A virtual world for sharing my knowledge, feeling and other meaningful things in my life.
Lời Phật dạy
"Không làm các việc ác, Siêng làm các điều lành, Giữ tâm ý trong sạch, Đó là lời Phật dạy!" (Kinh Pháp Cú)
Sunday, June 9, 2019
THIÊN NHIÊN
THIÊN NHIÊN
Lắng nghe tiếng hát dòng sông
Gió reo nhè nhẹ cõi lòng thênh thang
Mắt trông hoa nở đỏ vàng
Mây trôi, thác đổ, ngỡ ngàng cảnh tiên
Chú tâm, cảnh đẹp hiện tiền
Lãng tâm, rong ruỗi khắp miền - vẫn không
Hôm nay về lại dòng sông
Lặng im, thưởng cảnh, lòng trong - yên bình.
PQT (Đức Kiên)
Trích: Thơ Phật cho trẻ em
Tuesday, May 14, 2019
Ngày đản sanh
Ngày
đản sanh
Cách đây rất lâu, tại chân núi Hy Mã Lạp Sơn, có một vương quốc nhỏ
gọi là Vương quốc Ca Tỳ La Vệ. Ở đây, có vị vua Tịnh Phạn thuộc họ Thích Ca, nổi tiếng về đức hạnh và
tài trí, cai quản thống trị. Kinh đô của ngài rất đẹp, đông đúc dân cư và nhiều
khu mua bán, ở đó có nhiều người
tốt bụng, khôi ngô tuấn tú và mắt
sáng. Những người phụ nữ kiều diễm đi trên đường với những nữ trang lấp lánh.
Đường phố tấp nập người qua lại, quý tộc đi xe ngựa, thương nhân cưỡi voi và
nông dân đi bộ. Trẻ em chơi đùa và dân làng đang tắm dọc 2 bên bờ sông tràn ngập
ánh nắng. Thành phố được bao bọc bởi những vườn cây rộng lớn với nhiều hoa, muôn
thú và ao hồ mát mẻ. Những chiến binh dũng cảm đang trên ngựa bảo vệ nhà vua.
Nhà vua có người vợ tên
là Ma Da, xinh đẹp, tốt bụng và yêu quý mọi người.
Nhà Vua và hoàng hậu rất hạnh phúc, ngoại trừ một điều. Họ chưa có con.
Vào một đêm trăng tròn, Hoàng hậu Ma Da mơ thấy một con voi trắng với
sáu ngà. Những vị thông thái tiên đoán rằng ― Hoàng hậu sẽ sinh hạ một thái tử
tài đức song toàn.
Mọi người trong cung điện chúc mừng khi nghe tin hoàng hậu sẽ sanh hạ
thái tử.
Hoàng hậu Ma Da trở về nhà cha mẹ của mình, chuẩn bị sanh nở theo
phong tục Ấn Độ. Nhà vua ra lệnh dọn dẹp, trang trí hoa và băng rôn dọc đường.
Khi đoàn tùy tùng đến vườn Lâm Tỳ Ni, hoàng hậu nói, ― Chúng ta dừng
chân và nghỉ ngơi đêm nay trong vườn cây sum suê kia. Bấy giờ là tháng Năm. Những
bông hoa trong vườn nở rộ, tỏa mùi hương thơm ngát. Nhưng con chim líu lo vang
lừng, những con bướm dập dìu dọc lối đi của hoàng hậu và đoàn tùy tùng. Ánh
sáng ban ngày bắt đầu lui dần, Mặt trăng sáng vằng vặc đang cao dần trên ngọn
cây.
Hoàng hậu dừng chân dưới cây Sa La. Hoàng hậu với tay hái bông hoa.
Ngay lúc đó, một bé trai khôi ngô, được sanh hạ từ hoàng hậu. Thân thể của bé
trai phát ánh sáng chói lòa và khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú, với nhiều vẻ đẹp. Bầu
trời tràn ngập hương thơm và những âm thanh thần tiên. Mọi người ai cũng vui mừng
lúc thái tử được sanh hạ. Những con hươu và muôn thú trong vườn, ý thức về sự
kiện đặc biệt đã đến và ngắm nhìn thái tử.
Mọi người ngạc nhiên, khi thái tử cất tiếng nói ― “Ta là người cao
quý nhất thế giới. Ta là người thông thái nhất thế giới. Đây là lần sinh cuối
cùng của ta”. Rồi thái tử mỉm cười và đi bảy bước chân. Hoa sen nở dưới chân
khi thải tử đi qua.
Lúc đoàn tùy tùng về đến cung điện. Nhà vua nhìn thấy con mình và
nói, ― Ta rất vui sướng. Hãy để cho mọi người vui sướng với ta.
Trên đỉnh núi cao hiểm trở, có một người tên là A Tư Ðà sinh sống,
nguời này rất thông thái có thể đoán trước tương lai. Một ngày kia, ông ấy nhìn
thấy hào quang tỏa sáng rực rỡ mọi nơi và biết rằng có thể thái tử đã sinh
thành. Ông ấy xuống núi đi đến cung điện, và chúc mừng nhà vua về sự ra đời của
thái tử thiên tài.
― Xin chúc mừng nhà vua và hoàng hậu, đã sinh hạ được cháu bé tài giỏi,
A Tư Đà nói với vẻ vui mừng. Rồi bất chợt ông ấy thở dài, chảy nước mắt.
Nhà vua lo sợ hỏi, ― Liệu sẽ có điều không may với cháu bé?
A Tư Đà trả lời, ―Thần không thấy điều gì có thể làm tổn thương cháu
bé. Cháu bé này được sinh ra để mang lại hạnh phúc cho thế giới. Cháu bé sẽ trở
thành thủ lĩnh của mọi người. Thần khóc bởi hạnh phúc, vì cháu được sinh ra
trên mảnh đất của chúng ta. Nhiều điều kì diệu sẽ xảy ra. Thần khóc bởi vì thần
chết sớm và không kịp được học hỏi từ người.
Cậu bé này sẽ ngự trị khắp thế giới và trở thành Đức Phật. Tên cậu
bé nên đặt là Tất Đạt Đa, có nghĩa là điều ước được thỏa mãn. Vị thông thái
không nói gì thêm, ông lui về hang động của mình trên đỉnh núi tuyết phủ. Đức
vua và hoàng hậu rất lo lắng khi nghe điều này, vì sợ rằng thái tử sẽ đi tu như
lời tiên đoán, và không nối ngôi để trị vì thiên hạ trong tương lai.
(Trích: Những mẫu chuyện Phật giáo dành cho thiếu nhi - tập 2 - Đức Kiên)
Labels:
duckien,
mauchuyenPGchoTN,
ngaydansanh,
phatdan
Monday, May 6, 2019
Kẻ ngu hay cãi
Kẻ ngu hay cãi
Một thuở nọ, đức Phật đang ở trong vườn Kỳ-Thọ Cấp-Cô-Ðộc, thành Xá-Vệ, giảng pháp cho đồ đệ nghe. Thính chúng trong pháp hội nầy gồm hàng tại gia, xuất gia đủ cả tứ chúng, và vua quan, đại thần, tể tướng, bá quan, vạn dân, hơn tám vạn người.
