Lời Phật dạy

"Không làm các việc ác, Siêng làm các điều lành, Giữ tâm ý trong sạch, Đó là lời Phật dạy!" (Kinh Pháp Cú)

Monday, November 7, 2016

Khuyến học - Fukuzawa Yukichi

Đã nghe danh quyển "Khuyến học" của Fukuzawa Yukichi từ rất lâu, và cũng đã đọc loáng thoáng về nó, nhưng chưa có dịp đọc kỹ. Gần đây, có nhân duyên được tặng quyển sách "Khuyến học" trong bộ sách tuyển chọn của cà phê Trung Nguyên, nên có dịp đọc kỹ hơn. Đúng là danh bất hư truyền!
Càng đọc, càng hiểu vì sao ông được coi là người đặt nền tảng cho nước Nhật hiện đại, và rất được tôn trọng khi hình ông được in trên đồng tiền Yên có mệnh giá cao nhất.
Trong sách, không chỉ khuyến khích người Nhật học hỏi văn minh, kỹ thuật phương Tây để thoát khỏi sự lạc hậu, và tránh họa ngoại xâm, mà quyển sách còn giới thiệu những khái niệm rất căn bản về: Bình đẳng, Tự do, Độc lập, Trí thức chân chính, Pháp trị, Thượng tôn pháp luật, Quan hệ giữa chính phủ và người dân, Quyền và trách nhiệm của công dân... Những suy nghĩ lệch lạc của người Nhật thời đó về sự học, nghĩa khí, sùng bái Tây phương, vai trò phụ nữ, đẳng cấp... cũng được phân tích rất thấu đáo và cặn kẽ. Đặc biệt là phần bàn về quan hệ giữa Chính phủ và Người dân càng cho thấy sự tiến bộ trong tầm nhìn của ông. Ông là người lập ra trường Đông kinh nghĩa thục, mà cụ Phan đã viếng thăm, học hỏi và dự định áp dụng mô hình tương tự ở Việt Nam. Rất tiếc, phong trào Duy Tân này đã không thành công!
Gần đây, thỉnh thoảng ta vẫn nghe các quan chức ở Việt Nam có những phát biểu xem chính quyền như cha mẹ, còn người dân như con cái (ngụ ý: phải biết vâng lời, con cái làm sao thay đổi được cha mẹ, làm sao thông thái hơn cha mẹ, dân trí ta còn thấp...). Đọc xong quyển sách này, tôi ước gì các quan chức và 4 triệu công chức, đảng viên ở Việt Nam nên đọc kỹ quyển sách này, sẽ thấy rằng những quan niệm đó là vô cùng trái tự nhiên và lạc hậu. Xin trích lại một đoạn dưới đây.
Mong sao, những bài viết và những tư tưởng tiến bộ của ông và những quan điểm tương tự sẽ được lan truyền trong xã hội Việt Nam ta, để làm nền tảng cho công cuộc "nâng dân trí và chấn dân khí" của nước ta trong thời hiện đại.

---

VÌ SAO CỨ MUỐN QUAN HỆ NGOÀI XÃ HỘI PHẢI NHƯ QUAN HỆ CHA CON TRONG GIA ĐÌNH?


