Lời Phật dạy

"Không làm các việc ác, Siêng làm các điều lành, Giữ tâm ý trong sạch, Đó là lời Phật dạy!" (Kinh Pháp Cú)

Friday, May 8, 2009

PHẬT QUANG

PHẬT QUANG

Hào quang của Bụt sáng ngời
Nở bừng ánh sáng giữa đời khổ đau
Đẹp thay, pháp Bụt nhiệm màu
Khiến người giác ngộ, hồi đầu, chuyển tâm
Giúp người bể khổ, thăng trầm
Dừng tâm vọng niệm, trăng rằm sáng soi…

Sunday, May 3, 2009

Lễ Phật Đản

Lễ Phật Đản

(Source: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Phật Đản (zh. 佛誕; sa. Vaisakha; p. Visakha) là ngày kỷ niệm Đức Phật đản sanh tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm. Theo truyền thống Phật giáo Đông Á ngày này chỉ là ngày kỉ niệm Phật đản sanh; tuy nhiên, theo Phật giáo Nam truyềnPhật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp (Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn). Trước năm 1959 các nước Đông Á, thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch[1]. Nhưng Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo, Tích Lan, 25 tháng 5 đến 8 tháng 6 năm 1950, 26 nước là thành viên thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch[2].

Vai hinh anh ve lich su Phat Thich Ca tu khi dan sinh, toi khi xuat gia, thanh dao va nhap Niet Ban.

Thursday, April 30, 2009

Knowledge Management at micro and macro level


This is an image about 'Main factors of Knowledge Management at micro and macro level' from paper "Knowledge management national policies for moving towards knowledge-based development: a comparison between micro and macro level" of Peyman Akhavan and Mostafa Jafari, Department of industrial engineering, Iran University of Science and Technology.
Let's take a look for reference.

Thursday, April 2, 2009

Tinh Dan Toc


TÌNH DÂN TỘC

(Ky niem ngay Gio To Hung Vuong - 10/3al Ky Suu)


“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Quê hương đất nước của chung
Con Hồng cháu Lạc đều chung một nhà
Thương yêu, giúp đỡ dân ta
Đạo tình xưa ấy, tuy xa mà gần
Làm người quý nhất chữ Nhân
Nước nhà trọng nhất tinh thần quê hương
Đi đâu cũng nhớ cũng thương
Quê cha đất tổ, cội nguồn ông cha
Cùng trong một trứng mà ra
Đồng bào, chung một mẹ cha Tiên Rồng
Nhắc chuyện xưa để cùng mong
Thương nhau, con cháu Tiên Rồng hôm nay
Quê hương nhắc nhở hằng ngày
Cùng nhau chia sẻ đắng cay ngọt bùi
Chớ vì danh lợi ngựợc xuôi
Gây ra nỗi khổ, ngậm ngùi dân ta
Chớ vì cuộc sống xa hoa
Quên đi lời dặn ông cha thuở nào
Chớ vì tranh thấp tranh cao
Nước nhà xem nhẹ, đồng bào coi khinh
Chỉ lo lợi ích riêng mình
Quên tình dân tộc, nhẹ tình quê hương
Lời xưa ngẫm nghĩ, tỏ tường
Quốc gia làm trọng, quê hương yên bình
Giúp người, như giúp chính mình
Đồng bào, dân tộc – sáng tình quê hương…

Thursday, March 12, 2009

MẸ HIỀN QUAN ÂM


MẸ HIỀN QUAN ÂM
(Ky niem ngay via Quan The Am Bo Tat - 19/2)

Chắp tay lạy mẹ Quán Âm
Người mẹ đầy lòng từ bi
Thương yêu chúng sinh như con
Luôn luôn giúp đỡ, chở che
Đưa chúng con qua bể khổ
Đến bờ an vui, giải thoát

Nước cam lồ dập tắt lửa tham sân
Nhành dương từ ban phép cứu khổ
Dầu hiểm nguy, sóng to, bão lớn
Dầu hãi hùng, bom lửa, chiến tranh
Gọi mẹ, gió bão lặng yên, hiểm nguy đều hết
Gọi mẹ, lửa đạn tiêu tan, hiện cảnh an bình

Lòng thương của mẹ vô bờ
Xót thương đến lũ con khờ bao lâu
Hôm nay trước mẹ cúi đầu
Nguyện xin bỏ lỗi hồi đầu chuyển tâm
Thương yêu, học hạnh quán âm
Lắng nghe cứu khổ, gieo mầm an vui…

Nam mô Đại từ Đại bi Cứu khổ Cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát!