Gần đến giờ ngọ, các thầy tỳ-kheo phân thành
từng đoàn bưng bình bát vào thành Xá-Vệ khất thực. Trên đường đi vào thành,
trời còn sớm, chưa đến giờ ngọ, các thầy tỳ-kheo mới bàn với nhau rằng:
"Trời hãy còn sớm, nếu chúng ta vào thành khất thực e rằng các tín chủ
chưa chuẩn bị kịp thức ăn cúng dường. Tốt hơn, để tránh sự phiền lòng vội vã
của người tín chủ có thể khởi tâm không được hoan hỷ trọn vẹn, thì chi bằng
chúng ta cùng nhau tạm thời đi vào giáo đường của đạo Bà-la-môn nghỉ chân một
lát, đồng thời cũng để nghe họ giảng đạo ra sao, rồi sau đó đi vào thành khất
thực thì có lẽ hợp thời hơn".
Nghe vậy, đa số đều đồng ý kéo nhau vào giáo
đường Bà-la-môn. Các thầy tỳ-kheo lễ phép chào hỏi xong, mỗi người kiếm chỗ
ngồi nghe theo các đạo trưởng Bà-la-môn và đồ chúng của họ luận đạo. Các thầy
Bà-la-môn bàn cãi đạo lý với nhau, ai cũng tranh phần đúng, ai cũng nói mình có
lý, ai cũng nói ý kiến của mình là hợp với chân lý hơn, đáng để thực hành. Các
thầy Bà-la-môn luận cãi nhau mỗi lúc một sôi nổi không còn giữ được thái độ
bình tĩnh nữa, đưa đến những lời thề thốt văng tục, và tiếp theo đó là chân tay
gậy gộc, cuối cùng trận đấu khẩu luận đạo của họ biến thành trận ẩu đả hỗn
loạn.
Các thầy tỳ-kheo thấy vậy cùng nhau đứng dậy
lặng lẽ bỏ đi để vào thành khất thực. Ðến giờ ngọ, các thầy tỳ-kheo đều trở về
tịnh xá thọ trai.
Sau khi thọ trai xong, tăng chúng vây quanh
Phật và đem những việc đã nghe thấy ở giáo đường Bà-la-môn vừa rồi, bạch lên
đức Phật: "Bạch đức Thế-Tôn! Những người đạo Bà-la-môn họ vì tìm chân lý
mà biện luận tranh cãi nặng lời, đến nỗi dùng tới dao gậy đả thương nhau. Như
thế thì chừng nào họ mới đạt được chân lý? Cúi xin đức Thế-Tôn từ bi chỉ dạy để
cho chúng con được rõ".
Ðức Phật mỉm cười hiền hòa đáp: "Nầy các
con! Tất cả đều do si mê mà ra. Không phải các
người Bà-la-môn kia chỉ ngu dốt sân hận ở một đời nầy đâu! Mà ta nhớ từ thuở
quá khứ xa xưa, trong một kiếp nọ, cũng ở cõi Ta-bà nầy, có một nhà vua sùng
tín đạo Phật. Ngày ngày ngoài việc triều chính ra, nhà vua còn chuyên cần
nghiên cứu thông hiểu nghĩa lý kinh Phật, thực hành lời Phật dạy. Trái lại đình
thần dân chúng trong nước không nhiệt tâm hâm mộ Phật Pháp, không thông hiểu
đạo lý của chư Phật. Xem một vài trang kinh sách Phật, rồi họ tưởng là đủ thông
hiểu lời chư Phật dạy. Họ tỏ ra khinh mạn tự cao tự mãn. Vì vậy, tâm trí hiểu
biết của họ đối với giáo nghĩa của chư Phật chẳng khác nào như bọt nước trong
biển cả, như ngôi sao đối với ánh trăng, như miệng chum đối với quãng trời bao
la cao rộng, như ếch ngồi đáy giếng, như hồ ao nhỏ bé đối với đại dương. Lại có
lắm kẻ còn tin theo giáo thuyết tà ma ngoại đạo. Ðể cho quần thần dân chúng
tỉnh ngộ, hâm mộ nghiên cứu giáo lý Phật-Ðà, nhà vua truyền lệnh tìm hết những
người mù trong nước từ thuở còn lọt lòng, tập trung lại tại một nơi trong hoàng
cung.
Sau hơn ba tháng trời, những người mù khắp
nơi trong nước, được đưa về triều. Nhà vua lại truyền lệnh các quan trong triều
và dân chúng cả nước phải tụ tập ở quảng trường trước cửa ngọ môn hoàng thành
để chứng kiến cảnh thí nghiệm hy hữu. Ðồng thời nhà vua cũng ra lệnh cho quan
quản tượng dắt voi ra để cho những người mù rờ và cho họ tự do phát biểu ý kiến
theo sự hiểu biết của họ. Còn nhà vua thì đích thân chủ tọa cuộc thí nghiệm
nầy.
Những người mù được dắt đến vây quanh, để họ
tùy thích rờ mó voi một hồi lâu, rồi xem họ phát biểu sự hiểu biết của mình.
Người rờ trúng chân voi, thì nói voi giống như cái cột nhà. Kẻ rờ trúng vành lỗ
tai, thì nói voi như cái quạt. Người rờ trúng đuôi, thì nói voi giống như cái
chổi. Kẻ rờ trúng bụng voi, thì nói voi giống như trống chầu. Kẻ rờ trúng hông
voi, thì nói voi giống như bức tường. Người rờ trúng lưng voi, thì nói voi như
mặt bàn. Kẻ rờ trúng ngà voi, thì nói voi giống như cái kèn. Rồi cả bọn họ cãi
nhau ôn ào để tranh phần đúng về mình. Thấy bọn mù tranh cãi về sự hiểu
biết của mình đối với voi, mỗi lúc một ồn náo. Không ai chịu thua ai, họ quờ
quạng muốn đánh nhau. Thấy cảnh tượng như vậy, không nén được lòng, nhà vua bật
cười to ha hả và phán với thần dân rằng: "Các quan văn võ triều thần và
dân chúng cả nước đối với Phật Pháp hiểu biết chẳng khác nào như những kẻ mù
kia hiểu biết về con voi". Rồi nhà vua ngâm lớn kệ rằng:
Thần dân cả nước khác chi
mù
Phật Pháp hiển bày cứ vẫn ngu
Chẳng hiểu, chẳng tin, chẳng nghiên cứu
Phật Pháp hiển bày cứ vẫn ngu
Chẳng hiểu, chẳng tin, chẳng nghiên cứu
Ngông nghênh khoe mép, tưởng đặc thù.