Tôi lấy việc nuôi dy một đứa con khoảng chín, mười tuổi làm ví d.
Khi nuôi con, cha mẹ thường không để ý xem chúng cần cái gì và suy nghĩ ra sao. Cho ăn, cho mặc thế nào hoàn toàn dựa theo cm tính. Miễn là con cái ngoan ngoãn biết vâng lời, không làm trái ý mình thì trời lnh scho mặc ấm, bụng đói sẽ cho ăn no. Thức ăn, manh áo, chỗ ở giống như của Trời cho, cần lúc nào có lúc đó, con cái không phải lo nghĩ.
Đối với người làm cha làm m, con cái là thứ quý giá nhất. Nếu có chiều chuộng, có yêu thương hay mắng m, có cho roi cho vọt, cũng đều là hành vi xuất phát từ tình thương chân thực.
Hình nh cha mvới con cái là một như vậy mới đẹp làm sao! Đương nhiên, trong mối quan hệ này, trên (cha m) vẫn ở trên, và dưới (con cái) vẫn ở dưới. Hoàn toàn không có bất cứ một sự lẫn lộn nào.
Những người chủ trương một xã hội phân thành đẳng cấp, có trên có dưới, luôn ước ao quan hệ xã hội cũng được như quan hệ cha con trong một nhà. Mong ước đó rất hay. Nhưng có một vấn đề lớn phải suy nghĩ. 
Thực ra, mối quan hệ cha con chỉ hình thành trong điều kiện cha mlà những người lớn, chín chắn và con cái là những đứa trcòn non di. Mà phải là con đẻ mới được. Nhưng cho dù là con mình đẻ ra, khi tới độ tuổi nhất định thì người cha, người mẹ nào cũng cảm thấy chúng bắt đầu khó bo. Và mối quan hệ cha con bất hoà dần theo thời gian.
Với con cái nhà mình còn khó, huống chi là với con cái nhà người. Bởi thế, quan hệ ở ngoài đời giữa những người l- mà đều là trường thành - li còn khó gấp bội. Vậy phải làm sao để có thể hình thành được mối quan hệ giữa người với người trong xã hội giống như quan hệ cha con trong gia đình? Biến lý tưởng tành hiện thực qulà không dễ.
Hơn nữa, một đất nước, một làng, một chính ph, một công ty... tất cnhững gì mà người ta gi là "xã hội loài người" cũng đều là xã hội ca những người đã trưởng thành, xã hội ca những người không có quan hệ huyết thống với nhau. Trước một thật tế như vậy, mà lại mong ước áp đặt quan hệ cha con trong một nhà vào quan hệ người với người ngoài đời thì thậy là ảo tưởng.
Nhưng dù biết là khó song ai cũng đều muốn biến trí tưởng tượng thành hiện thực. Con người là vậy. Và đây cng chính là nguyên nhân dẫn tới đẳng cấp, địa vị trên dưới trong quan hệ giữa người với người, cũng chính là nguyên nhân sinh ra nền chính trchuyên chế tàn bo trong xã hội.
Vì thế, tôi mới viết ở đoạn trên rằng: Nguyên nhân chính đẻ ra đẳng cấp, địa vkhông xuất phát từ sự ác ý mà xuất phát từ trí tưởng tượng của con người.
Ti các quốc gia Á châu, người ta gi quân chlà "vua cha", gi dân chúng là "thần dân", "con đỏ". Ngoài ra, người ta còn gi công việc ca chính phlà "mục dân" (chăn dắt, trông coi dân). Ở Trung Hoa, người ta còn đặt tên cho các quan cai trị địa phương là "quan châu mục".
Thực ra, chữ "mc" ở đây, có nghĩa là chăn nuôi gia súc. Tức là đàn bò, bầy cừu được người ta chăn dắt vỗ về ra sao thì dân chúng trong vùng cũng được chăn dắt như vậy. Họ công nhiên tán dương "chiêu bài" này. Đối xử với người dân như lũ ngựa con, bầy nai tơ. Cách làm vô cùng thất đức, ngo mn.
Tuy vậy, như tôi đã trình bày ở đoạn trước, việc họ coi dân chúng như lũ trẻ con dại, như bầy cừu, như đàn bò cũng không phi do có ác ý gì. Chẳng qua hcố gắn việc trvì một đất nước theo kiểu cha mẹ chăm sóc, nuôi nấng con cái.
Để làm được như vậy, trước hết htự tôn quân chlà "vua cha" vừa có đức vừa có tài. Tiếp đến, bên dưới li có các quan đại thần anh minh sáng suốt giúp sức. Hra sức truyền bá trong dân chúng, rằng đấng quân chủ và các đại thần có tấm lòng trong như nước, ngay thẳng như "mũi tên", không tham lam hay vụ lợi. Đấng quân chyêu dân với tình thương bao la, lo cho dân từng bát cơm, manh áo, từng chốn nương thân. Dân đói thì cho go, gặp hohon thì cho tiền bc...
Cứ như thế, ơn đức của đấng quân chủ như luồng gió nam mát rượi thổi vào dân chúng. Còn dân chúng tuân phục đáng quân chủ như cờ phướn cuộn bay theo gió, nhũn như con chi chi, vô cảm như sỏi đá. Đấng quân chvà thứ dân hoà quyện vào nhau. Thế gian yên ổn thanh bình. 
Nghe hca tng mà cứ ngỡ là quang cảnh trên thiên đường đang hiện ra trước mắt!
Tuy vậy, thử suy ngẫm hiện thực xã hội srõ. Quan hệ giữa chính phvà nhân dân vốn là mối quan hệ giữa những người xa lvới nhau, không phi là quan hệ máu mruột tht. Quan hệ giữa người lvới người l, nhất thiết phi ràng buộc nhau bằng khế ước, hợp đồng. Chai phía cùng phi tôn trng hợp đồng, điểm nào chưa được thì phi tranh luận dàn xếp rồi thống nhất thực hiện. Luật pháp ca một quốc gia cũng được hình thành trên cơ sở đó.
Trên thế gian này, có quốc gia nào có được đấng quân chủ nhân đức, có được các quan đại thần sáng suốt anh minh, có được lũ thần dân nhu mì dễ bảo... không? Đó chỉ là giấc mộng ảo tưởng.
Có trường học nào đảm bo sẽ đào tạo ra toàn là các bậc thánh nhân, toàn là người tài đức? Có cách giáo dc nào chắc chắn ssn sinh ra thần dân dễ sai bo?
Ngay cTrung Hoa, từ thời nhà Chu, các nhà cai trị đã bao lần đau đầu khổ sở vì ước nguyện đó. Và đã có lần nào htrị vì dân chúng được đúng như ý nguyện không? Nếu được như thế thì đâu đến nỗi giờ đây cả quốc gia rộng lớn này đang bị ngoi bang giày xéo?
Vậy mà hvẫn cứ rao ging ra rlòng dquân chủ như biển Thái Bình v.v. Mà hcó muốn ca ngợi thì cứ việc ca ngợi lấy một mình. Bngoi xâm giày xéo mà vẫn cứ tiếp tc ca ngợi nền chính trnhân từ ca quân chCứ cho đó là chuyện của người ta, nhưng mù quáng đến như vậy thì chtổ cho thiên hạ chê cười. 

(Trích: Khuyến Học - Fukizawa Yukichi)

Monday, October 24, 2016

Sử gia Lê Văn Hưu

Sử gia


Lê Văn Hưu tên người
Nhà viết sử lỗi lạc
Tài năng thật uyên bác
Chuyên trách sử nước nhà

Thanh Hóa là quê hương
Tuổi trẻ thật phi thường
Mười bảy đỗ bảng nhãn
Vua quan đều mến thương

Được bao người tin yêu
Cử làm quan ngự sử
Chuyên can gián nhà vua
Ai cũng đều kiêng nể

Trung thực và can đảm
Vạch rõ điều sai trái
Thầy dạy biết bao người
Giúp vua làm điều phải

Năm một hai bảy hai (1272)
Người biên soạn rất tài
Bộ Đại Việt Sử Kí
Ba mươi cuốn thật dài

Bộ sử đầu tiên đó
Hiện nay đã thất truyền
Con cháu cả ba miền
Lũ hậu sinh kém cỏi!