My trip to Hokkaido

Monday, October 6, 2008

PHÂN BIỆT ĐÚNG – SAI, THẬT – GIẢ

Trong thời đại thông tin ngày nay, một nhu cầu không thể thiếu được của mọi người là được tiếp cận các nguồn thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời… Với sự tiến bộ của KHKT[1], đặc biệt là cuộc cách mạng CNTT[2] và Internet đã mở ra cơ hội rất lớn cho mọi người có cơ hội bình đẳng tiếp cận với mọi nguồn thông tin từ khắp nơi trên thế giới.

Mặc dù vậy, ở một số nơi trên thế giới hiện nay, việc kiểm soát, hạn chế thông tin vẫn còn tồn tại, vì sự hẹp hòi, cố chấp của chính quyền. Nhưng nguy hiểm hơn, không những chỉ bị hạn chế về mặt thông tin, người dân ở những nơi đó lại đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng hơn, đó là sự bóp méo thông tin, hoặc dùng các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, đưa các tin tức sai lệch, một chiều… nhằm phục vụ cho một ý đồ, chủ trương, tham vọng vô minh nào đó. Điều này, dẫn đến một việc vô cùng tai hại là khiến cho người dân ở các nơi đó không phân biệt được Đúng – Sai và Thật – Giả, vì thiếu những thông tin cần thiết cho việc phán xét và nhận định khách quan. Do đó, vấn đề chính mà bài viết này muốn đề cập đến là tìm ra một số phương cách để giúp mọi người phân biệt Đúng-Sai, Thật-Giả. Đây là một nhu cầu rất to lớn trong kỷ nguyên thông tin và tri thức ngày nay. Đặc biệt là khi lượng thông tin sẽ trở nên ngày càng lớn và quá tải, việc chọn lọc và tìm ra được thông tin khách quan, công bằng là một việc cực kỳ quan trọng và cấp thiết.

Để nhận định một thông tin là Đúng hay Sai quả là một công việc khó khăn. Khó bởi chính khái niệm đúng-sai cũng đã rất khó định nghĩa một cách rõ ràng, huống nữa xác định những thông tin mình nhận được đâu đúng, đâu sai. Ở đây, khái niệm đúng và thật gắn liền với nhau, để chỉ cho những thông tin phản ánh trọn vẹn bản chất sự vật, hiện tượng, một cách khách quan, không bị xuyên tạc, bóp méo. Mặc dù, việc đúng sai, thật giả có tính tương đối và đôi khi tùy thuộc vào góc nhìn, nhưng vẫn có một số tiêu chí chung để đánh giá, đó là dựa vào mục đích của việc truyền tin, tính khách quan, công bằng của người đưa tin, sự thống nhất trong nội dung và hình thức truyền tin, để đảm bảo luôn tôn trọng và đề cao tính Chân, Thiện và Mỹ trong cuộc sống.

Điều đầu tiên, ta có thể nhận thấy đó là, mục đích của việc truyền tin, đưa tin, nếu đó là mục đích tốt, hướng đến đại chúng, cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, tôn trọng tính chính xác, đầy đủ, thì đó có thể là nguồn thông tin đúng, còn ngược lại thì chắc chắn là thông tin không đúng. Thứ hai là, tính độc lập, khách quan của người, cơ quan đưa tin, nếu người, cơ quan đó bị lệ thuộc hoặc bị chi phối bởi một quyền lực hay lợi ích nào đó, thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính khách quan của thông tin mà họ cung cấp, vì thế khó đảm bảo sự công bằng khách quan, không vụ lợi. Thứ ba là, nội dung tin tức có đề cao giá trị đạo đức tốt đẹp và hướng thiện hay không? Đây là một tiêu chí để đánh giá tính đúng sai của một thông tin, bởi vì việc truyền thông là nhằm hướng đến con người, và xây dựng xã hội người ngày một tốt đẹp hơn. Nếu một thông tin đi ngược lại tiêu chí này, chẳng hạn: kích động hận thù, bạo lực, tham dục… thì đó không thể là thông tin đúng được. Cuối cùng, hình thức của tin phải thể hiện sự nghiêm túc, tôn trọng độc giả, có chỉ dẫn nguồn tham khảo, có trình bày rõ ràng, khoa học. Vì không thể có một nội dung nghiêm túc, đúng đắn trong một hình thức trình bày cẩu thả, tùy tiện, sai chính tả và thiếu khoa học được.