Ngâm xong bài kệ, nhà vua hướng về thần dân
giảng nói lớn rằng: "Ở đời có những kẻ chỉ mới học năm ba quyển sách, hiểu
biết nông cạn như vài bụm cát trong bãi biển mà cứ tưởng mình thâm hiểu kinh
điển diệu lý cao siêu, rồi vênh váo tự đắc, khua môi múa mép, tự cho ta đây là
hơn cả. Những kẻ đó chẳng khác nào những kẻ mù rờ voi kia vậy".
Ðức Phật thuật câu chuyện xong, Ngài hướng về
đại chúng mà nói rằng: "Những người Bà-la-môn tranh cãi trong giáo đường
mà các con vừa thấy đó, tiền kiếp của họ chính là bọn người mù rờ voi ở thời
quá khứ. Họ ngu dốt không chịu tìm minh sư học đạo, không chịu thân gần
thiện-tri-thức để học hỏi kinh điển, nghiên tầm nghĩa lý, chuyên tâm tu niệm,
mà cứ tranh cãi hơn thua, nên mãi đắm chìm trong ngu dốt. Còn vị vua ở thời quá
khứ đó, chính là tiền thân của Như-Lai ta đây vậy".
Bài học: Trong cuộc sống, cần biết tu tập để
phát triển trí tuệ, nhìn được sự thật. Người tu cần
tránh cố chấp vào cái biết của mình, mà cần khiêm tốn, biết lắng nghe, để học
hỏi. Câu chuyện người mù sờ voi là một bài học rất hay, giúp ta tránh rơi vào
tranh cãi, hý luận vô ích, dựa trên sự hiểu biết hạn hẹp, và sự cố chấp của
mình. Nếu những người mù đừng tranh cãi, biết cùng nhau thảo luận, chia sẻ cái
biết của mình, thì họ sẽ khám phá ra con voi thực sự rất khác với những gì họ
đang nghĩ.
(Trich: Nhung mau chuyen PG danh cho thieu nhi - tap 3 - Duc Kien)
Labels:
duckien,
kenguhaycai,
mauchuyenPGchoTN,
phathoc
Saturday, April 20, 2019
Đọc “Pháp Hoa Huyền Nghĩa” nhớ cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền
Đọc “Pháp Hoa Huyền Nghĩa”
nhớ cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền
nhớ cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền
(Tham luận Hội
thảo khoa học “Cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền với
Hội Phật học Nam Việt” - 20/4/2019 – Chùa Xá Lợi)
Hội Phật học Nam Việt” - 20/4/2019 – Chùa Xá Lợi)
Nhân duyên được một người bạn tặng cuốn “Pháp
Hoa Huyền Nghĩa” của cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, tôi đã đọc một mạch từ đầu đến
cuối và bị thu hút bởi cách diễn giải Pháp Hoa rất hay và độc đáo của cụ. Bằng
lối văn đơn giản, cách trình bày khoa học logic, có sự trích dẫn đối chiếu giữa
các phiên bản tiếng Hán, tiếng Việt và tiếng Pháp, cụ Chánh Trí đã trình bày những
“huyền nghĩa” của kinh Pháp Hoa một cách rất dễ hiểu, khiến người đọc dễ dàng nắm
bắt được mạch kinh và hiểu được ý nghĩa cốt tủy của bộ Kinh Pháp Hoa.
Kinh Pháp Hoa được xem là vua các bộ kinh, một
đại tác phẩm trong kho tàng kinh điển Phật giáo, và cũng được xem là khó hiểu
và khó tin đối với người sơ cơ, đặc biệt là hàng Phật tử ở thời mạt pháp như
chúng ta. Trong Kinh có một câu đặc biệt: "Các Đức phật chỉ vì một việc trọng
đại duy nhất mà ra đời, đó là khai thị cho chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật”.
Được nghe đọc tụng kinh này cũng là đại nhân duyên của mỗi chúng ta, hơn nữa lại
được đọc những lời diễn giải huyền nghĩa vừa thâm sâu uyên bác, lại vừa phổ
thông đại chúng qua lời giảng của cụ Chánh Trí, bậc Phật học uyên thâm, thì thật
là diễm phúc cho hàng hậu học.
Từ nhân duyên trên, tôi đã có dịp tìm đọc và hiểu thêm và cuộc đời và công hạnh của cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền qua các bài viết và các tác phẩm khác. Cuộc đời cụ đúng là tấm gương sáng về hộ pháp, hoằng pháp và phục vụ xã hội theo tinh thần của Phật giáo nhập thế. Cụ Chánh Trí là người đã cống hiến rất nhiều trong việc chấn hưng và xây dựng Phật giáo phương Nam và tận tụy phục vụ đạo pháp. Trong vai trò Hội trưởng Hội Phật học Nam Việt, cụ đã tích cực trong việc tìm hiểu Phật học, phổ biến chánh pháp, xây dựng cơ sở, kết nối giữa Phật giáo Việt Nam và thế giới. Ngoài ra, với trách nhiệm Quốc vụ khanh đặc trách Văn hóa, cụ đã làm nhiều việc có ích cho xã hội về mặt văn hóa, như: xây dựng Thư viện Quốc gia, thành lập Văn khố quốc gia và Nhà văn hóa, thành lập và đẩy mạnh hoạt động của Ủy ban Điển chế văn tự, lập Ủy ban dịch thuật và xuất bản các sách Hán Nôm quý hiếm, thành lập Chi nhánh Bảo tồn Cổ tích Huế (1).
Nói về công nghiệp hoằng pháp, cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền đã để lại ba dấu ấn quan trọng cho hàng hậu học, là (a) thể hiện trọn vẹn vai trò của người cư sĩ Phật tử đức độ trong quan trường, (b) thành lập Hội Phật Học Nam Việt và đứng ra xây dựng ngôi chùa lịch sử Xá Lợi, làm trụ sở cho hội, và (c) hoằng pháp cộng đồng qua các công trình nghiên cứu, dịch thuật, biên tập tạp chí Từ Quang và xuất bản kinh sách... Tổng cộng cụ đã xuất bản 7 quyển sách Phật Học, trong đó có hai quyển được tái bản rất nhiều lần là Pháp Hoa Huyền Nghĩa và Địa Tạng Mật Nghĩa (2).
Qua Pháp Hoa Huyền Nghĩa, người đọc sẽ hiểu được lộ trình tu chứng từ phàm phu lên quả vị Phật, đó chính là quá trình chuyển đổi tâm thức từ mê sang ngộ, từ việc nhận ra Phật tính trong mình, từ đó tu học để xoay chuyển cái tâm phàm phu sang tâm bồ đề, và cuối cùng đạt đến quả vị Phật. Nắm được nội dung ý nghĩa, bố cục chặt chẽ của 28 phẩm Kinh Pháp Hoa giúp người đọc sơ cơ, bước đầu học Phật, có một bảng chỉ đường để thâm nhập kinh tạng.