Cho đến ngàn đời sau
Biết tìm ở nơi đâu?
Ai người viết tiếp sử?
Cho con cháu tự hào?

Vân Hà (TTHA)

Tuesday, October 18, 2016

Ghét chuột

Ghét chuột

1. Vốn trời sinh ra dân
Ấm no đều muốn được
Ôi! Xưa bậc thánh nhân
Dạy dân trồng ngũ cốc
Cha mẹ được phụng thờ
Vợ con được săn sóc
2.Chuột lớn sao bất nhân ?
Gậm khoét thật thảm độc
Đồng ruộng trơ rơm khô
Kho đụn kiệt gạo thóc
Khó nhọc nông phu than
Đói gầy nông phụ khóc.
Sao dám khinh mạng dân?
Phá hoại thật tàn khốc
Rình mò dưới lỗ hang
Thần dân đều căm tức!
3.Quấy nhiễu mất lòng người 
Tất bị người xé xác
Thây phơi khắp thị thành
Thịt quạ diều rỉa bóc
Khiến cho lớp dân tàn
Cùng an hưởng hạnh phúc.
(Bạch Vân am thi tập - Ngô Lập Chi dịch)

Lâu lâu, đọc lại thơ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để hiểu và cảm nhận hết về tấm lòng thương dân của Cụ. Càng thương người dân nghèo đói khổ lam lũ bao nhiêu, thì càng ghét bọn quan lại tham ô, nhũng nhiễu của dân bấy nhiêu.
Trớ trêu thay tình cảnh người dân ta ngày nay cũng không khác mấy so với tình cảnh đáng thương của cha ông họ hơn 300 năm trước. Hãy nhìn mà xem, nạn tham nhũng ngày nay đã trở thành bất trị, chúng ăn của dân không từ thứ gì, từ tiền lương, tiền thuế, tiền bảo hiểm, rút ruột dự án, tăng giá vô tội vạ... cho đến cả tiền cứu trợ mà chúng còn ăn được. Thật là một lũ sâu bọ!
Người dân ở xứ Vệ ngày nay cũng rất căm ghét bọn cường hào, ác bá mới. Không những tham nhũng tiền bạc, chúng còn tham nhũng cả quyền lực bằng cách xây dựng phe cánh, đưa cả dòng họ vào bộ máy công quyền, mua quan bán chức diễn ra ở khắp mọi nơi mọi cấp độ. Khắp nước, nhìn đâu cũng thấy đủ loại chuột bọ. Chúng ăn tàn phá hại, cả một đất nước tan hoang. Vì thế, ai cũng muốn diệt cho sạch lũ chuột này càng sớm chừng nào càng tốt chừng ấy. Chuyện buồn cười là, bọn chuột ấy tổ chức đại hội bắt chuột. Trong đại hội 1, chúng nhắc nhau rằng "diệt chuột đừng để vỡ bình nhé". Sau 1 thời gian, không bắt được chuột mà tình hình tham nhũng ngày càng ổn định. Chúng tổ chức đại hội lần 2, lần này chúng đề ra khẩu hiệu "đánh chuột phải làm thường xuyên và nhẹ nhàng như chải răng". Cả đại hội chuột vỗ tay tán thưởng. Người dân biết chuyện chỉ còn biết kêu trời: "Trời ơi, mau cử ông Thiên lôi xuống đây diệt dùm lũ chuột này cho dân nhờ".
Mong sao, ông trời sớm nghe được tiếng kêu cứu này để người dân xứ Vệ bớt khổ. Để những người thức giả không phải ngồi ngâm nga bài thơ Ghét chuột nữa.