Ngoài ra, tính đúng sai còn thể hiện ở chính giá trị của thông tin đó. Thông tin tốt là thông tin mang đến cho người tiếp nhận thông tin nhiều hiểu biết về vấn đề, sự kiện trong thực tế, trong cuộc sống một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ.

- Chính xác : là phản ánh trọn vẹn sự kiện, hiện tượng mà không thêm bớt, không bình luận, không đưa vào đó quan điểm, tình cảm của người đưa tin. Thông tin phải được kiểm chứng và có thể truy xuất một cách dễ dàng đến nguồn thông tin gốc của nó. Thông tin chính xác là thông tin không dối gạt, bóp méo sự thật vì mục đích cá nhân hay vụ lợi. Đây là cơ sở để xây dựng nên uy tín của cá nhân, đơn vị đưa tin. Nói rộng hơn, nó là cơ sở để xây dựng chữ TÍN hay niềm tin của xã hội. Niềm tin này phải được xây dựng lâu dài dựa trên một quá trình liên tục đưa tin chính xác, chỉ một lần đưa tin dối gạt cũng sẽ đánh mất uy tín này.

- Kịp thời : thông tin phải được cung cấp càng nhanh càng tốt. Ngày nay, với sự phát triển của mạng lưới Internet, các tờ báo lớn trên thế giới đều có khả năng cập nhật tin tức hằng giờ, thậm chí là trực tiếp. Những sự kiện quan trọng xảy ra ở bất kỳ đâu trên thế giới, chỉ vài phút vài giờ sau là khắp nơi đều biết được. Chính sự kịp thời của các thông tin này, đã giúp ích rất nhiều cho các cộng đồng trên thế giới ngày nay. Chẳng hạn nhờ những tin tức cập nhật kịp thời về thiên tai, như : sóng thần, bão lũ, động đất… mà các cơ quan cứu trợ kịp thời có mặt để giúp đỡ và hỗ trợ các nạn nhân. Chính nhờ tính kịp thời này mà con người có thể phản ứng một cách chủ động với các hiện tượng, sự kiện, và hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra. Dưới các chế độ độc tài, thường những việc mà dư luận quốc tế biết đến và lên tiếng thì đã quá chậm trễ, và việc đã xảy ra rồi, hậu quả là to lớn.

- Đầy đủ : là sự phản ánh thông tin một cách nguyên vẹn, không thiếu xót. Đôi khi có một số nguồn tin chỉ cung cấp tin tức một phần nhằm phân tích theo một chủ đích nào đó, thông tin như thế không thể được xem là đúng đắn. Có một câu nói mà mọi người thường dùng để nhắc nhở về tính đầy đủ của thông tin là “một nửa cái bánh vẫn là cái bánh, nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật”. Thông tin đầy đủ giúp người tiếp nhận có được cái nhìn toàn diện về vấn đề, để từ đó có những nhận định, đánh giá khách quan và xác thực hơn.

Từ cơ sở của những tính chất cần thiết của một thông tin tốt, cũng như các tiêu chí để đánh giá đúng sai ở trên, bài viết cố gắng chỉ ra một số kinh nghiệm, phương pháp giúp mọi người dễ dàng hơn trong việc phân định được tính đúng/sai, thật/giả của các thông tin tiếp nhận.

- Thu thập càng nhiều nguồn thông tin liên quan đến vấn đề càng tốt : bằng cách này chúng ta có cơ hội đối chiếu, so sánh các nguồn tin khác nhau về cùng một vấn đề. Điều này giúp người tiếp nhận thông tin có cái nhìn toàn diện và bao quát, tạo cơ hội để hiểu sâu hơn vấn đề hoặc phát hiện được nguồn thông tin nào không đúng. Ở một số nơi, việc tiếp cận với nhiều nguồn thông tin còn rất khó khăn, nên tham khảo thêm ý kiến từ những người lớn tuổi để có thêm cơ sở cho sự đánh giá chính xác. Hy vọng với sự phát triển của KHKT, và toàn cầu hóa, mọi người ở khắp nơi trên thế giới sẽ sớm có cơ hội được bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn thông tin, tri thức.

