Lời Phật dạy

"Không làm các việc ác, Siêng làm các điều lành, Giữ tâm ý trong sạch, Đó là lời Phật dạy!" (Kinh Pháp Cú)

Saturday, May 14, 2016

Kể chuyện Đức Phật - Ngày đản sanh


Ngày đản sanh

Cách đây rt lâu, ti chân núi Hy Mã Lp Sơn, có mt vương quc nhgi là Vương quc Ca TLa V. Ở đây, có vvua Tnh Phn thuc hThích Ca, ni tiếng về đức hnh và tài trí, cai qun thng tr. Kinh đô ca ngài rt đẹp, đông đúc dân và nhiu khu mua bán, ở đó có nhiu người tt bng, khôi ngô tun tú và mt sáng. Nhng người phnkiu dim đi trên đường vi nhng ntrang lp lánh. Đường phtp np người qua li, quý tc đi xe nga, thương nhân cưỡi voi và nông dân đi b. Trem chơi đùa và dân làng đang tm dc 2 bên bsông tràn ngp ánh nng. Thành phố được bao bc bi nhng vườn cây rng ln vi nhiu hoa, muôn thú và ao hmát m. Nhng chiến binh dũng cm đang trên nga bo vnhà vua.

Nhà vua có người vtên là Ma Da, xinh đẹp, tt bng và yêu quý mi người. Nhà Vua và hoàng hu rt hnh phúc, ngoi trmt điều. Họ chưa có con.

Vào mt đêm trăng tròn, Hoàng hu Ma Da thy mt con voi trng vi sáu ngà. Nhng vthông thái tiên đoán rng Hoàng hu ssinh hmt thái ttài đức song toàn.

Mi người trong cung điện chúc mng khi nghe tin hoàng hu ssanh hthái t.

Hoàng hu Ma Da trvnhà cha mca mình, chun bsanh ntheo phong tc n Độ. Nhà vua ra lnh dn dp, trang trí hoa và băng rôn dc đường. 


Khi đoàn tùy tùng đến vườn Lâm TNi, hoàng hu nói, Chúng ta dng chân và nghỉ ngơi đêm nay trong vườn cây sum suê kia. By gilà tháng Năm. Nhng bông hoa trong vườn nr, ta mùi hương thơm ngát. Nhưng con chim líu lo vang lng, nhng con bướm dp dìu dc li đi ca hoàng hu và đoàn tùy tùng. Ánh sáng ban ngày bt đầu lui dn, Mt trăng sáng vng vc đang cao dn trên ngn cây.

Hoàng hu dng chân dưới cây Sa La. Hoàng hu vi tay hái bông hoa. Ngay lúc đó, mt bé trai khôi ngô, được sanh hthoàng hu. Thân thca bé trai phát ánh sáng chói lòa và khuôn mt khôi ngô, tun tú, vi nhiu vẻ đẹp. Bu tri tràn ngp hương thơm và nhng âm thanh thn tiên. Mi người ai cũng vui mng lúc thái tử được sanh h. Nhng con hươu và muôn thú trong vườn, ý thc vskin đặc bit đã đến và ngm nhìn thái t.

Mi người ngc nhiên, khi thái tct tiếng nói ― “Ta người cao quý nht thế gii. Ta là người thông thái nht thế gii. Đây là ln sinh cui cùng ca ta”. Ri thái tmm cười và đi by bước chân. Hoa sen nở dưới chân khi thi tử đi qua.

Lúc đoàn tùy tùng về đến cung điện. Nhà vua nhìn thy con mình và nói, Ta rt vui sướng. Hãy để cho mi người vui sướng vi ta.

Trên đỉnh núi cao him tr, có mt người tên là A Ðà sinh sng, ngui này rt thông thái có thể đoán trước tương lai. Mt ngày kia, ông y nhìn thy hào quang ta sáng rc rmi nơi và biết rng có ththái tử đã sinh thành. Ông y xung núi đi đến cung điện, và chúc mng nhà vua vsra đời ca thái tthiên tài.