Wednesday, September 14, 2016

Sáng tạo, đổi mới trong nền kinh tế tri thức

Sáng tạo, đổi mới trong nền kinh tế tri thức

Toàn cầu hóa và sự thay đổi nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã khiến mọi thứ nhanh chóng trở nên lạc hậu, và không còn phù hợp nữa, nếu không đổi mới, thay thế thì chúng có thể trở thành những rào cản cho sự phát triển và tiến bộ của tổ chức và xã hội. Nhu cầu đổi mới này không chỉ giới hạn ở các tổ chức kinh doanh, mà nó đã nhanh chóng mở rộng cả về phạm vi (quốc gia, khu vực, quốc tế), và cả về lĩnh vực (chính trị, văn hóa, xã hội…). 
Theo Stiglitz, một nhà kinh tế lớn của World Bank, ngày nay, tri thức đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và đảm bảo phúc lợi xã hội. Vì vậy, cần phải xem xét các vấn đề phát triển kinh tế dưới góc nhìn tri thức, ở đó, giáo dục đóng một vai trò dẫn dắt cho sự phát triển. Trong nền kinh tế tri thức đó, sáng tạo và đổi mới là cực kỳ quan trọng.
Hơn nữa, theo Savage (1996) trong tác phẩm “Fifth Generation Management”, xã hội loài người đang bước vào làn sóng thứ 3 của sự phát triển: làn sóng thứ 1 là thời đại Nông nghiệp, sự giàu có đặt trên việc sở hữu đất đai; làn sóng thứ 2 là thời đại Công nghiệp, sự thịnh vượng dựa trên sự sở hữu vốn tư bản; và làn sóng thứ 3 là thời đại Tri thức, sự thịnh vượng đặt trên việc sở hữu tri thức và khả năng sử dụng tri thức để tạo ra và cải tiến các sản phẩm và dịch vụ. Chính vì vậy, ở thời đại này, quốc gia nào tạo được nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn vốn trí tuệ (phát triển giáo dục, thu hút nhiều nhân tài hơn, khuyến khích sáng tạo…) và biến nó thành giá trị nhằm phát triển đất nước thì sẽ có được vị thế cao trong cộng đồng quốc tế.
Sáng tạo và đổi mới là 2 khái niệm thường đi liền với nhau và có ý nghĩa tương đồng với nhau. Tuy nhiên, đổi mới thường chỉ đến những thay đổi về phương pháp hoặc quy trình ở phạm vi tổ chức hoặc quốc gia, còn sáng tạo thường chỉ đến năng lực tạo ra tri thức mới của cá nhân (Boulden, 2004). Thuật ngữ “đổi mới sáng tạo” khi gộp chung thường được hiểu là quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ và quy trình mới nhằm tăng năng suất, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và tính cạnh tranh trên thị trường. Đổi mới sáng tạo (Innovation) cũng là quá trình biến những ý tưởng mới, kiến thức mới thành các sản phẩm, dịch vụ và quy trình mới, đáp ứng nhu cầu của thị trường, mang lại lợi ích thiết thực cho người lao động và xã hội. Nói tóm lại, đổi mới & sáng tạo chính là hoạt động tạo ra tri thức mới, làm phát triển nguồn vốn trí tuệ, góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm, dịch vụ, tăng năng suất lao động, cải thiện hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống.
Trong các nghiên cứu hàn lâm, “đổi mới” thường được phân thành 2 loại là: đổi mới tiệm tiến (incremental innovation), và đổi mới đột phá (disruptive innovation). Đổi mới tiệm tiến chỉ đến các sáng kiến, cải cách, sửa đổi nhỏ để hoàn thiện dần sản phẩm, quy trình. Còn đổi mới đột phá chỉ đến các thay đổi mang tính cách mạng, như là: công nghệ, giải pháp, sản phẩm mới hoàn toàn, nó góp phần thay đổi thị trường, tạo ra cách tiếp cận mới, hoặc thay đổi thang giá trị sẳn có.
Ở Nhật, có một thuật ngữ tương tự như đổi mới tiệm tiến, đó là "Kaizen". Tuy nhiên, kaizen đã được phát triển và trở thành một triết lý được áp dụng một cách sinh động trong nhiều công ty, tổ chức của Nhật Bản. Về mặt từ nguyên, “Kai” có nghĩa là “thay đổi”, còn Zen có nghĩa là “trở nên tốt hơn”. Triết lý Kaizen đề ra 5 yếu tố nền tảng và 3 nguyên lý. Năm yếu tố nền tảng của Kaizen bao gồm: (1) Làm việc nhóm (Teamwork), (2) Kỷ luật tự thân (Personal discipline), (3) Phát huy ý chí (Improved morale), (4) Vòng tròn chất lượng (Quality circles), (5) Đề xuất cải tiến (Suggestions for improvement). Ngoài ra, kaizen còn phát triển 3 nguyên lý là: (1) Loại bỏ lãng phí và kém hiệu quả, (2) Áp dụng nguyên tắc 5S (gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, trật tự, kỷ luật) cho quản lý văn phòng và gia đình, và (3) Chuẩn hóa.
Ở Việt Nam, ta thường nghe nhiều đến cụm từ "đổi mới", đặc biệt là liên quan đến chính sách mở cửa nền kinh tế từ những năm 1980. Tuy nhiên, khái niệm “đổi mới” thường có ý nghĩa vĩ mô, ở phạm vi nhà nước, mà ít gắn với các hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi, khái niệm “sáng kiến”, “sáng tạo” lại thường được hiểu ở khía cạnh vi mô, gắn trực tiếp với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 
Một thế kỷ trước, cụ Phan Bội Châu đã đến Nhật tiếp thu triết lý kaizen và đề xướng phong trào Duy Tân ở nước ta. Rất tiếc là phong trào Duy Tân kéo dài không lâu, nên cũng chưa tạo được thay đổi nào đáng kể, và chưa tạo được ảnh hưởng sâu rộng trong lối suy nghĩ và lối sống của người Việt Nam. Để tiếp nối ý nguyện đó, đồng thời đưa đất nước phát triển trong thời đại tri thức này, việc khuyến khích đổi mới sáng tạo, ở cả phạm vi nhà nước và doanh nghiệp là cấp bách hơn bao giờ hếtđối với sự tồn tại và phát triển của đất nước. Lúc này, nếu không đổi mới, cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận nhìn thấy đất nước mình sẽ tụt hậu ngày càng xa trong cuộc tranh đua quốc tế, mà tốc độ và mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Thời đại ngày nay đòi hỏi chúng ta phải hành động một cách nhanh chóng, dứt khoát và không thể chần chừ hơn nữa, bởi nếu chần chừ trong việc đổi mới nghĩa là chúng ta đã có tội với các thế hệ cha ông vì đã không thực hiện được mong mỏi của các vị, và cũng có tội cả với các thế hệ con cháu sau này khi để đất nước ngày càng tụt hậu so với các nước khác trên thế giới.
Trách nhiệm to lớn này đặt lên vai tất cả mọi người Việt Nam, đặc biệt là trông chờ ở thế hệ trẻ, những người có đầu óc dám đổi mới, biết học hỏi, tiếp thu tri thức khoa học và công nghệ, tạo ra những giá trị độc sáng dựa trên tri thức và óc sáng tạo, đưa đất nước vững bước phát triển đi lên theo kịp với các nước tiên tiến trên thế giới. Chỉ có con đường đổi mới và sáng tạo không ngừng mới có thể đưa đất nước cất cánh đi lên, mang lại sự thịnh vượng, ấm no cho cả dân tộc, và giúp người Việt Nam có thể hãnh diện “sánh vai” cùng bạn bè năm châu, bốn biển, như ước vọng muôn thuở của cha ông ta.
Nhiều nghiên cứu trước (Nonaka & ctg., 2010; Carr, 2013) đã chỉ ra rằng năng lực sáng tạo của cá nhân không những phụ thuộc vào kiến thức của họ, mà còn phụ thuộc vào khả năng tư duy và nhìn nhận vấn đề một cách khác biệt, từ đó khám phá ra cách thức mới hoặc phương pháp mới để giải quyết vấn đề. Ở mức độ tổ chức, năng lực đổi mới sáng tạo gắn liền với quá trình quản lý nguồn vốn tri thức, và biến nó thành các giá trị của tổ chức dưới dạng sáng chế và sáng kiến. Sáng chế và sáng kiến là 2 khái niệm khá gần gũi và thường được hiểu giống nhau. Tuy nhiên, cụ thể hơn, sáng chế là chỉ đến 1 giải pháp cho 1 vấn đề kỹ thuật (có thể là 1 ý tưởng đổi mới, hoặc 1 mô hình hoặc sản phẩm mẫu vận hành được); còn sáng kiến là chỉ đến việc chuyển sáng chế thành các sản phẩm hoặc quy trình có thể bán được trên thị trường (Cục SHTT, 2008). Ngày nay, để nâng cao năng lực sáng tạo, các tổ chức đều phải đầu tư đáng kể vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), đồng thời, phải tạo ra một môi trường văn hóa cởi mở, thân thiện và có chính sách hỗ trợ hoạt động sáng tạo của các cá nhân trong tổ chức.
Trong nền kinh tế ngày nay, việc quản lý sáng kiến trong công ty đòi hỏi nhà quản lý phải có một kiến thức vững vàng về hệ thống sáng chế để đảm bảo công ty có thể thu được lợi ích tối đa từ khả năng đổi mới và sáng tạo của mình. Ngoài ra, tổ chức cần xây dựng quan hệ đối tác có lợi (bao gồm: quy chế bảo mật, quy chế quản trị tài sản trí tuệ, hợp đồng chuyển giao công nghệ, mua/ bán li xăng…) với các chủ thể sáng chế và cần tránh việc sử dụng trái phép công nghệ do người khác sở hữu. Khác với trước đây, nhiều sáng kiến ngày nay rất phức tạp và phải dựa trên nhiều sáng chế thuộc sở hữu của nhiều chủ sở hữu sáng chế khác nhau.
Đứng từ góc độ luật về sở hữu trí tuệ, đầu ra của quá trình sáng tạo và đổi mới chính là những sản phẩm trí tuệ, chúng được tạo ra theo một chuỗi giá trị bên trong 1 tổ chức, bao gồm: hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D), sản xuất, bán hàng & tiếp thị… hoặc liên tổ chức, như: nghiên cứu & phát triển, chuyển giao tri thức (đại học, viện nghiên cứu), thử nghiệm, sản xuất & tiêu thụ (doanh nghiệp). Tuy nhiên, để được bảo hộ bởi luật sở hữu trí tuệ và mang lại giá trị cho tổ chức, các ý tưởng, sáng kiến phải biến thành các tài sản trí tuệ, được đăng ký bảo hộ với cơ quản quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, dưới các hình thức như: quyền tác giả, bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, bí mật kinh doanh, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu …
Đối với cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, một ý tưởng sản phẩm, quy trình hay công nghệ mới muốn được bảo hộ, cần phải thỏa mãn các tiêu chí, trong đó 2 tiêu chí quan trọng nhất là tính sáng tạotính mới. Tính sáng tạo được hiểu là đối tượng phải chưa được công bố và có khác biệt đáng kể với những đối tượng đã được bộc lộ công khai trước đó. Tính mới được hiểu là đối tượng cần bảo hộ phải không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực đó (điều này đòi hỏi sự nổ lực, kiến thức, và khả năng tư duy của tác giả).