- Xác định uy tín của người, cơ quan cung cấp thông tin : đây là một phương pháp dựa trên chữ TÍN. Mặc dù điều này không phải luôn đúng, nhưng nếu một người, cơ quan có uy tín, có quá trình lâu dài trong việc cung cấp thông tin trung thực, khách quan, thì đây có thể là một cơ sở để có thể tin là nguồn tin hiện tại là đúng.

- Xem xét mục đích của việc đưa tin : để tìm ra mục đích của một bản tin cũng cần phải có một cái nhìn tinh tế. Tuy nhiên, nếu khéo léo, người tiếp nhận tin có thể biết được ý đằng sau của một bản tin, nếu đó là một mục đích tốt đẹp, vị tha, có tính xây dựng… thì có thể tin tưởng phần nào ở bản tin. Nhưng cái khó là phân biệt giữa mục đích tốt và xấu, vì đôi khi cái mục đích xấu vẫn có những diện mạo tốt đẹp và ngược lại.

- Xác định tính khách quan, công bằng của thông tin : để biết một thông tin là khách quan, công bằng, người tiếp nhận thông tin phải loại bỏ những nhận định, bình luận mang tính chủ quan, để giữ lại nội dung chính của thông tin. Ngoài ra, phải xem thông tin đó có được thu thập, kiểm chứng một cách khoa học không? Các phân tích có dựa trên một định kiến, chấp trước nào hay không? Người đưa tin có tôn trọng và yêu thích sự công bằng không?

- Đánh giá hình thức trình bày và thể hiện thông tin : qua hình thức trình bày của thông tin, người tiếp nhận thông tin có thể thấy được phần nào giá trị của nó. Khi xem xét một thông tin có trình bày rõ ràng hay không, có tính hệ thống hay không, có nhất quán hay không, có sai lỗi chính tả hay không, người tiếp nhận thông tin cũng đánh giá được mức độ nghiêm túc, cẩn thận của người đưa tin, từ đó quyết định xem có nên tin hay không.

- Đối chiếu với tiêu chí Chân, Thiện, Mỹ để đánh giá thông tin : nếu chưa thể xác định được một thông tin là đúng-sai, thật-giả dựa trên các biện pháp trên, cách cuối cùng là phải tự phán xét dựa trên hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân. Một nguyên tắc chung của những điều đúng là phải phù hợp với chân lý, bao gồm tính đúng, tốt và đẹp. Một thông tin phản ánh được sự thật, hay nhằm hướng xã hội, thế giới đến gần hơn với những tiêu chuẩn đạo đức tốt đẹp, phù hợp với luân lý và khát vọng của nhân loại thì có thể được xem là đúng, còn ngược lại là không đúng.

Tóm lại, những chỉ dẫn trên đây chỉ là một vài gợi ý và phương pháp để nhận định đúng-sai, thật-giả, điều này chỉ hữu ích phần nào chứ không phải là nguyên lý bất di bất dịch. Hiểu được tính tương đối của đúng-sai và sự giới hạn của phán đoán và trí tuệ thế gian, nên quan trọng là người tiếp nhận thông tin cần phải suy xét kỹ lưỡng, nhận định dựa trên chính sự hiểu biết của mình một cách khoa học, đối chiếu nghiêm túc, cởi mở, thì mới xác định được một thông tin là đúng hay không. Để kết thúc bài viết, xin nhắc một lời dạy của Đức Phật với các đệ tử[3]: “Các thầy đừng tin vào một điều vì truyền thống, vì nghe người ta nói, vì điều đó được tuyên thuyết bởi một đạo sư có uy tín, vì điều đó được mọi người tin tưởng và chấp nhận… mà hãy tin vào những gì mà các thầy đã suy xét kỹ lưỡng, những gì thật sự mang lại an vui và hạnh phúc cho chúng sanh”.