Vì chúng sanh ham đắm sanh tử, không chịu tu tập để thoát ra khỏi nẻo khổ luân hồi, nên đức Phật phải dùng phương tiện (đại thừa, tiểu thừa) mà dụ dỗ họ đi tu, như người cha vì muốn con thoát khỏi nhà lửa mà hứa sẽ cho nhiều xe đẹp. Nhưng khi các con đã an toàn ra khỏi nhà lửa, thì không thấy xe hưu, xe nai đâu cả, mà chỉ có một cổ xe duy nhất, đó là Phật thừa (phẩm Phương tiện, phẩm Thí dụ). Vì đường đi gian khó và lâu dài, nên sợ chúng sanh nản lòng mà bỏ cuộc giữa chừng, đức Phật phải đặt ra các chặng dừng chân tạm thời (phẩm Hóa thành), đó là các quả vị Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, chứ thật ra chỉ có một đích đến sau cùng là thành Phật (giải thoát sinh tử). Nói là thành Phật chứ thật ra chỉ là nhận lại tánh Phật vốn có của mỗi chúng sinh, mà xưa nay vì mê mờ chúng sanh không nhận biết, như chàng cùng tử không biết có viên ngọc trong chéo áo của mình (phẩm Tín giải).
Từ phẩm 1 (phẩm Tự) đến phẩm 9 (phẩm Thọ học Vô học ký), qua ba lần thuyết pháp (Pháp thuyết, Dụ thuyết và Nhân duyên thuyết), thì cả ba hạng căn cơ khác nhau (thượng căn, trung căn và hạ căn) đã được Đức Phật hiện tiền thọ ký. Vậy còn các chúng sanh nơi khác, thời khác, không đủ nhân duyên gặp Phật, nghe kinh thời ai thọ ký cho? Nên có Phẩm Pháp sư (thầy dạy pháp – phẩm 10) có nội dung chính là tán thán công đức Pháp Hoa mà người trì kinh, giảng nói kinh đều được nhiều lợi ích và chúng sanh đời vị lai vẫn được thọ ký... Đạo lý dùng pháp phương tiện để lộ ra chân lý thực "khai quyền hiển thật" - thực là thâm diệu, lớn lao đã được Đức Phật giảng giải, được vận dụng trong 10 phẩm đầu của kinh. Trong đời mạt pháp, muốn có thể giảng nói kinh này, thời phải “Vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai”, nghĩa là phải trang bị tâm từ bi, mặc áo giáp nhẫn nhục, và thấu rõ chân lý “tất cả sự vật là Không”. Phật tử trong tương lai cần noi gương cụ Chánh Trí trong việc tu học, trang bị những tư lương cần thiết thì việc thuyết giảng kinh này sẽ dễ dàng, đương nhiên sẽ có vô lượng công đức và được đức Phật thọ ký.
Phẩm thứ 11 là Phẩm Pháp Hoa hiện Bảo Tháp như lời phát nguyện của Đức Phật Đa Bảo trong đời quá khứ, hễ ở đâu có nói kinh Pháp Hoa thì ngài sẽ hiện đến (tháp Đa Bảo từ lòng đất vụt lên) trước là xác tín lời Phật giảng không phải là điều hư dối, sau là duyên khởi cho việc "khai cận hiển viễn" (khai mở cái gần để làm sáng tỏ cái lý lẽ sâu xa) sẽ nói đến hồi sau. Nhưng có sự xác chứng nào bằng chính lời Phật Thích Ca kể lại: Ngài đã từng cầu nghe kinh Pháp Hoa và từng được Đề Bà Đạt Đa nói cho nghe, nhờ thế Ngài được thành Phật, nên có Phẩm Pháp Hoa Đề Bà Đạt Đa. Sau khi nghe lời tán thán công đức và khuyến khích trì kinh của Đức Thích Ca và Đức Phật Đa Bảo, các Bồ tát, Thanh văn liền vâng mệnh thọ trì... đưa đến nhân duyên cả nhũ mẫu Kiều Đàm Di và Da Du Đà La cũng được thọ ký (Phẩm Pháp Hoa Trì). Nhưng giữa đời ngũ trược ác thế mà thọ trì, giảng nghĩa kinh tránh sao được nguy nan, trở nạn, nên có Phẩm Pháp Hoa An lạc hạnh, chỉ bày ra phương pháp hoằng dương kinh vẫn được an lạc, khi nhân hạnh đầy đủ thì diệu quả ắt có. Hình ảnh hàng hàng lớp lớp Bồ tát từ trong lòng đất vụt lên hộ pháp và cứu độ quần sanh trong Phẩm Pháp Hoa Bồ Tát tùng địa dũng xuất đã chứng minh điều đó, cho thấy Đức Phật đã thành Phật từ vô lượng kiếp, đã được nói đến đầy đủ trong Phẩm Pháp Hoa Như Lai thọ lượng (tuổi thọ của Đức Như Lai). Phẩm cũng xác nhận nếu ai nghe được, trì tụng, nói kinh thì công đức vô lượng, nên có Phẩm Pháp Hoa Phân biệt công đức. Tuy chỉ tùy hỉ nghe và tùy hỉ người khác nghe (vui theo người) vẫn được phúc đức vô lượng, nên có Phẩm Pháp Hoa Tùy hỉ công đức (công đức về sự vui nhận). Nếu nghe, thọ trì, đọc tụng, viết chép, giảng giải, nói cho người khác cùng nghe thành tựu 6 căn công đức như Phẩm Pháp Hoa Pháp sư công đức (các công đức của vị pháp sư), đó là trung phẩm công đức. Nếu thực hiện được Pháp Hoa hạnh, thanh tịnh sáu căn như Thường Bất Khinh Bồ tát trong Phẩm Pháp Hoa Thường Bất Khinh thì thuộc về thượng phẩm công đức. Khắp mười phương chư Phật thấy chúng sanh trong quá khứ, vị lai nghe Pháp Hoa kinh mà sanh tâm hoan hỷ, thọ trì thì các ngài cũng hoan hỷ, hiện thần lực để tán dương hỗ trợ cho lòng tin và sự thực hành thêm vững mạnh, nên có Phẩm Pháp Hoa Như Lai thần lực (thần lực của Đức Như Lai).