Trong xu thế chú trọng vào sáng tạo và đổi mới đó, một khái niệm cũng có liên quan và được thảo luận nhiều trong thời gian gần đây là sáng nghiệp (entrepreuneuship). Có thể xem sáng nghiệp/ khởi nghiệp là mức cao nhất của quá trình đổi mới và sáng tạo, bởi nó không chỉ hướng tới việc cải tiến quy trình, công nghệ, hay tạo ra một sản phẩm/ dịch vụ mới, mà nó còn hướng tới việc đem những ý tưởng mới vào kinh doanh, hoặc lập ra một doanh nghiệp mới dựa trên những sáng kiến, hoặc những kết quả thu được từ quá trình sáng tạo, đổi mới. Ngày nay, các trường đại học, viện nghiên cứu và chính phủ đều bắt đầu đề cập đến tầm quan trọng của khởi nghiệp, và thúc đẩy đào tạo về khởi nghiệp nhằm tạo ra sự năng động của nền kinh tế, và đảm bảo sự cạnh tranh hiệu quả trong thế kỷ 21.
(Nguồn: Giáo Trình Quản lý Tri Thức, NXB. Xây dựng, 2016)
---
PS. Bạn nào quan tâm đến lĩnh vực này có thể tìm đọc Giáo trình trên ở quầy sách ĐHBK nhé!

