Lời Phật dạy

"Không làm các việc ác, Siêng làm các điều lành, Giữ tâm ý trong sạch, Đó là lời Phật dạy!" (Kinh Pháp Cú)
Showing posts with label truyenngan. Show all posts
Showing posts with label truyenngan. Show all posts

Friday, August 21, 2020

Má thằng Thệ

 Má thằng Thệ

Mọi người trong xóm tôi – xóm Bà Hạt – gọi chị là Má thằng Thệ, riết rồi quen miệng, ai cũng gọi chị bằng cái tên ấy nên không ai biết chị tên thật là gì nữa. Dạo ấy tôi hãy còn nhỏ, tôi rất thích chị vì chị đẹp lắm. Một cô gái lai Pháp chính cống. Sóng mũi cao Tây phương, đôi mắt không mang màu xanh mà màu nâu thẫm rất dễ thương, nước da trắng mịn màng khiến ai cũng khen thầm, đôi môi trái tim lúc nào cũng đỏ thắm, chực cười… mà đúng như thế, chị lúc nào cũng cười với mọi người một cách vui vẻ, thân thiện nên tuy có nhiều người không ưa chị vì cái nghề “không vốn”, cũng đôi khi đáp lại chị bằng một nụ cười gượng gạo, nhạt nhẻo. Chị biết, nhưng vờ như không biết để có thể tồn tại ở trong cái xóm nhỏ nầy. Nhà chị ở cách nhà tôi một con hẻm nhưng chị hay bồng con ra nhà tôi chơi, hoặc ăn cơm. Dạo ấy nhà tôi hãy còn là một quán cơm bình dân ở ngoài mặt đường nhưng khách thì toàn là dân trong xóm nhỏ ra mua, có khi họ mua chịu hoặc mua những thức ăn rẻ tiền về cho gia đình để đở tốn tiền chợ nhiều hơn. Má tôi rất thương họ nên thường là cho họ mua thiếu, bao giờ lãnh lương thì trả, có khi má tôi còn cho luôn khi thấy gia đình nào quá khó khăn. Họ biết điều đó nên cũng quí má tôi lắm. Có những buổi tối khi quán má tôi sắp đóng cửa, họ vẫn còn ra xem còn có gì ăn được thì xin về cho các con hoặc để dành ngày hôm sau. Má tôi cho hết chứ không ngại họ chê khen…vậy mà cũng đã có lần tôi thấy má thằng Thệ ra nhà tôi ăn cơm trong buổi tối như thế. Trong xóm, chị là người ăn mặc sang trọng nhất. Lúc nào cũng quần trắng, áo hoa sặc sở, môi son má phấn như sắp đi dự đám cưới của ai đó. Người trong xóm thầm thì chị ta sống nhờ vào cái “vốn trời cho” và họ cũng tỏ ra xem thường chị bỡi vì chị là một cô gái lai mồ côi. Chị là con rơi, con rớt của một tên thực dân Pháp nào đó còn sót lại trên đất nước nầy . Không ai biết mẹ chị là ai và người ta cũng không cần tìm hiểu để làm gì, chỉ biết chị sống một thân, một mình kể từ khi đến ở cái xóm nầy. Chị đã bốn mươi tuổi nhưng trông còn trẻ hơn tuổi rất nhiều. Nhà chị chỉ có hai mẹ con, thằng bé Thệ được hai tuổi. Nó cũng bụ bẫm, dễ thương như bất cứ đứa bé con nào ở tuổi đó. Căn nhà chị đang ở là của một người đàn bà làm nghề đi buôn hàng chuyến ở các tỉnh. Bà ta rất ít khi ở nhà nên cho chị thuê để vừa có tiền thu nhập lại vừa có người trông coi nhà cho mình mà không phải mướn người lạ. Nghe đâu chị cũng có bà con xa với bà ấy. Nhà chị lúc nào cũng tấp nập khách khứa, khách đàn ông có, đàn bà cũng có…họ ra vào thường xuyên như đi chợ…lúc đầu tôi cũng ngạc nhiên không hiểu sao chị có nhiều bà con đến thế, dần dà tôi cũng hiểu các loại khách thường lui tới nhà chị, bỡi bà con trong xóm ai cũng đàm tiếu mỗi khi gặp nhau ngoài chợ hay có dịp đi chung với nhau một đoạn đường…nhưng rồi mạnh ai nấy sống, không ai buồn bàn tán làm gì nữa.

Người ta mặc nhiên công nhận chị là thành viên của xóm với cái nghề tự do của mỗi người. Lúc khá, chị cũng thuê một cô bé giúp việc để bồng ẩm bé Thệ cho chị rảnh tay làm việc. Cô bé độ chừng mười tuổi, hay bồng bé Thệ sang chơi với tôi. Thằng bé kháu khỉnh, mái tóc hoe vàng con lai, đôi mắt to, tròn, cái mũi tây phương rất đẹp, giống mẹ y khuôn… tôi biết chị yêu nó lắm mới giữ nó lại bên mình chứ còn những đứa khác chị đều đem bán lúc vừa lên vài tháng tuổi. Chị làm cái nghề không được quyền có con vì như thế là sẽ mất khách, là sẽ đói mà không có ai giúp đỡ, cho nên các đứa con của chị, đều phải xa mẹ khi vừa chào đời. Tôi không hiểu tại sao chị lại có thể đem bán đi đứa con mới rứt ruột đẻ ra của mình. Chị không yêu nó chăng ? nó là chướng ngại của chị trong cuộc mưu sinh trên đường sinh, tồn ? Nếu vậy, chị sinh nó ra để làm gì ? Cái đầu óc mười hai tuổi của tôi lúc đó thật không thể nào hiểu nổi tại sao trên đời nầy lại có những người mẹ như thế ? Nhưng theo má tôi thì có lẽ là vì giòng máu lai của chị ít tình cảm hơn những người khác. Giòng máu đã pha trộn của hai dân tộc không mấy gì thương yêu nhau, thậm chí còn thù ghét nhau nữa là đằng khác. Trong lúc cả nước đều sôi sục lòng căm thù bọn thực dân Pháp đã đặt ách thống trị lên dân tộc mình thì thử hỏi có ai mà yêu được những đứa con lai, kết quả của những oan trái, nghiệt ngã mà người mẹ phải gánh chịu vì một nguyên do bất trắc nào đó. Chị không bao giờ tâm sự với ai, cũng không bao giờ kể với ai về mình, mặc ai muốn hiểu sao cũng được. Những người đàn ông đến với chị đều ra đi sau đó và không một lần trở lại. Họ cũng không hề biết những đứa con của họ đã từng bị người mẹ bán đi để đổi lấy một số tiền tạm giải quyết cái đói của bao tử trong những lúc cùng quẩn. Cứ thế chị sống không cần ngày mai, miễn là hôm nay không đói là được rồi… Bé Thệ đã biết đi lẫm chẫm, mỗi khi cô bé người làm bồng sang nhà tôi, nó nghịch ngợm và chơi đùa vô tư cũng như bất cứ một đứa trẻ nào trong xóm. Tôi cũng yêu nó lắm, trẻ con mà…! Đứa nào cũng đáng yêu như nhau cả. Chỉ có một vài bà mẹ khác trong xóm là hay nhìn thằng bé một cách soi mói rồi xúm lại thì thào, bàn tán to nhỏ với nhau chuyện gì tôi cũng không biết nữa, nhưng nhìn ánh mắt của họ tôi biết họ không ưa gì mẹ nó. Có lẽ má thằng Thệ cũng biết điều đó nên chị cũng không chơi thân với ai, chỉ lặng lẻ một mình với con, hoặc bồng con sang nhà tôi chơi mỗi khi nhà vắng khách. Má tôi có lẽ là người biết yêu thương, thông cảm với hoàn cảnh của chị nhiều hơn là soi mói, ghét bỏ như những người khác trong xóm. Có hôm, trời tối mịt, chị mới bồng cháu sang nhà tôi ăn cơm, mà lại ăn chịu nữa, chị có vẽ ngần ngại nói với má tôi :

– Cháu xin thiếu bác vài hôm thôi, khi nào có tiền cháu sẽ đem qua trả ngay…

Má tôi không hề ngạc nhiên :

– Không sao đâu, má thằng Thệ cứ qua đây ăn bao giờ trả cũng được, đừng ngại…

Rồi má tôi lấy cơm dĩa cho chị ăn, không quên một chén cơm nhỏ cho bé Thệ. Nhìn hai mẹ con ngồi ăn ngon lành, má tôi an ủi :

– Ai mà chẵng có lúc buôn bán ế ẩm. Nhà bác đây cũng vậy, có những lúc ế đến độ muốn nghĩ bán luôn… nhưng nghĩ thì làm gì khác được đây… mà thôi, cháu đừng buồn, đừng nghĩ ngợi gì cả, khi nào kẹt cứ qua đây ăn cơm, bao giờ trả cũng được, bác không có đòi đâu…

Chị ứa nước mắt nắm tay má tôi :

– Cháu cám ơn bác nhiều lắm, nếu không có bác cháu cũng không biết phải nhờ ai, ai cũng ghét cháu hết, có lẽ là do cái nghề…nhưng cháu biết làm gì bây giờ…không học hành, không nghề nghiệp, không gia đình…

Má tôi an ủi :

– Con người ai cũng có số cả, đó là nghiệp quả đã an bày từ trước, có chăng là ngay từ bây giờ cháu hãy cố gắng sửa đổi bằng cách làm nhiều việc thiện để cải nghiệp dần dần thôi cháu ạ, có thế cuộc sống mới thay đổi tốt hơn sau nầy…

– Cám ơn bác, bác chẳng khác nào người mẹ thứ hai của cháu, mà cháu cũng chẳng biết mẹ đẻ của mình là ai nữa…

Chị rưng rưng nước mắt, những lúc như thế nầy, tôi thấy chị thật tội nghiệp, cứ như là một đứa trẻ con. Chị nắm lấy tay má tôi xoay xoay rồi ấp lên má mình, mĩm cười mà hai giòng nước mắt cứ chãy ra ràn rụa…Má tôi nắm tay chị không nói gì nhưng tôi biết má đang xúc động nói chẳng nên lời. Những gì má tôi đối xử với chị chẳng khác nào mẹ con.

Có một buổi sáng, má thằng Thệ vừa mở cửa ra thì bị một toán người lạ mặt xông vào túm đầu, túm cổ đánh cho một trận tơi bời. Cả xóm ra xem nhưng không ai dám bênh vực chị cả bởi chỉ là một vụ đánh ghen. Chúng xé quần, xé áo chị tơi tả, mặt mày bầm tím, sưng vù… rồi cũng có một người đàn ông, sau đó đã dìu chị đi bệnh viện băng bó lại các vết thương, và ông ta đã ở lại với chị dăm ba ngày chừng như để an ủi sự cố không may đó. Mọi việc qua đi trong sự khinh bỉ của những người đàn bà sống hạnh phúc trong xóm, bỡi đối với họ chị là tượng trưng cho sự đe dọa hạnh phúc của mọi người . Họ không thích giao du với chị vì hình ảnh của chị đã gợi cho họ những cuộc đánh ghen khủng khiếp mà họ luôn luôn đứng về phe của những người bị cướp hạnh phúc. Họ có biết đâu rằng chị cũng chính là nạn nhân của chồng họ, của những người đàn ông háo sắc tham lam, bất chính đó… cuộc đời vẫn cứ bình lặng trôi, cuốn theo nó là tuổi xuân, là lý tưởng, là hoài bảo, là mơ ước, là hi vọng và cả … tham vọng của chị, của mọi người trong xóm…bây giờ chị không còn trẻ nữa nhưng một mái ấm gia đình cũng không có, chỉ có bé Thệ là nguồn hi vọng duy nhất để chị cố gắng sống, tồn tại trên cõi đời nầy. Một hôm, tôi thấy chị bồng bé Thệ qua chơi với má tôi rất lâu, nước mắt chan hòa, chị nói với má tôi :

– Chắc cháu không giữ được thằng Thệ nữa rồi bác ơi…

– Sao vậy cháu ?

– Cháu thiếu nợ người ta nhiều quá, chắc không trả nổi. Họ cũng thích thằng bé, cứ đòi bắt con cháu để trừ nợ…

– Rồi cháu tính sao ?

– Chắc cháu phải xa con một thời gian đi kiếm tiền về chuộc nó lại bác ơi…

– Không còn cách nào khác sao cháu ?

Má tôi hỏi thế nhưng cũng thừa biết câu trả lời của chị, nhìn chị ôm bé Thệ trong tay mà nước mắt ràn rụa, tôi cũng muốn khóc theo chị. Tôi bế thằng bé để chị rảnh tay nói chuyện, tâm sự với má tôi. Đôi mắt nó tròn xoe nhìn tôi, miệng bi bô nói đủ thứ chuyện rất dể thương, nhưng tôi còn bận hóng chuyện của má nó nên chẳng hiểu nó nói gì. Chị nghẹn nào nói với má tôi :

– Bác ơi, cháu chỉ còn có nó là nguồn an ủi duy nhất, xa con chắc cháu chết mất…

– Hay là… cháu gửi nó ở đâu đó một thời gian để có thể đi làm kiếm thêm tiền mà trả cho người ta

– Cháu cũng nghĩ vậy, nhưng… biết làm gì bây giờ hả bác ? Có ai muốn mượn người làm đâu trong cái xóm lao động nầy ? Còn những chỗ khác, cháu đã hỏi nhiều chỗ rồi nhưng có ai muốn mượn một đứa con lai làm người giúp việc bao giờ…

Chị thở dài:

– Đời cháu sao khổ quá, mẹ cha chẳng có, gia đình cũng không, chẳng có ai là người thân hết bác ơi…

Chị khóc với má tôi hồi lâu. Má tôi cũng chẳng biết làm gì để an ủi chị bỡi má tôi cũng nghèo, con lại đông, ba tôi thì đang không có ở nhà…mấy mẹ con buôn bán để chờ ba về cũng đủ chật vật lắm rồi, làm sao mà dám cưu mang thêm ai nữa. Tuy thế má tôi cũng chia sẽ với chị :

– Cháu cứ tìm chỗ gửi bé Thệ đi, bao giờ không được thì gửi đây bác giữ cho một thời gian rồi sẽ tính tiếp…

Chị nắm chặt tay má tôi, nói trong nước mắt :

– Cháu vô cùng biết ơn bác, nhưng chắc là… cháu sẽ cố gắng để không làm phiền bác…

Rồi chị bồng bé Thệ ra về, má tôi nhìn theo ái ngại. Tôi cũng đưa chị đến đầu xóm mới trở lại.Kể từ hôm ấy , không ai nhìn thấy chị ở nhà đó nữa, chị đã trả nhà cho người chủ rồi bồng bé Thệ đi đâu không rõ. Vài năm sau, xóm tôi có người đi làm ở tận Vũng Tàu trở về kể rằng đã gặp chị, má thằng Thệ đang làm ở đó nhưng không thấy có bé Thệ bên cạnh. Ai cũng nghỉ rằng chắc chị đang gởi bé ở đâu đó để rảnh tay mà làm việc. Tôi và má tôi cũng nghĩ vậy, thế nhưng, sự việc không đơn giản như thế. Một hôm, vào khoảng mười giờ hơn, quán má tôi sắp đóng cửa thì má thằng Thệ ở đâu đó xuất hiện, đầu tóc rối bù, đôi mắt sưng húp, hai má bầm tím, người phờ phạc…chị hỏi má tôi có còn cơm không?má tôi lấy cho chị một dĩa cơm như thường khi, và nhìn chị ngồi ăn lặng lẻ không nói gì, thỉnh thoảng nhìn má tôi với đôi mắt ráo hoảnh, không một giọt lệ, nhưng má tôi biết khi nỗi đau khổ đến cùng cực thì người ta không thể khóc được nữa…ăn hết dĩa cơm, chị định cho tay vào túi lấy tiền nhưng chợt nhớ ra điều gì đó lại thôi, má tôi hiểu ý bảo chị :

– Thôi cháu, bác không lấy tiền đâu, cháu dạo nầy làm ăn thế nào ?…

Chị chợt òa lên khóc, nắm tay má tôi nghẹn ngào:

– Người ta bắt con cháu rồi bác ơi !

