bằng công ơn to lớn của cha mẹ đối với con cái. Vậy nên mới nói
"Nước biển mênh mông, không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng, không phủ kín công cha"
Thế cho nên, làm con mà bất hiếu, không hiểu biết công ơn cha mẹ, không biết đền đáp thâm ân này, thậm chí còn làm cha mẹ buồn lòng, tổn thương, thì đúng là một tội ác rất lớn. Trong đạo Phật, tội bất hiếu được xem là 1 trong những tội trọng, và phải chịu đọa vào địa ngục vô gián. Một loại địa ngục phải chịu nhiều hình phạt khổ sở, lâu dài và không có gián đoạn. Cho dù, muốn báo đáp công ơn cha mẹ, theo kinh Vu Lan, cũng không dễ gì báo đáp. Huống hồ, đã không nhớ nghĩ đến việc báo đáp, mà còn làm khổ cha, khổ mẹ thì thật là quá lắm!
Nhân mùa Vu Lan, mùa báo hiếu, mong rằng, những người con hãy nhớ đến chín chữ cù lao, và suy niệm về công đức cao dày của mẹ cha, mà cùng thể hiện hiếu đạo. Đó mới xứng đáng với chữ "Người" viết hoa, và cũng là mong mõi lớn nhất của các bậc làm cha mẹ, đó là con mình khôn lớn thành Người.
Chúc mọi người một mùa Vu Lan an lạc, hạnh phúc và tràn đầy hiếu tâm!
Nam mô Đại hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát
Tuesday, August 13, 2013
Vu Lan Bồn
Vu Lan Bồn
Rằm tháng bảy người ơi nên nhớ
Vu Lan Bồn - cứu độ mẹ cha
Cúi đầu kính lạy Phật Đà
Chỉ phép tế độ, quỷ ma nương nhờ...
Cúng cô hồn, tục xưa một thuở
Cầu siêu sanh, thất tổ cửu huyền
Nhớ gương hiếu hạnh Mục Liên
Thần thông, chẳng thể cứu liền mẹ đâu
Ác nghiệp cũ từ lâu khó gỡ
Phải nương nhờ hiệp lực chư tăng
Phép thần mới đủ công năng
Chiếu soi, bừng tỉnh, tối tăm ngục đài
Mong cho nhân thế hôm nay
Vu Lan nhớ đến ơn dầy song thân
Vì ta, cực khổ tấm thân
Vì ta, héo hắt tinh thần sớm hôm
Chớ sinh oán trách, dỗi hờn
Chớ làm cha mẹ héo mòn khổ đau
Dù cho gánh nặng hai đầu
Mẹ cha khắp chốn, cũng đâu đáp đền
Còn cha, còn mẹ hiện tiền
Hãy lo hiếu dưỡng, đáp đền nghĩa ân
Nếu như cha mẹ vãng phần
Làm nhiều công đức, thâm ân hướng về
Hiếu là đạo vượt biển mê
Trăng rằm tỏa sáng, nẻo về chơn tâm...
PQT
(Vu Lan - 2013)
Wednesday, July 24, 2013
Amartya Sen: Lương tâm của kinh tế
Mới đọc được 1 bài viết hay của nhà giáo Trần Hữu Dũng, xin copy lại chia sẻ cũng mọi người. Để suy nghĩ về bản chất của kinh tế học, sự phát triển và ý nghĩa cuộc sống.
Amartya Sen: Lương tâm của kinh tế
Trần Hữu Dũng
Đa số người ngoài ngành (và cả nhiều người trong ngành) thường nghĩ đến kinh tế như một khoa học giúp hoạch định những chính sách để quản lý, để phát triển, để tăng trưởng, để bình ổn. Những người có thiên kiến này sẽ ngạc nhiên khi đọc Amartya Sen, nhà kinh tế gốc Ấn Độ, người được Ngân hàng Quốc gia Thụy Điển trao tặng giải Nobel Kinh tế năm 1998. Ông là người châu Á đầu tiên được Nobel về ngành này.
Tuy đã đến tuyệt đỉnh danh vọng, Sen được ngưỡng mộ không chỉ vì những phần thưởng cao quý, nhưng còn vì kiến thức đa diện và quảng bác của ông, và vì lương tri của ông đối với những vấn đề xã hội, không những của quê hương ông mà còn của cả những quốc gia đang phát triển. Được trọng vọng trong xã hội trí thức cao nhất ở Tây phương (ông giảng dạy ở Cambridge từ năm 1971, và cũng có nhiều năm ở Harvard), Sen không bao giờ ngưng ưu tư về phúc lợi của những người bần cùng. Là một nhà kinh tế với kỹ năng toán logic vào hạng thượng thừa, ông cũng thấm nhuần triết học, Tây lẫn Đông. Là người có những đóng góp nền tảng cho kinh tế học hiện đại, Sen cũng hoài nghi về nhiều mặt của thứ kinh tế học này.
*
Từ nhỏ, Sen đã chứng kiến cũng như trải nghiệm những tai họa khó tưởng tượng. Năm 1943, khi Sen vừa lên mười, Bengal (quê ông, một tỉnh vùng đông bắc Ần Độ, nơi có mật độ dân số thuộc hạng cao nhất thế giới) bị một nạn đói khủng khiếp. Năm 19 tuổi, ông bị ung thư vòm miệng, và đã điều trị bằng xạ trị (rất thô sơ lúc ấy ở Ấn Độ) vô cùng đau đớn. (Hậu quả giai đoạn xạ trị này vẫn còn đến ngày nay: xương Sen bị dễ gãy, răng cỏ của ông đều hư). Như Sen kể lại sau này, chính sự đau đớn ấy đã cho ông mối đồng cảm sâu xa với những người cùng khổ. Ung thư làm ông cảm thấy bị ô nhiểm, loại ra ngoài xã hội, bất lực. Trước khi bị bệnh, những gì ông chứng kiến chung quanh đã làm ông kinh hoàng, nhưng dù sao vẫn là xảy ra cho “kẻ khác”. Chính ung thư của ông đã khiến Sen đồng cảm trọn đời với những người thấp cổ bé miệng, bị thiếu thốn, bệnh tật, đớn đau.