Đoạn trên Đức Phật đã tán thán kinh và người trì kinh, đến đây, Ngài phó chúc thọ trì, nên có Phẩm Pháp Hoa chúc lụy (dặn dò đệ tử). Ngài Dược Vương Bồ tát nhờ lãnh thọ kinh giáo nên chịu khổ hạnh bằng cách thí xả thân mạng để cúng dường, đã nêu ra một mẫu mực cho sự phụng sự chánh pháp và được kể rõ trong phẩm thứ 23: Phẩm Dược Vương Bồ Tát bổn sự. Tuy ở phẩm này chưa nói rõ phương cách truyền thông kinh pháp. Nhưng đến Phẩm Diệu Âm Bồ Tát mới nói rõ việc phân thân trong sáu đường để hoằng kinh lợi vật. Còn hàng chúng sanh, những người muốn tín thọ phụng hành thường gặp trở nạn nên cần phải có đức từ bi cứu tế mới vượt qua khỏi, nên có Phẩm Pháp Hoa Quán Thế Âm Bồ tát, nhờ sức thần chú gia hộ, nên có Phẩm Pháp Hoa Đà Ra Ni (mật chú). Người có công hoằng kinh, lợi vật cũng là các bậc chơn thiện tri thức của chúng sanh, nên dù trong nghịch cảnh nào cũng tùy duyên bất biến, chuyển được người bỏ tà theo chánh, từ đó có Phẩm Pháp Hoa Diệu Trang Nghiêm Vương bổn sự (chuyện về vua Diệu Trang Nghiêm). Tu hạnh Nhất thừa Pháp Hoa, truyền và trì kinh Pháp Hoa, tức tu hạnh Phổ Hiền, nên có Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát khuyến phát (sự khuyến khích của Bồ tát Phổ Hiền).
Đó là toàn bộ 28 phẩm kinh Pháp Hoa. Đọc nhiều lần mới thấy được toàn thể sự mạch lạc của kinh. Trình bày, diễn giảng kinh Pháp Hoa là việc làm cực khó, đòi hỏi người viết không những nắm vững nội dung, bố cục kinh Pháp Hoa, thâm nhập tư tưởng và ý chỉ kinh Pháp Hoa: “Chỉ có một đạo lý nhất Phật thừa”. Nhưng trước khi đạt đến Nhất thừa, Đức Phật đã phải tuần tự nói rõ từng pháp môn phương tiện, để đến Pháp Hoa. Qua tác phẩm Pháp Hoa Huyền Nghĩa, không những nội dung kinh Pháp Hoa được diễn bày một cách chặt chẽ, mạch lạc, mà các nghĩa ý ẩn chứa bên trong (huyền nghĩa) cũng được tác giả phân tích thấu đáo, cặn kẽ. Cụ Chánh Trí đã giúp các học giả sơ cơ hiểu được lộ trình tu tập căn bản từ nhận ra Phật tính cho đến tu tập thứ lớp, tích lũy công đức, phát triển bồ đề tâm, tu lục độ vạn hạnh…. Ngoài ra, đọc phần diễn giải huyền nghĩa, hành giả cũng hiểu được ý nghĩa của tên gọi các vị Phật trong kinh (tượng trưng cho các tâm hạnh), ý nghĩa biểu tượng của các sự kiện, nhân vật trong kinh, phương pháp giảng dạy khế lý khế cơ của Phật.
Cái hay của Pháp Hoa Huyền Nghĩa là cụ Chánh Trí đã khéo léo đối chiếu các bản dịch khác nhau, đặc biệt là tham khảo bản dịch tiếng Pháp của E. Burnouf, nhằm làm sáng tỏ nghĩa kinh, phân tích những chỗ tương đồng và khác biệt, từ đó đưa thêm những kiến giải làm cho nội dung kinh có ý nghĩa và sức sống mới. Nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp của cụ Chánh Trí, ta thấy cụ đã chuyển hiện Pháp Hoa vào đời sống tu học theo đúng lộ trình mà Phật đã dạy. Cụ chính là tấm gương của một Pháp Hoa Pháp sư trên thực tế, thể hiện ở tấm lòng từ bi qua việc phụng sự xã hội và đạo pháp (vào nhà Như Lai), kham nhẫn nhiều Phật sự và thế sự đa đoan (mặc áo Như Lai), và an trụ trong tâm không, tự tại trong đối nhân xử thế (ngồi tòa Như Lai).
Trước nay, khi nói đến đóng góp của người cư sĩ Phật tử cho đạo pháp, mọi người thường nghĩ đến hình ảnh của cư sĩ Cấp Cô Độc trong việc ủng hộ tịnh tài tịnh vật và hỗ trợ tu sĩ trong việc tu học, nhưng ở cụ Chánh Trí, chúng ta lại thấy thấp thoáng bóng dáng của cư sĩ Duy Ma Cật (3), một người rất thâm hiểu Phật pháp, tu học đến chỗ giác ngộ, và đóng góp vai trò tích cực trong việc chấn hưng Phật giáo và hoằng pháp độ sanh. Phật giáo Việt Nam được phát triển như ngày nay có công đóng góp rất lớn của cụ.
Hy vọng, trong giai đoạn sắp tới, để đối phó với nhiều vấn nạn của thời đại, những cư sĩ Phật giáo trong tương lai cần noi gương cụ Chánh Trí, tự giác giác tha, tu học để nhận ra Phật tánh nơi mình và tích cực hoằng truyền chánh pháp. Nhờ đó, họ sẽ có thể trở thành các Bồ tát tùng địa dũng xuất nơi cõi Ta bà ô trược này, và có thể đảm đương phận sự của các Pháp hoa pháp sư trong tương lai như đức Phật đã phó chúc. Mong lắm thay!
Từ nhân duyên trên, tôi đã có dịp tìm đọc và hiểu thêm và cuộc đời và công hạnh của cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền qua các bài viết và các tác phẩm khác. Cuộc đời cụ đúng là tấm gương sáng về hộ pháp, hoằng pháp và phục vụ xã hội theo tinh thần của Phật giáo nhập thế. Cụ Chánh Trí là người đã cống hiến rất nhiều trong việc chấn hưng và xây dựng Phật giáo phương Nam và tận tụy phục vụ đạo pháp. Trong vai trò Hội trưởng Hội Phật học Nam Việt, cụ đã tích cực trong việc tìm hiểu Phật học, phổ biến chánh pháp, xây dựng cơ sở, kết nối giữa Phật giáo Việt Nam và thế giới. Ngoài ra, với trách nhiệm Quốc vụ khanh đặc trách Văn hóa, cụ đã làm nhiều việc có ích cho xã hội về mặt văn hóa, như: xây dựng Thư viện Quốc gia, thành lập Văn khố quốc gia và Nhà văn hóa, thành lập và đẩy mạnh hoạt động của Ủy ban Điển chế văn tự, lập Ủy ban dịch thuật và xuất bản các sách Hán Nôm quý hiếm, thành lập Chi nhánh Bảo tồn Cổ tích Huế (1).
Nói về công nghiệp hoằng pháp, cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền đã để lại ba dấu ấn quan trọng cho hàng hậu học, là (a) thể hiện trọn vẹn vai trò của người cư sĩ Phật tử đức độ trong quan trường, (b) thành lập Hội Phật Học Nam Việt và đứng ra xây dựng ngôi chùa lịch sử Xá Lợi, làm trụ sở cho hội, và (c) hoằng pháp cộng đồng qua các công trình nghiên cứu, dịch thuật, biên tập tạp chí Từ Quang và xuất bản kinh sách... Tổng cộng cụ đã xuất bản 7 quyển sách Phật Học, trong đó có hai quyển được tái bản rất nhiều lần là Pháp Hoa Huyền Nghĩa và Địa Tạng Mật Nghĩa (2).
