A virtual world for sharing my knowledge, feeling and other meaningful things in my life.
Lời Phật dạy
"Không làm các việc ác, Siêng làm các điều lành, Giữ tâm ý trong sạch, Đó là lời Phật dạy!" (Kinh Pháp Cú)
Monday, July 23, 2018
Saturday, July 14, 2018
Video clip cho con gái Nhất Tâm
Mẹ bảo bố thiên vị, toàn làm clip cho con trai mà chưa làm clip nào cho con gái hết. Nên bố tranh thủ ngày hè rãnh rỗi, làm clip này và post lên đây nè. Chất lượng chưa tốt lắm vì phần mềm miễn phí, thiếu nhiều chức năng, và hình trong điện thoại chưa tập hợp đủ. Thôi thì có sao để vậy nhé, con gái iu của bố! :)
Friday, June 29, 2018
KHEN CHÊ
KHEN CHÊ
Xưa, vị lai,và nay,
Ðâu có sự kiện này,
Người hoàn toàn bị chê,
Người trọn vẹn được khen.
Ðâu có sự kiện này,
Người hoàn toàn bị chê,
Người trọn vẹn được khen.
Xưa vậy, nay cũng vậy,
Ngồi im, bị người chê,
Nói nhiều, bị người chê,
Nói vừa phải, bị chê.
Ngồi im, bị người chê,
Nói nhiều, bị người chê,
Nói vừa phải, bị chê.
Làm người
không bị chê,
Thật khó tìm ở đời.
Khen chê không lay động
Luôn an tĩnh, ai ơi!
Thật khó tìm ở đời.
Khen chê không lay động
Luôn an tĩnh, ai ơi!
(Trích Thơ Phật cho Trẻ em - Đức Kiên)
Friday, June 15, 2018
THẾ NÀO LÀ MỘT CHÍNH SÁCH TỐT VỀ AN NINH MẠNG?
THẾ NÀO LÀ MỘT CHÍNH
SÁCH TỐT VỀ AN NINH MẠNG?
TS.
Phạm Quốc Trung, Khoa QLCN, ĐHBK Tp.HCM
Ngày
nay, với sự phát triển nhanh chóng của CNTT-VT và mạng lưới Internet,
các tổ chức, quốc gia đều nhận thấy những lợi ích mà hệ thống
thông tin (HTTT) mang lại, như là giúp con người: làm việc nhanh hơn,
hiệu quả hơn và thông minh hơn. Vì vậy, các tổ chức và quốc gia đều đẩy
mạnh việc ứng dụng CNTT-VT và Internet trong việc xây dựng các HTTT
của mình, như hệ thống TMĐT hay chính phủ điện tử, xem đó như là
chiến lược nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của tổ chức hay quốc gia.
Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích mang lại, những vấn đề đảm bảo an toàn,
an ninh HTTT và dữ liệu cũng ngày càng trở nên quan trọng, bởi thông
tin và HTTT đã trở thành 1 loại tài sản quý giá của tổ chức cần
phải được bảo vệ. Ngày nay, các vấn đề về an toàn, an ninh HTTT có
thể gặp ở khắp nơi, như: virus, trojan, tấn công mạng, tấn công từ
chối dịch vụ, đánh cắp dữ liệu, thiết bị, xâm nhập CSDL trái phép,
tiến hành các giao dịch trái phép… Tuy nhiên, làm thế nào để bảo vệ
an toàn, an ninh HTTT, hay để đưa ra một chính sách tốt về an ninh máy tính
giúp hạn chế đến mức tối thiếu các thiệt hại vẫn là 1 câu hỏi khó
đối với các nhà quản lý. Bài viết này, dựa trên kinh nghiệm cá nhân
của một người đang giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực HTTT ở VN để
đưa ra một số phân tích, nhận xét, góp ý cho các nhà quản lý về
ANM. Hy vọng bài viết sẽ giúp những người ngoài ngành hiểu thêm về
vấn đề khá mới và còn nhiều tranh cãi này.