– Bao giờ ? bác cứ tưởng hai mẹ con đã được yên thân rồi chứ

– Cháu cố gắng hết sức vẫn không làm sao đủ tiền trả cho người ta, mẹ con cháu phải trốn ra tận Vũng Tàu, nào ngờ vẫn không được yên thân với họ… vừa rồi họ tìm thấy nên cho người đến đánh dằn mặt cháu một trận như thế nầy, họ bắt mất thằng Thệ rồi, chắc cháu chết mất bác ơi…!

Chị khóc như chưa bao giờ được khóc. Má tôi cũng chãy nước mắt theo chứ không còn biết dùng lời an ủi nào hơn. Đối với chị lúc nầy, mọi lời an ủi đều trở thành sáo rỗng, vô nghĩa mà thôi. Thấy chị đau khổ quá, má tôi bảo chị nghĩ lại một đêm ở nhà tôi vì má tôi biết chị cũng không có ai là người thân ở cái xóm nầy cả… để an ủi chị, má tôi kể cho chị nghe câu chuyện tiền thân của một người mẹ có hoàn cảnh giống như chị : vào thời Đức Phật còn tại thế…thuở ấy, có một gia đình mẹ góa ,con côi, nhưng rất khá giả. Cậu con trai tuy lớn tuổi nhưng vẫn ở một mình. Mẹ già thấy vậy khuyên con nên lập gia đình nhưng cậu vẫn chối từ, cậu ta vốn là một đứa con hiền lành và đạo đức. Nghe mẹ khuyên lơn mãi nên cậu ưng thuận, vâng lời, cưới một cô gái trong xóm. Nhưng hai, rồi ba năm trôi qua mà nàng cũng chẳng sanh nở gì. Người vợ bèn bàn với con cưới thêm vợ lẽ, kẽo sợ bị tuyệt tự vì cậu cũng đã khá lớn tuổi. Người vợ tình cờ nghe thấy, nàng nổi giận nhưng cố nén để suy tính thiệt hơn. Sự việc đã như thế thì nàng cũng chiều theo duyên số, nhưng nàng chủ động tìm người hiền lành rồi đứng ra xin cưới cho chồng. Nàng dự tính sau nầy, khi người vợ nhỏ sinh con thì với ân nghĩa đó nàng vẫn sẽ làm chủ gia đình, làm chủ cái gia tài kha khá của nhà chồng và nhất là quyền làm lớn để có thể chi phối mọi việc trong gia đình. Dần dần nàng hình thành một kế hoạch tinh vi hơn để trả thù lòng bội bạc của gia đình nhà chồng cùng người vợ nhỏ từ đâu bỗng dưng chen vào hạnh phúc của nàng. Nàng thường xuyên lui tới thăm nom lo lắng, đối với cô ta như một người chị ruột đối với đứa em gái. Nhất nhất mọi điều nàng ấy đều tâm sự với nàng vì nghĩ rằng được nàng thương yêu thật sự, nên cũng rất mến lại nàng, không hề dấu diếm điều gì. Khi có thai lần đầu đã mừng rở báo tin cho nàng hay, thế là nàng bí mật bỏ thuốc trụy thai vào thực phẩm mang sang bồi dưỡng cho thai nhi, và kết quả là nàng bị hư thai.

Lần thứ hai cũng tái diễn y như lần trước. Có lần, người vợ nhỏ tâm sự với các bạn gái của nàng về lòng tử tế của người vợ lớn và những lần hư thai của mình. Các bạn cô đồng loạt kết tội người vợ lớn và khuyên cô chớ nên tin vào lòng tử tế của bà ấy. Cho nên lần có thai thứ ba, cô âm thầm giử kín, không tiết lộ với bất cứ ai đến khi bụng cô khá lớn không thể che dấu được nữa. Bấy giờ người vợ lớn luôn ở cạnh cô giả vờ trách yêu tại sao không cho hay để tìm dịp hạ cái bào thai lần nữa. Lần nầy sự thành công của bà ta đã dẫn đến sự thiệt mạng của cả hai mẹ con bởi cái bào thai đã quá lớn rồi. Trước khi chết, người vợ nhỏ ráng thều thào vào tai người vợ lớn: nhà ngươi là con ác quỉ dã man đã hại chết ba con ta, giờ thì lại giết cả ta nữa. Thù nầy, ta quyết theo ngươi để báo oán tới cùng. Nguyền rủa xong, nàng tắt thở mang theo mối hận ngập lòng nên không đi đâu xa, chỉ quanh quẩn ở lại trong gia đình đó để chờ dịp trả thù. Nàng đầu thai vào con mèo cái trong nhà. Còn người vợ lớn bị gia đình nhà chồng phát hiện đưa lên quan, bị khảo tra đánh đập nàng đã nhận tội và bị kết án tử hình sau đó. Do ác nghiệp đã gieo, nàng sinh vào kiếp cầm thú, làm con gà mái cũng trong gia đình đó.

Với kiếp tái sinh mới, cả hai đều trở thành thú, nhưng vì tâm sân hận hãy còn, con mèo cái vốn có tiền thân của người vợ nhỏ, và con gà mái, vốn là hậu thân của người vợ lớn, vẫn tìm cách trả mối thâm thù từ tiền kiếp. Khi gà mái đẻ trứng thì con mèo rình ăn sạch, cả ba lứa trứng đều bị như thế, nên con gà mái sinh lòng thù oán và trước khi chết cũng thề sẽ trả thù lại y như thế.

Chúng lại tái sinh trong kiếp thú rừng : Một con beo và một con nai. Cả hai cùng ở chung trong một khu rừng để theo sát nhau mà trả thù. Con nai ba lần sinh con đều bị con beo bắt ăn thịt đủ cả ba lần, nên trước lúc nhắm mắt nó nguyền sẽ trả thù tới cùng. Lần nầy con nai cái đầu thai làm nữ ác quỉ chuyên ăn thịt người. Con beo cái tái sinh làm một thiếu nữ, con gái một triệu phú gia ở vùng ngoại thành Xá vệ. Trong một buổi đi săn gặp nạn được quỉ cứu giúp, người cha đã lở hứa sẽ hi sinh đứa cháu ngoại còn sơ sinh để đổi mạng cho mình. Thế là, trước vẻ kinh sợ của đứa con gái, ông vẫn khăng khăng giữ ý định trao cháu cho quỉ dữ mặc cho con gái khóc lóc van xin thế nào cũng không được. Cuối cùng, cô đánh bạo bồng con chạy thẳng đến Kỳ Viên Tịnh Xá của Đức Thế Tôn, nhờ Ngài cứu giúp. Sau khi thuyết pháp và soi rõ tiền căn, nghiệp chướng của hai người Đức Thế Tôn đã hóa giải được mối hận thù của hai người đàn bà trong bao nhiêu kiếp. Từ đó, con quỉ dữ trở vào hang động tu hành không ăn thịt người nữa, sau khi được Phật thu phục cảm hóa. Nó đã ý thức được thế nào là điều phục tâm ý lại cho thiện lành để chuyển nghiệp…

Câu chuyện tiền thân là như thế, má tôi đã kể cho má thằng Thệ nghe để an ủi chị, để chị bớt đau khổ khi bị người ta bắt mất con, để chị thấy được một phần nào nhân quả nghiệp báo của mỗi người. Đó là biệt nghiệp của từng người khác nhau trong cái cộng nghiệp làm người giống nhau ở hiện kiếp. Tôi không hiểu chị có hiểu điều má tôi muốn nói với chị không nhưng tôi thấy chị đã bớt khóc khi má tôi kể xong câu chuyện tiền thân đó, rồi chị từ biệt má tôi ra đi….

Cho đến bây giờ, đã ba mươi năm trôi qua, tôi đã có chồng, có con đều lớn cả rồi, vậy mà chưa bao giờ tôi có dịp gặp lại má thằng Thệ để hỏi thăm xem bây giờ chị sống ra sao? chị có chuộc lại được con không? Nếu gặp lại, cho dù chị có thay hình đổi dạng như thế nào, thì tôi cũng sẽ nhìn ra ngay được chị cho mà xem…

Vân Hà (TTHA)

(Nguồn: thovan.ultimatefreehost.in)