Thursday, July 21, 2016

Học cách cùng chung sống

Học cách cùng chung sống


Với sự phát triển của Internet và xu hướng toàn cầu hóa, thế giới ngày càng trở nên nhỏ lại và sự gắn kết giữa các cộng đồng, quốc gia, khu vực càng trở nên chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, công nghệ hay tự do hóa thương mại không tự nhiên mang lại lợi ích và không thể phát huy tác dụng nếu con người không biết cách cùng chung sống hòa bình với nhau. Nhìn vào bức tranh thế giới ngày nay, chúng ta thấy những khác biệt về tôn giáo, sắc tộc, quan điểm chính trị, văn hóa... ở nhiều mức độ và phạm vi khác nhau vẫn còn hiện diện, đôi khi dẫn đến xung đột, và nguy cơ chiến tranh, khủng bố, loạn lạc vẫn có khả năng tiếp diễn. Điều này khiến con người chưa thể chung sống an lạc với nhau. Những thách thức này đòi hỏi con người hiện đại phải học và trang bị cho mình một kỹ năng rất quan trọng, đó là kỹ năng cùng chung sống hòa bình với mọi người xung quanh.

Khi bàn đến mục tiêu của việc học, mọi người thường nghĩ đến 4 mục tiêu mà tổ chức Unesco đã nêu ra, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để thành người, và Học để cùng chung sống. Quả nhiên, bốn mục tiêu này rất tổng quát và đã bao quát toàn bộ những gì mà một người nên học. Lúc trước, tôi thường nghĩ rằng "Học để thành người" là khó nhất và phải là mục tiêu sau cùng của việc học, nhưng Unesco lại sắp "Học để cùng chung sống" ở vị trí sau cùng, phải chăng đây mới là mục tiêu khó nhất mà việc học cần hướng tới. Sau này, càng suy ngẫm, tôi càng thấy việc sắp xếp này thật hay và ý nghĩa. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, việc học để thành người đúng nghĩa đã khó, mà việc học để có thể chung sống hòa bình với mọi người xung quanh lại càng khó hơn, và nó mới đúng là mục đích sau cùng của một đời người, và mới làm cho sự hiện diện của chúng ta trong cuộc đời này thêm phần ý nghĩa. Trong bài viết này, chúng ta cùng bàn luận về 2 mục tiêu sau cùng của việc học theo phân loại trên, và phân tích vì sao học để cùng chung sống lại khó khăn và quan trọng hơn đối với xã hội hiện đại ngày nay.

Trước tiên, cùng tìm hiểu về mục tiêu "học để thành người". Rõ ràng đây là một mục tiêu rất quan trọng của việc học, bởi suy cho cùng, mọi kiến thức học được đều giúp chúng ta trưởng thành về mặt tư duy, hiểu biết và hoàn thiện về mặt nhân cách. Một người đúng nghĩa là người biết phân biệt phải trái, đúng sai, có tư duy độc lập, và tự chịu trách nhiệm về những lời nói, hành động của mình. Như vậy, mục tiêu quan trọng của việc học là để con người có thể trở thành phần Người (viết hoa), và khác biệt với phần Con, chỉ biết sống theo bản năng, của các loài vật. Để trở thành con người đúng nghĩa, đòi hỏi 1 cá nhân phải có hiểu biết nhất định, có óc tư duy đánh giá về sự vật hiện tượng, biết cách ứng xử cho phù hợp với vị trí của mình trong xã hội. Nói chung, ngoài kiến thức và khả năng tư duy, người đó phải biết cách đối nhân, xử thế, tuân thủ những quy định về pháp luật, và không vi phạm những quy tắc đạo đức cơ bản... Để đạt được mục tiêu này, nhà trường không chỉ cung cấp cho người học tri thức chuyên môn, mà còn phải dạy dỗ cho học trò về lễ nghi, quy tắc, và rèn luyện đạo đức của người học theo một chuẩn mực chung. Đó là lý do vì sao ở các trường học thường gặp khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" là vậy. Ngày nay, các trường phổ thông ở Việt Nam có vẻ xem nhẹ việc dạy lễ (cách ứng xử), mà đặt nặng việc dạy văn (kiến thức), nên nhiều học sinh dù đã tốt nghiệp phổ thông vẫn chưa được coi là trưởng thành, đạo đức, nhân cách chưa hoàn thiện, và cách ứng xử còn nhiều khiếm khuyết. Điều này khiến cho mục tiêu "học để trở thành người" chưa được thực hiện trọn vẹn. Chính vì vậy, các phong trào đổi mới, cải cách giáo dục gần đây thường đòi hỏi các trường phải chú trọng giảng dạy nhiều hơn các kỹ năng sống, thái độ ứng xử, quy tắc đạo đức, khả năng tư duy, suy nghĩ phê phán... Bởi đó chính là những yếu tố rất quan trọng cho bài học làm người.

Học để trở thành một người đúng nghĩa đã khó, nhưng học để biết cách cùng chung sống hòa bình với mọi người xung quanh còn khó hơn gấp bội. Bởi, ngày nay, con người không thể sống độc lập 1 mình, mà cuộc sống hiện đại đòi hỏi phải tương tác, làm việc với rất nhiều người khác nhau trong xã hội. Chính vì vậy, mỗi người cần phải trang bị cho mình những hiểu biết về thế giới xung quanh, biết công việc của mình và của người khác, biết cách phối hợp, cộng tác với nhau trong công việc. Nói chung, để có thể chung sống an lạc, hài hòa với mọi người xung quanh, mỗi người phải biết tôn trọng sự khác biệt, và phải biết cách ứng xử linh hoạt, phù hợp với mỗi người, mỗi hoàn cảnh. Điểm then chốt của việc chung sống an lạc là phải biết cố gắng tránh gây tổn hại đến môi trường, hay người khác, vì ai trong cuộc sống cũng mong muốn có cuộc sống an lành, hạnh phúc. Hơn nữa, không những hạn chế hành động, lời nói gây tổn hại đến mọi người, mà cần phải còn cố gắng tập nói lời ái ngữ, và nếp sống vị tha, để mang lại an vui, lợi lạc cho những người xung quanh. Như vậy, ta thấy rằng học cách cùng chung sống khó hơn học để trở thành người bởi nó không chỉ đòi hỏi khả năng tư duy, và chịu trách nhiệm với bản thân, mà nó còn đòi hỏi mỗi người phải rèn luyện một đầu óc cởi mở, biết chấp nhận sự khác biệt, có năng lực phán đoán và ứng xử phù hợp với quy chuẩn của cộng đồng mà mình sống, để tránh/ hạn chế gây tổn hại đến người khác. Đương nhiên, để chung sống hài hòa với mọi người và với môi trường xung quanh, một người trước tiên cần phải học để trở thành người đúng nghĩa. Bởi vì, một người phải biết sống có trách nhiệm với bản thân mình trước thì mới có thể chung sống một cách có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Do đó, học cách cùng chung sống với mọi người trong xã hội mới là cái học khó khăn nhất.