Xin chúc mng nhà vua và hoàng hu, đã sinh hạ được cháu bé tài gii, A Tư Đà nói vi vvui mng. Ri bt cht ông y thdài, chy nước mt.

Nhà vua lo shi, Liu sđiều không may vi cháu bé?

A Tư Đà trli, ―Thần không thy điều gì có thlàm tn thương cháu bé. Cháu bé này được sinh ra để mang li hnh phúc cho thế gii. Cháu bé strthành thủ lĩnh ca mi người. Thn khóc bi hnh phúc, vì cháu được sinh ra trên mnh đất ca chúng ta. Nhiu điều kì diu sxy ra. Thn khóc bi vì thn chết sm và không kp được hc hi từ người.

Cu bé này sngtrkhp thế gii và trthành Đức Pht. Tên cu bé nên đặt là Tt Đạt Đa, có nghĩa điều ước được tha mãn. Vthông thái không nói gì thêm ông lui vhang động ca mình trên đỉnh núi tuyết ph. Đức vua và hoàng hu rt lo lng khi nghe điều này, vì srng thái tsẽ đi tu như li tiên đoán, và không ni ngôi để trvì thiên htrong tương lai. 

(Nguồn: Những mẫu chuyện PG dành cho thiếu nhi)

Monday, April 25, 2016

Phú Lâu Na - đại đệ tử thuyết pháp đệ nhất của Phật


Phú Lâu Na

Mùa Ðông đã tàn, khí tri dn dn m áp. Dưới ánh sánh bình minh, muôn cánh hoa đang vươn mình phô sc. Trên cành, chim chóc đã ri tct tiếng hát trong tro, như để chào mng ánh sáng đã trv, hay để tin chân nhà Ðo sp lên đường quên mình vì Ðo.

Trong thành Ba La Ni ngôi Tnh xá Trúc Lâm kiến trúc trên mt canh đồi rng rãi, cây ci um tùm tĩnh mch dn dn hin rõ trong đám sương mù.

Lúc bây giÐc Thế Tôn đang an ta trong Tnh xá Trúc Lâm, dùng đạo nhãn thy dân chúng ở nước Rô Na Ba Răn Ta đang chu nhiu điều thng khổ dưới quyn thng trca nhà cm quyn Kê Hoa Ðà người Bà La Môn giáo. Người y đã dùng bo lc sn có trong tay, ép buc dân chúng phi tôn thPhm Thiên và ngược đãi bt bnhng người chng đối li.

Trước hành động bo ác và bt công y, Ðc Thế Tôn thương hi cho Kê Hoa Ðà là mt nhà trí thc mà hin ti không có người hướng dn sáng sut tương lai không tránh khi ác báo trong ba đường. By giÐc Thế Tôn thy trong hàng đệ t, chcó Tôn giPhú Lâu Na là người có thin duyên vi dân chúng xứ ấy nên sai đến đó để giáo hóa.

Ðc Thế Tôn biết rng: Trên con đường truyn bá Chánh Pháp dt người trvcon đường tươi sáng ca ánh đạo Tbi, tôn giPhú lâu Na sgp nhiu trngi ththách ca đối th


Biết vy, nên Ðc Thế Tôn gi Tôn giPhú lâu Na đến dy rng: Dân xứ ấy và Kê Hoa Ðà độc ác lm, ta sợ ngươi không đủ can đảm để chu đựng.

Tôn giPhú lâu Na đáp: “Bch Thế Tôn, con nguyn đem hết năng lc để làm tròn smng.

- Nếu đến đó bchi mng, thì ngươi nghĩ sao?

- Con nghĩ, nhng li chi mng kia cũng như nhng tng phm nếu họ đem đến tng cho con, con không nhn, hsmang v. Và con nghĩ rng, nhng người y còn hin tlm, vì hchchi mng mà không nhn nước con.

- Nếu họ đem nhn nước ngươi thì sao?

- Con nghĩ rng, hlà nhng người ti d, vì chnhn nước mà không ly đá ném vào đầu con.

- Nếu hdùng đá ném vào đầu ngươi?

- Con nghĩ rng, hrt tt vì chly đá ném vào đầu mà không dùng gy đập con.

