Lời Phật dạy

"Không làm các việc ác, Siêng làm các điều lành, Giữ tâm ý trong sạch, Đó là lời Phật dạy!" (Kinh Pháp Cú)

Monday, April 25, 2016

Phú Lâu Na - đại đệ tử thuyết pháp đệ nhất của Phật


Phú Lâu Na

Mùa Ðông đã tàn, khí tri dn dn m áp. Dưới ánh sánh bình minh, muôn cánh hoa đang vươn mình phô sc. Trên cành, chim chóc đã ri tct tiếng hát trong tro, như để chào mng ánh sáng đã trv, hay để tin chân nhà Ðo sp lên đường quên mình vì Ðo.

Trong thành Ba La Ni ngôi Tnh xá Trúc Lâm kiến trúc trên mt canh đồi rng rãi, cây ci um tùm tĩnh mch dn dn hin rõ trong đám sương mù.

Lúc bây giÐc Thế Tôn đang an ta trong Tnh xá Trúc Lâm, dùng đạo nhãn thy dân chúng ở nước Rô Na Ba Răn Ta đang chu nhiu điều thng khổ dưới quyn thng trca nhà cm quyn Kê Hoa Ðà người Bà La Môn giáo. Người y đã dùng bo lc sn có trong tay, ép buc dân chúng phi tôn thPhm Thiên và ngược đãi bt bnhng người chng đối li.

Trước hành động bo ác và bt công y, Ðc Thế Tôn thương hi cho Kê Hoa Ðà là mt nhà trí thc mà hin ti không có người hướng dn sáng sut tương lai không tránh khi ác báo trong ba đường. By giÐc Thế Tôn thy trong hàng đệ t, chcó Tôn giPhú Lâu Na là người có thin duyên vi dân chúng xứ ấy nên sai đến đó để giáo hóa.

Ðc Thế Tôn biết rng: Trên con đường truyn bá Chánh Pháp dt người trvcon đường tươi sáng ca ánh đạo Tbi, tôn giPhú lâu Na sgp nhiu trngi ththách ca đối th


Biết vy, nên Ðc Thế Tôn gi Tôn giPhú lâu Na đến dy rng: Dân xứ ấy và Kê Hoa Ðà độc ác lm, ta sợ ngươi không đủ can đảm để chu đựng.

Tôn giPhú lâu Na đáp: “Bch Thế Tôn, con nguyn đem hết năng lc để làm tròn smng.

- Nếu đến đó bchi mng, thì ngươi nghĩ sao?

- Con nghĩ, nhng li chi mng kia cũng như nhng tng phm nếu họ đem đến tng cho con, con không nhn, hsmang v. Và con nghĩ rng, nhng người y còn hin tlm, vì hchchi mng mà không nhn nước con.

- Nếu họ đem nhn nước ngươi thì sao?

- Con nghĩ rng, hlà nhng người ti d, vì chnhn nước mà không ly đá ném vào đầu con.

- Nếu hdùng đá ném vào đầu ngươi?

- Con nghĩ rng, hrt tt vì chly đá ném vào đầu mà không dùng gy đập con.

- Nếu hdùng gy đập ngươi?

- Con nghĩ rng, hrt hin tvì chdùng gy đập mà không giam cm, ngăn cn bước đường truyn đạo ca con.

- Nếu hgiam cm ngươi?

- Con nghĩ rng, nhng người y rt ttế, vì hgiúp con có thi gian tnh dưỡng để nung luyn thêm ý chí, mà không dùng gươm đâm chém con.

- Nếu hly gươm đâm chém ngươi?

- Con nghĩ rng, hrt tt bng, vì chỉ đâm chém mà không giết chết con. 


- Nếu hgiết chết ngươi?

- Bch Thế Tôn, con rt vui mng, vì nhng người kia đã dùng tâm tbi giúp cho con sm thoát khi tm thân gitm đau khnày, để chóng thành quvThượng Giác.

Ðc Thế Tôn dy: Hay thay! Hay thay! Phú Lâu Na ngươi đã có mt ý chí mnh m. Ngươi đã biết khinh thường thân mng để phng schân lý. Ngươi tht là mt người đệ ttrung kiên ca ta, đáng thay ta đến xứ ấy truyn bá Chánh pháp hướng mi người trvcon đường sáng đầy an lc và gii thoát.

Tôn giPhú Lâu Na đảnh l, vâng li Pht dy ri tgiã lên đường sang xRô Na Ba Răn Ta. 