Nhưng cũng nhờ vượt qua được cơn bệnh hiểm nghèo ấy mà Sen đặt cho mình những mục tiêu mới. Trở lại trường, ông là một sinh viên ưu tú hàng đầu, đoạt tất cả mọi giải thưởng cao quý nhất, và được học bổng sang đại học Cambridge danh giá tột bực nước Anh.
*
Những năm đầu trong sự nghiệp, vào thập kỷ 1960, Sen chuyên về kinh tế học phát triển và có nhiều đóng góp đáng kể vào tiến trình công nghiệp hoá của Ấn Độ. Quyển sách đầu tay của Sen (Sự chọn lựa kỹ thuật, 1960) chỉ trích thể chế kế hoạch của Ấn Độ lúc ấy. Ông nhấn mạnh rằng có những định luật kinh tế bất biến mà mọi quốc gia đều phải tuân theo. Không kế hoạch nào, dù khôn khéo đến đâu, có thể đi ngược những định luật ấy.
Nhưng sau đó thì Sen bắt đầu suy nghĩ về những vấn để căn bản hơn. Khi tìm hiểu về nạn đói ở Bengal (mà số người chết có thể đến 4 triệu), ông khám phá một điều bất ngờ: Nạn đói ấy không phải vì mùa màng thất bát như vẫn tưởng nhưng vì chế độ chuyên chế lúc ấy! Đúng là người ta chết vì không có thực phẩm, nhưng họ không có thực phẩm chẳng phải vì cả nước không đủ thực phẩm cho mọi người, nhưng vì họ thất nghiệp, không có tiền mua (thêm vào đó là tình trạng lạm phát). Điều hệ trọng nhất là họ không có cách gì kêu ca được vì không ai đại diện cho họ, mà báo chí cũng thiếu tự do, do đó nhà nước không bị một áp lực nào để lo cho những người cùng khổ, thấp cổ bé miệng, ấy. Để kiểm chứng giả thuyết của mình, Sen tìm hiểu nguyên nhân nạn đói ở những nước khác, nhất là ở châu Phi, thì hầu hết cũng là vì xã hội thiếu dân chủ: thực phẩm không thiếu cho toàn xã hội, nhưng chính sự phân bố bất bình đẳng đã khiến hàng triệu người chết đói.
Sen là một trong những kinh tế gia tiên phong chỉ trích quan niệm phổ thông là có thể dùng GDP đầu người để đo lường phúc lợi xã hội. Sen viện dẫn những lý luận triết học từ Aristotle cỗ xưa, qua Hayek, và Rawls hiện đại để khẳng định rằng thước đo của một “xã hội tốt” là tự do, chứ không phải là sự thịnh vượng vật chất. Chính xác hơn, sự phồn vinh vật chất chỉ là điều đáng mong muốn như một phương tiện thực hiện tự do cho con người (căn bản nhất là tự do khỏi đói khát, bệnh tật). Sen khẳng định: tự do vừa là mục tiêu tối hậu, vừa là thành tố để phát triển kinh tế. Theo ông, những mục tiêu mà các nhà kinh tế thường cho là tối hậu: tăng trưởng kinh tế, tiến bộ công nghệ, ngay cả hiện đại hoá, phải được đánh giá bởi mức độ đóng góp của chúng vào tự do của con người.
*
Từ đầu thập niên 1970, Sen quay sang một hướng nghiên cứu mới, về lý thuyết phúc lợi xã hội, một ngành trong kinh tế học cực kỳ trừu tượng và lý thuyết. Chính trong lĩnh vực này mà Sen để lại dấu ấn khó phai.
Đặc điểm của lý thuyết tổng quát về phúc lợi xã hội của Sen là sự kết hợp quan tâm truyền thống của kinh tế học đối với mức sống vật chất và quan tâm truyền thống của triết học đối với tự do cá nhân và sự công bằng.
Nên nhắc lại rằng vào hai thập kỷ 1930-1940, những người theo chủ nghĩa tự do (libertarian) ở phương Tây thường quan ngại rằng phương Tây sẽ bỏ những cam kết theo đuổi chủ nghĩa tự do chính trị để theo đuổi an toàn kinh tế. Kế thừa truyền thống này, Sen lo ngại rằng, ở thế hệ tiếp theo, Ấn Độ và các nước đang phát triển đã hi sinh dân chủ để có được tăng trưởng kinh tế. Từ những nhận xét ấy, Sen đặt ra câu hỏi thật căn bản: Làm thế nào để giải quyết những xung khắc giữa những hành động xã hội (social action), chẳng hạn như để phát triển kinh tế, và giá trị cá nhân (individual rights) mà những người theo chủ nghĩa tự do cho là độc tôn.
Sen nêu ra ba câu hỏi. Thứ nhất, chọn lựa của một xã hội có phản ảnh sự chọn lựa của những cá nhân trong xã hội ấy không? Thứ hai, quyền tự do cá nhân có thể dung hoà với phúc lợi kinh tế không? Và thứ ba, lấy gì để làm thước đo mức độ công bằng của một xã hội? Đây là những câu hỏi cực kỳ “hóc búa” chứ không dễ như nhiều người tưởng, nhất là khi lời giải đáp phải thoả mãn một số định đề logic tối thiểu.
Vào đầu những năm 1960, khi Sen đi tìm giải đáp cho những câu hỏi ấy thì có hai luồng tư tưởng, dù khác nhau nhưng đều cho rằng sự xung khắc ấy không thể dung hoà được. Một trường phái, mà lãnh tụ là nhà kinh tế Friedrich Hayek, thì cho rằng không thể tin vào nhà nước, vì nhà nước sẽ bị một nhóm chuyên viên khuynh đảo, áp đặt ý muốn của họ lên ý muốn của những cá nhân khác trong xã hội. Bằng cách thay thế ý muốn của cá nhân bằng ý muốn của xã hội (như xác định bởi những chuyên viên này), nhà nước tước đoạt sự tự do cá nhân.
Luồng tư tưởng thứ hai đến từ một nguồn khá bất ngờ, qua tác phẩm cực kỳ thời thượng của nhà kinh tế Kenneth Arrow (cuốn “Chọn lựa xã hội và giá trị cá nhân”, 1963). Dùng những mệnh đề logic chặt chẽ, Arrow chứng minh (“định luật Arrow”) rằng không thể có một hệ thống bỏ phiếu nào có thể đưa đến một chọn lựa dân chủ. Viện dẫn “định luật Arrow”, nhiều người đã cho rằng đó là một lý do của chế độ độc tài.