- Nếu hdùng gy đập ngươi?

- Con nghĩ rng, hrt hin tvì chdùng gy đập mà không giam cm, ngăn cn bước đường truyn đạo ca con.

- Nếu hgiam cm ngươi?

- Con nghĩ rng, nhng người y rt ttế, vì hgiúp con có thi gian tnh dưỡng để nung luyn thêm ý chí, mà không dùng gươm đâm chém con.

- Nếu hly gươm đâm chém ngươi?

- Con nghĩ rng, hrt tt bng, vì chỉ đâm chém mà không giết chết con. 


- Nếu hgiết chết ngươi?

- Bch Thế Tôn, con rt vui mng, vì nhng người kia đã dùng tâm tbi giúp cho con sm thoát khi tm thân gitm đau khnày, để chóng thành quvThượng Giác.

Ðc Thế Tôn dy: Hay thay! Hay thay! Phú Lâu Na ngươi đã có mt ý chí mnh m. Ngươi đã biết khinh thường thân mng để phng schân lý. Ngươi tht là mt người đệ ttrung kiên ca ta, đáng thay ta đến xứ ấy truyn bá Chánh pháp hướng mi người trvcon đường sáng đầy an lc và gii thoát.

Tôn giPhú Lâu Na đảnh l, vâng li Pht dy ri tgiã lên đường sang xRô Na Ba Răn Ta. 

Wednesday, March 30, 2016

GIAO DU CẦN CHỌN BẠN

GIAO DU CẦN CHỌN BẠN

Trong Tuyết Sơn có một khu rừng cây cối um tùm, có đủ thứ quả thơm ngon, lại ở về phía mặt trời soi luôn, được thêm phần ấm áp. Có đủ thứ chim tụ họp, một hôm chúng bàn với nhau rằng: Chúng ta ở đây với nhau được đông đúc như thế này, kể cũng là một sự quý hoá. Xong cũng cần nên có một con đứng đầu để trông coi giữ gìn trật tự, mong khỏi xảy ra những sự đáng tiếc về sau.

Chúng đều cho là phải, lập tức triệu tập hội họp cùng nhau, bầu lên một con làm vua, cầm quyền thống trị cho chúng. Khi hội bàn cãi hồi lâu, bắt đầu bầu chim Hạc. Có con phản đối nói: Không thể được, vì chim Hạc chân cao mỏ dài, bầu lên một khi con nào không may có lỗi sẽ bị mổ vỡ óc. Phần đông cho là phải, Hạc bị bác.

Thứ hai đề cử chim Ngan. Lại có con phản đối nói: Chim Ngan tuy lông trắng mỏ đỏ mình đẹp, ai trông thấy cũng yêu thật, xong vì cổ dài lại hay ngoẹo, vậy cổ mình đã vênh, cử lên làm gương chính cho cả chúng ta thế nào được. Ngan bị bác.

Thứ ba cử chim Công, chúng cho chỉ chim Công là xứng đáng, vì lông cánh đầu đuôi đều có vẻ, vậy có thể làm vua được. Lại phái phản đối nói: Vẫn biết chim Công đẹp, xong chỉ tốt mã bề ngoài, không phải là loài biết liêm xỉ, mỗi khi múa là xù ngay hình ra thực rất khó coi. Công cũng bị bác.

Trông đi trông lại thấy chim Cú, chúng cho là Cú ban ngày thích yên tĩnh, ban đêm hay rình mò, như thế có thể trông coi cho chúng được mọi sự yên ổn, cả đàn vỗ cánh ưng thuận. Cú được đại đa số tán thành.

Bấy giờ chim Vẹt đứng ngoài nghĩ rằng: Phàm như phép làm chim, ban đêm cần yên tĩnh để ban ngày đi kiếm ăn, nay bầu Cú lên, ban đêm thì hắn lần mò, chúng mình phải chầu chực, ban ngày hắn nghĩ ngơi, mình phải kiếm ăn như thế là cả chúng ta bị vất vả khổ sở suốt đêm ngày. Nay nếu ta tất bị hắn giận có thể sẽ bị hắn vặt lông và mổ chết. Nhưng nếu nay ta bỏ đi thì tất cả đàn cùng khổ.