[1] Khoa học kỹ thuật
[2] Công nghệ thông tin
[3] Kinh Kalamasutta (Tăng I, 213-216)

Bông Hồng Cài Áo

Bông Hồng Cài Áo
Vietsciences-Thích Nhất Hạnh 03/05/05

Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thiếu tình thương thì cũng không "lớn" lên được. Cằn cỗi , héo mòn. Ngày mẹ tôi mất, tôi viết trong nhật ký: Tai nạn lớn nhất đã xẩy ra cho tôi rồi! Lớn đến mấy mà mất mẹ thì cũng như không lớn, cũng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi. Những bài hát, bài thơ ca tụng tình mẹ bài nào cũng dễ, cũng hay. Người viết dù không có tài ba, cũng có rung cảm chân thành; người hát ca, trừ là kẻ không có mẹ ngay từ thuở chưa có ý niệm, ai cũng cảm động khi nghe nói đến tình mẹ. Những bài hát ca ngợi tình mẹ đâu cũng có, thời nào cũng có. Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ rất giản dị. Mẹ đang còn sống, nhưng mỗi khi đọc bài thơ ấy thì sợ sệt, lo âu.... sợ sệt lo âu một cái gì còn xa, chưa đến, nhưng chưa chắc chắn phải đến :
Năm xưa tôi còn nhỏ
Mẹ tôi đã qua đời !
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận trẻ mồ côi.
Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
Để dòng nước mắt chảy
Là bớt khổ đi rồi...
Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi thấy tôi mất mẹ
Mất cả một bầu trời.
Một bầu trời thương yêu dịu ngọt, lâu quá mình đã bơi lội trong đó, sung sướng mà không hay, để hôm nay bừng tỉnh thì thấy đã mất rồi. Người nhà quê Việt nam không ưa cách nói cao kỳ. Nói rằng bà mẹ già là kho tàng của yêu thương, của hạnh phúc thì cũng đã là cao kỳ rồi. Nói mẹ già là một thứ chuối, một thứ xôi, một thứ đường ngọt dịu, người dân quê đã diễn tả được tình mẹ một cách vừa giản dị vừa đúng mức :
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp mật, như đường mía lau.
Ngon biết bao ! Những lúc miệng vừa đắng vừa nhạt sau một cơn sốt, những lúc như thế thì không có món ăn gì có thể gợi được khẩu vị của ta. Chỉ khi nào mẹ đến, kéo chăn đắp lên ngực cho ta, đặt bàn tay (Bàn tay ? hay là tơ trời đâu la miên ?) trên trán nóng ta và than thở "khổ chưa, con tôi ", ta mới cảm thấy đầy đủ, ấm áp, thấm nhuần chất ngọt của tình mẹ, ngọt thơm như chuối ba hương, dịu như xôi nếp mật, và đậm đà lịm cả cổ họng như đường mía lau. Tình mẹ thì trường cửu, bất tuyệt; như chuối ba hương, đường mía lau, xôi nếp một ấy không bao giờ cùng tận.
Công cha như núi Thái sơn,
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra .
Nước trong nguồn chảy ra thì bất tuyệt. Tình mẹ là gốc của mọi tình cảm yêu thương. Mẹ là giáo sư dạy về yêu thương, một phân khoa quan trọng nhất trong trường đại học cuộc đời. Không có mẹ, tôi sẽ không biết thương yêu. Nhờ mẹ mà tôi được biết tình nhân loại, tình chúng sinh ; nhờ mẹ mà tôi biết được thế nào là tình nhân loại, tình chúng sinh ; nhờ mẹ mà tôi có được chút ý niệm về đức từ bi. Vì mẹ là gốc của tình thương, nên ý niệm mẹ lấn trùm ý thương yêu của tôn giáo vốn dạy về tình thương.
Đạo Phật có đức Quan Thế Âm, tôn sùng dưới hình thức mẹ. Em bé vừa mở miệng khóc thì mẹ đã chạy tới bên nôi. Mẹ hiện ra như một thiên thần dịu hiền làm tiêu tan khổ đau lo âu. Đạo Chúa có đức Mẹ, thánh nữ đồng trinh Maria. Trong tín ngưỡng bình dân Việt có thánh mẫu Liễu Hạnh, cũng dưới hình thức mẹ. Bởi vì chỉ cần nghe đến danh từ Mẹ, ta đã thấy lòng tràn ngập yêu thương rồi. Mà từ yêu thương tín ngưỡng và hành động thì không xa chi mấy bước.
Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ ( Mother's Day ) ngày chúa nhật thứ nhì của tháng năm. Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Đông Kinh, nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong xắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng.