Vì lôgic của Arrow không thể kiểm chứng bằng thực nghiệm, Sen phản biện Arrow trên chính sân chơi của Arrow: hoàn toàn trên phạm trù lôgic. Sen vạch ra rằng một trong những tiền đề của Arrow – rằng không thể so sánh phúc lợi của người này với người kia – là thiếu căn bản và không cần thiết, và nếu loại bỏ tiền đề này thì “định luật không thể” của Arrow trở thành “có thể”, nghĩa là qua bỏ phiếu, có thể tổng hợp những giá trị cá nhân thành một quyết định duy nhất của cộng dồng. Nói khác đi, có cách bỏ phiếu để đưa đến những quyết định được sự đồng thuận của toàn xã hội. Khám phá này của Sen đã mở đường cho những nhà kinh tế lý thuyết tìm kiếm những cách để thẩm định phúc lợi của con người tương thích với quyết định cộng đồng. Một trong những ứng dụng của nó là tìm cách đo lường sự nghèo khổ của con người trong xã hội.
Chính nhờ Sen mà các nhà kinh tế trở nên dè dặt hơn khi đánh đồng phúc lợi với GDP. Theo Sen, GDP không phản ảnh “cơ hội” kinh tế của con người, và chính số lượng cơ hội đó là đóng góp rất nhiều vào hạnh phúc của cá nhân, không kém gì số lượng của cải vật chất hiện có.
Nhiều học giả (như Eric Maskin, Nobel 2007) cho rằng tự do cá nhân và phúc lợi đôi khi xung khắc: muốn thêm cái này thì phải bớt cái kia. Sen bác bỏ ý kiến này. Theo ông, tự do là một cách để bảo vệ phúc lợi. Quyền được đọc bất cứ gì mà anh muốn (thay vì bị người khác bảo anh phải đọc cái gì), chẳng hạn, thường nâng cao thu nhập.
Chỉ trích chủ nghĩa vị lợi (utilitarianism) Sen lập luận rằng không thể lấy (tốc độ) tăng trưởng kinh tế để thẩm định lợi ích bởi nó không cho thấy những người thật sự thiếu thốn đang sung sướng hoặc khổ sở ra sao. Và cách đo dụng ích (utility) căn cứ trên sư ưa chuộng hiện tại của mỗi cá nhân cũng có thể đưa đến nhiều sai lầm vì người ta hay thích ứng nguyện vọng của mình tùy vào hoàn cảnh hiện có (chẳng hạn như một người nghèo có những ưa chuộng khác người giàu vì họ biết họ nghèo...)
Tuy coi trọng vấn đề dân chủ và tự do, Sen cũng nhìn nhận rằng phát triển kinh tế là một đòi hỏi cấp bách (và ông buồn rầu nhìn nhận rằng Ấn Độ đã thua kém Trung Quốc về mặt này). Cụ thể, vì coi trọng cả phát triển và dân chủ, Sen (và những nhà kinh tế tâm đắc với ông) tìm cách làm sao để phát triển mà không hi sinh dân chủ (như đang xảy ra ở nhiều nước). Sen cho rằng sự đánh đổi ấy (muốn thêm cái này thì phải bớt cái kia) là không thể chấp nhận được, bởi lẽ, theo ông, cả hai đều có giá trị tự tại.
*
Trong nhiều thập kỷ, tiếp cận của Sen đã bị chỉ trích bởi phe tả lẫn phe hữu. Vào những năm 1950, 1960, khi mà kế hoạch hoá kiểu Liên Xô là thời thượng trong giới kinh tế cánh tả thì Sen bị xem là người “phản đạo” . Nhưng sang những năm 1980, 1990 khi mà chủ nghĩa thị trường tự do (của phe hữu) lên ngôi thì chính chủ khảo giải Nobel đã tiên đoán: “Sen sẽ không bao giờ được Nobel”. Sen nhận Nobel năm 1998.
Chứng kiến sự sụp đổ của chính sách kế hoạch hoá kiểu Xô Viết cũ, Sen không còn tin là phát triển kinh tế cần đến ngoại viện, hoặc cần bảo hộ thương mại. Ông tin nhiều hơn vào vai trò của nội lực trong phát triển. Ông cổ vũ mở cửa cho thương mại và đầu tư nước ngoài, nhưng đồng thời nhà nước cũng phải trợ giúp thành phần có thu nhập thấp, nhất là về giáo dục, y tế và dinh dưỡng.
Trong quyển sách mới đây nhất của Sen (Ý niệm công lý, 2009), ông suy nghĩ thấu đáo về những khó khăn trong định nghĩa của “công lý” (theo Rawls, chẳng hạn, thì “công lý là công bằng”), và ông đưa ra định nghĩa của ông. Bàng bạc trong những lý luận lôgic của Sen là một tấm lòng luôn hướng về những người bần cùng, cô thế... Cũng như lúc trước ông đã dùng chính lôgic của Arrow để bác bỏ “định lý Arrow”, trong cuốn sách mới ra này Sen dùng chính tiếp cận triết học của Rawls để vạch ra những hạn chế của quan niệm về công lý mà Rawls khẳng định.
Ở Sen, ta thấy một trí thức (và Sen là một trí thức trong nghĩa tốt đẹp và chính xác nhất của danh hiệu này) mà cuộc sống luôn hướng về hạnh phúc và khổ đau của đồng loại, ông rất gần gũi với những âu lo căn bản nhất của con người (có gì căn bản hơn nhu cầu cơm ăn, áo mặc?), và ông tiếp cận vấn đề với cường độ trí thức cực kỳ trung thực và siêu việt. Sen là một “trí thức công” (public intellectual) đúng nghĩa, với những suy nghĩ cặn kẽ về nhiều vấn đề, ở nhiều lãnh vực – từ kinh tế, xã hội, triết học, đến những tranh chấp chủng tộc, hạt nhân.