Cuối cùng Vẹt lại nghĩ rằng: Thà là mình bị khổ, xong khổ để bênh vực lẽ phải cho công chúng được nhờ, còn hơn là yên phận sống lấy một mình. Vì thế, Vẹt giữ một thái độ rất bình tĩnh và cương quyết ra nói với công chúng rằng: Cứ theo thiển ý của tôi thì không nên bầu Cú làm vua. Vì lúc vui vẻ trông mặt hắn khó coi, huống chi khi hắn cáu lên, thì còn ai dám nhìn nữa. Vả lại ban ngày thì hắn nằm dài ra, ban đêm lần mò đến sáng, thì còn ai chịu được, đó là lòng thành thực của tôi xin bày tỏ.

Cả chúng đều tỉnh ngộ cho Vẹt nói là đúng đều nhận Vẹt là trí tuệ, nhanh nhẹn, sáng suốt nhất, kết cuộc bầu Vẹt lên làm vua.

Bài học: Bạn bè tốt có 3 đặc tính: Một là thấy lỗi liền chỉ rõ can gián ; Hai là thấy làm việc hay hết sức tùy hỉ ; Ba là khi gặp tai nạn không rời bỏ nhau.

(Nguồn: sưu tầm)

Tuesday, February 16, 2016

Khai bút đầu xuân Bính Thân


Khai bút đầu xuân Bính Thân


Xuân đến xuân đi cho lòng nhớ
Hoa nở hoa tàn để luyến lưu
Đời vẫn vô thường, như nhắc nhở
Dừng tâm, kẻo lạc nẻo sương mù

Thế giới muôn ngàn, ôi náo động
An nhiên thường trú, giữ tâm không
Hiểu rồi, cười mĩm khi xuân đến
Khoác áo lạnh thôi, lúc lập đông.

Tết đến, trẻ thơ vui rộn rã
Hồn nhiên, câu hát thái bình ca
Nụ cười Di Lặc còn xuân mãi
Lắng lòng, hoa nở mãi trong ta...

Chúc cho hạnh phúc mọi nhà
An vui, no ấm, thái hòa nước non
Xuân về, giữ tấm lòng son
Đạo tâm sáng mãi, xuân còn, còn xuân...

PQT - Mùng 9 Tết Bính Thân (2016)




Wednesday, January 27, 2016

Mừng vào đại vận mới

Mừng vào đại vận mới

Non nước nghìn năm vào đại vận
Một vòng luân chuyển một vòng xoay
Âm dương tiêu trưởng, cơ là ngẫu
Như nước giòng sông cạn lại đầy

Em đi theo bước chân huyền thoại
Ẩn hiện tàng thư dấu vết kinh,
Gió bão tơi bời cơn biến loạn,
Trùng trùng sóng bủa lũ âm binh

Lòng mẹ Việt đau đến mấy mùa,
Giòng sông quằn quại cõi thâm u
Bao năm nước mắt như hoà khắp
Non nước rừng thiêng suối biển hồ

Để sớm nay về lại gió xuân,
Hoa bay, hoa nở biết bao lần,
Trắng tay chửa biết cơ đồ hết,
Đầu bạc còn mong vận nước gần

Từ bãi Thanh Giang đến hiện giờ
Bốn nghìn năm lẻ lại vào thơ
Gươm thiêng một thưở đi mở nước,
Sông núi vần xoay mấy cuộc cờ

Ngọn lửa trong đền vẫn hắt hiu,
Bóng đêm rừng núi  lạnh cô liêu
Ông từ chợt thức trông trời sáng,
Có lẽ ngày mai gió đổi chiều.