Thursday, December 12, 2019

TRƯỜNG ĐỜI

TRƯỜNG ĐỜI

Buổi chiều đi học về, trời mát, tôi hay chạy xe lang thang qua các ngả đường để dạo chơi trước khi trở về nhà. Từ nhà đến trường cũng khá xa, tôi thường đi dọc theo các đường Hai bà Trưng, Hồng Thập Tự, Gia Long, Phan Đình Phùng… rồi mới rẻ vào Lý Thái Tổ để về nhà ở đường Bà Hạt…khi tôi rẽ ngang chợ Bàn Cờ, nằm ở đường Phan Đình Phùng, tôi thấy một cô gái giơ tay vẫy tôi dừng lại. Tôi cũng không nghĩ ngợi gì, dừng xe lại ngay để xem cô ấy cần giúp đở gì chăng? cô gái khoảng trên ba muơi tuổi, ăn mặc khá diêm dúa, son phấn đậm đà… nắm lấy tay tôi, vẻ mặt hốt hoảng :
– Em ơi, em có thể cho chị quá giang một đoạn đường không? chị đi chợ bị móc túi hết rồi, không còn tiền để về xe nữa…
– Nhà chị ở đường nào ?
– Phú Thọ Lò Da, cũng gần đây thôi…
Thấy còn sớm, vả lại cũng cùng đường về nhà tôi nên tôi vui vẻ nhận lời :
– Chị lên đi, em chỡ dùm cho một đoạn đường thôi nhé
– Ừ, cám ơn em lắm
Nói xong cô gái nhảy phóc lên ngồi sau lưng tôi, hai tay ôm chặt lấy tôi như sợ té. Tôi rồ máy xe chạy đi, tự nhiên tôi kín đáo dò xét thái độ của cô gái qua kính chiếu hậu. Một trực giác mơ hồ nhưng khiến tôi cảm thấy có điều gì đó bất ổn. Dường như cô gái nầy không thành thật, những gì cô nói với tôi có lẽ chỉ là lý do ngụy tạo mà thôi. Nhưng đã muộn rồi, cô ấy đang ngồi sau lưng tôi hai tay ôm chặt tôi như người thân, nét mặt lộ vẻ sành đời với son phấn lòe loẹt mà bây giờ tôi mới nhận ra, nhưng tôi cố trấn tỉnh, giữ vẻ tự nhiên như không biết mình đã lỡ giúp kẻ gian. Cô gái áp sát vào lưng tôi hỏi:
– Ngày nào em cũng đi học về đường nầy à?
– Dạ,… sao nhà chị ở Phú Thọ mà chị đi chợ Bàn Cờ chi cho xa?
– Ờ, tại chị thích đi chợ Bàn Cờ…
– Sắp đến nhà chị chưa, chị chỉ đường em đưa đến tận nhà cho…
– Ờ, bao giờ đến đầu ngõ chị sẽ nói …
Tôi vòng qua ngã bảy để rẻ vào đường lên Phú Thọ thì đột nhiên cô ấy đổi ý :
– Thôi em, cho chị quá giang qua cầu chữ Y nhé, bây giờ mà về nhà chắc chị khó sống với ba, ông đánh chị chết, bỡi vì chiếc xe chị làm mất là của ba chị mượn ông chú, bây giờ chị phải đến nhà chú trước năn nỉ thú tội, chứ nếu không chị không dám về nhà đâu…
Tôi ái ngại :
– Chắc không sao đâu chị, với lại bị ba đánh khi mình có lỗi cũng chẳng sao, ráng chịu chút xíu thôi mà…
– Ờ em nói cũng phải, nhưng chị muốn về nhà chú trước để chú dắt chị về dùm, chắc sẽ bị đòn ít hơn…
Nghe hợp lý, tôi đổi hướng đi về cầy chữ Y. Cô gái ôm chặt lấy tôi hơn nữa, lén nhìn qua kính chiếu hậu tôi thấy cô ấy cười rất tươi chẳng có vẽ gì lo lắng cả, rồi cô nói chuyện huyên thuyên về mọi thứ…tôi lắng nghe nhưng vẫn không biết cô thuộc thành phần nào trong xã hội, khi thì có vẻ như một người buôn bán nhỏ , khi thì giống như một người mẹ trẻ đã từng vấp ngã trên đường đời, khi thì mang tâm trạng chán chường của kẻ đang vất vả, bôn ba trên đường đời vì miếng cơm, manh áo….nhưng có một điều tôi biết rõ là việc quá giang của cô chắc có chủ ý, đột nhiên tôi cảm thấy lo lo, giọng tươi cười của cô không ngớt vang sau lưng tôi:
– Em có cho ai quá giang như thế nầy bao giờ chưa ?
– Chưa, chị ạ…đây là lần đầu em cho chị quá giang đấy. Hồi nào đến giờ có ai chận em lại để quá giang kiểu nầy đâu…
Chị ấy ởm ờ:
– Nếu như chị là người không đàng hoàng thì em làm sao?
– Không đàng hoàng là thế nào, hả chị?
– Gỉa dụ như chị là kẻ lừa đảo, xấu bụng chuyên đi gạt gẫm người khác để có lợi cho mình…
– Em nghĩ… chắc là không ai nở hại người tốt đâu. Người ta tốt với mình, giúp đỡ mình khi mình gặp hoạn nạn thì có lẽ nào mình đi hại người ta sao ?
– Ờ… em nói cũng phải…nhưng ở đời có những việc ngoài ý muốn của mình em ơi…
– Chị nói vậy là sao, em không hiểu…
– Thì em cứ hiểu đại khái là cái người xấu đó cũng đang làm việc theo ý của người khác mà họ bị lệ thuộc…rồi…vì áp lực của nhóm người ấy mà họ phải thực hiện một kế hoạch nào đấy của nhóm để làm kế sinh nhai, tuy có hơi bất lương, tàn nhẫn đôi chút, nhưng vì…cuộc sống mà em… Tôi nói một cách chân tình:
– Có thể có loại người đó, nhưng em rất tin ở tha lực của Trời Phật, nếu như mình thương người, giúp người bằng tất cả lòng yêu thương con người không vụ lợi thì…chắc là họ không nở hại mình đâu, vả lại em cũng tin ở luật nhân quả, nếu như trước đây em chưa từng hại ai thì chắc chắn là sẽ không ai nở làm hại em cả, cũng như quỉ thần hai vai sẽ không để em bị họ làm hại một cách dễ dàng đâu…
– Có thể em có lý… em cũng tự tin quá nhỉ ?
Tôi cười nhẹ:
–Ba má em dạy… phải biết giúp đở người khác khi họ cần mình giúp, giúp ngay mới đáng quí chứ nếu từ chối thì không có dịp khác để giúp đở ai đâu…
Cô ấy không cười cợt nữa:
– Ba má em chắc là người tốt lắm, lại khéo dạy con, chị không có được cái may mắn như em, từ nhỏ tới lớn chị phải sống nhờ vào gia đình của chú… chị mồ côi mà…
– Ua sao lúc nảy chị nói chị còn ba má…
Tôi chưa hết ngạc nhiên, thì cô ấy bảo tôi:
– Thôi em dừng lại bên nây cầu, cho chị xuống…
– Không sao đâu chị, để em chở chị tới tận nhà cho…
– Thôi, qua bên kia cầu chữ Y… chị không thể tự ý quyết định được đâu…em cho chị xuống ngay đi…nhanh lên…
Gịong nói của cô gái có vẻ hối hả nhưng cương quyết, tôi dừng lại bên đây cầu để cho cô xuống đi bộ một mình về nhà. Trước khi vội vả băng qua đường, cô ấy nói vừa đủ cho tôi nghe:
– Chị dặn em điều nầy: lần sau nếu như có ai đó xin em cho quá giang thì em hãy cho họ tiền để họ tự đi về, đừng cho quá giang như thế nầy rất nguy hiểm cho em, thôi… đi đi…kẻo bạn chị nhìn thấy thì không đi được đâu…cám ơn em…
Linh cảm điều chị nói không phải là chuyện đùa, tôi cho xe chạy thẳng mà đầu óc còn bàng hoàng không hiểu vì sao mình có thể thoát qua một đại nạn…
Về đến nhà, tôi kể lại cho mọi người nghe chuyện cô gái quá giang tôi trên đường về, ai cũng cãm thấy lạ và cùng bảo với tôi:
– Mầy còn may mắn lắm đấy, chứ nếu không giờ nầy cả nhà không biết mầy ở đâu để mà đi tìm nữa. Sao mầy dám tin tưởng người lạ như thế, lỡ họ gạt mầy đem bán mầy và cả cái xe mất tiêu thì sao ?…cái con nhỏ nầy…
Má tôi cũng lo lắng không kém:
– Chắc là con còn phước báu nên mới thoát ra được chứ con nhỏ đó chắc không phải thuộc loại người đàng hoàng đâu, có thể nó chỉ là “cò mồi” đi dụ dỗ con người ta về cho đồng bọn nó…
Tôi cười với má:
– Có lẽ vậy má à… nhưng con cũng tin tưởng ở Trời Phật nữa. Nếu như mình luôn luôn đối xử tốt với mọi người thì cũng có khi cảm hóa họ trở thành người tốt với mình…
– Ờ… nhưng con cũng đừng có dễ ngươi lắm mà có ngày ân hận. Con gái lớn rồi, đi đâu đừng có la cà…
– Dạ, con biết rồi…má dạy con luôn đối xữ tốt với mọi người mà…
Tuy nói thế nhưng tôi cũng cãm thấy mọi chuyện không đơn giản như tôi nghĩ, bỡi có những sự việc ta tưởng như đơn giản mà thật ra không đơn giản chút nào, giá như cô gái ấy không còn nhất đáng lương tâm thì giờ nầy không biết tôi đã ra sao nữa. Khi tôi kể chuyện ấy cho người yêu tôi nghe thì anh ấy chỉ cười và bảo:
– Có lẽ cô ta thấy em “ ngu” quá nên tha cho đó. Từ rày hãy nhớ lời khuyên của cô ấy, đừng có dại dột mà “tốt bụng” như thế nữa nhé…
Khi chúng tôi lập gia đình được một năm thì cũng là lúc đất nước thay đổi cục diện chính trị. Hai miền Nam Bắc không còn bị chia cắt nữa. Miền Nam được giải phóng hoàn toàn không còn lệ thuộc chế độ tư bản chủ nghĩa nữa mà cả ba miền đều được thống nhất dưới chế độ cộng sản, xã hội chủ nghĩa. Đối với tôi đó cũng là niềm vui vì mọi người được gặp lại người thân của mình sau hơn ba mươi năm trời không gặp nhau vì đất nước bị chia cắt. Các cậu tôi, bác tôi, anh chị em con dì, con chú, con bác… đi tập kết trở về sau những năm biền biệt không hề có một lá thư hay một tin tức gì gửi về cho người thân… bây giờ gặp lại nhau mừng mừng, tủi tủi…ai cũng khóc vì…vui. Có những gia đình còn nguyên vẹn gặp lại nhau , nhưng chỉ biết nhìn nhau nuối tiếc rưng rưng nước mắt vì ai cũng đã bạc phơ mái tóc, các con thì đứng nhìn cha lạ lẫm vì từ lúc sinh ra đến giờ có gặp mặt đâu, chỉ nghe mẹ hay bà kể về người cha vắng mặt… đau đớn nhất là những gia đình “xãy đàn tan nghé…ngày cha trở về cũng là ngày phụ tử tình thâm bị chia biệt…mẹ lấy chồng khác, con phải theo mẹ và người cha dượng lên đường rời khỏi quê hương, xứ sở sang xứ người định cư vì không quen với chế độ mới…đó là gia đình của cậu tôi, người cậu yêu quí mà cả gia đình tôi luôn nhắc nhở mỗi khi nghe tiếng bom rền vang ở nơi nào đó vọng lại, má tôi lại thắp hương cầu nguyện cho cậu được bình yên cho đến ngày trở về…bây giờ thì cậu cũng đã trở về và vết thương trong lòng cậu cũng tạm nguôi ngoai bỡi cậu cũng đã có một gia đình mới trông bề ngoài khá hạnh phúc. Má tôi và các dì cũng yên tâm, ai cũng lo bồi đắp cho gia đình cậu để đền bù những năm cậu vắng nhà…nói chung, những năm đầu giải phóng, có quá nhiều biến đổi : sự thay đổi chế độ kèm theo sự đổi mới toàn diện trên khắp đất nước về mọi mặt… mà sự thay đổi nào cũng được xây trên cái nền rạn nứt, đổ vỡ của cái cũ…cho nên, những thành viên trong đó đều cãm thấy hụt hẫng, nuối tiếc một cái gì đó đã mất. Sự nuối tiếc đó cũng giống như người ta đánh vỡ một món đồ cổ bằng sứ, tuy giá trị món cổ vật không đáng là bao nhưng cái giá trị tinh thần của nó thì không thể so sánh với bất cứ món hàng mới nào…