Nhiều người cho rằng Sen không phải là một nhà kinh tế “thường”, theo nghĩa là ông không tham gia vào những tranh luận về chính sách kinh tế, thậm chí khó nói là ông thuộc trường phái “tiền tệ” hoặc môn đồ của Keynes (tôi đoán là Keynes). Nhiều người khác chỉ trích Sen là ông ôm đồm quá nhiều: từ nạn đói đến nạn phụ nữ chết sớm, đến vấn đề đã đa văn hoá và sự lan tràn vũ khí hạt nhân. Những chỉ trích này cũng có phần đúng. Nhưng kinh tế học cần những người như Amartya Sen. Dù, hiển nhiên, ông không phải là nhà kinh tế duy nhất quan tâm đến số phận những người nghèo, cô thế... nhưng ông hơn hẵn những người khác ở chiều sâu suy nghĩ.
Robert Solow, một “trưởng lão” trong làng kinh tế đương đại (và cũng đã được Nobel) đã gọi Amartya Sen là “lương tâm của kinh tế”. Đó không chỉ là vinh dự cho Sen nhưng có lẽ, hơn nữa, là vinh dự cho mọi nhà kinh tế.
Trần Hữu Dũng
17/12/2011
Amartya Sen: Lương tâm của kinh tế
Trần Hữu Dũng
Đa số người ngoài ngành (và cả nhiều người trong ngành) thường nghĩ đến kinh tế như một khoa học giúp hoạch định những chính sách để quản lý, để phát triển, để tăng trưởng, để bình ổn. Những người có thiên kiến này sẽ ngạc nhiên khi đọc Amartya Sen, nhà kinh tế gốc Ấn Độ, người được Ngân hàng Quốc gia Thụy Điển trao tặng giải Nobel Kinh tế năm 1998. Ông là người châu Á đầu tiên được Nobel về ngành này.
Tuy đã đến tuyệt đỉnh danh vọng, Sen được ngưỡng mộ không chỉ vì những phần thưởng cao quý, nhưng còn vì kiến thức đa diện và quảng bác của ông, và vì lương tri của ông đối với những vấn đề xã hội, không những của quê hương ông mà còn của cả những quốc gia đang phát triển. Được trọng vọng trong xã hội trí thức cao nhất ở Tây phương (ông giảng dạy ở Cambridge từ năm 1971, và cũng có nhiều năm ở Harvard), Sen không bao giờ ngưng ưu tư về phúc lợi của những người bần cùng. Là một nhà kinh tế với kỹ năng toán logic vào hạng thượng thừa, ông cũng thấm nhuần triết học, Tây lẫn Đông. Là người có những đóng góp nền tảng cho kinh tế học hiện đại, Sen cũng hoài nghi về nhiều mặt của thứ kinh tế học này.
*
Từ nhỏ, Sen đã chứng kiến cũng như trải nghiệm những tai họa khó tưởng tượng. Năm 1943, khi Sen vừa lên mười, Bengal (quê ông, một tỉnh vùng đông bắc Ần Độ, nơi có mật độ dân số thuộc hạng cao nhất thế giới) bị một nạn đói khủng khiếp. Năm 19 tuổi, ông bị ung thư vòm miệng, và đã điều trị bằng xạ trị (rất thô sơ lúc ấy ở Ấn Độ) vô cùng đau đớn. (Hậu quả giai đoạn xạ trị này vẫn còn đến ngày nay: xương Sen bị dễ gãy, răng cỏ của ông đều hư). Như Sen kể lại sau này, chính sự đau đớn ấy đã cho ông mối đồng cảm sâu xa với những người cùng khổ. Ung thư làm ông cảm thấy bị ô nhiểm, loại ra ngoài xã hội, bất lực. Trước khi bị bệnh, những gì ông chứng kiến chung quanh đã làm ông kinh hoàng, nhưng dù sao vẫn là xảy ra cho “kẻ khác”. Chính ung thư của ông đã khiến Sen đồng cảm trọn đời với những người thấp cổ bé miệng, bị thiếu thốn, bệnh tật, đớn đau.
Nhưng cũng nhờ vượt qua được cơn bệnh hiểm nghèo ấy mà Sen đặt cho mình những mục tiêu mới. Trở lại trường, ông là một sinh viên ưu tú hàng đầu, đoạt tất cả mọi giải thưởng cao quý nhất, và được học bổng sang đại học Cambridge danh giá tột bực nước Anh.
*
Những năm đầu trong sự nghiệp, vào thập kỷ 1960, Sen chuyên về kinh tế học phát triển và có nhiều đóng góp đáng kể vào tiến trình công nghiệp hoá của Ấn Độ. Quyển sách đầu tay của Sen (Sự chọn lựa kỹ thuật, 1960) chỉ trích thể chế kế hoạch của Ấn Độ lúc ấy. Ông nhấn mạnh rằng có những định luật kinh tế bất biến mà mọi quốc gia đều phải tuân theo. Không kế hoạch nào, dù khôn khéo đến đâu, có thể đi ngược những định luật ấy.
Nhưng sau đó thì Sen bắt đầu suy nghĩ về những vấn để căn bản hơn. Khi tìm hiểu về nạn đói ở Bengal (mà số người chết có thể đến 4 triệu), ông khám phá một điều bất ngờ: Nạn đói ấy không phải vì mùa màng thất bát như vẫn tưởng nhưng vì chế độ chuyên chế lúc ấy! Đúng là người ta chết vì không có thực phẩm, nhưng họ không có thực phẩm chẳng phải vì cả nước không đủ thực phẩm cho mọi người, nhưng vì họ thất nghiệp, không có tiền mua (thêm vào đó là tình trạng lạm phát). Điều hệ trọng nhất là họ không có cách gì kêu ca được vì không ai đại diện cho họ, mà báo chí cũng thiếu tự do, do đó nhà nước không bị một áp lực nào để lo cho những người cùng khổ, thấp cổ bé miệng, ấy. Để kiểm chứng giả thuyết của mình, Sen tìm hiểu nguyên nhân nạn đói ở những nước khác, nhất là ở châu Phi, thì hầu hết cũng là vì xã hội thiếu dân chủ: thực phẩm không thiếu cho toàn xã hội, nhưng chính sự phân bố bất bình đẳng đã khiến hàng triệu người chết đói.