Tôi nhìn lại bông hoa trắng trên áo mà bỗng thấy tủi thân. Tôi cũng mồ côi như bất cứ một đứa trẻ vô phúc khốn nạn nào; chúng tôi không có được cái tự hào được cài trên áo một bông hoa màu hồng. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi có khóc than cũng không còn kịp nữa. Tôi thấy cái tục cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước áp dụng trong ngày báo hiếu Vu Lan.
Mẹ là một dòng suối, một kho tàng vô tận, vậy mà lắm lúc ta không biết, để lãng phí một cách oan uổng. Mẹ là một món qùa lớn nhất mà cuộc đời tặng cho ta, những kẻ đã và đang có mẹ. Đừng có đợi đến khi mẹ chết rồi mới nói: "trời ơi, tôi sống bên mẹ suốt mấy mươi năm trời mà chưa có lúc nào nhìn kỹ được mặt mẹ!". Lúc nào cũng chỉ nhìn thoáng qua. Trao đổi vài câu ngắn ngủi. Xin tiền ăn quà. Đòi hỏi mọi chuyện. Ôm mẹ mà ngủ cho ấm. Giận dỗi. Hờn lẫy. Gây bao nhiêu chuyện rắc rối cho mẹ phải lo lắng, ốm mòn, thức khuya dậy sớm vì con. Chết sớm cũng vì con. Để mẹ phải suốt đời bếp núc, vá may, giặt rửa, dọn dẹp. Và để mình bận rộn suốt đời lên xuống ra vào lợi danh. Mẹ không có thì giờ nhìn kỹ con. Và con không có thì giờ nhìn kỹ mẹ. Để khi mẹ mất mình có cảm nghĩ: "Thật như là mình chưa bao giờ có ý thức rằng mình có mẹ!"
Chiều nay khi đi học về, hoặc khi đi làm việc ở sở về, em hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và thật bền. Em sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi em sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang còn sống và đang ngồi bên em. Cầm tay mẹ, em sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Em hỏi: " Mẹ ơi, mẹ có biết không ?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ hỏi em, vừa hỏi vừa cười "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, em sẽ nói: "Mẹ có biết là con thương mẹ không ?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù người lớn ba bốn mươi tuổi ngừơi cũng có thể hỏi một câu như thế, bởi vì người là con của mẹ. Mẹ và em sẽ sung sướng, sẽ sống trong tình thương bất diệt. Mẹ và em sẽ đều trở thành bất diệt và ngày mai, mẹ mất, em sẽ không hối hận, đau lòng.
Ngày Vu Lan ta nghe giảng và đọc sách nói về ngài Mục Kiền Liên và về sự hiếu đễ. Công cha, nghĩa mẹ. Bổn phận làm con. Ta lạy Phật cầu cho mẹ sống lâu. Hoặc lạy mười phương Tăng chú nguyện cho mẹ được tiêu diêu nơi cực lạc, nếu mẹ đã mất. Con mà không có hiếu là con bỏ đi. Nhưng hiếu thì cũng do tình thương mà có; không có tình thương hiếu chỉ là giả tạo, khô khan, vụng về, cố gắng mệt nhọc. Mà có tình thương là có đủ rồi. Cần chi nói đến bổn phận. Thương mẹ, như vậy là đủ. Mà thương mẹ không phải là một bổn phận.
Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên. Như khát thì uống nước. Con thì phải có mẹ, phải thương mẹ. Chữ phải đây không phải là luân lý, là bổn phận. Phải đây là lý đương nhiên. Con thì đương nhiên thương mẹ, cũng như khát thì đương nhiên tìm nước uống. Mẹ thương con, nên con thương mẹ. con cần mẹ, mẹ cần con. Nếu mẹ không cần con, con không cần mẹ, thì đó không phải là mẹ là con. Đó là lạm dụng danh từ mẹ con. Ngày xưa thầy giáo hỏi rằng: "Con mà thương mẹ thì phải làm thế nào?" Tôi trả lời: "Vâng lời, cố gắng, giúp đỡ, phụng dưỡng lúc mẹ về già và thờ phụng khi mẹ khuất núi". Bây giờ thì tôi biết rằng: Con thương mẹ thì không phải "làm thế nào" gì hết. Cứ thương mẹ, thế là đủ lắm rồi, đủ hết rồi, cần chi phải hỏi " làm thế nào " nữa!
Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý đạo đức. Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm. Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ. Mẹ như suối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một. Anh không hưởng thụ thì uổng cho anh. Chị không hưởng thụ thì thiệt hại cho chị. Tôi chỉ cảnh cáo cho anh chị biết mà thôi. Để mai này anh chị đừng có than thở rằng: Đời ta không còn gì cả. Một món quà như mẹ mà còn không vừa ý thì họa chăng có làm Ngọc hoàng Thượng đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng. Nhưng tôi biết Ngọc hoàng không sung sướng đâu, bởi Ngọc hoàng là đấng tự sinh, không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ.
Tôi kể chuyện này, anh đừng nói tôi khờ dại. Đáng nhẽ chị tôi không đi lấy chồng, và tôi, tôi không nên đi tu mới phải. Chúng tôi bỏ mẹ mà đi, người thì theo cuộc đời mới bên cạnh người con trai thương yêu, người thì đi theo lý tưởng đạo đức mình say mê và tôn thờ. Ngày chị tôi đi lấy chồng, mẹ tôi lo lắng lăng xăng, không tỏ vẻ buồn bã chi.
Nhưng đến khi chúng tôi ăn cơm trong phòng, ăn qua loa để đợi giờ rước dâu, thì mẹ tôi không nuốt được miếng nào. Mẹ nói: "Mười tám năm trời nó ngồi ăn cơm với mình, bây giờ nó ăn bữa cuối cùng rồi thì nó sẽ đi ăn ở một nhà khác". Chị tôi gục đầu xuống mâm khóc. Chị nói: "Thôi con không lấy chồng nữa". Nhưng rốt cuộc thì chị cũng đi lấy chồng. Còn tôi thì bỏ mẹ mà đi tu. "Cắt ái từ thân" là lời khen ngợi người có chí xuất gia. Tôi không tự hào chi về lời khen đó cả. Tôi thương mẹ, nhưng tôi có lý tưởng, vì vậy phải xa mẹ. Thiệt thòi cho tôi, có thế thôi. Ở trên đời, có nhiều khi ta phải chọn lựa. Mà không có sự chọn lựa nào mà không khổ đau. Anh không thể bắt cá hai tay. Chỉ khổ là vì muốn làm người nên anh phải khổ đau. Tôi không hối hận vì bỏ mẹ đi tu nhưng tôi tiếc và thương cho tôi vô phúc thiệt thòi nên không được hưởng thụ tất cả kho tàng qúi báu đó. Mỗi buổi chiều lạy Phật, tôi cầu nguyện cho mẹ. Nhưng tôi không được ăn chuối ba hương, xôi nếp một và đường mía lau.
Anh cũng đừng tưởng tôi khuyên anh: "Không nên đuổi theo sự nghiệp mà chỉ nên ở nhà với mẹ!". Tôi đã nói là tôi không khuyên răn gì hết -- tôi không giảng luân lý đạo đức -- rồi mà! Tôi chỉ nhắc anh: "Mẹ là chuối, là xôi, là đường, là mật, là ngọt ngào, là tình thương". Để chị đừng quên, để em đừng quên. Quên là một lỗi lớn : Cũng không phải là lỗi nữa, mà là một sự thiệt thòi. Mà tôi không muốn anh chị thiệt thòi, khờ dại mà bị thiệt thòi. Tôi xin cài vào túi áo anh một bông hoa hồng: để anh sung sướng, thế thôi.
Nếu có khuyên, thì tôi sẽ khuyên anh, như thế này. Chiều nay, khi đi học hoặc đi làm về, anh hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và bền. Anh sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi anh sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ, để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang sống và đang ngồi bên anh. Cầm tay mẹ, anh sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Anh hỏi: "Mẹ ơi, mẹ có biết không?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ nhìn anh, vừa cười vừa hỏi: "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, giữ nụ cười trầm lặng và bền, anh sẽ hỏi tiếp: "Mẹ có biết là con thương mẹ không?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù anh lớn ba bốn mươi tuổi, chị lớn ba bốn mươi tuổi, thì anh cũng hỏi một câu ấy. Bởi vì anh, bởi vì chị, bởi vì em là con của mẹ. Mẹ và anh sẽ sung sướng, sẽ sống trong tình thương bất diệt. Và ngày mai mất mẹ, Anh sẽ không hối hận, đau lòng , tiếc rằng anh không có mẹ.
Đó là điệp khúc tôi muốn ca hát cho anh nghe hôm nay. Và anh hãy ca, chị hãy ca cho cuộc đời đừng chìm trong vô tâm, quên lãng. Đóa hoa mầu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi.
(1962)