Cái gia đình nhỏ bé của chúng tôi chỉ mới được hình thành không bao lâu, tôi sắp sinh đứa con đầu lòng, tình hình cả nước lúc ấy thật là bất ổn…sự giao thời giữa hai chế độ củ, mới làm cho chúng tôi, những người mới ra riêng, mới ra trường thật sự không biết phải đặt chân đặt tay vào đâu vì tình hình lúc đó chưa ổn định, ai cũng âm thầm lo sợ chế độ mới không hợp với mình, sợ mình không có một chỗ đứng tương thích trong chế độ mới, sợ chế độ mới không dung chứa người của chế độ củ..vv.. và ..vv… nhưng thực tế là miếng cơm ,manh áo mà chúng tôi là người phải trực tiếp tự giải quyết cho chính mình trước khi nhà nước có chế độ cụ thể cho cả nước… tôi lúc ấy hãy còn ở chung với gia đình nhà chồng, ông xã tôi thì mỗi ngày tham gia ở ngoài ủy ban để mong nhà nước bố trí cho một công ăn việc làm phù hợp với khả năng. Ngoài việc tham gia các hoạt động văn hóa tích cực cùng với các công tác phong trào như : xóa mù chữ, xóa các tệ nạn, xóa đói giảm nghèo cho dân…( trong khi bản thân mình cũng nghèo không kém gì họ), tuy nhiên đó là công tác địa phương mà ai còn trẻ cũng phải tham gia để gọi là có đóng góp công sức của mình cho xã hội, cho đất nước…Nhà tôi cũng tham gia hầu hết các hoạt động ấy, anh đăng kí dạy lớp xóa mù chữ buổi tối, bỡi anh cũng từng là giáo viên tư nhân dạy giờ khi hãy còn là sinh viên, cho nên việc dạy học đối với anh không có trở ngại gì, đó cũng là công việc anh rất yêu thích. Anh còn đi quyên góp, phân phát gạo cho các hộ quá nghèo trong xóm, đi dán bích chương chống tệ nạn ma túy cùng với các anh em trong xóm vào những lúc rỗi rảnh… tôi lúc ấy chỉ biết ở nhà chờ đợi sinh con, vì bác sĩ bảo tôi sắp đến ngày sinh… tôi thường xuyên về nhà ba má mình ở đường Bà Hạt để má tôi hướng dẫn những chuẩn bị cần thiết khi sinh em bé. Ngày con tôi chào đời là lúc o giờ ngày 7 tháng 5 năm 1975, sau ngày giải phóng Sài Gòn đúng một tuần lễ. Tôi được nằm lại bệnh viện phụ sản Hùng Vương một tuần lễ vì là sinh con so. Các bác sĩ, đa số đều đi nước ngoài nên chỉ còn lại một số y tá và các cô nữ hộ sinh trông coi bệnh viện cũng giống như các bệnh viện khác, tuy nhiên vì là bệnh viện công nên người nhà được quyền vào tự do để chăm sóc cho các bà mẹ và trẻ sơ sinh…Nằm một chỗ nhưng tôi vẫn được nghe tin tức hàng ngày nhờ vào chiếc loa phóng thanh gần đó: cứ năm giờ sáng là người ta phát loa gọi tất cả mọi người dậy để tập thể dục và sau đó là điểm báo và liên tục nhả nhạc kháng chiến vang lừng như để reo mừng chiến thắng vừa đạt được…Lúc đầu, tôi cũng hơi dị ứng với cái không khí dị thường đó nhưng nghe riết rồi cũng quen, mọi chuyện trở nên bình thường như trước. Tôi đang tập cho quen dần với những thay đổi bên ngoài cũng như bên trong bỡi có những đổi thay mà chúng ta không ngờ đến nhưng…nó vẫn đến một cách tự nhiên mà không hẹn trước bao giờ, “pháp nhĩ như thị”… không thể nào khác được cho dù chúng ta muốn hoặc không muốn thì nó vẫn cứ diễn ra như thế, …rồi chúng tôi ra riêng để tập “tự lực cánh sinh” cho gia đình của mình, con tôi lúc ấy vừa tròn một tháng rưỡi, hãy còn bé bỏng lắm… nhưng biết làm sao được…! khi ba má tôi đều đã hồi hương nếu không muốn bị buộc đi kinh tế mới. Gía như mà ba má tôi còn ở Sài Gòn thì chắc là tôi cũng đở vất vả hơn…rồi đứa thứ hai, thứ ba…ra đời trong hoàn cảnh không mấy sáng sủa đó …không đói lắm, cũng không thể gọi là no đủ bỡi đồng lương giáo viên quá ít ỏi chỉ đủ mua gạo bằng tem phiếu mà thôi, còn lại thì…tự mình bươn chãi, làm sao cho các con không đói là được, còn riêng mình thì…sao cũng chịu…tôi thường hay bị “hiệu trưởng” của mình chửi là “ chị cứ “chân trong, chân ngoài” như thế thì làm sao lo cho chuyên môn của mình được”?Nói chung, hiệu trưởng nói cũng đúng nên tôi làm thinh rút kinh nhiệm không dám tự biện hộ một lời nào cho mình…vừa đi dạy, vừa tham gia bán căn tin để cải thiện cuộc sống nhưng rồi tình hình cũng chẳng thay đổi được gì hơn, chỉ là cuộc sống tạm bợ cho các con được ổn định qua ngày…Thế thôi ! Ông xã tôi cũng thế, ngoài giờ đi dạy ra, anh ấy cũng phải chạy vạy khắp nơi để có đủ miếng ăn cho gia đình và thỉnh thoảng có chút đồng quà cho ông bà nội của các cháu ở gần đó…nào làm nước tương, làm giá, làm đậu hủ, làm các loại bánh mứt vv…vv…cái gì anh ấy cũng làm rất tốt, từ khâu dự tính cho đến ra thành phẩm nhưng cái “ mác” giáo viên làm cho khâu tiêu thụ bị khựng lại, thành ra rốt cuộc rồi việc gì cũng không xong, cũng chỉ là tạm thời mà thôi…không kéo dài được bao lâu vì đồng vốn quá ít ỏi…trong khi đó thì cuộc sống cứ tiếp tục chạy theo nhịp độ tự nhiên của nó…ngày một chóng mặt…
Một buổi sáng, tôi quyết định cầm cái áo lạnh đẹp nhất của mình ra chợ Sài Gòn định bán đi để mua gạo.Nhà hết gạo đã mấy ngày nay nhưng đồng lương ít oi cũng chưa có…thật đáng xấu hổ…! nhưng rồi, tôi cũng cố dẹp lòng tự ái để không cho ông xã tôi biết điều đó, một mình đi giải quyết vấn đề cơm áo cho các con. Lúc ấy, ở bên cạnh chợ Sài Sòn xa hoa lộng lẩy kia còn có một khu vực “chợ trời” hình thành tự nhiên do nhu cầu của những người không làm khu vực ăn lương nhà nước. Họ sống và buôn bán với nhau đủ mọi mặt hàng, phần nhiều là hàng củ đã xài rồi nhưng có người cần dùng là có người tìm hàng bán ngay theo giá cả không dựa vào đâu hết, nhưng ai cũng chấp nhận mặc nhiên không hề thắc mắc…tôi cũng đi ra đó để giải quyết vấn đề của mình…tôi đi ngẫn ngơ như người mất hồn bỡi chưa bao giờ tôi phải đi chợ trong tâm trạng như thế. Tôi nhìn ngắm mọi người mua mua, bán bán mà không biết làm sao để mở lời…một người phụ nữ trung niên nắm tay tôi kéo lại, đon đả:
– Có gì bán không em ?
Tôi như được tiếp sức, nhìn chị ta vui vẻ, miệng ấp úng:
– Chị có mua áo lạnh không ?
– Mua chứ, đưa đây cho chị xem nào…
– Bao nhiêu?
– Hai chục ngàn…
– Mắc vậy? Năm ngàn thôi, chị đưa tiền ngay, chịu không?
– Mười ngàn, tôi lấy…
Một người phụ nữ khác, có vẻ lam lũ cầm lấy cái áo ngắm nghía rồi nói:
– Đấy là tôi mua để xài chứ bạn hàng không lấy giá nầy đâu…
Vừa nói, chị vừa móc túi lấy tiền dúi vào tay tôi. Tôi còn đang phân vân chưa muốn bán vì tiếc cái áo mới tinh chưa mặc lần nào, miệng kỳ kèo giá cả:
– Không được đâu chị, chắc giá hai chục ngàn tôi mới bán…
Một cô gái cũng trạc khoảng tuổi tôi, dáng điệu nhanh nhẩu, lanh lợi từ bên kia đường băng qua, tước lấy cái áo từ trong tay của người phụ nữ đang trả giá, rồi quay sang tôi tươi cười:
– Để tôi lấy cho…
Vừa nói cô ấy vừa cầm cái áo của tôi chạy sang bên kia đường, tôi chưa kịp mừng vì có người đồng ý mua cái áo theo giá mình muốn bán thì người phụ nữ đứng kế bên đã thích vào tay tôi:
– Chạy theo mà lấy tiền, coi chừng nó chạy mất đó…
Tôi đứng ngẫn ngơ nhìn theo cô gái rồi nhìn người phụ nữ:
– Các chị không phải cùng bạn hàng với nhau à? Thế còn cái áo của tôi…?
– Thì đi kiếm cô ta mà lấy tiền…
Vừa nói họ vừa nhìn nhau cười bí hiểm rồi mỗi người lãng đi một nơi. Tôi lúc ấy có điên mới không nhận ra mình vừa mới bị một cú lừa ngoạn mục. Tất cả bọn họ “một đồng một cốt”với nhau, chỉ có tôi là cô học trò mới vào lớp ở cái “trường đời”mênh mông nầy… tôi chỉ hơi tiếc cho họ vì rằng họ đã đánh đổi nhân cách của mình quá rẻ, chỉ đáng giá bằng một cái áo cũ … thì thật là đáng buồn cho kiếp người của họ ! Tôi lững thững đi bộ về nhà vì ngay cả hai ngàn đi xe bus cũng không có, vừa đi vừa gậm nhấm nỗi đau của riêng mình và của cả kiếp người không đầy một trăm năm… vậy mà phải tạo nghiệp quá nhiều…để rồi cứ luôn vướng víu mãi vào cái “nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc” ấy mà không biết đến bao giờ mới thoát ra được…?!
Một lần khác nữa, tôi đi lang thang ở chợ Nguyễn Tri Phương để tìm mua một xấp vải đen may quần tây, với đồng lương giáo viên thì làm gì có đủ để mà mua vải tốt nên tôi cố đi tìm một một loại vải nào đó hơi rẻ một chút miễn là để có thể tự tay mình cắt may một cái quần như ý muốn là được… tôi đi tìm mãi lòng vòng qua biết bao nhiêu hàng nhưng cũng chưa mua được vì mắc quá… tôi cứ đi hết hàng nầy đến hàng khác chỉ để xem mà thôi…rồi bỗng nhiên có một bà cụ đến làm quen với tôi, nhìn bà cười móm mém, tôi bỗng có thiện cãm. Bà cụ hỏi tôi:
– Cô tìm mua hàng gì thế? Đã mua được chưa ?
– Dạ chưa, cháu định mua một xấp vải để may quần tây nhưng chưa mua được
Bà cụ có vẻ do dự một chút rồi bảo tôi :
– Nầy, tôi có một xấp vải quần của các cháu cho nhưng tôi không dùng, hay tôi bán cho cô nhé…
– Dạ…bà cho cháu xem thử
Bà cụ lấy trong giỏ ra một xấp vải quần tây màu đen như ý tôi đang tìm, bà vừa đưa cho tôi vừa bảo :
– Của cháu tôi được phân phối ở cơ quan, nó cho tôi bảo tôi không dùng thì bán đi lấy tiền xài, cô cần thì tôi để rẻ cho…
Tôi mừng lắm nhưng còn e ngại sợ mình không đủ tiền mua. Thấy tôi ngần ngừ, bà cụ bảo:
– Cô đừng ngại, tôi để rẻ cho mà…