Trước
hết, để đơn giản, trong bài viết này, các khái niệm An ninh máy
tính, An ninh thông tin, hay An ninh mạng… được xem là tương đồng nhau,
cùng chỉ đến phương thức để bảo vệ sự an toàn, an ninh của các hạ
tầng CNTT-VT, dữ liệu, thông tin, HTTT quan trọng… của tổ chức, đảm
bảo tổ chức vận hành hiệu quả, ổn định và an toàn. Để có được
chính sách an ninh thông tin tốt, người quản lý HTTT cần nhận diện
các mối đe dọa đối với an toàn, an ninh của HTTT. Theo các tài liệu học
thuật về HTTT (Kroenke, 2014), có ba nguồn đe dọa an ninh thông tin chính
bao gồm:
-
Sai lầm hoặc vi phạm (không cố ý) của con
người, hoặc bất kỳ ai khi sử dụng hệ thống.
-
Hành vi cố ý phá hoại của con người,
chủ yếu là các hacker, hay nhân viên chống đối.
-
Thảm họa từ thiên tai, như: động đất,
lũ lụt, hỏa hoạn, sóng thần, sét đánh…
Trong
đó, hành vi cố ý phá hoại của hacker được xem là nguy hiểm nhất.
Theo các thống kê về tình hình tội phạm máy tính và Internet, với xu
hướng phát triển của các công nghệ phòng chống virus và ngăn ngừa tấn
công phá hoại, ngày nay, số lượng các cuộc tấn công nhỏ lẻ từ các
cá nhân đã giảm xuống, nhưng mức độ nghiêm trọng và tổn hại từ các
vụ tấn công mang tính tổ chức lại tăng lên. Hơn nữa, các số liệu thống
kê cũng cho thấy các vấn đề an ninh nghiêm trọng gần đây liên quan đến
việc đánh cắp dữ liệu, gián điệp mạng, tấn công phá hoại, hoặc
chiến tranh mạng… chủ yếu đến từ các tội phạm mạng có tổ chức,
hoặc được tài trợ bởi các chính phủ độc tài hay được vận hành bởi
các tổ chức khủng bố quốc tế. Vì vậy, mối quan tâm về an ninh mạng
hiện nay trên thế giới tập trung vào bảo vệ an toàn HTTT trước mối đe
dọa từ tội phạm mạng có tổ chức là trên hết. Hơn nữa, việc tấn
công mạng ngày nay còn có chiều hướng mở rộng ra các lĩnh vực khác,
gây xâm phạm chủ quyền quốc gia, và có thể dẫn đến nguy cơ chiến tranh
mạng. Chính vì vậy, tổng thống Obama khi đến TQ đã đề cập bóng gió
đến vấn đề này.
Bảng
dưới đây tóm tắt một số vấn đề về an toàn, an ninh HTTT mà các tổ
chức thường gặp, như là: rò rỉ dữ liệu, chỉnh sửa sai dữ liệu,
dịch vụ báo lỗi, từ chối dịch vụ, và mất mát thiết bị... Kết nối
các vấn đề này với ba nguồn đe dọa đã được nhận diện trên đây sẽ
giúp mọi người dễ hình dung hơn về các vấn đề mà một chính sách an
toàn, an ninh HTTT nên chú ý.
Bảng 1. Các vấn đề an ninh HTTT và những
nguồn đe dọa
1.
Cần hỗ trợ nhiệm vụ, mục tiêu của tổ
chức
2.
Cần tích hợp chặt chẽ với các hoạt
động quản trị khác
3.
Cần tiết kiệm chi phí
4.
Trách nhiệm và tính giải trình cần
được chỉ rõ
5.
Cần xem xét tính liên đới với an toàn
an ninh bên ngoài hệ thống
6.
Cần một cách tiếp cận tích hợp và
toàn diện
7.
Cần được tái đánh giá theo định kỳ
8.
Cần tuân theo các ràng buộc và quy
chuẩn xã hội
Từ
những thông tin trên, hãy cùng nhìn lại luật An ninh mạng (ANM) mà
Quốc hội Việt Nam vừa thông qua 12/6/2018, và sẽ có hiệu lực từ
1/1/2019 để xem đó có phải là 1 chính sách tốt về an ninh thông tin
hay không. Đầu tiên, cần nhận thấy luật an ninh mạng vừa được thông qua
chưa thể xem là tốt bởi nó chưa đáp ứng đầy đủ các đặc tính trên.