Qua Pháp Hoa Huyền Nghĩa, người đọc sẽ hiểu được lộ trình tu chứng từ phàm phu lên quả vị Phật, đó chính là quá trình chuyển đổi tâm thức từ mê sang ngộ, từ việc nhận ra Phật tính trong mình, từ đó tu học để xoay chuyển cái tâm phàm phu sang tâm bồ đề, và cuối cùng đạt đến quả vị Phật. Nắm được nội dung ý nghĩa, bố cục chặt chẽ của 28 phẩm Kinh Pháp Hoa giúp người đọc sơ cơ, bước đầu học Phật, có một bảng chỉ đường để thâm nhập kinh tạng.
Vì chúng sanh ham đắm sanh tử, không chịu tu tập để thoát ra khỏi nẻo khổ luân hồi, nên đức Phật phải dùng phương tiện (đại thừa, tiểu thừa) mà dụ dỗ họ đi tu, như người cha vì muốn con thoát khỏi nhà lửa mà hứa sẽ cho nhiều xe đẹp. Nhưng khi các con đã an toàn ra khỏi nhà lửa, thì không thấy xe hưu, xe nai đâu cả, mà chỉ có một cổ xe duy nhất, đó là Phật thừa (phẩm Phương tiện, phẩm Thí dụ). Vì đường đi gian khó và lâu dài, nên sợ chúng sanh nản lòng mà bỏ cuộc giữa chừng, đức Phật phải đặt ra các chặng dừng chân tạm thời (phẩm Hóa thành), đó là các quả vị Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, chứ thật ra chỉ có một đích đến sau cùng là thành Phật (giải thoát sinh tử). Nói là thành Phật chứ thật ra chỉ là nhận lại tánh Phật vốn có của mỗi chúng sinh, mà xưa nay vì mê mờ chúng sanh không nhận biết, như chàng cùng tử không biết có viên ngọc trong chéo áo của mình (phẩm Tín giải).
Từ phẩm 1 (phẩm Tự) đến phẩm 9 (phẩm Thọ học Vô học ký), qua ba lần thuyết pháp (Pháp thuyết, Dụ thuyết và Nhân duyên thuyết), thì cả ba hạng căn cơ khác nhau (thượng căn, trung căn và hạ căn) đã được Đức Phật hiện tiền thọ ký. Vậy còn các chúng sanh nơi khác, thời khác, không đủ nhân duyên gặp Phật, nghe kinh thời ai thọ ký cho? Nên có Phẩm Pháp sư (thầy dạy pháp – phẩm 10) có nội dung chính là tán thán công đức Pháp Hoa mà người trì kinh, giảng nói kinh đều được nhiều lợi ích và chúng sanh đời vị lai vẫn được thọ ký... Đạo lý dùng pháp phương tiện để lộ ra chân lý thực "khai quyền hiển thật" - thực là thâm diệu, lớn lao đã được Đức Phật giảng giải, được vận dụng trong 10 phẩm đầu của kinh. Trong đời mạt pháp, muốn có thể giảng nói kinh này, thời phải “Vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai”, nghĩa là phải trang bị tâm từ bi, mặc áo giáp nhẫn nhục, và thấu rõ chân lý “tất cả sự vật là Không”. Phật tử trong tương lai cần noi gương cụ Chánh Trí trong việc tu học, trang bị những tư lương cần thiết thì việc thuyết giảng kinh này sẽ dễ dàng, đương nhiên sẽ có vô lượng công đức và được đức Phật thọ ký.
Phẩm thứ 11 là Phẩm Pháp Hoa hiện Bảo Tháp như lời phát nguyện của Đức Phật Đa Bảo trong đời quá khứ, hễ ở đâu có nói kinh Pháp Hoa thì ngài sẽ hiện đến (tháp Đa Bảo từ lòng đất vụt lên) trước là xác tín lời Phật giảng không phải là điều hư dối, sau là duyên khởi cho việc "khai cận hiển viễn" (khai mở cái gần để làm sáng tỏ cái lý lẽ sâu xa) sẽ nói đến hồi sau. Nhưng có sự xác chứng nào bằng chính lời Phật Thích Ca kể lại: Ngài đã từng cầu nghe kinh Pháp Hoa và từng được Đề Bà Đạt Đa nói cho nghe, nhờ thế Ngài được thành Phật, nên có Phẩm Pháp Hoa Đề Bà Đạt Đa. Sau khi nghe lời tán thán công đức và khuyến khích trì kinh của Đức Thích Ca và Đức Phật Đa Bảo, các Bồ tát, Thanh văn liền vâng mệnh thọ trì... đưa đến nhân duyên cả nhũ mẫu Kiều Đàm Di và Da Du Đà La cũng được thọ ký (Phẩm Pháp Hoa Trì). Nhưng giữa đời ngũ trược ác thế mà thọ trì, giảng nghĩa kinh tránh sao được nguy nan, trở nạn, nên có Phẩm Pháp Hoa An lạc hạnh, chỉ bày ra phương pháp hoằng dương kinh vẫn được an lạc, khi nhân hạnh đầy đủ thì diệu quả ắt có. Hình ảnh hàng hàng lớp lớp Bồ tát từ trong lòng đất vụt lên hộ pháp và cứu độ quần sanh trong Phẩm Pháp Hoa Bồ Tát tùng địa dũng xuất đã chứng minh điều đó, cho thấy Đức Phật đã thành Phật từ vô lượng kiếp, đã được nói đến đầy đủ trong Phẩm Pháp Hoa Như Lai thọ lượng (tuổi thọ của Đức Như Lai). Phẩm cũng xác nhận nếu ai nghe được, trì tụng, nói kinh thì công đức vô lượng, nên có Phẩm Pháp Hoa Phân biệt công đức. Tuy chỉ tùy hỉ nghe và tùy hỉ người khác nghe (vui theo người) vẫn được phúc đức vô lượng, nên có Phẩm Pháp Hoa Tùy hỉ công đức (công đức về sự vui nhận). Nếu nghe, thọ trì, đọc tụng, viết chép, giảng giải, nói cho người khác cùng nghe thành tựu 6 căn công đức như Phẩm Pháp Hoa Pháp sư công đức (các công đức của vị pháp sư), đó là trung phẩm công đức. Nếu thực hiện được Pháp Hoa hạnh, thanh tịnh sáu căn như Thường Bất Khinh Bồ tát trong Phẩm Pháp Hoa Thường Bất Khinh thì thuộc về thượng phẩm công đức. Khắp mười phương chư Phật thấy chúng sanh trong quá khứ, vị lai nghe Pháp Hoa kinh mà sanh tâm hoan hỷ, thọ trì thì các ngài cũng hoan hỷ, hiện thần lực để tán dương hỗ trợ cho lòng tin và sự thực hành thêm vững mạnh, nên có Phẩm Pháp Hoa Như Lai thần lực (thần lực của Đức Như Lai).