Bà cụ cho một cái giá mà tôi có thể lấy được xấp vải, tôi mừng lắm, bèn đưa tiền cho bà rồi cầm xấp vải cất vào giỏ, tôi dợm bước đi sau khi nói cám ơn bà, bà cụ bảo tôi đưa đây bà gói lại cho, tôi chưa kịp đưa thì bà đã nhanh tay nhón lấy xấp vải rồi đưa lại cho tôi gói vải đã đuợc bà gói gọn gàng, xinh xắn…rồi bà cụ rảo bước thật nhanh, không một lời từ biệt. Tôi cũng hơi lưu ý điều đó một chút, nhưng cũng chẳng buồn suy nghĩ xem tại sao thế ? rồi tôi vui quá lấy sắp vải ra mân mê định xem lại , nhưng tôi chợt khựng lại… niềm vui chưa kịp trọn vẹn tôi bỗng nhận ra có điều gì đó là lạ… xấp vải trên tay tôi sao mà nhẹ hẫng, lù xù như một mớ bòng bong, tôi nhíu mày quay tìm bà cụ bởi trực giác cho biết mình đã bị lừa nhưng…bóng dáng bà cụ đã mất hút, tôi run run mở gói hàng ra xem thì…ôi thôi…! Đúng là tôi đã bị lừa, xấp vải trên tay tôi không còn là xấp vải quần tây hồi nãy tôi được bà cụ năn nỉ bán rẻ cho, mà là một cái quần đen củ rách bươm, tả tơi như bị chuột cắn… tôi đứng chết lặng, lòng đau đớn như bị ai đó lấy kim châm vào tim mình vậy, tôi đau không phải vì bị mất mấy chục ngàn đồng mà vì bị…mất lòng tin ở con người, nhất là người đó lại là người ở vào cái tuổi đáng kính trọng nhất…tại sao bà cụ ấy lại nỡ phụ lòng tin của kẻ chỉ đáng tuổi con cháu của mình? giá như mà bà đi xin thì còn có người cho tiền nhiều hơn thế nữa mà, sao lại đi gạt gẫm mọi người để có được đồng tiền bất chính như thế?Tôi đứng tần ngần giờ lâu rồi lặng lẽ trở về nhà với cõi lòng nặng trĩu ưu phiền…có những bài học ở trường đời làm cho ta khôn ra nhưng đáng buồn là nó lại làm cho lòng từ bi của ta bị hao mòn, thật khó để giữ cho tâm mình không bị những cảnh đời như thế làm ảnh hưởng đến tâm từ của chính mình. Tôi nghĩ như thế, rồi kể từ hôm đó…tôi thường có những cái nhìn không mấy thiện cảm đối với những bà cụ mà tôi chưa có dịp tiếp xúc, tôi cũng biết là mình không nên “quơ đũa cả nắm” nhưng tôi rất tiếc cho người đã làm mất lòng tin của tôi… và đối với tôi như thế cũng là đã phạm tội rồi !
Buổi chiều cuối tuần, sau khi dạy xong hai tiết văn tôi đạp xe thong thả dọc theo con đường khá vắng vẻ bên hông chợ An Đông. Tôi muốn tìm chút thư giản sau những giờ phút căn thẳng vì cơm áo, gạo, tiền… nói chung, thì rất hiếm khi tôi có thì giờ để rong chơi đây đó cho đúng nghĩa, bỡi vì con mọn ba đứa, ngoài thì giờ đi làm ra, tôi còn phải lo mọi chuyện trong gia đình: từ việc chợ búa, nấu nướng, cơm nước, giặt giũ, cho các con ăn, tắm rửa… cho đến dạy cho chúng học, đứa lớn thì làm bài, đứa nhỏ cũng chuẩn bị học đánh vần và cho chúng đi ngủ, đó là công việc hàng ngày của tôi mà không ai có thể thay thế được, ngay cả khi nếu như ông xã tôi giàu có, có thể mượn người giúp việc cũng thế…và tôi cũng nghĩ đó là thiên chức mà không phải ai cũng có được, cho nên dù cực nhọc dến đâu tôi cũng cho đó là niềm vui, là niềm hạnh phúc của riêng mình…chiếc xe đạp cọc cạch lăn bánh chầm chậm cũng như đầu óc lan man của tôi lúc bấy giờ; tôi nghĩ ngợi lung tung hết chuyện nầy đến chuyện khác…giá như…giá như…biết bao là từ giá như…chạy trong đầu tôi cũng chỉ vì muốn tìm ra cho mình một con đường sáng sủa hơn để lo cho các con được sung sướng hơn, có tương lai hơn hiện tại…ông xã và tôi cùng là giáo viên thì tuy là đồng lương ổn định nhưng ở cái thời buổi chuyển tiếp nầy, đời sống khó khăn quá đi cho nên ngoài việc dạy học ra, chúng tôi vẫn phải chạy vạy khắp nơi để lo cho các con mà không phải làm phiền đến gia đình. Tôi vẫn thường bị hiệu trưởng phê bình là “chân trong, chân ngoài” và không bao giờ đạt được danh hiệu “tiên tiến” bởi ngày giờ công không cao…chỉ vì mỗi khi các con đau thì mẹ lại phải xin nghỉ để ở nhà để chăm sóc cho con, nên dù có cố gắng đến đâu tôi cũng chỉ đạt được danh hiệu “ giáo viên không bỏ nghề” mà thôi. Đột nhiên, từ phía sau lưng tôi một chiếc xe gắn máy vượt lên, ép sát… tôi hết hồn lách tận vào lề rồi dừng lại, chút xíu nữa là toi mạng..! Tôi định hồn nhìn theo hai người thanh niên chở nhau chạy bạt mạng bất kể mạng sống của người khác kia, và tôi cũng vừa thoáng thấy một vật gì đó văng ra từ hai người rơi xuống lề đường, còn chưa hoàn hồn vì diễn tiến quá nhanh của tình huống đầy kịch tính ấy, tôi nghe tiếng một người phụ nữ từ phía sau trờ tới :
– Chị ơi, chị xem chừng để em xuống lượm xem chúng làm rơi cái gì kìa…
Vừa nói cô gái vừa trờ tới để xe đạp bên lề đường rồi chạy đến lượm gói giấy lên, mở ra xem, cô ấy cũng đưa cho tôi xem. Không thể tin vào mắt mình nữa : trong gói giấy là những chỉ vàng chói lọi, mới nguyên như vừa mới mua ở tiệm vàng nào đấy. Không hiểu sao tôi đột nhiên run rẫy như bị điện giật. Có lẽ là xúc cảm tự nhiên khi thấy của cải từ trên trời rơi xuống chăng? Không biết nữa nhưng tôi run thật sự và nhìn cô gái ngẫn ngơ khi nghe cô ấy nói:
– Chị ơi, như vậy là trời cho bọn mình rồi, nếu họ có trở lại chị đừng nói cho họ biết là em đã lượm được nhé, tụi mình sẽ chia đôi…
Cô gái chưa nói hết lời thì từ xa hai thanh niên chạy xe gắn máy lúc nảy đã quay trở lại, rồi họ đảo xe mấy vòng như tìm kiếm một vật gì vừa đánh rơi, tôi nhìn cô gái định bảo cô ấy trả lại nhưng cô ấy đã nắm tay tôi dằn lại không cho. Hai người thanh niên nhìn chúng tôi dò xét:
– Lúc nãy tôi có đánh rơi mấy chỉ vàng, hai cô có lượm được cho xin lại…
Cô gái nhanh nhẩu:
– Không có đâu anh ơi, bọn em vừa đi tới, lúc nãy em thấy ông xích lô lượm được gói gì đó, ông ấy rẽ ngõ đằng kia kìa….
Nhìn theo tay cô gái chỉ, hai gã thanh niên có vẻ bán tín bán nghi nhưng không làm sao được bèn nói với cô gái trước khi bỏ đi:
– Nầy, vàng ấy chúng tôi mới mua ở tiệm ra, đã có đánh dấu rồi, nếu như hai cô có lượm được thì cho xin lại chứ nếu đem bán ở bất cứ tiệm nào cũng sẽ bị phát hiện ra đó…
Cô gái vẫn một mực không nói gì, còn tôi cứ đứng như trời trồng, đầu óc quay cuồng…hai gã đàn ông rồ máy xe vọt đi cũng nhanh như khi đến. Cô gái nắm tay tôi kéo sang bên kia đường vừa nói:
–Đi chị… chúng ta chia nhau, hắn không biết đâu…
Tôi vẫn còn run không nói được câu gì, nhưng đột nhiên trong đầu óc u mê của tôi lúc đó nảy ra một ý nghĩ: tại sao cô ta nhặt được vàng mà không hưởng một mình lại cứ nằng nặc đòi chia cho tôi? Rồi tôi nhớ lại có lần tôi đã đọc được một mẫu tin cảnh giác trên báo công an, bọn xấu đã lợi dụng lòng tin và sự nhẹ dạ của mọi ngừơi để thực hiện trót lọt mọi hành vi lừa đảo tinh vi của chúng… tôi chợt run lên với phát hiện nầy, nếu như chúng là đồng bọn với nhau, có nghĩa là tôi đang gặp nguy hiểm, chúng định làm gì đây…? Tôi nhìn cô gái, cô ta vẫn thản nhiên nắm lấy tay tôi như chỗ thân tình:
– Đi chị…hình như hồi nảy chúng có bảo là vàng nầy đã có làm dấu rồi, chúng mình không thể đem bán sợ bị phát hiện, hay là chị đưa em một số tiền tương đương, còn chị cầm hết số vàng nầy…
– Nhưng tôi đâu có dủ tiền để lấy số vàng nầy…
– Vậy…chị có bao nhiêu cũng được, em chịu lỗ cho…
Tôi ngần ngừ:
– Tôi chỉ có chiếc nhẫn cưới đang đeo trên tay đây…còn tiền thì chẳng đáng là bao…
Cô gái nhanh nhẩu:
– Cũng được…chị cứ đưa cho em và cho em địa chỉ, còn thiếu bao nhiêu mai mốt em đến nhà lấy…nhanh nhanh rồi mình đi chị… kẻo chúng trở lại…
Tôi đã có nghi ngại trong lòng nên càng thấy thái độ của cô ta đáng nghi hơn nhất là sự sốt sắng và tử tế quá đỗi của cô ấy, tôi chợt run lên khi nghĩ đến hai gã kia có thể vòng lại bất cứ lúc nào, nếu như chúng thấy đồng bọn của chúng không dụ dỗ được tôi thì không biết chuyện gì sẽ xãy ra…kinh nghiệm đọc báo công an khiến cho tôi càng cảnh giác hơn. Tôi quyết định tức khắc không do dự:
– Vàng nầy của chị lượm được…thôi thì chị cứ giữ lấy, tôi không muốn chia của chị đâu…chị yên tâm, nếu như bọn chúng có trở lại…tôi cũng không nói là chị đã lượm của chúng đâu…
Rồi, không cần nghe câu trả lời của cô gái, tôi lên xe đạp chạy thẳng một nước ra đường lớn, nơi có đông người hơn mà tim hãy còn đập thình thịch như sợ bọn chúng phát hiện ra mình đã nhìn thấy “chân tướng” của chúng…
Hai hôm sau tôi đọc thấy một mẫu tin trên báo công an. Câu chuyện diễn tiến y hệt như chuyện tôi đã gặp, nhân vật nữ là một cô giáo, sau khi trao đổi vàng với tiền xong, về nhà cô mới biết số vàng đó đều là vàng giả mà bọn lừa đảo đã cùng nhau lên kế hoạch đi gạt gẫm mọi người, đã rất nhiều người bị chúng gạt lấy hết tiền, vàng cũng vì lòng tính toán, so đo và tham lam…tôi cũng suýt bị cuốn vào cơn lốc đó nếu như tôi không kịp suy nghĩ, nếu như tôi bị lòng tham cuốn hút vào… Khi tôi kể lại cho các con và ông xã tôi nghe, các con tôi nhao nhao lên:
– Mẹ hay quá, nhờ mẹ đọc báo công an thường xuyên nên mẹ mới có tinh thần cảnh giác đó, chứ nếu không… mẹ cũng bị rồi, ai mà chẳng thích vàng, nhất là của trời cho, đúng không mẹ…?
Chúng nhìn tôi cười ý nhị, riêng ông xã tôi lừng khừng bảo:
– Tại mẹ mầy không có gì để trao đổi với chúng, chứ nếu…
Anh im lặng nhìn ngón tay tôi có đeo chiếc nhẫn cưới, còn tôi thì cười xòa hiểu ý anh muốn nói gì, bởi chiếc nhẫn của tôi đeo cũng chỉ là chiếc nhẫn giả mà thôi…!
Trường đời thì quá rộng lớn… gần như vô hạn, vô biên… mỗi con người là một học viên ở trong đó. Những bài học đều khác nhau, bởi giáo viên cũng là học viên, họ tuần tự, luân phiên nhau lên lớp, thay đổi vai trò… khi là thầy cô, khi là học sinh ở trong cái trường đời mênh mang của cõi người nầy. Bài học nào cũng đáng giá bởi nó đã được soạn bằng tất cả tim, óc, máu xương… của cả một kiếp người- tôi nghĩ thế- Chỉ để duy trì cái sinh mạng phù du, hư ảo nầy mà con người đã làm không biết bao nhiêu việc… tốt, xấu, thiện, ác…v..v… và tùy theo tâm niệm của mỗi người khi thực hiện hành vi ấy mà kết quả thưởng hay phạt sẽ luôn đi kèm theo sát họ không khi nào rời…tôi đọc thấy ý tưởng ấy qua bài thuyết giảng của vị chân sư khả kính trong một tờ tạp chí Phật Gíao…
Cho đến bây giờ, nếu như tôi có dịp gặp lại những người ấy, tôi vẫn sẽ giúp đở họ tận tình nếu họ cần tôi, cũng như tôi đã từng giúp những người khác, tôi cũng không hề giận, ghét những người đã gạt gẫm tôi mà chỉ thấy thương cho sự bất hạnh của họ vì đã không có được hoàn cảnh tốt đẹp hơn để sống cho chân chính, và nếu như có làm được việc gì thiện lành tôi đều xin hồi hướng công đức cho tất cả chúng sanh trong pháp giới nầy đều được hưởng phước báu nhau…
VÂN HÀ (TTHA)