Cụ thể là, luật ANM của Việt Nam đã không thỏa mãn các đặc tính: 3
(tiết kiệm), 4 (trách nhiệm và giải trình), 6 (tiếp cận toàn diện),
và 8 (tuân theo các ràng buộc xã hội). Hãy cùng tìm hiểu vì sao
nhé!
-
Về
chi phí triển khai: Theo nhiều phân tích trong và ngoài
nước, khi triển khai luật này, chi phí cho các DN hoạt động trong lĩnh
vực CNTT-VT và các tổ chức kiểm tra, giám sát sẽ tăng lên rất lớn
khi phải trang bị các hạ tầng phần cứng, phần mềm, CSVC liên quan và
con người để có thể lưu trữ dữ liệu, quản lý vận hành hệ thống ở
Việt Nam. Đó là chưa kể đến chi phí của các DN ngoài ngành có sử
dụng các phần mềm, ứng dụng do các DN nước ngoài cung cấp. Theo luật
này, họ sẽ phải chuyển đổi sang nhà cung cấp khác, nếu các DN phần
mềm nước ngoài không đáp ứng các yêu cầu đặt ra của luật an ninh
mạng của VN. Nhìn chung, chi phí (cả vô hình và hữu hình) của DN và
các cơ quan nhà nước sẽ tăng vọt khi triển khai. Theo tôi được biết,
luật ANM ở Trung Quốc tuy đã được thông qua, nhưng vẫn chưa thể đi vào
triển khai trên thực tế, chính vì yêu cầu kỹ thuật về việc dời các
trung tâm lưu trữ dữ liệu và kiểm tra, giám sát một lượng lớn dữ
liệu là không thể đáp ứng được và làm phát sinh chi phí quá lớn khi
đi vào vận hành thực tế. Điều này, trái với nguyên tắc tiết kiệm,
và các nhà quản lý ANM phải cân nhắc đánh đổi giữa an ninh và hiệu
quả/ thuận tiện khi vận hành. Đôi khi, để tiết kiệm chi phí, DN cần phải
chấp nhận 1 mức độ rủi ro ở chừng mực nào đó, chứ không thể đảm
bảo an toàn, an ninh 100%.
-
Về
trách nhiệm và giải trình: luật ANM cũng trao
quyền rất lớn cho các cơ quan an ninh trong việc thu thập dữ liệu
khách hàng từ các DN, mà không có các yêu cầu tương ứng về tính minh
bạch và trách nhiệm giải trình, điều này sẽ dẫn đến sự lạm quyền,
và có khả năng chồng chéo, và vi phạm đến các quyền riêng tư, và tự
do kinh doanh, tự do ngôn luận đã được quy định trong các bộ luật
khác. Ngay cả ở phạm vi tổ chức, chính sách an ninh tốt cần ngăn
ngừa cả sự lạm quyền của người quản trị mạng, admin… để tránh việc
vi phạm quyền riêng tư của nhân viên. Điều này đã được thảo luận và
gây tranh cãi trong nhiều tình huống, bởi có những hành vi có thể
không vi phạm quy định về an toàn an ninh nhưng sẽ vi phạm vấn đề đạo
đức, và xâm phạm quyền riêng tư, tự do cá nhân. Các bộ luật tương tự
ở các nước phát triển đều nhấn mạnh đến trách nhiệm bảo vệ an toàn
dữ liệu và đảm bảo quyền riêng tư, và tự do truy cập của người sử
dụng. Ở đây, cần nhấn mạnh sự cân bằng giữa an ninh và an toàn dữ
liệu/ thông tin. Luật ANM của VN quá chú trọng vào an ninh, tính dễ kiểm
soát, mà xem nhẹ tính an toàn, riêng tư, và thuận tiện của người sử
dụng.