Sen là một trong những kinh tế gia tiên phong chỉ trích quan niệm phổ thông là có thể dùng GDP đầu người để đo lường phúc lợi xã hội. Sen viện dẫn những lý luận triết học từ Aristotle cỗ xưa, qua Hayek, và Rawls hiện đại để khẳng định rằng thước đo của một “xã hội tốt” là tự do, chứ không phải là sự thịnh vượng vật chất. Chính xác hơn, sự phồn vinh vật chất chỉ là điều đáng mong muốn như một phương tiện thực hiện tự do cho con người (căn bản nhất là tự do khỏi đói khát, bệnh tật). Sen khẳng định: tự do vừa là mục tiêu tối hậu, vừa là thành tố để phát triển kinh tế. Theo ông, những mục tiêu mà các nhà kinh tế thường cho là tối hậu: tăng trưởng kinh tế, tiến bộ công nghệ, ngay cả hiện đại hoá, phải được đánh giá bởi mức độ đóng góp của chúng vào tự do của con người.
*
Từ đầu thập niên 1970, Sen quay sang một hướng nghiên cứu mới, về lý thuyết phúc lợi xã hội, một ngành trong kinh tế học cực kỳ trừu tượng và lý thuyết. Chính trong lĩnh vực này mà Sen để lại dấu ấn khó phai.
Đặc điểm của lý thuyết tổng quát về phúc lợi xã hội của Sen là sự kết hợp quan tâm truyền thống của kinh tế học đối với mức sống vật chất và quan tâm truyền thống của triết học đối với tự do cá nhân và sự công bằng.
Nên nhắc lại rằng vào hai thập kỷ 1930-1940, những người theo chủ nghĩa tự do (libertarian) ở phương Tây thường quan ngại rằng phương Tây sẽ bỏ những cam kết theo đuổi chủ nghĩa tự do chính trị để theo đuổi an toàn kinh tế. Kế thừa truyền thống này, Sen lo ngại rằng, ở thế hệ tiếp theo, Ấn Độ và các nước đang phát triển đã hi sinh dân chủ để có được tăng trưởng kinh tế. Từ những nhận xét ấy, Sen đặt ra câu hỏi thật căn bản: Làm thế nào để giải quyết những xung khắc giữa những hành động xã hội (social action), chẳng hạn như để phát triển kinh tế, và giá trị cá nhân (individual rights) mà những người theo chủ nghĩa tự do cho là độc tôn.
Sen nêu ra ba câu hỏi. Thứ nhất, chọn lựa của một xã hội có phản ảnh sự chọn lựa của những cá nhân trong xã hội ấy không? Thứ hai, quyền tự do cá nhân có thể dung hoà với phúc lợi kinh tế không? Và thứ ba, lấy gì để làm thước đo mức độ công bằng của một xã hội? Đây là những câu hỏi cực kỳ “hóc búa” chứ không dễ như nhiều người tưởng, nhất là khi lời giải đáp phải thoả mãn một số định đề logic tối thiểu.
Vào đầu những năm 1960, khi Sen đi tìm giải đáp cho những câu hỏi ấy thì có hai luồng tư tưởng, dù khác nhau nhưng đều cho rằng sự xung khắc ấy không thể dung hoà được. Một trường phái, mà lãnh tụ là nhà kinh tế Friedrich Hayek, thì cho rằng không thể tin vào nhà nước, vì nhà nước sẽ bị một nhóm chuyên viên khuynh đảo, áp đặt ý muốn của họ lên ý muốn của những cá nhân khác trong xã hội. Bằng cách thay thế ý muốn của cá nhân bằng ý muốn của xã hội (như xác định bởi những chuyên viên này), nhà nước tước đoạt sự tự do cá nhân.
Luồng tư tưởng thứ hai đến từ một nguồn khá bất ngờ, qua tác phẩm cực kỳ thời thượng của nhà kinh tế Kenneth Arrow (cuốn “Chọn lựa xã hội và giá trị cá nhân”, 1963). Dùng những mệnh đề logic chặt chẽ, Arrow chứng minh (“định luật Arrow”) rằng không thể có một hệ thống bỏ phiếu nào có thể đưa đến một chọn lựa dân chủ. Viện dẫn “định luật Arrow”, nhiều người đã cho rằng đó là một lý do của chế độ độc tài.
Vì lôgic của Arrow không thể kiểm chứng bằng thực nghiệm, Sen phản biện Arrow trên chính sân chơi của Arrow: hoàn toàn trên phạm trù lôgic. Sen vạch ra rằng một trong những tiền đề của Arrow – rằng không thể so sánh phúc lợi của người này với người kia – là thiếu căn bản và không cần thiết, và nếu loại bỏ tiền đề này thì “định luật không thể” của Arrow trở thành “có thể”, nghĩa là qua bỏ phiếu, có thể tổng hợp những giá trị cá nhân thành một quyết định duy nhất của cộng dồng. Nói khác đi, có cách bỏ phiếu để đưa đến những quyết định được sự đồng thuận của toàn xã hội. Khám phá này của Sen đã mở đường cho những nhà kinh tế lý thuyết tìm kiếm những cách để thẩm định phúc lợi của con người tương thích với quyết định cộng đồng. Một trong những ứng dụng của nó là tìm cách đo lường sự nghèo khổ của con người trong xã hội.
Chính nhờ Sen mà các nhà kinh tế trở nên dè dặt hơn khi đánh đồng phúc lợi với GDP. Theo Sen, GDP không phản ảnh “cơ hội” kinh tế của con người, và chính số lượng cơ hội đó là đóng góp rất nhiều vào hạnh phúc của cá nhân, không kém gì số lượng của cải vật chất hiện có.
Nhiều học giả (như Eric Maskin, Nobel 2007) cho rằng tự do cá nhân và phúc lợi đôi khi xung khắc: muốn thêm cái này thì phải bớt cái kia. Sen bác bỏ ý kiến này. Theo ông, tự do là một cách để bảo vệ phúc lợi. Quyền được đọc bất cứ gì mà anh muốn (thay vì bị người khác bảo anh phải đọc cái gì), chẳng hạn, thường nâng cao thu nhập.
Chỉ trích chủ nghĩa vị lợi (utilitarianism) Sen lập luận rằng không thể lấy (tốc độ) tăng trưởng kinh tế để thẩm định lợi ích bởi nó không cho thấy những người thật sự thiếu thốn đang sung sướng hoặc khổ sở ra sao. Và cách đo dụng ích (utility) căn cứ trên sư ưa chuộng hiện tại của mỗi cá nhân cũng có thể đưa đến nhiều sai lầm vì người ta hay thích ứng nguyện vọng của mình tùy vào hoàn cảnh hiện có (chẳng hạn như một người nghèo có những ưa chuộng khác người giàu vì họ biết họ nghèo...)