Phạm Trường Linh - 2000

Wednesday, December 30, 2015

Đổi mới & Nghiên cứu khoa học

Dạo này, đang tập hợp tư liệu để viết giáo trình môn Quản lý Tri thức, một môn học mình đã giảng mấy năm nay. Hy vọng sẽ kịp hoàn tất trong năm tới.
Nhân cuối năm, muốn post gì đó trên blog để đỡ bị móc meo, nhân tiện, copy 1 đoạn trong cuốn sách này về đổi mới & nghiên cứu khoa học để chia sẻ với mọi người về công việc đang làm.
Bài viết thay cho lời chúc mừng năm mới thành công, hạnh phúc đến mọi người. Chúc những ai đang làm NCKH một năm mới nhiều năng lượng, ý tưởng mới và sáng tạo thêm nhiều tri thức mới, để đóng góp vào việc cải tiến xã hội !

30-12-2015
PQT

===

Đổi mới & Nghiên cứu khoa học


Như đã trình bày ở trên, sáng chế không phải là kết quả ngẫu nhiên mà là thành quả của một quá trình lao động trí óc nghiêm túc. Vì vậy, để thúc đẩy hoạt động đổi mới và sáng tạo, các tổ chức cần đầu tư vào hoạt động nghiên cứu & phát triển của mình. Ở đó, hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động trực tiếp tạo ra tri thức mới và là cách thức duy nhất để tạo ra giá trị cho các tổ chức dựa trên tri thức. 
Nghiên cứu khoa học đòi hỏi một quy trình chặt chẽ và một phương pháp làm việc khoa học, bắt đầu từ việc xác định vấn đề, thu thập và phân tích dữ liệu, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp cho các vấn đề. Một số nghiên cứu, còn đòi hỏi phải đánh giá và thử nghiệm giải pháp. Trong nghiên cứu khoa học, nhà nghiên cứu phải hiểu được cách tiếp cận phù hợp với vấn đề của mình, chọn lựa công cụ và phương pháp thích hợp, phân tích kỹ lưỡng và tuân thủ tính logic trong các lập luận để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề cần nghiên cứu. Các công cụ hỗ trợ cho mô hình hóa bài toán, phân tích dữ liệu bao gồm: công cụ mô hình hóa, định lượng, thống kê, phân tích tối ưu, phân tích chuyện gì-nếu (what-if) , mô phỏng…
Thông thường, có 2 cách tiếp cận đối với hoạt động nghiên cứu khoa học là: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính phù hợp với các vấn đề mới, chưa có nhiều dữ liệu và cơ sở để phân tích. Nghiên cứu định lượng là cần thiết đối với các vấn đề đã được biết nhiều, có các lý thuyết và cần tìm hiểu sâu hơn dựa trên số liệu. Ngoài ra, cũng có thể kết hợp 2 cách tiếp cận trên cho từng giai đoạn hoặc từng bộ phận của vấn đề. Trong lập luận, có 2 phương pháp thường dùng là: diễn dịch (thiên về định lượng, xuất phát từ lý thuyết, thu thập dữ liệu, và kiểm định lý thuyết ở bối cảnh mới), và quy nạp (thiên về định tính, bắt đầu từ tổng hợp lý thuyết, thu thập & phân tích dữ liệu, và phát triển lý thuyết mới).
Bởi vì tính chặt chẽ, nghiêm ngặt của hoạt động nghiên cứu khoa học, đôi khi, người ta có cảm giác nó làm hạn chế hoạt động sáng tạo và đổi mới trong tổ chức. Thật ra, hai hoạt động nghiên cứu và sáng tạo đòi hỏi 2 loại tư duy khác nhau, nhưng không nhất thiết loại trừ nhau. Tư duy khoa học đòi hỏi tính chặt chẽ và logic, trong khi tư duy sáng tạo đòi hỏi sự cởi mở và vượt ra ngoài khuôn khổ cũ. Tuy vậy, 2 loại hình tư duy này không loại trừ, mà chúng hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động tri thức của mỗi người, bao gồm: phân tích, tổng hợp, suy luận và tạo ra tri thức mới. Vì vậy, các tổ chức hiện đại cần bổi dưỡng và phát huy đồng thời cả 2 loại tư duy này cho nhân viên của mình để giúp họ vừa có khả năng nhìn nhận vấn đề theo chiều sâu, và mở rộng góc nhìn theo chiều rộng, từ đó, có thể tìm ra những giải pháp mới, vừa có tính sáng tạo, vừa mang tính hệ thống, và có cơ sở lập luận chặt chẽ. Gần đây, một loại kỹ năng mới, được gọi là kỹ năng hình chữ T (T-shaped skill), nó chỉ đến khả năng hiểu biết vấn đề cả theo chiều sâu và chiều rộng, được cho là rất quan trọng, vì nó giúp nhân viên có thể phát huy tốt cả 2 loại hình tư duy khoa học và sáng tạo.