-
Về
tiếp cận tích hợp và toàn diện: luận ANM của VN chưa
xem xét vấn đề an toàn an ninh thông tin dưới nhiều góc nhìn của các
bên liên quan, mà chỉ quan tâm đến góc nhìn của cơ quan quản lý, mà
cụ thể là Bộ Công An. Điều này, sẽ bỏ qua những góc nhìn khác cũng
rất quan trọng trong tổng thể bức tranh về an ninh mạng, như: cá nhân,
nhà kỹ thuật, nhà khoa học, doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp, Bộ
Công thương (Cục TMĐT), Bộ KH-CN (Cục SHTT)… Theo cá nhân tôi, bộ luật
này đòi hỏi sự hiểu biết sâu về CNTT-VT, một lĩnh vực có sự thay
đổi rất nhanh chóng, vì vậy, cần có sự tham gia ý kiến, tư vấn và
phối hợp của các bộ ngành, đặc biệt là Bộ KH-CN, hiệp hội CNTT,
doanh nghiệp và người tiêu dùng… thì mới đảm bảo tính tích hợp và
toàn diện của các chính sách đề ra, cũng như hạn chế sự chồng lấn của
luật ANM với các bộ luật hiện hành có liên quan.
-
Về
tuân theo các ràng buộc xã hội: bất kỳ luật mới nào
được ban hành cũng cần phù hợp với các ràng buộc đã có trước đây,
và phải tương thích với các thỏa thuận VN đã ký với quốc tế. Trái
với tinh thần hội nhập quốc tế và tự do hóa thương mại, luật ANM
của VN đã hạn chế sự tự do kinh doanh, tự do biểu đạt và tự do truy
cập, mà LHQ đã xem là những quyền căn bản của con người. Chính vì
vậy, các tổ chức quốc tế và chuyên gia về an ninh mạng cũng đã có
những kiến nghị với chính phủ VN về khả năng vi phạm các cam kết
quốc tế khi VN thông qua luật ANM. Vừa rồi, chúng ta đã thấy các cuộc
biểu tình ôn hòa của người dân ở cả 3 miền đất nước để phản đối
luật đặc khu và an ninh mạng, điều này phản ánh mối quan tâm rất lớn
của xã hội đối với 2 vấn đề này. Đặc biệt, cả 2 vấn đề đều ít
nhiều liên quan đến Trung Quốc, một thế lực đang gây đe dọa cho thế
giới về an ninh cả trên thế giới thực và thế giới ảo. Luật ANM này
được cho là bản sao chép từ luật ANM của Trung Quốc, bởi sự giống
nhau đến kinh ngạc của 2 bộ luật. Không lo sao được khi cả Mỹ và Úc
đều chỉ ra các thiết bị viễn thông sản xuất bởi Huawei (TQ) là có
chip gián điệp, trong khi hầu hết các thiết bị ở VN đều sử dụng linh
kiện của Huawei. Các trung tâm phân tích dữ liệu từ các cuộc tấn công
mạng, lấy cắp dữ liệu… gần đây đều cho thấy chúng được thực hiện
từ TQ bởi các tổ chức thân chính phủ hoặc được tài trợ bởi chính
phủ TQ. Cần phải xem xét những quan tâm của người dân, xã hội trong
việc ban hành và xây dựng luật ANM thì nó mới có thể đi vào cuộc
sống, giúp đảm bảo mọi người tuân theo và đạt được mục tiêu của bộ
luật ANM là xây dựng 1 không gian mạng an toàn, lành mạnh.
Hơn
nữa, một chính sách đầy đủ về an toàn an ninh máy tính trong 1 tổ
chức thường bao gồm 3 thành phần như sau:
1.
Một phát biểu chung về chương trình an
ninh máy tính của tổ chức.
2.
Các chính sách gắn với từng vấn đề
cụ thể.
3.
Các chính sách gắn với từng hệ thống
thông tin cụ thể.
Luật
ANM hiện nay của VN vừa được thông qua dường như chưa đi vào các vấn
đề cụ thể đang còn gây tranh cãi, hay các hệ thống cụ thể. Điều này
có lẽ do nhóm soạn thảo cũng chưa có đủ thông tin về các vấn đề ANM
mà VN đang gặp phải, hoặc phải cần thêm nhiều thông tư, văn bản hướng
dẫn đi kèm. Để có thể đưa ra được các chính sách cho từng vấn đề
cụ thể, đòi hỏi nhóm soạn thảo luật ANM cần phải phân tích dữ liệu
về các vấn đề an toàn, an ninh thông tin hiện nay ở VN và trên thế
giới một cách kỹ lưỡng. Trên cơ sở đó, mới có được các chính sách
phù hợp với bối cảnh VN, và đảm bảo theo kịp tốc độ phát triển
nhanh chóng của lĩnh vực này. Chỉ có trên cơ sở phân tích các vấn đề
rủi ro có thể gặp, các thành phần của HTTT dễ bị tổn thương, tần
suất xuất hiện, mức độ nghiêm trọng, chi phí cài đặt các giải pháp
ngăn ngừa… nhà quản lý mới sắp được thứ tự ưu tiên của các vấn đề
cần quan tâm, từ đó, hình thành nên các chính sách chung và riêng phù
hợp, giúp đảm bảo sự phát triển lành mạnh của không gian mạng, làm
nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế và xã hội trong thời
đại kỹ thuật số.