Ngoài ra, nếu nhìn sâu vào ý nghĩa của một đời người, ai cũng thấy rằng con người không nên chỉ sống ích kỷ một mình, mà cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết đóng góp cho sự an lạc, yên vui và hạnh phúc của gia đình và xã hội. Học kỹ năng cùng chung sống an lạc với mọi người và biết tôn trọng, giữ gìn môi trường sống sẽ giúp con người cảm thấy đời sống của mình có ý nghĩa hơn. Trong nhà Phật, có khái niệm tương sinh, tương tức (interbeing), có nghĩa là cuộc sống của mỗi người đều có mối tương quan và liên hệ chặt chẽ với nhau. Sự an lạc, hạnh phúc của một người sẽ ảnh hưởng và chịu chi phối bởi sự yên bình và hạnh phúc của cộng đồng và xã hội xung quanh. Cái thấy này giúp mỗi người hiểu được sự liên đới giữa mọi người, mọi vật, và vì vậy, cần phải cẩn trọng trong lời nói, hành động của mình để tránh gây tổn hại đến người khác hay môi trường xung quanh. Cở sở quan trọng cho việc chung sống hạnh phúc theo nhà Phật chính là sự thấu hiểu và cảm thông. Có thấu hiểu những khổ đau, bất hạnh của con người, thì mình mới dễ dàng cảm thông, tha thứ, và bỏ qua những lỗi lầm, những lời nói khó nghe mà người kia đã nói/ gây ra cho mình. Để hiểu được hoàn cảnh và cách ứng xử của người khác, ta cần phải hiểu về nền văn hóa, truyền thống tâm linh, lý tưởng mà họ theo đuổi... Hơn nữa, không những hiểu mà còn phải biết chấp nhận và dung hòa sự khác biệt. Ai cũng thường cho rằng tôn giáo của mình là nhất, chủ nghĩa mà mình tin tưởng là số một... và như thế, mình sẽ không thể hiểu và chấp nhận được tôn giáo khác, chủ nghĩa khác. Đây chính là nền tảng của tư tưởng dân chủ trong xã hội hiện đại. Muốn chung sống an lạc, cần phải biết xã hội là đa dạng, phải biết yêu cái đẹp của tự nhiên với muôn loài, vạn sắc. Phải thấy rằng bông hoa dù xanh, đỏ, tím, vàng... đều đẹp và đều mang lại hương thơm cho đời. Tôn giáo nào cũng hướng con người đến điều thiện, chủ thuyết nào cũng chỉ nhằm xây dựng xã hội tốt đẹp hơn... vậy tại sao không thể có cái nhìn bao dung với nhau hơn? Ngày xưa, có 1 người hỏi đức Phật, tôn giáo nào cũng nói mình là số 1, vậy con biết tin theo ai đây? Phật bèn trả lời, con hãy khoan vội tin mà hãy tự dùng trí tuệ của con để đánh giá và phán đoán về sự hay dỡ, tốt xấu của 1 tôn giáo, nếu nó dạy những điều tốt đẹp và mang lại sự an vui, hạnh phúc thì con hãy tin theo. Chính vì tinh thần cởi mở và không cố chấp mà các quốc gia theo Phật giáo đều có sự hòa hợp giữa các tôn giáo.

Ở phạm vị cá nhân, việc học cách cùng chung sống giúp con người có thể sống an vui, hòa hợp, và cộng tác hiệu quả với mọi người xung quanh. Đây chính là những kỹ năng rất quan trọng trong xã hội hiện đại, bởi xã hội đang chuyển dần sang xã hội tri thức, ở đó, công nghệ và tính chất công việc ngày càng phức tạp, đòi hỏi mọi người phải cộng tác với nhau mới có thể giải quyết được. Đó là lý do vì sao, ở các trường Đại học ngày nay, kỹ năng cộng tác và làm việc nhóm ngày càng được đề cao và đưa vào chương trình giảng dạy, bởi nó rất cần thiết cho sự thành công của một cá nhân trong xã hội tri thức hiện đại. Một trong những yêu cầu quan trọng để có thể cộng tác, làm việc nhóm hiệu quả đó là phải biết lắng nghe, đặc biệt là biết lắng nghe những ý kiến khác biệt, trái chiều. Con người ta thường chỉ thích nghe những gì thuận tai, phù hợp với quan điểm của mình, hoặc là lời khen ngợi... mà khó có khả năng nghe những lời nghịch nhĩ, những quan điểm, ý kiến khác biệt, trái chiều hay phê phán. Chính vì vậy, để có thể chung sống hòa hợp và cộng tác tốt với mọi người xung quanh, điều đầu tiên cần học tập chính là rèn luyện khả năng lắng nghe, và biết chấp nhận những quan điểm khác biệt. Trên cơ sở lắng nghe, thảo luận và tranh luận thẳng thắn, những chân lý, sự hiểu biết đúng đắn mới có thể đạt được, từ đó, mọi người mới có thể hiểu rõ vấn đề, và cộng tác cùng nhau để làm cho xã hội ngày một tiến bộ hơn. Đó chính là cơ sở bền vững của việc chung sống an lạc và xây dựng một cộng đồng biết sống an bình, hạnh phúc. Gần đây, một môn học mới là "Giao tiếp trong môi trường đa văn hóa" được giới thiệu và bổ sung thêm vào chương trình của các trường ĐH, để cung cấp cho SV. hiểu biết về cách ứng xử và suy nghĩ trong những nền văn hóa khác nhau, từ đó, có thể thích nghi và cộng tác hiệu quả trong môi trường làm việc toàn cầu ngày nay.