Tuy coi trọng vấn đề dân chủ và tự do, Sen cũng nhìn nhận rằng phát triển kinh tế là một đòi hỏi cấp bách (và ông buồn rầu nhìn nhận rằng Ấn Độ đã thua kém Trung Quốc về mặt này). Cụ thể, vì coi trọng cả phát triển và dân chủ, Sen (và những nhà kinh tế tâm đắc với ông) tìm cách làm sao để phát triển mà không hi sinh dân chủ (như đang xảy ra ở nhiều nước). Sen cho rằng sự đánh đổi ấy (muốn thêm cái này thì phải bớt cái kia) là không thể chấp nhận được, bởi lẽ, theo ông, cả hai đều có giá trị tự tại.
*
Trong nhiều thập kỷ, tiếp cận của Sen đã bị chỉ trích bởi phe tả lẫn phe hữu. Vào những năm 1950, 1960, khi mà kế hoạch hoá kiểu Liên Xô là thời thượng trong giới kinh tế cánh tả thì Sen bị xem là người “phản đạo” . Nhưng sang những năm 1980, 1990 khi mà chủ nghĩa thị trường tự do (của phe hữu) lên ngôi thì chính chủ khảo giải Nobel đã tiên đoán: “Sen sẽ không bao giờ được Nobel”. Sen nhận Nobel năm 1998.
Chứng kiến sự sụp đổ của chính sách kế hoạch hoá kiểu Xô Viết cũ, Sen không còn tin là phát triển kinh tế cần đến ngoại viện, hoặc cần bảo hộ thương mại. Ông tin nhiều hơn vào vai trò của nội lực trong phát triển. Ông cổ vũ mở cửa cho thương mại và đầu tư nước ngoài, nhưng đồng thời nhà nước cũng phải trợ giúp thành phần có thu nhập thấp, nhất là về giáo dục, y tế và dinh dưỡng.
Trong quyển sách mới đây nhất của Sen (Ý niệm công lý, 2009), ông suy nghĩ thấu đáo về những khó khăn trong định nghĩa của “công lý” (theo Rawls, chẳng hạn, thì “công lý là công bằng”), và ông đưa ra định nghĩa của ông. Bàng bạc trong những lý luận lôgic của Sen là một tấm lòng luôn hướng về những người bần cùng, cô thế... Cũng như lúc trước ông đã dùng chính lôgic của Arrow để bác bỏ “định lý Arrow”, trong cuốn sách mới ra này Sen dùng chính tiếp cận triết học của Rawls để vạch ra những hạn chế của quan niệm về công lý mà Rawls khẳng định.
Ở Sen, ta thấy một trí thức (và Sen là một trí thức trong nghĩa tốt đẹp và chính xác nhất của danh hiệu này) mà cuộc sống luôn hướng về hạnh phúc và khổ đau của đồng loại, ông rất gần gũi với những âu lo căn bản nhất của con người (có gì căn bản hơn nhu cầu cơm ăn, áo mặc?), và ông tiếp cận vấn đề với cường độ trí thức cực kỳ trung thực và siêu việt. Sen là một “trí thức công” (public intellectual) đúng nghĩa, với những suy nghĩ cặn kẽ về nhiều vấn đề, ở nhiều lãnh vực – từ kinh tế, xã hội, triết học, đến những tranh chấp chủng tộc, hạt nhân.
Nhiều người cho rằng Sen không phải là một nhà kinh tế “thường”, theo nghĩa là ông không tham gia vào những tranh luận về chính sách kinh tế, thậm chí khó nói là ông thuộc trường phái “tiền tệ” hoặc môn đồ của Keynes (tôi đoán là Keynes). Nhiều người khác chỉ trích Sen là ông ôm đồm quá nhiều: từ nạn đói đến nạn phụ nữ chết sớm, đến vấn đề đã đa văn hoá và sự lan tràn vũ khí hạt nhân. Những chỉ trích này cũng có phần đúng. Nhưng kinh tế học cần những người như Amartya Sen. Dù, hiển nhiên, ông không phải là nhà kinh tế duy nhất quan tâm đến số phận những người nghèo, cô thế... nhưng ông hơn hẵn những người khác ở chiều sâu suy nghĩ.
Robert Solow, một “trưởng lão” trong làng kinh tế đương đại (và cũng đã được Nobel) đã gọi Amartya Sen là “lương tâm của kinh tế”. Đó không chỉ là vinh dự cho Sen nhưng có lẽ, hơn nữa, là vinh dự cho mọi nhà kinh tế.
Trần Hữu Dũng
17/12/2011
Monday, July 8, 2013
HÃY KHÓC ĐỂ CÓ THỂ XOA DỊU NỖI ĐAU CỦA NGƯỜI
HÃY KHÓC ĐỂ CÓ THỂ XOA DỊU NỖI ĐAU CỦA NGƯỜI
Mỗi người trong cuộc sống này
Hãy cảm thông nỗi khổ đầy trong nhau
Làm sao xoa dịu nỗi đau
Khi ta chẳng hiểu – với nhau ơ hờ ?
Nếu ta chẳng khóc bao giờ
Làm sao thấu cảnh vật vờ, thương đau ?
Nếu tim ta lạnh, chẳng đau
Làm sao hiểu được mong cầu thế nhân ?
Ngoảnh đầu, nhắm mắt, chẳng cần
Nghe lời xin xỏ, thẳng thừng xua tay
Óc, tim khép chặt từ đây
Cho rằng yếu đuối nếu ai mủi lòng
Con đường chánh đạo đã không
Ngày qua tháng lại sống trong sai lầm
Nỗi đau trỗi dậy trong tâm
Mở tung cánh cửa, khơi mầm tương lai
Lệ rơi thương cảm sâu dày
Sót thương nỗi khổ đong đầy mắt ai.