Hơn
nữa, luật hay chính sách cần phải đi kèm với các biện pháp kỹ
thuật phần cứng, phần mềm, con người và hạ tầng phù hợp. Với đà
tiến triển như vũ bão của CMCN 4.0, chúng ta cần những chuyên gia am
hiểu về các khái niệm mới, như: dữ liệu lớn, điện toán đám mây,
internet của vạn vật, thực tại ảo, kinh tế số… Trong thời đại kỹ
thuật số, luật ANM là rất cần thiết, và nên được xây dựng một cách
kỹ lưỡng bởi những người am hiểu. Nếu những người đề xuất và bấm
nút thông qua luật ANM mà thiếu sự am hiểu cần thiết về lĩnh vực
này, thì đó sẽ là một sự rủi ro rất lớn cho đất nước về an toàn,
an ninh mạng trong tương lai. Hy vọng, bài viết này sẽ góp phần giúp
chúng ta hiểu thêm về một số khái niệm liên quan và nhận thức được
tầm quan trọng của vấn đề ANM. Nếu may mắn, thì biết đâu những góp
ý này sẽ góp phần giúp VN có được một bộ luật ANM tốt hơn cho đất
nước. Mong lắm thay!
Labels:
ANM,
anninhmang,
chinhsachtot,
httt,
phanbien,
thoisu
Tuesday, June 12, 2018
Không giận
KHÔNG GIẬN
Lấy không giận thắng giận,
Lấy thiện thắng không thiện,
Lấy thí thắng xan tham,
Lấy chơn thắng hư ngụy.
Lấy thiện thắng không thiện,
Lấy thí thắng xan tham,
Lấy chơn thắng hư ngụy.
Nói thật, không phẫn nộ,
Của ít, thí người xin,
Nhờ ba việc lành này,
Thiên giới ở cạnh mình.
Của ít, thí người xin,
Nhờ ba việc lành này,
Thiên giới ở cạnh mình.
Tập nói lời ái ngữ
Không giận hờn, sân si
Thiện tâm xin gắng giữ
Phẫn nộ chẳng được gì.
Không giận hờn, sân si
Thiện tâm xin gắng giữ
Phẫn nộ chẳng được gì.
Labels:
khonggian,
phathoc,
poem,
tho,
thophatchotreem
Friday, May 18, 2018
THEO BƯỚC CHÂN BỤT
THEO BƯỚC CHÂN BỤT
Hơn hai ngàn năm trước
Bụt đã thị hiện ra
Bụt đã thị hiện ra
Giúp người mê tỉnh thức
Nẻo khổ sớm vượt qua
Con nay quy y Bụt
Xin nguyện theo chân ngài
Nương tựa Pháp và Tăng
Tam bảo giữa đời này
Tham sân si -
xin bỏ
Thiểu dục và
thanh tịnh
Giữ tâm luôn
sáng tỏ
Nẻo sáng hướng
đời mình
Tự độ rồi độ
người
Cùng lên đường
tỉnh thức
Tinh tấn
không biếng lười
Giác ngộ và Hạnh
phúc !
Trong giờ
phút trang nghiêm
Nhân loại mừng
Phật đản
Chắp tay con
xin nguyện
Thế giới được bình an !
