Lời Phật dạy

"Không làm các việc ác, Siêng làm các điều lành, Giữ tâm ý trong sạch, Đó là lời Phật dạy!" (Kinh Pháp Cú)

Wednesday, January 11, 2012

Vai trò và trách nhiệm

Đầu năm đọc sách Phật để tâm hồn an tịnh và lòng nhẹ nhàng hơn. Dưới đây là 1 đoạn viết về vai trò và trách nhiệm của cá nhân trong xã hội theo tinh thần Phật giáo. Bài viết cho thấy khái niệm Tự Do là rất quan trọng trong xã hội hiện đại, và cả trong việc tu tập, nhưng cần hiểu cho đúng nghĩa của tự do cá nhân trong mỗi tương quan với vai trò và trách nhiệm của mỗi người trong xã hội để có được sự an bình trong tâm hồn. Mời mọi người cùng đọc.

_______________________

Vai trò và trách nhiệm của cá nhân trong xã hội

Trong 1 bài giảng đặc biệt cho Phật tử Sigalaka, Đức Phật chỉ ra những giá trị nền tảng hình thành nên cấu trúc vững chắc của các mối quan hệ xã hội. Một số trong các mối quan hệ thường gặp trong cuộc sống đã được đề cập, như : quan hệ với cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn hữu, đồng nghiệp và các vị thầy tâm linh. Mỗi vai trò đó đều chứa đựng những trách nhiệm và bổn phận cụ thể, mà theo như bài giảng đã nêu rõ, chúng cần phải được nhận ra và tôn trọng để duy trì an bình trong cuộc sống.

Trong thời hiện đại, chúng ta thấy có 1 phong trào hướng đến việc gia tăng nhận thức về quyền con người. Mối quan tâm về tự do cá nhân này đã làm nổi bật nhiều sự áp bức và bất công trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trong những xã hội khá giả hơn, hiện nay đang có xu hướng quá nhấn mạnh đến vị trí cá nhân, điều này có thể được phóng đại như là một cái nhìn sai lầm về tự do. Chúng ta thường khẳng định rằng điều chúng ta tin tưởng là các quyền căn bản để mưu cầu an vui, thể hiện cảm xúc và hành động theo mong muốn của ta – nhưng nếu nhận thức mình như là 1 phần của cộng đồng trở nên bị xem nhẹ, hay mất đi, thì sẽ dẫn đến những kết quả tai hại dưới dạng sự cằn cỗi về tình cảm hay tinh thần nào đó. Rất nhiều người chiến đấu vất vả để giải phóng họ khỏi bất hạnh đã bao bọc lấy tự ngã của họ.

Trong truyền thống Phật giáo, để tôn trọng nhiều quy tắc khác nhau của gia đình, quan hệ hôn nhân và các mối quan hệ khác không đơn giản có nghĩa là tuân theo những tiêu chuẩn xa xưa hay các tập tục văn hóa đã lỗi thời. Sự thật là trong rất nhiều bài giảng của Phật giáo đều nhằm tăng trưởng chánh niệm tỉnh thức về mối quan hệ này, và được phát triển thành tinh thần tương tức. Bởi nếu chúng ta sẳn lòng chấp nhận và làm việc trong giới hạn của các mối quan hệ xã hội, chúng có thể cung cấp không gian hay điểm tập trung để chúng ta vượt qua.

Mặc dù cảm hứng tinh thần của chúng ta bao gồm những l‎ý tưởng trừu tượng hoặc hứng khởi về tình yêu và hòa bình, thực tập thực tế phải bắt đầu với những người xung quanh trong cuộc sống của ta. Nếu chúng ta đơn giản xem các bổn phận xã hội như là những giới hạn hay là thứ không cần thiết, hay miễn cưỡng trong các mối quan hệ của chúng ta, thì sự tìm kiếm tự do của chúng ta đã không hoàn toàn đặt nền tảng trên kinh nghiệm thông thường của con người, và chúng ta không thấy được sự thật. Điều này có thể hướng năng lượng của chúng ta ra khỏi bản chất tự nhiên của con người là tham dự thật sự vào tiến trình sống.

Khéo léo thiết lập mối quan hệ trong phạm vi định chế xã hội vì vậy là một cơ hội để từ bỏ nỗ lực điều chỉnh thế giới xung quanh, mà thay vào đó là mở ra và nhận thức rằng chúng ta là 1 phần của thực tại lớn hơn.

(Nguồn: sưu tầm từ Internet)

No comments:

Post a Comment