Thursday, December 20, 2018

Một thoáng suy tư

Một thoáng suy tư


Ở người đàn bà đó, nổi bật nhất là cặp mắt sáng long lanh, sinh động lạ thường. Nhìn ai như muốn soi thấu tim gan họ. Bên cạnh bà ta là một bé gái khoảng 7 tuổi – cô bé xinh xắn , tóc vàng hoe , mắt xanh biếc. Một cô bé lai Mỹ hay Nga tôi cũng không phân biệt được và mối quan hệ của họ như thế nào? Chỉ cfó trời mới biết được. Người đàn bà tay xách giỏ tay nắm lấy bàn tay bé nhỏ của cô bé kéo đi hối hả:
_ Nhanh lê nào cho kịp chuyến xẽ không có nhỡ mất.
Cô bé lếch thếch chạy theo nhưng lỡ mất rồi, chuyến xe bus khá đông rời bánh trước khi hai người kịp đến nơi. Tôi đứng đợi xe nhưng mãi nhìn họ , tôi cũng quên cả việc nhảy lên xe cho kịp giờ đến trường . Tôi liếc nhìn đồng hồ. Mới 7 giờ 30. Còn 15 phút mới vào tiết 2 . Tôi ngồi xuống băng ghế chờ đợi chuyến xe khác. Thường khi phải đợi khá lâu mới có một chuyến xe kế tiếp, tôi nhìn dòng xe qua lại không ngớt trước mặt mình mà không cảm thấy một chút náo nức nào. Hôm nay đầu ngày – trời cũng đẹp nữa nhưng không hiểu sao trong tôi không có lấy một chút rung cảm nào với thế giớ bên ngoài. Ngược lại còn pha một chút chán nản mệt mỏi như những kẻ tàn đời sắp sửa giã từ cuộc sống. Tại sao thế nhỉ? Tôi chưa già lắm, tôi hãy còn ở cái tuổi làm được việc, thế mà tại sao tôi lại bi quan như thế cũng không biết nữa?!
_ Ngồi xuống đi con, con đói không?
Người đàn bà cúi xuống hỏi cô bé. Nó lắc đầu không nói gì, đôi mắt nhìn bâng quơ dòng xe cộ qua lại một cách vô hồn trong hki người đàn bà lục trong túi xách ra một ổ bánh mì đã ăn dỡ đưa cho cô bé:
_ Nào, ăn hết đi con, bỏ dỡ phải tội đấy.

_ Không . Con không ăn, cô ăn đi.
Cô bé phụng phịu đẩy ổ bánh mì ra. Bây giờ tôi mới rõ mối quan hệ giữa hai người. Thì ra họ không phải là mẹ con. Tôi đến ngồi xuống băng ghế kế bên 2 người gợi chuyện:
_ Chị và cháu về đâu thế ?
Người đàn bà mĩm cười thiện cảm:
_ À, chúng tôi đón xe về bến xe miền Tây, rồi mua vé xe đò về Mỹ Tho cô ạ.

_ À, đây về đó cũng gần. Chị là cô của cháu ?

_ Ồ không. Tôi mới xin cháu về nuôi. Tôi muốn nó gọi tôi bằng mẹ nhưng nó cứ gọi tôi bằng cô mãi.
Ngạc nhiên, tôi tròn mắt nhìn chị ta:
_ Chị xin cháu ấy à ? Xin ở đâu ? Sao lại có chuyện cho con đi ? Ngộ nhỉ?
Thấy tôi ngây ngô người đàn bà bật cười:
_ Chị không đọc báo à? Người ta đang kêu gọi các nhà hảo tâm đến đón các cháu về nuôi hộ ấy mà. Cô bé ở làng cô nhi Thủ Đức ấy. Có những người không gia đình họ nhận những 5,7 cháu về nuôi, được cấp nhà và tiền bồi dưỡng cho các cháu hàng tháng nữa. Nhưng tôi… tôi cũng không có gia đình, tôi lại thích có một đứa con, một đứa con ruột cơ…

_ Và chị xin cháu về nuôi ? Thế thì cháu phải gọi chị là mẹ mới đúng chứ? Phải không con ?
Tôi vừa nói vừa bẹo má cô bé, nó tròn xeo mắt nhìn tôi, cặp mắt nai tơ, đượm buồn nhìn bâng quơ, không nói gì. Người đàn bà trầm ngâm:
_ Không hiểu sao khi trông thấy con bé là tôi thương nó ngay. Mặc dù đón nó về quê , tôi có thể bị những lờp thị phi tai tiếng đấy nhưng…
Người đàn bà chép miệng, thở dài:
_ … Tôi cần gì những lời khen , tiếng chê của dư luận nữa, hơn nửa cuộc đời rồi… nếu cứ để tâm vào lời bình phẩm của họ chắc tôi sẽ chết già trong cô đơn mất.

_ Chị xin hẳn cháu về làm con ? Không nhận trợ cấp của hội cô nhi quốc tế à? Rồi làm sao hai mẹ con sống ? 

_ Thêm 1 miệng ăn nữa có là bao? Tôi không giàu nhưng tôi nghĩ có thể nuôi cháu được, rồi nó sẽ gọi tôi là mẹ cho cô xem. Tôi yêu nó như con đẻ…

_ Thế còn gia đình chị ? Liệu có chấp nhận 1 đức con như thế không? 

_ Có thể tôi sẽ gặp ý kiến chống đối, nếu thế thì mẹ con tôi ra ở riêng… Tôi muốn có 1 đứa con nhưng tôi lại… không có chồng. Ở vào tuổi tôi, còn ma nào mà ngó đến nữa. Vả lại tôi cũng không muốn xen vào hạnh phúc của người khác. Cô nghĩ tôi còn biết làm gì hơn ?
Người đàn bà trầm ngâm nhìn con bé một cách trìu mến. Tôi đọc thấy trong ánh mắt cghị một niềm tin loé lên, 1 ý nghĩa sống cao đẹp bắt đầu từ đấy. Phải chăng con người tìm thấy sự tồn tại của chính mình qua sự hiện diện của kẻ khác? Một kẻ đi sau , tiếp nối con đường mình chưa đi trọn đã phải nằm xuốn an nghỉ giấc ngàn thu? Có chăng một kiếp sống khác? Hay chỉ là sự nối tiếp luân lưu giữa những giòng sống của kẻ này và kẻ khác? Tôi hkông còn càm thấy chán nản hay mệt mỏi như ít phút trước đây, bởi vì với sự hiện diện của 2 mẹ con họ – tôi cho đó là 2 mẹ con – tôi cảm thấy mình hãy còn sống hết sức ích kỷ và hẹp hòi, chỉ biết có mình và không hề nghĩ đến người khác. Nế chỉ biết có mình cuộc sống này quả đáng nhàm chán. Mỗi ngày với ngần ấy công việc: ăn, uống , ngủ , học hành v.v… Và nếu không còn ổ tuổ ư4a thì công việc còn lại là gì? Quanh đi quẩn lại chỉ từng ấy công việc lập đi lập lại theo công thức sống của kiếp người. Ôi ! Đáng nhàm chán biết bao nhiêu nếu không có 1 lý tưởng nào đấy soi đường cho mình như ngọn hải đăng chỉ hướng cho thuyền bè trong đêm tối. Nếu không có 1 ý nghĩa sống cao đẹp nào đấy soi đường chỉ lối trong đêm tối đời , thì cuộc sống này quả là vô vị , đáng nhàm chán và mệt mỏi vô cùng.
Mãi suy nghĩ tôi không để ý đến chiếc xe bus đã ló dạng từ xa. Người đàn bà đứng lên :
_ Xe đến rồi ! Chào cô đi con.
Con bé lí nhí gì đó trong miệng . Tôi xoa đầu nó 1 cách trìu mến và nói với người đàn bà:
_ Tôi tin là cháu nó rất ngoan và nên người nếu được sống trong tình thương yêu thật sự của 1 người mẹ như chị.
Tôi cho chị địa chỉ và nghĩ rằng 1 ngày nào đó cô bé sẽ là học sinh của tôi, nếu như chị chuyển lên thành phố sinh sống. Bỗng dưng tôi không muốn lên xe nữa. Tôi hkông muốn chen chúc lẫn lộn trong cái khối đông người đến ngợp thở ấy. Tôi quyết định đi bộ đến trường dù rằng tôi có thể muộn mất 5 phút , 10 phút cũng được. Đôi khi người ta cũng cần phải đối diện với chính mình để biết được những suy nghĩ đột ngột trong tâm tư tình cảm của mình như thế nào? Mới ít phút trước đây tôi chỉ là 1 con người bi quan chán nản thiếu sinh khí và không muốn tham gia vào bất cứ công nviệc xã hội nào. Nhưng bây giờ thì khác hẳn , tôi có đủ nghị lực để vượt qua tất cả mọi việc, tôi muốn có đủ thì giờ để tham gia vào bất cứ công việc xã hội nào mà không cần 1 khoảng thù lao nào. Miễn là được sống , được làm theo suy nghĩ của chính mình. Tôi nghĩ đến những làng cô nhi đang kêu gọi lòng hảo tâm của loài người. Tại sao phải giải tán các cháu trong khi đó chính là trách nhiệm và bổn phận của chính quyền đương thời ? Có lẽ ngân sách không thiếu chỉ thiếu trái tim con người!!! Tôi nghĩ các cháu mồ côi chỉ có thể no lòng chứ không thể ấm lòng từ cái làng cô nhi đó. Bây giờ, cái mà người ta nên kêu gọi các nhà hảo tâm đóng góp là trái tim chứ không phải là những của cải vật chất như người ta vẫn thường làm từ trước đê1n giờ. Có lẽ tôi nên làm 1 cái gì đó. Tôi tự nhủ và trong đầu óc tôi hình ảnh người đàn bà nhà quê có đôi mắt sáng khác thường đã làm tôi cbú ý từ lúc ban đầu _ sáng lên rực rỡ _ của Đức Mẹ, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hiện ra trong cõi đời tăm tối này…
Tôi bước chân vào lớp hôm đó như thay đổi hẳn. Tôi thấy yêu thương học sinh của tôi hơn và tôi giảng bài với lửa trong trái tim tôi. Tôi muốn truyền đạt đến các em những tình cảm yêu thương chân thàn nhất của mình với hy vọng là 1 sự đồng cảm nào đó sẽ khiến các em bùng cháy ngọn lửa , ngọn lửa yêu thương của chính các em. Nó sẽ lan toả đến mọi người khác , và nó cũng chính là ngọn lửa thiêng liêng cao quý thiêu đốt mọi tính ích kỷ , tỵ hiềm , ganh ghét của loài người… để cho giữa các em không còn sự phân biệt giàu nghèo , sang hèn, để các em thương hiểu nhau hôn… Ôi ! tôi nhiều tham vọng quá đi mất . Tôi có đạt được điều đó hay không sẽ chỉ là vấn đề thời gian . Tôi thật không ngờ người đàn bà nhà quê và đứa bé lại chi phối tôi nhiều đến thế…
Vân Hà (TTHA)
(Trích: Truyện ngắn Vân Hà - tập 1)