Ở phạm vi quốc gia/cộng đồng, việc sống chung an lạc đòi hỏi mọi quốc gia/cộng đồng phải tuân theo những quy tắc, luật pháp chung. Chẳng hạn, những hiệp ước thương mại quốc tế, những bộ quy tắc ứng xử, công pháp quốc tế... là những tiêu chuẩn mà các quốc gia, cộng đồng có thể dựa vào đó mà vận hành. Nếu có bất đồng thì cần dựa vào các cơ chế trọng tài, tòa án quốc tế tương ứng để phân xử. Điều quan trọng là các quốc gia/ cộng đồng cần phải tôn trọng những cam kết đã ký và không nên có những hành động đơn phương gây tổn hại đến các quốc gia/cộng đồng khác. Gần đây, tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á đang là tâm điểm chú ý của thế giới. Rõ ràng, mâu thuẫn giữa các quốc gia càng dâng cao khi Trung Quốc đơn phương cải tạo các bãi đá thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà Trung Quốc đã chiếm được từ tay Việt Nam và Phillipin trong những năm trước đó. Ngạo mạn hơn, Trung Quốc còn vạch ra đường 9 đoạn để xác nhận phần biển và đảo bên trong là thuộc về chủ quyền của mình. Phán quyết của tòa trọng tài PCA bác bỏ tính hợp pháp của đường lưỡi bò 9 đoạn, cũng như bác bỏ các tuyên bố chủ quyền và đặc quyền kinh tế đối với các mõm đá mà Trung Quốc chiếm được và ra sức cải tạo gần đây, đã chứng minh tính vô lý của các tuyên bố đó. Thực trạng này cho thấy thách thức rất lớn đối với các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á khi muốn chung sống hòa bình với người hàng xóm hung hăng và không biết lý lẽ. Có lẽ, Trung Quốc nên học lại bài học về cùng chung sống, nếu không, thì cộng đồng quốc tế cần phải dạy cho Trung Quốc để hiểu về nguyên tắc này. Người TQ cần phải học cách "sống và để người khác sống với". Nếu anh ỷ mạnh hiếp yếu, bất chấp công pháp quốc tế, bất chấp lý lẽ để gây ra tổn hại cho môi trường và bất ổn cho cộng đồng xung quanh, trước sau gì anh cũng sẽ lãnh hậu quả. Cộng đồng quốc tế và các quốc gia Đông Nam Á cần liên kết lại để bắt buộc TQ tuân theo luật chơi chung của thế giới, nếu không thì cần phải đi học phổ cập lại về cách phân biệt đúng sai, và học cách cùng chung sống. Một mình Việt Nam hay Philipin thì không đủ sức để đối chọi với 1 nước TQ hung hăng, bạo ngược, nhưng cộng đồng các quốc gia ĐNÁ cùng với sự hỗ trợ của các nước tiến bộ trên thế giới thì hoàn toàn có thể dạy cho TQ 1 bài học làm người tử tế, biết chung sống hòa bình trong cộng đồng thế giới ở thế kỷ 21 này.

Như vậy, rõ ràng việc học cách cùng chung sống là một mục tiêu quan trọng và cực kỳ quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Xu thế công nghệ và tự do thương mại đang làm cho thế giới trở nên nhỏ hơn, con người ở nhiều nền văn hóa khác nhau có thể đến gần nhau và làm việc cùng nhau trên nền tảng Internet. Chính vì vậy, các trường học ngày nay nên chú trọng tới việc dạy cho học sinh, sinh viên các kỹ năng để có thể chung sống với mọi người xung quanh. Để đạt được mục tiêu này, mỗi cá nhân cần phải là người đúng nghĩa, tức là có tư duy độc lập, biết nhận định đúng sai và có trách nhiệm với bản thân mình. Kế đó, mỗi người cần phải có hiểu biết về cộng đồng xung quanh và có ý thức sống có trách nhiệm bảo tồn thiên nhiên, tránh gây tổn hại đến mọi người, và mang lại an vui, hạnh phúc cho xã hội. Nếu một quốc gia mà mọi công dân đều thấm nhuần bài học làm người và biết cách cùng chung sống thì quốc gia đó cũng sẽ trở thành một thành viên có trách nhiệm trong cộng động thế giới. Ngoài ra, thế giới cũng phải đoàn kết với nhau để trừng trị kẻ xấu, và dạy cho những quốc gia chưa biết sống chung về bài học quan trọng này. Nếu làm được như vậy, cảnh chiến tranh sẽ sớm tắt và viễn cảnh một cộng đồng thế giới chung sống hòa bình, an lạc là có thể hiện thực. Mong sao mọi nơi trên thế giới đều hưởng được cảnh thái bình, và mọi người đều có thể chung sống an vui, hạnh phúc!

7/ 2016 - PQT