Thuc trang va giai phap cho Giao duc bac Dai hoc

Da.y ho.c DDa.i ho.c : To^`n ta.i & gia?i pha'p

Theo suy nghĩ của tôi, hiện nay quá trình dạy đại học tại Việt Nam phải đối đầu với nhiều vấn đề bất cập, trong đó vấn đề nghiêm trọng nhất đó là sự thiếu tích cực của sinh viên hay nói khác hơn là tính thụ động của người học. Các thầy cô trên giảng đường đại học gặp không ít khó khăn khi đảm nhiệm việc dạy học cho những lớp rất đông sinh viên mà trong đó, phần lớn không có thói quen tích cực trong việc tiếp cận bài giảng và tự tìm hiểu tri thức liên quan đến bài học.
Theo tôi nghĩ, nguyên nhân chính của thực trạng này là do thói quen học tập từ thời phổ thông mà các bạn sinh viên đã quá quen với cách học “thầy đọc, trò ghi”, và chưa thích nghi được với phương pháp học tập ở cấp bậc đại học, ở đó đòi hỏi rất nhiều sự chủ động của người học. Nhìn vào các giảng đường đại học của những nước có nền giáo dục phát triển, chúng ta không khỏi thán phục trước không khí học tâp sôi nổi, trước những câu hỏi, trả lời rất tự nhiên của thầy và trò, trước lượng tri thức quý giá chỉ có được trong quá trình tranh luận, mà rất thiếu trong lối học thụ động truyền thống. Rất nhiều thầy cô tâm huyết đã cố gắng tạo ra không khí này trong giảng đường đại học Việt Nam, nhưng một số lớn đã thất bại.
Khi đã xác định nguyên nhân chính nằm ở thói quen không được phát biểu của người học được tích lũy trong suốt 12 năm của các lớp học phổ thông, thì vấn đề là phải thay đổi thói quen đó. Chúng ta đều biết rất khó để thay đổi một thói quen, và điều này đòi hỏi phải có thời gian và phương pháp. Tuy nhiên, thói quen lại bắt nguồn từ hành động, do quá trình lặp đi lặp lại mà có, vì vậy giải pháp nằm ở chính hành động và phương pháp thích hợp của các thầy cô. Hiện nay, chúng ta đều biết đến phương pháp học theo tình huống (case study), dựa theo 1 tình huống thực tế mà thầy cô sẽ triển khai bài giảng xoay quanh tình huống đó để người học có dịp thảo luận và học hỏi. Đây là một phương pháp rất hay giúp người học có 1 cái nhìn thực tế và sinh động hơn về những gì đang học, từ đó kích thích sự tìm hiểu, tranh luận. Tuy nhiên, tình huống cần phải sát với thực tế, tránh tình trạng một số thầy cô dựa vào các tình huống trong sách của nước ngoài vừa xa lạ vừa thiếu cập nhật, điều này sẽ gây ra phản tác dụng. Ngoài ra, thầy cô đại học cần phải tạo cho sinh viên thói quen hoạt động nhóm, bằng cách ra bài tập nhóm, để sinh viên chuẩn bị, báo cáo trước lớp. Chính hoạt động này giúp tăng tính chủ động và tích cực của sinh viên, tuy nhiên người thầy cần phải chọn lọc đề tài nhóm cho phù hợp và đặt những câu hỏi gợi mở, cũng như tổng kết một số điểm quan trọng của đề tài mà người học chưa chú ý. Quan trọng nhất là người thầy phải biết làm mới bài giảng để tạo sự hấp dẫn ở người học, từ đó thu hút họ và kích thích sự tò mò, tìm hiểu thêm và khuyến khích đặt câu hỏi về bài giảng. Qua các hoạt động đó, hy vọng sẽ tạo nên tính chủ động trong học tập và nghiên cứu khoa học ở sinh viên.
Vì vậy, một trong những điều mà thầy cô giảng dạy ở bậc đại học cần phải đạt được để khắc phục tính thụ động đó là phải tập cho sinh viên thói quen tích cực trong khi học, thói quen chủ động trong việc đặt ra câu hỏi và giải quyết vấn đề liên quan đến môn học,… Thói quen này sẽ hình thành dần theo thời gian, nếu người dạy biết khéo léo vận dụng một số phương pháp như : học tình huống, bài tập nhóm, hỏi đáp giữa thầy & trò… Đó là giải pháp mà tôi nghĩ nếu được áp dụng hiệu quả sẽ góp phần giải quyết hiện trạng học tập thiếu tích cực hiện nay.