(Dịch từ thơ của Helen Steiner)
Labels:
haykhocdecothexoadiunoidaucuanguoi,
helensteiner,
phathoc,
tho
Friday, June 21, 2013
Những điểm khác biệt giữa nghề làm báo và nghề làm văn
Những điểm khác biệt giữa nghề làm báo và nghề làm văn
Làm báo và làm văn cùng là nghề cầm bút, cùng sống bằng ngòi bút. Những nhà văn nhà báo cùng được xếp chung vào hàng ngũ trí thức, kẻ sĩ của thời đại. Trong xã hội ta ngày trước, kẻ sĩ là một đẳng cấp cao trong xã hội :
Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt,
Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên…
Trót sinh ra thì sĩ đã có tên,
Từ Chu Hán vốn sĩ này là quý…
(Nguyễn Công Trứ)
Đó là tầng lớp mà nhà cầm quyền nào cũng phải xem trọng, vì ngoài việc tốn công phu đào tạo dài ngày,(tốn kém ngân sách nhà nước ,ngân sách gia đình, mỗi cá nhân…) còn là bộ mặt ngoại giao, chính trị… của một đất nước. Muốn biết chính sách hoặc tiềm năng một quốc gia như thế nào, người ta cũng quan tâm đến sự đãi ngộ hoặc việc sử dụng tầng lớp trí thức ra sao ? Mặc dù là một nhà lãnh đạo quân sự chiến lược, một ông vua có tầm nhìn lớn, làm nên kỳ tích Vạn lý trường thành … để lại cho đời sau chiêm ngưỡng, nhưng Tần Thuỷ Hoàng cũng không thể nào bôi xoá vết nhơ trong lịch sử tội ác lớn nhất “phần thư khanh nho” (đốt sách chôn học trò).Vụ Thiên An môn xảy ra tại Trung quốc 38 năm trước, tuy đã được nhà cầm quyền Trung quốc che chắn, bưng bít… và tìm mọi phương kế giải độc dư luận trong nước và quốc tế, nhưng cuối cùng trong di chúc của lãnh tụ Đặng Tiểu Bình cũng phải thú nhận …trong nhựng lúc tỉnh táo tôi thấy vụ Thiên An môn có cách giải quyết tốt hơn, bớt đổ máu hơn và tôi đã nhìn nhận sự thật, thì các đồng chí lão thành cũng nên có dũng khí… Do đó vai trò của người trí thức hết sức quan trọng đối với xã hội, một phần của khuôn mặt bang giao quốc tế. Mặt khác, xã hội ta, từ xưa rất chuộng sự học , nó trở thành truyền thống, đạo thống của dân ta. Ngày xưa các cụ trọng sự học đến nỗi thấy tờ giấy có viết chữ (chữ nho), dặn con cháu không được buớc qua, bước qua là bất kính là không bao giờ học giỏi được… Mặc dù cũng có lúc đầu óc khôi hài của dân ta đã từng phản ứng nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ… Kẻ sĩ còn sống trong lòng người dân, cầm nắm thế đạo nhân tâm, là khuôn vàng thước ngọc của sự mẫu mực, là người âm thầm lãnh đạo cả một mặt trận văn hoá từ các tác phẩm lớn của nền văn chương bác học, đồng thời cũng là đồng tác giả các truyện khuyết danh, vô danh, văn chương bình dân… thẩm thấu trong mọi tầng lớp nhân dân. Trừ những người đã nổi tiếng, phần lớn họ là những chiến sĩ vô danh, sống âm thầm trong bóng tối, nhưng nuôi dưỡng cho dân chúng bao tình cảm cao đẹp, lòng yêu nước, ý chí quật cường, tinh thần cách mạng… Dù kẻ thù xâm lược lùng bắt gắt gao nhưng những vần thơ yêu nước đó vẫn được người dân cất giữ, trân trọng, kín đáo… để cho con cháu có ngày được đọc. Nhà văn ,nhà báo được được đánh giá cao cũng một phần bắt nguồn từ truyền thống đó.
Cùng viết về sự thật, cùng phải tôn trọng sự thật nhưng văn phong báo chí và tác phẩm văn chương có khác nhau :
Trước hết làm báo là phải bám sát sự kiện. Văn báo chí luôn phải ưu tiên nói tới sự kiện. Dù bài báo có thể giải thích một sự kiện hoặc đôi khi bày tỏ chính kiến trước sự kiện đó. Nhưng yêu cầu trước hết là phải phản ánh trung thực, chính xác sự kiện.
Bài báo phải có tính thời sự, phổ biến kịp thời mọi thông tin. Nhà văn cũng viết về thời sự, nhưng câu chuyện, chủ đề … có tính lâu dài hơn, thời sự chậm hơn, không cần bám sát sự kiện, chỉ cần nắm được cốt lõi của vấn đề, có thể hư cấu và giả thiết, để câu chuyện thêm phần hấp dẫn... để xây dựng bài của mình.
Kế đến là tính chất giáo dục, sư phạm. Nhà báo khi cầm bút đưa tin hoặc viết bài phải hình dung được phản ứng của người đọc, xem người đọc tiếp nhận bản tin, bài báo… như thế nào. Do vậy, nhà báo phải chọn một văn phong sáng sủa, dễ hiểu, từ ngữ sử dụng phải có tính giáo dục, phù hợp với khả năng tiếp nhận, thông suốt của người đọc đối với nội dung thông tin hoặc bài của mình.
Trường hợp này đối với nhà văn cũng có yêu cầu tính giáo dục, nhưng không bó buộc. Nhà văn có thể chọn bút pháp riêng, viết lạ hơn, hiểm hóc hơn, văn phong cầu kỳ hơn, có sắc thái riêng… cũng không sao vì độc giả mặc nhiên cho phép, vì tính cách viết văn cho phép.