(PQT - Phat Dan 2018)
Friday, April 20, 2018
Ngày ấy
Ngày ấy
(Tưởng nhớ các vua Hùng)
Trang sử Việt bốn ngàn năm lẻ
Còn khắc ghi bia đá mãi về sau
Di tích đó là bảo tàng lịch sử
Để hôm nay con cháu mãi truyền nhau
Từ khởi thủy ông cha ta dựng nước
Các vua Hùng lần lượt đắp xây nên
Đá thô sơ đến kỹ thuật tối tân
Từ hoang dã đã trở thành trù phú
Xưa hang động là nơi người trú ẩn
Biết tự sinh tồn bằng ngọn lửa ấm thân
Biết săn, trồng và dự trữ thức ăn
Khêu ngọn lửa qua đêm dài rét mướt
Người đã qua hơn bốn ngàn năm trước
Những cháu, con còn tiếp bước theo sau
Chốn hoang sơ thành mảnh đất hoa màu
Để dân Việt luôn trường tồn mãi mãi...
Vân Hà (TTHA)
Sunday, April 15, 2018
Tưởng người xưa khóc
Tưởng người xưa khóc
Xưa người viết Đoạn Trường Tân Thanh khóc
Một Kiều nhi lăn lóc giữa đời
Cánh hoa tươi trong gió dập sóng vùi
Để nước mắt người đời sau thổn thức
Nay gẩy khúc đoạn trường thi ngày trước
Sóng muôn trùng giữa thời đại siêu thanh
Nỗi bất công, oan khuất thấu trời xanh
Để nước mắt người đời sau vẫn khóc
Đời chỉ đẹp khi thầy trò trên lớp
Giảng Kiều xưa, tưởng khúc đàn trăng
Có ngờ đâu, đời quá đỗi nhố nhăng
Rặt một lũ Sở khanh, Bạc hạnh
Đời vô đạo, sinh những loài gian ác
Đất vô tình, nuôi dưỡng bọn hôi tanh
Trời vô tâm, chậm chuyển hoá cao xanh !
Nỗi đau thảm trùm kiếp người oan khuất!
Tiếng thơ xưa từ những hồn oan ức
Xuôi về đâu đêm thế kỷ mịt mờ
Chảy thành giòng sông lớn hoá thành thơ
Là tiếng khóc đoạn trường siêu thanh đó.
Pham Truong Linh
Labels:
phamtruonglinh,
poem,
tho,
tuongnguoixuakhoc
Tuesday, April 3, 2018
Đọc lại thơ cụ Trạng Trình (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Độc Chu Dịch Hữu Cảm
Cơ ngẫu, tùng lai doanh cánh hư,
Âm dương, tiêu trưởng nghiệm thừa trừ
Cấu sơ tại hạ phùng luy thỉ
Bác ngũ cư trung đắc quán ngư.
Tổng thác vạn thù kim cổ sự
Thống tông nhất lý thánh hiền thư.
Thế vô tam tuyệt vi biên giả,
Sổ mặc tầm hàng tiếu thái sơ.
NGUYỄN BỈNH KHIÊM
-----
CẢM XÚC KHI ĐỌC CHU DỊCH
Đến đi thành bại, thực mà hư
Âm dương đắp đổi luật bù trừ
Hào sơ quẻ Cấu - phòng heo đói
Quẻ Bác hào năm - được cá ngừ
Hết thảy chuyện đời, kim cổ sự
Không ngoài lẽ dịch, thánh hiền thư
Đời nay còn mấy người yêu sách
Đếm chữ tìm dòng, chán quá ư... !
PQT
Labels:
camhungdocchudich,
docchudichhuucam,
Nguyenbinhkhiem,
poem,
tho
Thursday, March 1, 2018
Bài Ca Hay Nhất
Bài Ca Hay Nhất
Phạm Trường Linh
Chỉ có bài thơ viêt nên bằng nước mắt
bằng trái tim đau khổ
cuả mỗi người,
là bài thơ hay nhất
Cho dù anh chưa biết làm thơ,
Cho dù em không sành thưởng thức
Nhưng em sẽ vô cùng cảm động
Vì bài thơ viêt bằng máu tim anh
Của một đời vất vả
Trên con đường cô đơn
Và em
là tất cả.
Niềm tin trong mỏi mòn
Nhưng anh biết một điều kỳ diệu
Khi con người còn yêu
Là con người chưa chết
Là cuộc đời chưa hết
Là đâu đó trong mảng trời tuyệt vọng
Vẫn còn mầm hoa trái cho ngày mai,
Thế thì mỗi chúng ta phải sống
Cho một niềm hy vọng,
Giữa đất trời mênh mông
Subscribe to:
Posts (Atom)