Monday, August 13, 2018

CÂU CHUYỆN NGHIỆP BÁO

CÂU CHUYỆN NGHIỆP BÁO


Không hiểu sao, dạo nầy Lâm bỗng dưng lầm lầm lì lì không nói chuyện huyên thuyên như trước nữa. Nó đột nhiên hay cau có như muốn gây sự với bất cứ ai đến gần hỏi han nó. Nó cũng không buồn ăn hay tắm rửa, mỗi lần má nó nhắc nó đi tắm đi là nó gây sự rồi bỏ ra đầu ngỏ ngồi đến chặp tối mới trở vào nhà. Người ngợm dơ bẩn nhưng nó chẳng quan tâm chải chuốt như trước nữa. Nó dường như trở thành một người khác hẳn, dạo trước nó rất diện, tuy không đẹp hơn ai nhưng nó luôn chăm chút đầu tóc rất kỹ. Nó hay buột tóc đuôi gà rồi cài một cái bông thật to lên trên trông cũng hay hay. Trong xóm, mỗi lần gặp nó, bọn con trai hay hát ghẹo: Kìa, cô bé, có mái tóc đuôi gà…,để được nó nguýt cho một cái rồi cả bọn cười ré lên thích thú bàn tán lung tung về nó… vậy đó, mà bây giờ gặp nó ai cũng ngạc nhiên không hiểu sao nó hoàn toàn thay đổi đến như vậy. Có người bảo con bé bị điên rồi, chắc là trong giòng họ nhà nó có gien của người điên nên bây giờ mới phát… Năm nay, nó cũng đã mười bảy tuổi rồi, cái tuổi được coi là đẹp nhất, vậy mà nó phát điên, nghĩ thật tội nghiệp cho nó.

Má tôi với má nó cũng có chút bà con xa, nên má tôi cũng thương yêu nó không khác gì chúng tôi. Má tôi gặp ai cũng kể về tình trạng bệnh tật của nó để may ra gặp đúng thầy, đúng thuốc chữa cho con bé khỏi căn bệnh quái ác kia. Dạo trước, nó ở dưới nhà quê, từ nhỏ tới lớn chỉ biết đi học ở trường làng mà trường thì cách nhà hai quãng đường khá xa, ngang một nghĩa địa và phải qua một giòng sông không có cầu bắt qua, chỉ có một con đò nhỏ của ông lão chèo đò hàng ngày kiếm sống bằng cách đưa dùm mọi người qua sông…từ ngày nó phát điên, không chịu đi học nữa, má nó tìm cách đưa nó lên thành phố để chữa bệnh, và thế là hai mẹ con tá túc ở nhà tôi.
Lúc đầu, bác sĩ cho điều trị ngoại trú, cứ mỗi đầu tuần là hai mẹ con vào bệnh viện tâm thần Chợ Qúan để chạy điện, lấy thuốc điều trị rồi trở về nhà tôi tạm trú.Hơn nữa năm trời, bệnh cũng không thuyên gỉam chút nào mà càng lúc càng tăng. Lâm trở nên hung dữ, hay phá phách lúc về đêm nhiều hơn. Các em tôi rất sợ, chiều đến là chúng rút hết lên lầu không dám ở cạnh chị Lâm nữa. Chỉ còn tôi thỉnh thoảng trông chừng không để chuyện đáng tiếc xãy ra. Tôi dấu hết mọi thứ đồ vật có thể gây nguy hiểm như dao, kéo, kềm, búa….v.v…vì lúc lên cơn Lâm bất kể cả người thân….má Lâm không chịu đựng nổi nên bỏ về quê và thay vào đó là người cha quê mùa, mộc mạc lúc nào cũng đi chân đất lên ở lâu dài để chăm con.
Một năm sau, má tôi khuyên chú nên đưa Lâm vào nhập viện để tập thể bác sĩ, y tá ở trong bệnh viện chăm sóc cho Lâm sẽ hiệu quả hơn. Thế là Lâm vào ở hẳn trong bệnh viện tâm thần Chợ Qúan. Mỗi ngày có Ba vào thăm, nuôi. Thỉnh thoảng, má Lâm mới lên thay cho Ba về quê coi sóc ruộng vườn ít bửa, rồi lại trở lên Sài Gòn nuôi con gái. Chiều thứ bảy, má tôi cũng thường bảo chú ấy đưa Lâm về nhà chơi cho khuây khoã và cũng để theo dõi xem bệnh tình của Lâm tiến triễn có tốt không? Thế nhưng, mọi cố gắng của người cha gần như vô vọng. Chẳng những Lâm không thuyên giảm mà còn có vẽ như nặng hơn…mỗi lần về nhà, Lâm chẳng nói chẳng rằng, cứ ngồi im thin thít ở trong một xó tối. Cặp mắt lạc thần cứ nhìn trừng trừng vào khoảng không trước mặt như đang phải đối diện với một ai đó. Thỉnh thoảng buông một tràng cười man dại… má tôi dỗ dành cách nào cũng không chịu nói chuyện hay ăn uống chi cả. Riết rồi má tôi và ba Lâm cũng quyết định để mặc cho cô gái với số phận không may đó. Ba Lâm chuyển cho con gái lên Biên Hòa và ở luôn trong bệnh viện cho tiện việc điều trị, rồi ông về Cần Thơ và không lên nữa. Má tôi, thỉnh thoảng có nhớ đến cô cháu tội nghiệp lại nấu nướng các món ăn ngon rồi sai tôi đi thăm nuôi…mỗi lần như thế, tôi sợ muốn chết nhưng không dám cải cũng vì tội nghiệp và thương cho số phận không may của Lâm.
Sáng nay, má tôi sắp sẳn đồ ăn, thức uống cho Lâm, bảo tôi đi sớm rồi về sớm cho kịp chuyến xe buýt buổi chiều. Tôi đến nơi hãy còn sớm lắm, mọi người trong bệnh viện còn đang tập thể dục ngoài sân. Không khó chút nào, tôi tìm thấy Lâm đang đứng thơ thẩn ở một góc sân cỏ. Lâm vẫn còn nhận ra tôi, cô gái cười nói tíu tít:
– Trời ơi ! chị Sáu, em mừng quá, em cứ tưởng hôm nay chị không lên, ba má em có lên thăm em không ?
Tôi an ủi :
–Đừng buồn, Lâm, chắc chú thím bận công việc ở quê nên không lên được, má chị bảo cứ để ở trên nầy gia đình chị chăm sóc cho em cũng được. Bao giờ ở dưới rảnh rỗi sẽ thu xếp để lên thăm em mà…
–Em biết rồi…chắc là ba má thấy em điên khùng nên không thương nữa, bỏ rơi luôn…
Nói xong, cô gái ôm lấy tay tôi, khóc òa như đứa trẻ con. Tôi cũng cuống quít, dỗ dành:
– Thôi nào, đừng khóc nữa, giống con nít quá, người ta cười Lâm kìa…
Lâm ngồi bệch xuống gốc cây cạnh đấy, nước mắt vẫn chan hòa nhưng không khóc lớn tiếng nữa. Tôi dở gào mên thức ăn ra, bảo Lâm :
– Thôi, đói chưa ? ăn chút gì đi nhé, hôm nay má chị làm thức ăn ngon lắm đó…
– Em không muốn ăn đâu, em chỉ muốn về nhà thôi, chị nhắn dùm ba má lên rước em về đi…
– Ờ, để từ từ rồi chị nhắn cho, nhưng em phải ngoan, uống thuốc đều đặn, nghe lời bác sĩ một thời gian, khi nào bác sĩ cho phép ba má mới lên đây rước em về được….
–Em hết điên rồi mà chị… không tin, chị vào hỏi bác sĩ thử xem…
– Chị tin chứ, nhưng phải ở lại dưỡng bệnh một thời gian nữa mới chắc ăn, bác sĩ nói vậy mà…
– Chị chưa gặp bác sĩ, sao chị biết ?
Tôi cười trừ :
– Ờ…chị có người bạn cũng bệnh giống em vậy đó, nhưng giờ chị ấy hết bệnh rồi, đã được ba má đón về rồi. Em ráng ở trong nầy thêm một thời gian nữa thôi rồi chú, thím sẽ lên đón em về dưới mà….
– Em mong từng ngày để được về lại dưới quê, ở trên đây em thấy khó chịu quá…tại sao ba má không để em ở dưới cũng được, không phải tốn tiền đi xe đò, không phải tốn tiền nằm bệnh viện? Chị nhắn ba má lên rước em về đi, em hết chịu nổi rồi…
Nói xong, Lâm lại khóc nức nở, không chịu ăn. Tôi thương Lâm vô cùng nhưng không làm sao giúp được cô gái. Tôi chỉ biết dỗ dành Lâm như một đứa trẻ con :
– Thôi nào, nín đi, đừng khóc nữa, không chị về liền cho xem, chị lên thăm thì phải vui lên chứ, khóc hoài chị không dám lên nữa à…
Bấy giờ Lâm mới cuống qúit ;
– Đừng…chị đừng về…đừng bỏ em một mình trong đây nữa…em sợ lắm, mấy người đó dữ lắm…họ muốn giết em chết đó…họ cứ trói tay chân em lại hoài, rồi họ còn cho điện giựt em nữa, chị ơi…nói ba má rước em về lẹ lẹ lên nha, em sợ ở trong nầy lắm rồi…
Tôi trấn an :
– Ờ …để chị nhắn chú thím lên gấp đón em, bây giờ thì ăn đi để chị còn về cho kịp chuyến xe buýt…
Nhìn cô gái ngoan ngoãn ăn cơm, tôi thấy xót xa trong lòng làm sao. Lâm bây giờ không giống như Lâm trước kia tôi biết. Trước kia, Lâm xinh đẹp, yêu đời, lanh lợi bao nhiêu thì bây giờ tàn tạ như đóa hoa buổi chiều, Lâm héo hắt, ngơ ngác, đôi mắt lạc thần nhìn vào khoảng hư vô như đang đối diện với một ai đó vô hình…người ngợm dơ bẩn vì không chịu tắm. Riết rồi, cáu bẩn bám đầy không còn ra dáng một cô gái nũa, lúc nào đầu tóc cũng bù xù, rối bời như mớ bòng bong…chỉ có khi nói chuyện với tôi là có vẻ tỉnh táo đôi chút, có lẽ do nhớ nhà, nhớ cuộc sống tự do, nhớ những kỹ niệm với bạn bè dưới quê cùng bắt cua, bắt ốc bên nhau lúc nhỏ nên Lâm không thể chịu được cuộc sống bẩn chật nơi cái bệnh viện tâm thần nầy. Chung quanh chẳng có một ai thân quen, chỉ toàn là những người cùng bệnh như nhau. Nhìn họ, tôi thấy là Lâm hãy còn bình thường lắm vì còn nhìn ra người quen, người thân, còn biết nhớ nhà, nhớ cha mẹ, nhớ những người bạn ở cùng quê… còn họ, những người bạn trong bệnh viện tâm thần nầy của Lâm, chẳng còn ra con người nữa. Họ đi thơ thẩn khắp nơi, người thì ca hát cuồng loạn, người thì khóc la thảm thiết, người thì xé quần, xé áo, trần truồng đi lang thang như người mộng du, có người còn đánh đấm, cắn nhau đến nổi bác sĩ phải nhốt họ riêng một phòng. Họ không còn nhìn ra người thân của họ nữa. Những con người khác lạ hoàn tòan, dường như là không còn dính dáng gì với thế giới loài người nữa. Họ sinh hoạt trong cái thế giới hoang tưởng của họ, một thế giới rất riêng của những người bị bệnh tâm thần với nhau. Họ không hề sợ bất cứ điều gì, bất cứ ai. Bác sĩ, y tá, bác bảo vệ…và cả những người thân của họ. Bỏ họ ở lại bệnh viện luôn hay đón họ về với gia đình cũng thế thôi. Họ không còn phân biệt nổi đang ở nhà hay đang ở bệnh viện tâm thần nữa. Họ chẳng buồn ăn uống, người gầy rộc chỉ còn da bọc xương , nước da xanh rớt như người chết, nói năng lảm nhảm, đôi mắt ngơ ngáo, nhìn vào cõi riêng của họ, thậm chí, có người thân ở kế bên, họ cũng không còn nhận biết nữa. Còn Lâm thì không thế, Lâm hãy còn nhận biết mình đang bị mọi người thân bỏ rơi dần dần, còn thấy nhớ nhà, nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ người thân ở dưới quê lâu rồi không gặp mặt. Những lúc tỉnh táo bất chợt như thế Lâm chỉ biết khóc mà thôi. Lâm rất sợ bị bác sĩ và các cô y tá la rầy. Có lẽ trong số bệnh nhân tâm thần ở đây chỉ có Lâm là ngoan nhất. Lâm vừa ăn vừa năn nỉ tôi:
– Chị Sáu nhớ nhắn ba má dùm em nha, em hết bệnh rồi, không tin chút nữa chị hỏi bác sĩ coi…
–Ờ…để rồi chị nhắn dùm cho, ráng ở đây uống thuốc thêm ít hôm cho khoẽ hẵn đã, không thôi về dưới bệnh lại, mất công trở lên bác sĩ không nhận đâu…
Tôi cứ hứa bừa như thế cho cô gái yên tâm mà trong lòng tôi thừa biết cả nhà Lâm gần như tuyệt vọng hoàn toàn. Đã hơn nữa năm trôi qua, ba má Lâm gần như bỏ hẳn không lên thăm con nữa, một phần là vì ở dưới quê lên tận Biên Hòa để thăm con thật không đơn giản, nào tiền xe, tiền ăn , tiền thuốc thang…rồi còn không có chổ ở lâu dài nữa, phải ở lang thang trong bệnh viện mất mấy ngày mới trở về nhà tôi tận Sài Gòn, rồi lại phải mua vé xe trở về Cần Thơ, tận chốn miệt vườn sông nước mênh mông, bốn bề vắng vẻ, không một bóng người láng giềng ở cạnh, có chăng chỉ là những mái nhà thấp thoáng xa thật là xa, muốn gặp nhau nói câu chuyện phải đi đò qua một con sông khá rộng và sâu. Vậy đó, mà gia đình Lâm ở đấy đã lâu lắm rồi, nghe nói từ đời ông nội của Lâm. Ngày trước, ông bà của Lâm cũng thuộc hàng khá giả, có của ăn của để, có ruộng vườn cho người làm công, có tiền của cho vay lãi và đối đãi với người ăn kẻ ở rất là khe khắt…nếu có ai vi phạm điều gì là trừng trị thẳng tay, không hề biết thương hại một ai, ngay cả đối với bà con, họ hàng gần cũng như xa, ông đều không nương tay …riết rồi mọi người đều xa lánh không ai muốn ở gần ông nũa. Từ khi lớn lên, Lâm chỉ nghe kể về ông, chứ không nhìn thấy vì lúc ấy ông mất đã lâu lắm rồi. Tôi cũng đã có lần nghe má của Lâm kể về ông, về những lần ông trừng phạt những người làm công có lỗi, trong đó có một người vì uất hận quá nên sinh bệnh mà chết. Trước khi chết ông ta tìm đến ông nội của Lâm nói những lời nguyền rủa rất độc địa, có lẽ vì thế mà bây giờ con cháu của ông gặp phải những điều không may chăng? Má của Lâm chỉ biết than vắn, thở dài mỗi khi nhìn thấy con gái trở nên điên loạn như thế. Bà là chị dâu họ của má tôi. Khi bà về làm dâu nhà ấy, bà mới biết chuyện trong gia đình nhà chồng có những uẩn khúc mà người ngoài không bao giờ biết được. Bà thường nói với má tôi :
– Có lẽ ông bà nội nó thiếu âm đức cho nên con cháu không được may mắn như con người ta, chứ nó có tội tình gì đâu.Con gái mới lớn mà như thế là hết đời, em không biết làm cách nào để chữa trị cho cháu bây giờ…
– Thím đừng nghĩ ngợi nhiều quá.Nghiệp báo của ai người đó phải gánh chịu chứ ông bà thì có lỗi gì? Trừ khi cộng nghiệp của cháu và ông bà giống nhau, nên mới có chuyện trùng hợp như thế thôi…
Má tôi an ủi :
– Thím nên mang cháu vào chùa thử xem. Tôi nghe nói ở bên Linh Quang tịnh xá có sư thầy chữa bệnh nghiệp chướng hoặc ma quỉ ám rất hay, nếu như cháu có người cõi âm theo hay nghiệp chướng nặng nề thì thầy cũng đều chữa được hết. Chẵng những thế, mà thầy còn độ cho biết bao bệnh nhân sau khi hết bệnh, có được cuộc sống bình thường, biết làm việc tốt để tạo phước báo sau nầy…
Má Lâm gật đầu như cái máy:
– Để hôm nào thuận tiện khi ba cháu lên thăm, em sẽ dẫn cháu lên chùa một lần cho biết. Nếu như cháu còn chút phước báu thì may ra… chứ em tuyệt vọng lắm rồi chị ơi… Thím vừa nói vừa khóc trông rất tội nghiệp. Má tôi nhận lời trông nom cho Lâm ở Sài Gòn để ba má Lâm trở về quê lo công việc dưới ấy, thỉnh thoảng, độ vài ba tháng mới lên thăm một lần…và thế là má giao cho tôi đảm trách việc thăm nuôi thường xuyên cô em gái không bình thường nầy. Mỗi tuần một lần, tôi đều đặn lên Biên Hòa thật sớm để thăm và mua quà vào cho Lâm…Lần nào cũng vậy, hễ gặp tôi là Lâm đều khóc lóc, năn nỉ bảo tôi xin bác sĩ cho về vì Lâm chẳng có bệnh gì cả. Có lần, má tôi tội nghiệp bèn xin với bác sĩ cho về nhà chơi ít bữa, đêm đó, cả nhà phải một phen khiếp vía vì sự lên cơn của Lâm. Nữa đêm, Lâm không chịu ngủ, la hét um sùm, cầm dao chém lung tung như đang chiến đấu với một kẻ vô hình….thế là sáng hôm sau má tôi lại nhắn ba má Lâm đưa cô gái trở lại bệnh viện tâm thần…
Trước khi vào viện, chú thím cũng nghe lời má tôi đưa Lâm lên chùa để điều trị thử xem, Lâm nhất quyết không chịu đi, cứ đến cửa chùa là không chịu vào, nhất quyết đòi về cho bằng được đến nổi sư thầy phải ra tận bên ngoài đón vào… có lẽ do thần lực của sự chú nguyện của thầy nên Lâm đột nhiên trở nên ngoan ngoản lạ thường. Cô gái bước vào chánh điện có vẻ rụt rè, sợ sệt…đôi mắt ngơ ngác nhìn lên Phật, chắp tay với vẻ khuất phục, cô quì xuống, khóc nức nở…giọng thầy trầm, đều đều:
–Con có điều gì oan ức chưa giải tỏa được, hãy cứ nói thầy nghe, có thể thầy sẽ giúp được cho con…
Đột nhiên, Lâm quay người lại, chỉ thẳng vào chú, giọng nói lạ hẳn đi :
– Cha của người nầy đã ức hiếp con, đã đánh con chết ở ngay tại gốc xoài phía sau nhà…con tức lắm, con không đi được, con phải ở lại để trả thù con cháu của ông ta….
–Thôi nào…tội người nào làm người ấy chịu, sao lại trả thù con cháu người ta, cho thầy xin đi, ở lại chùa với thầy, thầy sẽ độ cho…
– Không được, con không chịu…con phải trả thù…
Lâm gào lên, rồi khóc nức nở như uất ức…thầy không nói gì nữa, chỉ lầm thầm niệm chú, Lâm ngồi yên lặng một chút rồi thiếp đi…Thầy đứng lên nói với chú thím tôi :
– Chắc là người đó đã đi rồi, hoặc ở lại chùa với tôi, ông bà cứ đưa cháu về, không sao đâu…
Chú thím tôi cảm ơn thầy, nhìn nhau. Tôi thấy ánh mắt của họ có một cái gì đó hơi lạ, họ cũng không buồn hỏi thầy là ai đã nhập vào Lâm để có những lời nói lạ lùng đó nhưng tôi nghĩ – trong thâm tâm của chú thím, chắc là họ hiểu điều gì đã xãy ra đối với con gái mình – rồi chú thím không đưa con vào bệnh viện tâm thần nữa mà quyết định đưa Lâm về Cần Thơ, cho Lâm ở nhà tự điều trị bằng thuốc nam…
Kể từ dạo ấy tôi ít khi được gặp lại Lâm vì không có dịp về Cần Thơ thường hơn, chỉ những dịp hè tôi mới về được ít ngày nhưng lại không có thì giờ về tận nhà của Lâm ở tuốt trong vàm, xa xôi cách trở nhiêu khê…rồi tôi lập gia đình… không có dịp về quê thường hơn… cho đến bây giờ…Một hôm, đi dự đám cưới của người em chú bác, tôi có nghe được tin tức của Lâm… càng buồn hơn nữa… Lâm về quê được ít lâu thì bệnh tái phát, lần nầy nghe nói nặng hơn trước rất nhiều đến nỗi Lâm không còn nhận ra người thân. Lâm luôn gào thét, không chịu ăn uống, tắm rữa…Ba Má của Lâm cũng quá mệt vì con, phần tuổi cao, sức yếu nên không còn nghĩ đến việc đưa con lên Sài Gòn chữa trị nữa. Lâm cứ sống cuộc sống điên loạn như thế cho đến một hôm người ta nhìn thấy cô gái nằm gục bên bờ sông nhưng đã chết tự bao giờ… Tôi lặng người… không buồn cho Lâm mà còn cảm thấy mừng vì Lâm đã thoát khỏi kiếp sống đọa đày… Nghiệp báo của mỗi người không giống nhau vì sự tạo nghiệp của mỗi người khác nhau nhưng tôi nghĩ rằng trên cả sự vay trả, trả vay là lòng tha thứ, bao dung của con người. Nó có thể cắt đứt giòng nghiệp báo triền miên đã làm cho kiếp người vốn khổ đau lại càng đau khổ hơn nầy…
Mỗi lần nghĩ về Lâm tôi luôn cầu nguyện cho Lâm có được kiếp sống khác tốt đẹp hơn, an vui hơn, hạnh phúc hơn kiếp nầy… bởi vì Lâm đã trả nghiệp xong rồi…
Vân Hà (TTHA)