Đoạn trên Đức Phật đã tán thán kinh và người trì kinh, đến đây, Ngài phó chúc thọ trì, nên có Phẩm Pháp Hoa chúc lụy (dặn dò đệ tử). Ngài Dược Vương Bồ tát nhờ lãnh thọ kinh giáo nên chịu khổ hạnh bằng cách thí xả thân mạng để cúng dường, đã nêu ra một mẫu mực cho sự phụng sự chánh pháp và được kể rõ trong phẩm thứ 23: Phẩm Dược Vương Bồ Tát bổn sự. Tuy ở phẩm này chưa nói rõ phương cách truyền thông kinh pháp. Nhưng đến Phẩm Diệu Âm Bồ Tát mới nói rõ việc phân thân trong sáu đường để hoằng kinh lợi vật. Còn hàng chúng sanh, những người muốn tín thọ phụng hành thường gặp trở nạn nên cần phải có đức từ bi cứu tế mới vượt qua khỏi, nên có Phẩm Pháp Hoa Quán Thế Âm Bồ tát, nhờ sức thần chú gia hộ, nên có Phẩm Pháp Hoa Đà Ra Ni (mật chú). Người có công hoằng kinh, lợi vật cũng là các bậc chơn thiện tri thức của chúng sanh, nên dù trong nghịch cảnh nào cũng tùy duyên bất biến, chuyển được người bỏ tà theo chánh, từ đó có Phẩm Pháp Hoa Diệu Trang Nghiêm Vương bổn sự (chuyện về vua Diệu Trang Nghiêm). Tu hạnh Nhất thừa Pháp Hoa, truyền và trì kinh Pháp Hoa, tức tu hạnh Phổ Hiền, nên có Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát khuyến phát (sự khuyến khích của Bồ tát Phổ Hiền).
Đó là toàn bộ 28 phẩm kinh Pháp Hoa. Đọc nhiều lần mới thấy được toàn thể sự mạch lạc của kinh. Trình bày, diễn giảng kinh Pháp Hoa là việc làm cực khó, đòi hỏi người viết không những nắm vững nội dung, bố cục kinh Pháp Hoa, thâm nhập tư tưởng và ý chỉ kinh Pháp Hoa: “Chỉ có một đạo lý nhất Phật thừa”. Nhưng trước khi đạt đến Nhất thừa, Đức Phật đã phải tuần tự nói rõ từng pháp môn phương tiện, để đến Pháp Hoa. Qua tác phẩm Pháp Hoa Huyền Nghĩa, không những nội dung kinh Pháp Hoa được diễn bày một cách chặt chẽ, mạch lạc, mà các nghĩa ý ẩn chứa bên trong (huyền nghĩa) cũng được tác giả phân tích thấu đáo, cặn kẽ. Cụ Chánh Trí đã giúp các học giả sơ cơ hiểu được lộ trình tu tập căn bản từ nhận ra Phật tính cho đến tu tập thứ lớp, tích lũy công đức, phát triển bồ đề tâm, tu lục độ vạn hạnh…. Ngoài ra, đọc phần diễn giải huyền nghĩa, hành giả cũng hiểu được ý nghĩa của tên gọi các vị Phật trong kinh (tượng trưng cho các tâm hạnh), ý nghĩa biểu tượng của các sự kiện, nhân vật trong kinh, phương pháp giảng dạy khế lý khế cơ của Phật.
Cái hay của Pháp Hoa Huyền Nghĩa là cụ Chánh Trí đã khéo léo đối chiếu các bản dịch khác nhau, đặc biệt là tham khảo bản dịch tiếng Pháp của E. Burnouf, nhằm làm sáng tỏ nghĩa kinh, phân tích những chỗ tương đồng và khác biệt, từ đó đưa thêm những kiến giải làm cho nội dung kinh có ý nghĩa và sức sống mới. Nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp của cụ Chánh Trí, ta thấy cụ đã chuyển hiện Pháp Hoa vào đời sống tu học theo đúng lộ trình mà Phật đã dạy. Cụ chính là tấm gương của một Pháp Hoa Pháp sư trên thực tế, thể hiện ở tấm lòng từ bi qua việc phụng sự xã hội và đạo pháp (vào nhà Như Lai), kham nhẫn nhiều Phật sự và thế sự đa đoan (mặc áo Như Lai), và an trụ trong tâm không, tự tại trong đối nhân xử thế (ngồi tòa Như Lai).
Trước nay, khi nói đến đóng góp của người cư sĩ Phật tử cho đạo pháp, mọi người thường nghĩ đến hình ảnh của cư sĩ Cấp Cô Độc trong việc ủng hộ tịnh tài tịnh vật và hỗ trợ tu sĩ trong việc tu học, nhưng ở cụ Chánh Trí, chúng ta lại thấy thấp thoáng bóng dáng của cư sĩ Duy Ma Cật (3), một người rất thâm hiểu Phật pháp, tu học đến chỗ giác ngộ, và đóng góp vai trò tích cực trong việc chấn hưng Phật giáo và hoằng pháp độ sanh. Phật giáo Việt Nam được phát triển như ngày nay có công đóng góp rất lớn của cụ.
Hy vọng, trong giai đoạn sắp tới, để đối phó với nhiều vấn nạn của thời đại, những cư sĩ Phật giáo trong tương lai cần noi gương cụ Chánh Trí, tự giác giác tha, tu học để nhận ra Phật tánh nơi mình và tích cực hoằng truyền chánh pháp. Nhờ đó, họ sẽ có thể trở thành các Bồ tát tùng địa dũng xuất nơi cõi Ta bà ô trược này, và có thể đảm đương phận sự của các Pháp hoa pháp sư trong tương lai như đức Phật đã phó chúc. Mong lắm thay!
Sài Gòn (4/2019)
Đức Kiên (Phạm Quốc Trung)
-----
(1) Nguyên Hậu (2010). Cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền – cuộc đời
tận hiến. Truy xuất từ: https://thuvienhoasen.org/a13371/cu-si-chanh-tri-mai-tho-truyen-cuoc-doi-tan-hien-nguyen-hau
(2) Thích Đồng Bổn (1996). Tiểu sử danh tăng Việt Nam thế kỷ XX:
Cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền. NXB. Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh. Truy
xuất từ: https://thuvienhoasen.org/a13369/cu-si-chanh-tri-mai-tho-truyen-1905-1973-thich-dong-bon
(3) Thích Nhất Hạnh (2002). Kinh Duy Ma Cật giảng luận. NXB. Lá
Bối. Truy xuất từ: https://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/giang-kinh/bo-tat-tai-gia-bo-tat-xuat-gia-kinh-duy-ma-cat/kinh-duy-ma-cat/
Labels:
chanhtri,
duckien,
hoithao,
maithotruyen,
phaphoahuyennghia,
phathoc
Thursday, April 4, 2019
Cảm niệm vua Hùng
Cảm niệm vua Hùng
Ngày giỗ tổ nhớ công người dựng nướcSử Văn Lang - cổ tích vẫn còn đây
Bầy chim Việt quay về cùng nguyện ước
Lễ vua Hùng, cảm tạ đức ơn dầy
Nòi Bách Việt bốn ngàn năm đã trãi
Chống xâm lăng, cùng xây dựng non sông
Máu đã đổ, mồ hôi người đã chảy
Trên giang sơn, tổ quốc giống Tiên Rồng
Thật tủi hổ - lũ cháu con khờ dại
Để nước Việt nay xơ xác tơi bời
Sông núi đó, chúng đua nhau phá hoại
Để mặc ngoại bang ngang ngược biển khơi!