Trong nghiên cứu khoa học, có 2 loại hình nghiên cứu chính là: nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Trong khi nghiên cứu cơ bản chỉ nhắm vào mục tiêu tri thức, thì nghiên cứu ứng dụng có động cơ chính là ứng dụng tri thức, cải tiến phương pháp, hay giải quyết một vấn đề thực tế. Do đó, sản phẩm của nghiên cứu cơ bản là tri thức mới mang tính lý thuyết, nhưng đối với nghiên cứu ứng dụng, sản phẩm là những kết quả ứng dụng tri thức cơ bản để giải quyết một vấn đề cụ thể. Vì vậy, nghiên cứu cơ bản có thể xem là nền tảng của nghiên cứu ứng dụng. Ở các nước phát triển, nghiên cứu cơ bản được ưu tiên phát triển, bởi nó được xem là động lực cho sự tiến bộ xã hội về lâu dài. Còn ở các nước đang phát triển, nghiên cứu ứng dụng được chú trọng nhiều hơn, vì nó mang lại giá trị nhanh chóng, giúp ứng dụng tri thức để giải quyết những vấn đề gặp phải trong cuộc sống.
Việc nghiên cứu ở các doanh nghiệp thường thiên về nghiên cứu ứng dụng, vì nó giúp tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới hoặc cải tiến quy trình công nghệ, những thứ có ý nghĩa đối với nhà đầu tư. Đối với các doanh nghiệp lớn, ngoài việc đầu tư vào bộ phận nghiên cứu & phát triển để thúc đẩy các sáng chế mới, họ còn chú trọng tăng cường hoạt động hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với các trường đại học, viện nghiên cứu, hoặc các đối tác trong và ngoài nước. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì hạn chế về nguồn lực, nên việc tự nghiên cứu có phần khó khăn hơn, họ thường phải dựa vào nguồn lực bên ngoài, như hỗ trợ từ chính phủ, các kết quả khoa học được công bố đại chúng, các bằng phát minh sáng chế đã hết hạn độc quyền, hoặc dựa vào sự hợp tác, hỗ trợ từ các trường đại học và hiệp hội ngành nghề. Ngoài ra, một số kỹ thuật/ công cụ cũng có thể được vận dụng để giúp tăng cường tính sáng tạo, và năng lực nghiên cứu ở cả 2 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: não công (brainstorming), hoạt động nhóm (teamwork), dịch vụ hỗ trợ (helpdesk), thư viện (library), dịch vụ tư vấn (consulting), kho/ cổng tri thức (knowledge repository/ portal), phần mềm hỗ trợ mô hình hóa, mô phỏng (simulation, business analytic…).
Trong nền kinh tế tri thức ngày nay, các doanh nghiệp không chỉ nhận thấy tầm quan trọng của nghiên cứu phát triển, mà họ còn thấy rằng việc đưa các sản phẩm mới ra thị trường còn quan trọng hơn nhiều. Vì vậy, để nhấn mạnh sự kết nối giữa hoạt động nghiên cứu khoa học (tìm ra tri thức mới) và hoạt động sản xuất kinh doanh (biến tri thức thành sản phẩm trên thị trường), các tổ chức đã đặt lại tên của bộ phận Nghiên cứu & Phát triển (R&D) thành Nghiên cứu, Phát triển & Thương mại hóa (R&D&C), hoặc Khoa học, Công nghệ & Dự án (S&T&P). Sự chuyển đổi này càng cho thấy tốc độ ngày càng tăng của việc tạo ra tri thức mới và đưa tri thức vào hoạt động sản xuất kinh doanh. VD: Theo phát biểu của Gordon Moore (1965), người sáng lập tập đoàn Intel, vòng đời phát triển các chip vi tính mới của Intel thường là 1,5 năm. Ngày nay, với sự tiến bộ của công nghệ, và yêu cầu cạnh tranh của thị trường toàn cầu, tốc độ đưa ra thị trường của các thế hệ phần cứng, phần mềm mới được rút xuống còn 1 năm, hoặc thậm chí là ngắn hơn nữa.