Sunday, December 17, 2017

THẰNG ĐEN

THẰNG ĐEN

Quăng chiếc cặp táp lên bàn, tôi chạy thẳng vào nhà rót một ly nước mát uống ừng ực…khát quá…rồi tôi chạy thẳng ra nhà sau kiếm nó. Trong nhà, trước sau vắng lặng chẳng thấy bóng nó đâu, các em tôi còn đi học chưa về, chị và má tôi đang nấu nướng trong bếp. Mọi khi thấy tôi về đến là nó chạy đi rót nước cho tôi, rồi lăn xăn, tíu tít kể hết chuyện nầy đến chuyện khác ở nhà cho tôi nghe…nó đâu rồi nhỉ? Tôi chạy lên gác, cũng chẳng thấy nó, tôi ra sau nhà, tôi chạy ra con hẻm mà nó vẫn thường đứng xem bọn trẻ trong xóm tụ lại bắn bi, cũng chẳng thấy nó, tôi dáo dác nhìn trước, nhìn sau…rồi chạy vào bếp hỏi má tôi
– Nó đâu rồi má?
– Ai ?
– Thằng đen…
–À má nó đón rồi
–Dì Ba lên rồi hả má?
–Ừ, nhưng chỉ lên thăm nó một chút rồi về dưới…chắc là dì dẫn nó đi chơi đâu đó thôi…
Tôi thở phào, nhẹ nhỏm, chỉ sợ nó bỏ đi bởi vì nhớ má nó. Dì Ba, má nó, mướn nhà ở sát cạnh nhà tôi. Tuy chỉ là người hàng xóm nhưng má tôi thương dì như một người em ruột vậy…từ ngày dì về ở cái xóm Bà Hạt nầy, lũ trẻ trong xóm có thêm đề tài để đùa giỡn, trêu chọc…hàng ngày dì đi làm cho một nhà hàng ở đâu đó, còn thằng đen thì mới học lớp đệ thất, ngoài giờ đi học ở trường về, được mẹ dẫn theo, hoặc có khi gởi sang nhà tôi…Dì Ba ít khi cho nó chạy theo chơi với bọn trẻ trong xóm bỡi Dì không muốn nó bị trêu chọc…vậy mà nó vẫn bị bọn trẻ trêu chọc, trêu chọc thường xuyên một cách tội nghiệp…có lần, tôi chứng kiến nó bị một bọn trẻ con bao vây, đứa nắm tóc, đứa nắm tay, đứa kéo áo làm cho nó ngã lăn ra đất, vậy mà bọn trẻ cũng không tha, mỗi đứa một câu châm chọc:
–Ê…thằng tây đen…ba mầy đâu rồi?…
–Thằng Mỹ đen gớm ghiếc… mầy ở đâu đi lạc đến đây vậy?
–Ê, thằng chà và, mầy qua đây để học đá banh hả?
–Mầy dám đánh lộn tay đôi với tao không, thằng đen kia?
– Chấp…luôn cả má mầy nữa, dám hông…?
Nó chẳng nói chẳng rằng lăn xã vào thằng bé đó, hai đứa quần nhau tơi tả trong tiếng reo hò cổ vũ của bọn trẻ, khi mẹ nó và tôi chạy đến thì đứa nào đứa nấy mặt mũi cũng thâm tím, trầy xước, rướm máu, mẹ nó ôm con vừa khóc:
–Đi về, con…
–Sao mà đánh nhau dữ vậy, Tí ?
Tôi không gọi nó là thằng Đen như mọi người vẫn thường gọi, mà tôi thích gọi nó là thằng Tí một cách âu yếm như mẹ nó vẫn thường gọi nó như thế. Nó vừa gở tay mẹ ra vừa muốn xông vào đánh tiếp với thằng bé kia, vừa trả lời tôi:
–Tại nó gây sự với con trước, con đánh cho nó chừa cái tật hỗn hào với người lớn…
– Thôi con…nhịn nó một chút đi, cho nó ăn quen gặp người khác dữ hơn, người ta sẽ dạy nó…
–Không được, nó chọc con hoài, con cố nhịn nhưng nó cứ làm tới, lần nầy con phải cho nó biết tay
–Thôi, nghe lời mẹ đi cưng, để rồi chị mét má nó cho nó bị đòn…
–Em không cần mét, má nó bênh nó lắm… có mét cũng như không, em tự tay trừng trị nó cho nó bỏ cái tật chọc ghẹo người khác…
Nó gờm gờm nhìn lũ trẻ như thách đố. Thấy có người lớn, chúng bỏ chạy tản mác về nhà. Dì Ba chỉ biết phân trần với tôi:
–Cháu xem, chúng nó cứ chọc ghẹo thằng bé luôn…Dì đến khổ với chúng…
–Kệ chúng mà dì, chúng cũng là trẻ con thôi, lớn lên chúng sẽ hiểu…
Tôi cũng chỉ biết an ủi Dì như mẹ tôi mỗi lần Dì phiền muộn vì thằng Đen bị người khác trêu chọc, kỳ thị…và việc ấy cứ tái diễn luôn…Từ khi dì dọn nhà đến ở cái xóm nầy, hai mẹ con dì thường là đề tài cho các bà mẹ trong xóm ngồi lại thì thào nói chuyện với nhau. Họ xem hai mẹ con dì như một hiện tượng lạ của cái xóm nầy. Có những bà mẹ, tuy không phải là quí tộc nhưng cũng ra cái điều ta đây là loại người cao quí, không thích chơi với loại người vừa nghèo vừa điều tiếng như dì. Họ tụm năm, tụm ba mỗi khi xong việc cơm nước để nói chuyện người khác trong xóm, và dề tài của họ luôn là mẹ con dì, thằng đen thì luôn bị họ nhìn bằng cặp mắt khinh bỉ, họ cấm con mình không được chơi với nó dường như là sợ bị lây bệnh truyền nhiễm vậy. Có lẽ đó là nguyên do khiến cho thằng đen bị những đứa trẻ khác trong xóm kỳ thị và ghét bỏ…trẻ con thì biết gì, chỉ tại người lớn…đó là lời má tôi thường nói để an ủi dì mỗi khi dì sang nhà chơi và tỏ vẽ buồn tủi vì bị ghét bỏ, vì lở có một đứa con lai da đen…má tôi cũng không hỏi vì sao dì có nó, sợ động vào nỗi đau trong lòng dì, mặc nhiên má tôi coi đó là sự kiện bình thường của kiếp người. Ai mà chẳng một lần gặp hoạn nạn trong đời, vậy thì phải thương nhau không hết chứ soi mói nhau làm chi cho mình và người đều khổ?Dì thường khóc khi nghe má tôi nói thế. Má tôi cũng thường hay nói chuyện đời với dì, thường là những câu chuyện ngụ ý để an ủi dì…
Mấy hôm rày dì phải gởi thằng Đen sang nhà tôi.Mẹ dì ở dưới quê mất mà dì thì không muốn con bị họ hàng đàm tiếu nên dì không dẫn nó về. Nó cứ hỏi tôi tại sao mẹ không dẫn nó về đám tang bà ngoại? Tôi cũng chỉ biết giải thích với nó là tại vì em bận học, mẹ không muốn em phải nghỉ học mấy ngày vì bà ngoại mất. Nó thấy tôi hơi lúng túng nên cũng không dám hỏi thêm gì nữa, nhưng tôi nghĩ là nó có thể đoán ra vì sao mẹ không dẫn nó về.Nó có vẽ buồn rồi lẳng lặng đi ra ngoài sân thơ thẩn một mình bên mấy bụi hoa nguyệt quế của má tôi trồng …
Mấy hôm rày có những người lạ không biết ở đâu đến xóm để hỏi thăm về mẹ con thằng đen, má tôi phải tiếp họ vì bà con trong xóm cứ thấy hỏi thăm mẹ con nó là chỉ sang má tôi, làm như mẹ con dì là bà con ruột thịt của nhà tôi vậy. Mà quả có thế thật, má tôi xem dì chẳng khác gì người em gái ruột của mình, có món gì ngon cũng bảo tôi đem sang cho mẹ con dì. Thằng đen đau ốm, bệnh hoạn má tôi cũng trông nom, lo lắng không khác gì em ruột tôi, má tôi còn giữ dùm mỗi khi dì có việc hoặc về quê vài ngày… cho nên, nó cũng ra vào nhà tôi thường xuyên như nhà của mẹ nó vậy, các em tôi cũng không kỳ thị nó như những đứa trẻ khác trong xóm, chúng thương yêu, chơi thân với nhau như anh em một nhà. Đó là nhờ sự giáo dục của má tôi, bằng tình thương và lòng từ bi của một Phật tử thuần thành, má tôi thường dạy chúng tôi là trẻ con không được phân biệt đối xử với nhau vì như thế sẽ hình thành một quan niệm không tốt cho tới lớn, làm hao tổn từ tâm trong lòng mỗi người… chúng tôi không biết gì nhưng cũng ngoan ngoãn nghe lời má, riết rồi chúng tôi thấy việc thương người, giúp người như lời má dạy là bình thường, tự nhiên, là cần thiết như cơm ăn, áo mặc vậy…
Tôi lễ phép chào người đàn bà trông rất đẹp và sang trọng như một phu nhân của một chính khách nào đó. Bà ấy mỉm cười với tôi :
– Có má ở nhà không con ?
– Dạ, má con đi chợ chút xíu về liền… mời bà vào nhà uống nước đợi má con…
– Ừ, để bà tự nhiên, con bận làm gì thì cứ làm đi…
Tôi nhẹ nhàng đặt ly nước trà trên bàn cho bà khách rồi quay sang công việc của mình, với mớ rau cải tươi non chờ tôi lặt cho sạch sẽ để làm cơm trưa… Má tôi cũng vừa về đến, nhìn thấy bà khách, má tôi hơi ngạc nhiên, bỡi từ hồi nào tới giờ má tôi có người bạn nào đâu…suốt ngày “đầu tắt, mặt tối” với mớ nồi niêu soong chảo, với lũ con đủ mọi lứa tuổi còn nhỏ xíu “ ăn chưa no, lo chưa tới”, với mọi lo toan cơm, áo, gạo, tiền…thì còn rảnh rổi đâu để mà lui tới với bạn bè? Cho nên, má tôi nói họ cũng dần dần xa cách mình luôn, và cho đến giờ phút nầy, người bạn duy nhất còn lui tới với má tôi đó là má thằng đen. Nhìn bà khách tươi cười nhìn mình, má tôi hơi bở ngở:
– Chào bà…bà tìm tôi… có việc gì…?
Bà khách vồn vả nắm lấy tay má tôi:
–Em xin phép làm phiền bác một chút thôi ạ…
Gịong miền Bắc ngọt ngào, bà ấy kể lể đủ thứ, nào là gia đình chỉ có hai mẹ con, của ăn, của để không hết nhưng nay con bà muốn đi du học…nói chung, bà muốn má tôi nói với dì ba cho bà nhận thằng đen làm con nuôi hay con đẻ cũng được miễn là nó sẽ cùng đi với bà sang định cư ở nước ngoài, má tôi chỉ biết ậm ừ rồi hẹn ngày cho bà đến gặp dì ba và thằng đen, bỡi má tôi cũng chẳng biết tại sao bà ấy tử tế với mẹ con dì như vậy? Theo má tôi thì chắc là bà ấy ít con nên muốn nhận thêm con nuôi cho thằng bé có bầu có bạn cho vui…Dì ba tiếp bà ấy cũng bở ngở không kém má tôi vì đây là lần đầu dì được đối diện với một vấn đề khá phức tạp. Nếu như dì đồng ý, cuộc sống của hai mẹ con sẽ đổi khác ngay, con dì – thằng Đen – sẽ được đi nước ngoài với người mẹ nuôi giàu có ấy, tương lai nó sẽ được sáng sủa hơn…nhất là nó không phải bị sự kỳ thị, trêu chọc nhẫn tâm của chúng bạn ở cùng xóm nữa, dì Ba nghĩ đến điều đó nhiều nhất bỡi dì rất thương con, dì muốn cho thằng đen có cuộc sống bình thường như mọi đứa trẻ khác, bà khách hiểu được sự đắn đo của dì nên bà vui vẻ đứng lên :
– Dì ba cứ suy nghĩ cho kỹ đi nhé…bao giờ quyết định thì vui lòng gọi cho tôi, tôi sẽ chờ quyết định của dì…
– Chào bác… cám ơn bác…
Dì ba ấp úng nói lời cảm ơn mà vẫn tưởng như mình đang nằm mơ, sự việc thật quá bất ngờ ngoài trí tưởng tượng của dì. Chưa bao giờ dì dám mơ tưởng đến việc cho con đi học nước ngoài cả, bỡi cuộc sống khó khăn, nghèo túng thường xuyên khiến cho dì quên cả việc thằng đen không phải là đứa trẻ bình thường.Với dòng máu lai thể hiện qua màu da của nó đã luôn là đề tài cho mọi người đàm tiếu cuộc sống của dì. Gia đình không chấp nhận, bạn bè xa lánh, xóm giềng chẳng mấy ai lui tới…xem như dì bị cô lập trong cái thế giới của riêng hai mẹ con. Khi dì đến ở cái xóm nầy, ai cũng thắc mắc về đứa con không cha mang màu da đen của dì nhưng có cạy răng dì cũng không chịu nói. Dì im lặng dấu cái quá khứ đau buồn của mình, không hề tâm sự với ai, ngay cả với mẹ tôi là người dì thương yêu và tin tưởng không kém gì người thân trong gia đình…Bà khách ra về đã lâu mà tôi thấy dì hãy còn ngồi thừ người, bàng hoàng với những gì đã và đang buộc dì phải suy nghĩ cặn kẻ để quyết định cho mình một hướng đi mới…
Những ngày sau đó, tôi thấy dì buồn ghê lắm bỡi nếu quyết định thì ngay bây giờ dì phải xa con một thời gian không biết đến bao giờ mới gặp lại, dì cũng biết là bà khách sở dĩ đi tìm một đứa con da đen để nhận làm con, chỉ là vì chế độ ăn theo diện con lai để cả gia đình bà được đi nước ngoài mà thôi, một sự trao đổi có điều kiện, không biết trong thời gian vắng mặt dì, thằng đen có được họ đối xử tử tế không?Nó mới mười hai tuổi đầu đã biết gì về lòng người để mà ăn ở cho vừa lòng họ, rồi thì…bao nhiêu chuyện phức tạp khác nữa…nhưng nếu dì không đồng ý thì hai mẹ con cứ phải sống chui rúc trong cái xóm nhỏ hẹp nầy để mà tập tính nhẫn nhục cho đến hết một đời người ư ? Dì thì không sao nhưng thằng đen thì dì muốn cho nó có một cuộc sống khác tốt đẹp hơn, dù hoàn cảnh ra đời của nó chỉ làm cho dì tủi nhục mỗi khi nhớ lại những ngày còn làm công ở một khách sạn mà thôi…bây giờ có dịp để cho con mình có thể thay đổi cuộc sống tại sao dì không có can đảm dứt khoát một lần?Dì hỏi ý kiến má tôi:
–Chị thấy thế nào? Em có nên cho thằng đen làm con họ để nó được đi nước ngoài không?
Má tôi cũng đắn đo không kém:
–Ờ nếu nó đi được thì cũng hay…bây giờ người ta đang tìm mọi cách để được đi nước ngoài, mình có dịp may như thế cũng nên đi cho biết. Ông bà mình thường nói: đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn, dì đừng lo, rồi mai mốt nó lớn, học thành tài, nó sẽ trở về đón mẹ cho mà xem…
Dì rưng rưng nước mắt:
– Chỉ sợ những ngày không có em, không biết người ta đối xữ với nó có tốt không?
–Chắc cũng không đến nổi nào vì cũng nhờ nó mà gia đình họ được đi chính thức không phải vượt biên đầy nguy hiểm, nên tôi nghĩ họ phải biết điều với nó, vả lại nó cũng lớn rồi, nếu có gì nó sẽ gởi thư báo với dì, lúc đo mình sẽ tính tiếp…
Được sự đồng tình của má tôi dì can đảm nhận lời của bà khách. Khi thằng đen biết được quyết định của má nó, nó khóc quá chừng, nó không chịu đi nếu như không có má nó ở bên cạnh, dì dỗ thế nào nó cũng không chịu và dọa sẽ bỏ nhà đi bụi đời nếu như dì ép buộc nó phải ra đi nước ngoài với một gia đình lạ hoắc.Dì không biết làm cách nào khác hơn là đành nói thật với bà khách để từ chối lòng tốt của người ta…kể từ hôm đó tôi thấy thằng đen ngoan ngoãn lạ thường, chắc là nó sợ làm mẹ buồn lòng vì không nghe theo tính toán của mẹ, làm mất đi dịp may hiếm có trong đời để mẹ và nó có thể thay đổi cuộc sống tốt đẹp hơn hiện tại…
Rồi một hôm bà khách tốt bụng trở lại, lần nầy bà nhận cho cả hai mẹ con cùng đi nhưng dì đi với tư cách là mẹ của hai đứa con trai khác màu da, có nghĩa là dì phải nhận cậu bé con của bà khách là con trai của mình, sang bên ấy cậu bé có người thân ra đón là dì hoàn tất nhiệm vụ… lần nầy thì cả hai mẹ con dì cùng vui vì không phải xa nhau mà còn có thể thay đổi cuộc sống dễ chịu hơn…dì cám ơn bà khách đã đem đến dịp may cho mẹ con mình hết lời và tự hứa sẽ làm bất cứ điều gì nếu như bà khách yêu cầu. Ngày hai mẹ con dì lên đường, trong xóm không ai đưa tiễn, chỉ có má tôi là thức với dì suốt đêm đó để tâm sự, rồi hai mẹ con lặng lẽ ra đi không ai hay biết. Thỉnh thoảng lối xóm có hỏi thì má tôi chỉ nói là mẹ con dì đã về quê lập nghiệp…
Thoắt chốc mà đã hai mươi năm trôi qua, má tôi mất cũng đã gần mười năm, cuộc đời cứ lặng lẽ trôi như tự bao giờ vẫn thế, con người vẫn cứ được sinh ra, lớn lên, quay tròn theo cuộc sống, trong cuộc mưu sinh chìm nổi của cả một đời người rồi lặng chìm vào hư vô hay trở lại để tiếp tục trò chơi muôn thuở của kiếp người ? không ai biết, chỉ biết rằng cuộc sống cứ đi tới và con người thì vẫn phải tiếp tục sống để vươn lên, vươn lên mãi…như cỏ cây, dù có bị sinh ra nơi heo hút, nơi hang cùng, hố thẳm vẫn cứ cố gắng vươn thẳng lên để đón ánh mặt trời… Một hôm tôi lên chùa, hôm ấy chùa đông vui lạ thường bỡi vì có phái đoàn của một thiền sư từ nước ngoài về thăm quê, trong đoàn có rất nhiều sư và ni người nước ngoài về theo. Ai cũng thấy lạ nên kéo đến chùa rất đông để xem và nghe thuyết pháp…tôi cũng không dằn được lòng hiếu kỳ nên cũng cố gắng chen cho được vào tận trong chánh điện để được xem và nghe họ nói chuyện…có một nhà sư, người da đen, cứ khiến tôi chú ý mãi – trông ông ấy rất quen – tôi đột nhiên nhớ đến thằng đen, con của dì ba mà lòng cứ ngờ ngợ nhưng không dám và cũng không có dịp đến gần để hỏi cho ra lẽ…có thể nào chính là nó không ? cũng có thể, nhưng thời gian qua đã lâu biết nó có còn nhớ về cái xóm Bà Hạt nhỏ bé cùng với những người bạn thuở ấu thơ ? vả lại bây giờ trong hình thức là một nhà sư khả kính, thì ai mà dám nhìn nó là người bạn ngày xưa nữa cơ chứ. Tôi chợt giật mình khi thoáng thấy ở một góc khuất nào đó, có một bà lão với dáng dấp rất giống dì ba đang chăm chú lắng nghe thuyết pháp - đúng là dì ấy rồi - tôi không thể nào lầm lẩn được – dù đi đâu, ở đâu và thời gian có xa cách bao nhiêu năm đi nữa tôi cũng không bao giờ quên được mẹ con dì ấy… tôi cũng hơi ngạc nhiên không biết hoàn cảnh nào đã đưa đẩy mẹ con dì đến với Phật pháp nhưng tôi hiểu được trong cuộc đời nầy điều gì cũng có thể xãy ra một khi hội đủ nhân duyên…

VÂN HÀ (TTHA) - Trich Truyen ngan Van Ha (tap 3)