Và đặc điểm thứ ba về văn phong báo chí là đặc trưng mà các nhà ngôn ngữ học gọi là chức năng “kiểm thông”(phatique). Đây là chức năng của những từ như “alô” khi nói chuyện điện thoại hay “ủa, vậy sao?” “ờ thì…” để duy trì mạch liên lạc với người đọc, để họ không bỏ rơi bài của ta khi đang đọc. Người ta thể hiện bằng nhiều cách đa dạng như đặt tít, chạy kiểu chữ ,… Nhưng nếu lạm dụng sẽ rơi vào các lỗi khó lường. Chúng ta có thể không tán thành với các tít giật gân chạy trên một tờ báo nọ của TP.HCM “ Bác sĩ, kỹ sư, thầy giáo lừa đảo bị truy tố”. Đọc nội dung bài báo thì ta hiểu có ba kẻ lừa đảo đã phạm tội và bị bắt. Nhung chúng ta vẫn cảm thấy xót xa, tự nghĩ nhà báo không nên viết như thế, có một điều rất bôi bác, tuỳ tiện… khi nhà báo không cân nhắc từ ngữ, không biết rằng trong đời sống xã hội thì ở đâu cũng có hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh”. Cách nay gần một tháng, lại có một bài báo khác viết “Ngày nào còn A,B,C thì còn mua bán bằng cấp”, thật là một lập luận ấu trĩ, vơ đũa cả nắm. Chương trình đào tạo tiếng Anh tại chức theo tiêu chuẩn A,B,C là một chương trình được thực hiện lâu dài, công phu của Bộ Giáo Dục. Việc lạm dụng quyền hành, làm sai là của cá nhân, của một nhóm người. Ai vi phạm thì pháp luật xử lý. Việc kiểm tra là của cả guồng máy giáo dục và hệ thống thanh tra. Kẻ nào làm sai cứ bắt tội và xử lý theo luật. Không được đánh đồng như thế. Biết bao đơn vị đào tạo đúng qui định của Bộ, công phu, đầy đủ thời gian ; tổ chức thi cử nghiêm túc, công minh … ta không có một lời khen ngợi, hay lưu tâm đến những người chiến sĩ vô danh, cao quí đó! Mà nay có vài cá nhân sai phạm, đã vội ầm ĩ lên án bằng những cái tít giật gân làm xôn xao dư luận khắp nơi, làm hoang mang cả thầy trò, khi nghe tin đề nghị xoá bỏ chương trình A,B,C. Thật vô tình khi kết luận võ đoán! Tính giáo dục của mỗi bài báo quan trọng như thế!
Nhà văn không xem nặng vấn đề “phatique”, mà chủ yếu là cốt truyện, diễn biến tâm lý, và mạch văn. Điều đó duy trì sự theo dõi say mê của độc giả, hơn là sự gây chú ý tức thời.
Điều đáng lưu ý nữa là tính khách quan cùa bài báo. Ta cũng nên phân biệt tính khách quan “hình thức” thường được thể hiện máy móc qua việc trích nguyên văn lời phát biểu hay trả lời phỏng vấn (trong ngoặc kép); để trình bày những quan điểm trái ngược nhau; đưa ra những sự kiện và con số thống kê, xem như những con số và sự kiện đó tự nói lên nội dung.
Tính khách quan mang tính “tổ chức” thường là những thông tin có nguôn gốc từ những giới chức thẩm quyền (thí dụ số người tham gia biểu tình theo số liệu của Sở cảnh sát…; số người nhiễm HIV. thì theo số liệu Sở Y Tế thành phố)… phương cách này cũng sắp xếp trật tự bài viết, cấu trúc bài để tách riêng phần những lời bình, những nhận định ra khỏi phần tường thuật các sự kiện.
Hoặc bài báo sử dụng các “lý lẽ thông thường” tức là sử dụng những ý kiến , nhận định đã có từ trước mà mọi người đều cho là đúng, tránh đưa những ý tưởng khác với ý tưởng của đa số dân chúng; ưu tiên đưa ra những ý mà ai ai cũng thấy là đúng, là hiển nhiên, không cần bàn cãi nữa … Ba tính cách này, nhà báo thường sử dụng để đảm bảo tính khách quan của bản tin.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng sở dĩ áp dụng phương pháp này bởi vì nhà báo né tránh những chỉ trích , những khiếu nại có thể xảy ra với bản tin.
Nhà văn không bị câu nệ bởi tính khách quan, thường chú trọng đến suy nghĩ chủ quan dựa trên lập luận riêng, đánh giá riêng; xoáy sâu vào những ngóc ngách khuất tất… của vấn đề nhưng cũng mang cùng mục đích thuyết phục người đọc công nhận và chia xẻ. Sự khác nhau ở chỗ nhà báo thì sử dụng phương pháp khách quan, nhà văn thì sử dụng phương pháp chủ quan.
Tính thời sự cùa bài báo: Do bị thúc bách về thời gian gấp rút (đối với nhật báo) thời gian nộp bài không quá vài tiếng đồng hồ , nên phòng viên thường không có thì giờ suy nghĩ nhiều đành phải dùng một số sự kiện đã xảy ra để giải thích cho sự kiện mới , hoặc chỉ dừng lại ở sự so sánh đơn giản mà thôi. Yêu cầu bản tin phải ngắn gọn (không quá vài trăm chữ) cũng là một áp lực đối với nhà báo không dám đi sâu vào phân tích, sợ dài dòng quá; đành chấp nhận lối giải thích chung chung lúc nào cũng đúng. Chính áp lực lúc nào cũng tỏ ra có tính khách quan, và đúng sự thật đôi khi cũng khiến nhà báo lập luận theo khuôn mòn lối cũ (mọi người dễ chấp nhận); các áp lực về thương mại nhằm báo bán chạy hoặc mở rộng thị phần… hoặc cả hai yêu cầu đều góp phần khiến bài báo ít có phân tích chiều sâu.
Tính thời sự của nhà văn mang tính lâu dài hơn. Cùng một vấn đề nóng bỏng của xã hội cần phải đề cập nhưng nhà văn không bị các áp lực kể trên mà chủ yếu là áp lực bức xúc tự trong lòng, cần phải viết ra do chính nhà văn suy nghĩ và nghiền ngẫm để xây dựng bài hoặc tác phẩm sao cho đạt hiệu quả truyền thông tốt nhất. Do đó văn có giá trị sẽ thẩm thấu sâu hơn bài báo.
Trên đây chỉ là những suy nghĩ mang tính hình thức mô tả sự khác biệt văn phong giữa nghề văn và nghề báo. Thực ra ranh giới này cũng khó phân biệt rạch ròi. Nhà văn cũng có lúc viết báo để bày tỏ bức xúc của mình trước điều chướng tai gai mắt; nhà báo cũng có lúc viết văn để trút bầu tâm sự u uất, day dứt bao lâu mà chưa nói được, cái hoài bão lớn trong lòng cần phải viết ra, để lại đời sau… Phân tích khái quát điểm khác biệt để hiểu tính cách mỗi thể loại có những yêu cầu khác nhau, để người cầm bút viết đúng phong cách sân chơi của mình, đáp ứng đúng yêu cầu về thể loại thế thôi.
Trung Ngôn
Subscribe to:
Posts (Atom)