Mong tiên tổ, hồn thiêng về phù hộ
Bảo hộ muôn dân, làm cuộc chuyển dời
Hiển bày phép, rưới xuống mưa cam lộ
Văn hiến phục hồi, hoa trái tốt tươi...
Hãy nổi trống, tiếng trống đồng muôn thuở
Xua ngoại xâm, cùng ma quỷ bốn phương
Nắm tay lại, kìa thời cơ đã mở
Đoàn kết nhau, chim Việt hãy lên đường...
PQT (4/2019)
Sunday, March 24, 2019
Đức Quán Thế Âm Bồ Tát
Giữa không gian sóng mê dâng cuồn cuộn
Thuyền Từ Bi đang dạo chốn phong ba
Tỏa hào quang rực sáng cõi ta bà
Giông tố bỗng lặng im không cuồng nữa
Tự tại thanh cao viên dung ngự giữa
... Chốn vô minh, phiền não phủ muôn người
Vẫn dịu dàng môi nở nụ cười tươi
Ngài thương mến đưa tay và tiếp độ
Ôi ! trần gian bao nhiêu người đang khổ
Với tịnh bình ngài vẫy xuống niềm tin
Ban nguồn vui cho cùng khắp chúng sinh
Và cứu độ bao người về Cực Lạc
Hình ảnh ngài tựa như luồng gió mát
Con khát khao và vui sướng được nhìn
Hình ảnh ngài rạng rỡ tựa bình minh
Con chiêm ngưỡng trong niềm vui giải thoát
Con mong ước rằng sau khi đã thác
Xin được về nơi Phật địa xa xôi
Đảnh lễ ngài uy nghi ngự trên ngôi
Cao chín phẩm và ban lời thuyết pháp
Ôi ! thế gian đầy sương sa, bão táp
Xin ngài ban vô úy thí cho con
Mong tương lai thiện quả được vuông tròn
Con đảnh lễ cúi xin ngài thọ ký
Vân Hà (TTHA)
Monday, March 18, 2019
Trên ải Chi Lăng
Trên ải Chi Lăng
Giặc đến rồi! Kìa, trống đồng vang dội
Báo hung tin chúng xâm lược nước ta
Một bốn bảy hai (1472), trai gái trẻ già
Đều thao thức sục sôi bầu nhiệt huyết
Các tướng họp, chung một lòng cương quyết
Giặc Minh kia dù đông đến vạn nghìn
Chính nghĩa đâu thuộc về kẻ xâm lăng
Dân ta mạnh chính nhờ lòng yêu nước
Giờ đã đến - đại danh thần Nguyễn Trãi
Hiến kế mưu vây gọn ải Chi Lăng
Mười ba vạn quân cứu viện - tướng Liễu Thăng
Đành tan xác, chạy không còn manh giáp
Thôi hết mộng bắt dân ta cống nạp
Lễ hàng năm chưa thõa mộng tham tàn
Còn đem quân hầu thôn tính nước Nam
Dân ta ít, ai cũng đều yêu nước
Chính lòng dân đã làm nên sức mạnh
Dù hy sinh gian khổ đến mười năm
Lê Lợi minh quân, Nguyễn Trãi công thần
Cùng họp sức nghĩa quân thề cứu nước
Cửa Đông Quan giặc Minh xin nhường bước
Bến sông Thương tiêu diệt hết quân thù
Lửa Lam Sơn còn sáng rực thiên thu
Soi sáng mãi trang sử vàng chói lọi...
Vân Hà (TTHA)
Tuesday, March 5, 2019
Tình Dân Tộc
TÌNH
DÂN TỘC
“Nhiễu
điều phủ lấy giá gương
Quê
hương đất nước của chung
Con
Hồng cháu Lạc đều chung một nhà
Thương
yêu, giúp đỡ dân ta
Đạo
tình xưa ấy, tuy xa mà gần
Làm
người quý nhất chữ Nhân
Nước
nhà trọng nhất tinh thần quê hương
Đi
đâu cũng nhớ cũng thương
Quê
cha đất tổ, cội nguồn ông cha
Cùng
trong một trứng mà ra
Đồng
bào, chung một mẹ cha Tiên Rồng
Nhắc
chuyện xưa để cùng mong
Thương
nhau, con cháu Tiên Rồng hôm nay
Quê
hương nhắc nhở hằng ngày
Cùng
nhau chia sẻ đắng cay ngọt bùi
Chớ
vì danh lợi ngựợc xuôi
Gây
ra nỗi khổ, ngậm ngùi dân ta
Chớ
vì cuộc sống xa hoa
Quên
đi lời dặn ông cha thuở nào
Chớ
vì tranh thấp tranh cao
Nước
nhà xem nhẹ, đồng bào coi khinh
Chỉ
lo lợi ích riêng mình
Quên
tình dân tộc, nhẹ tình quê hương
Lời
xưa ngẫm nghĩ, tỏ tường
Quốc
gia làm trọng, quê hương yên bình
Giúp
người, như giúp chính mình
Đồng bào, dân tộc –
sáng tình quê hương…
PQT
Thursday, February 7, 2019
Khai bút Xuân Kỷ Hợi
Khai bút Xuân Kỷ Hợi
Đầu xuân khai bút viết đôi câu
Chúc đời hạnh phúc hết thương đau
Chúc cho dân tộc luôn đoàn kết
Dựng lại tình thương, bắc nhịp cầu
Mở mắt nhìn ra thế giới to
Bể dâu xoay chuyển biết bao trò
Thịnh suy, thành bại – do tâm cả
Hòa bình thế giới – mãi còn lo
Ngẫm lẽ quê hương, đất nước mình
Vì sao dân tộc mãi điêu linh
Tự do, dân chủ - xa xôi quá
Vật chất lên ngôi, chẳng nghĩa tình…
Lắng lòng năm mới trước Phật đài
Nguyện cầu đất nước sớm đổi thay
Yêu thương, dựng lại tình dân tộc
Thiện lành vun đắp, xấu dẹp ngay…
Mong cho người Việt biết yêu thương
Dẹp bỏ si mê, biết tự cường
Cùng nhau sám hối bao lầm lỗi
Nắm tay - cùng dựng lại quê hương…
Tết Kỷ Hợi – 2019
PQT
Thursday, January 3, 2019
Subscribe to:
Posts (Atom)