Trong tác phẩm “Crossing the chasm” (Vượt qua hố thẳm) của Geoffrey A. Moore, tác giả đã chỉ ra có một khoảng trống rất lớn từ quá trình tạo ra tri thức mới (sáng chế), đến việc biến nó thành sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường (sáng kiến). Vì vậy, những nhà đổi mới thường không vượt qua được khoảng trống này, và chịu thiệt khi thành quả từ những sáng kiến của mình lại rơi vào tay các đối thủ đến sau, nhưng có khả năng đáp ứng được nhu cầu với quy mô lớn của thị trường. Điều này được gọi tên là “nghịch lý của nhà đổi mới”. Cuốn sách cũng chỉ ra rằng, để vượt qua khoảng trống này, đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị sẳn sàng cho việc chuyển đổi nhanh chóng về quy mô, cách thức kinh doanh để có thể thu lợi từ những sáng chế của mình.

Thursday, November 19, 2015

Lương Sư Hưng Quốc



Lương Sư Hưng Quốc


Nước mạnh bởi do nhà giáo
Lời xưa đã chỉ rõ ràng
Ngày nay nước nhà điên đảo
Bởi thầy vẫn mãi lan man...

Còn nhớ gương thầy Chu An
Thất trảm sớ chém lộng thần
Ngày nay mãi tìm đâu thấy
Đâu rồi khí phách "trung quân"?

Giáo dục là nền phát triển
Nếu thầy giữ tròn trách nhiệm
Nếu trò khát khao tri thức
Muôn dân biết trọng người hiền

Mở mắt nhìn ra thế giới
Hội nhập phát triển Đông Tây
Tri thức, vững đà tiến tới
Nước nhà thêm mạnh, mỗi ngày

Lương thiện là tròn trách nhiệm
Giữ tròn khí tiết người thầy
Hưng vong, bởi do đạo đức
Vững nền, phát triển dễ thay

Nhân ngày hai mươi mười một
Chúc thầy mạnh khỏe, an lành
Lương sư mãi là rường cột
Nước nhà hưng thịnh rất nhanh...

20/11/2015 - PQT

Thursday, November 5, 2015

Mùa trăng

Mùa trăng

MÙA TRĂNG

PHẠM-TRƯỜNG-LINH
kính tặng thầy và anh em trong đêm giỗ tổ.

Trăng thứ nhất ta về đây giỗ tổ
Giữa vườn thầy thơm ngát hương hoa đêm,
Ta thấy trong hồn thẳm của anh em,
Một khát vọng vô cùng vô tận.

Nỗi thao thức đau hơn niềm uất hận,
Rất lung linh huyền ảo khó nên lời
Ta hiểu nhau đến tận đáy lòng người
Khi đèn tắt trăng mờ đêm tịch mịch.

Trăng thứ hai rặng cây xanh bờ liễu
Lối nghìn trùng miên miết đuổi theo ai
Trong sương khuya rớt rớt hột mưa dài
Ta đã thấy một chân trời viễn mộng

Con thưa thầy, giữa đường đời gió lộng
Đêm hôm nay xin đứng dậy làm người
Đêm Lam Sơn rừng núi đang gọi mời
Gió lồng lộng thổi qua hồn quá khứ,

Thưa cha mẹ, đây bắt đầu trang sử
Một mùa trăng kết tự mấy mùa trăng
Đây núi sông bàng bạc bốn nghìn năm
Đang trỗi dậy trong hồn người Bách Việt.

Hoa tư tưởng giữa trời xuân băng tuyết
Đóa tinh anh máu huyết tạo nên hình
Có nghe sông núi chuyển mình
Như hơi thở lúc tự tình nước non.