Wednesday, March 30, 2016

GIAO DU CẦN CHỌN BẠN

GIAO DU CẦN CHỌN BẠN

Trong Tuyết Sơn có một khu rừng cây cối um tùm, có đủ thứ quả thơm ngon, lại ở về phía mặt trời soi luôn, được thêm phần ấm áp. Có đủ thứ chim tụ họp, một hôm chúng bàn với nhau rằng: Chúng ta ở đây với nhau được đông đúc như thế này, kể cũng là một sự quý hoá. Xong cũng cần nên có một con đứng đầu để trông coi giữ gìn trật tự, mong khỏi xảy ra những sự đáng tiếc về sau.

Chúng đều cho là phải, lập tức triệu tập hội họp cùng nhau, bầu lên một con làm vua, cầm quyền thống trị cho chúng. Khi hội bàn cãi hồi lâu, bắt đầu bầu chim Hạc. Có con phản đối nói: Không thể được, vì chim Hạc chân cao mỏ dài, bầu lên một khi con nào không may có lỗi sẽ bị mổ vỡ óc. Phần đông cho là phải, Hạc bị bác.

Thứ hai đề cử chim Ngan. Lại có con phản đối nói: Chim Ngan tuy lông trắng mỏ đỏ mình đẹp, ai trông thấy cũng yêu thật, xong vì cổ dài lại hay ngoẹo, vậy cổ mình đã vênh, cử lên làm gương chính cho cả chúng ta thế nào được. Ngan bị bác.

Thứ ba cử chim Công, chúng cho chỉ chim Công là xứng đáng, vì lông cánh đầu đuôi đều có vẻ, vậy có thể làm vua được. Lại phái phản đối nói: Vẫn biết chim Công đẹp, xong chỉ tốt mã bề ngoài, không phải là loài biết liêm xỉ, mỗi khi múa là xù ngay hình ra thực rất khó coi. Công cũng bị bác.

Trông đi trông lại thấy chim Cú, chúng cho là Cú ban ngày thích yên tĩnh, ban đêm hay rình mò, như thế có thể trông coi cho chúng được mọi sự yên ổn, cả đàn vỗ cánh ưng thuận. Cú được đại đa số tán thành.

Bấy giờ chim Vẹt đứng ngoài nghĩ rằng: Phàm như phép làm chim, ban đêm cần yên tĩnh để ban ngày đi kiếm ăn, nay bầu Cú lên, ban đêm thì hắn lần mò, chúng mình phải chầu chực, ban ngày hắn nghĩ ngơi, mình phải kiếm ăn như thế là cả chúng ta bị vất vả khổ sở suốt đêm ngày. Nay nếu ta tất bị hắn giận có thể sẽ bị hắn vặt lông và mổ chết. Nhưng nếu nay ta bỏ đi thì tất cả đàn cùng khổ.

Cuối cùng Vẹt lại nghĩ rằng: Thà là mình bị khổ, xong khổ để bênh vực lẽ phải cho công chúng được nhờ, còn hơn là yên phận sống lấy một mình. Vì thế, Vẹt giữ một thái độ rất bình tĩnh và cương quyết ra nói với công chúng rằng: Cứ theo thiển ý của tôi thì không nên bầu Cú làm vua. Vì lúc vui vẻ trông mặt hắn khó coi, huống chi khi hắn cáu lên, thì còn ai dám nhìn nữa. Vả lại ban ngày thì hắn nằm dài ra, ban đêm lần mò đến sáng, thì còn ai chịu được, đó là lòng thành thực của tôi xin bày tỏ.

Cả chúng đều tỉnh ngộ cho Vẹt nói là đúng đều nhận Vẹt là trí tuệ, nhanh nhẹn, sáng suốt nhất, kết cuộc bầu Vẹt lên làm vua.

Bài học: Bạn bè tốt có 3 đặc tính: Một là thấy lỗi liền chỉ rõ can gián ; Hai là thấy làm việc hay hết sức tùy hỉ ; Ba là khi gặp tai nạn không rời bỏ nhau.

(Nguồn: sưu tầm)

Tuesday, February 16, 2016

Khai bút đầu xuân Bính Thân


Khai bút đầu xuân Bính Thân


Xuân đến xuân đi cho lòng nhớ
Hoa nở hoa tàn để luyến lưu
Đời vẫn vô thường, như nhắc nhở
Dừng tâm, kẻo lạc nẻo sương mù

Thế giới muôn ngàn, ôi náo động
An nhiên thường trú, giữ tâm không
Hiểu rồi, cười mĩm khi xuân đến
Khoác áo lạnh thôi, lúc lập đông.

Tết đến, trẻ thơ vui rộn rã
Hồn nhiên, câu hát thái bình ca
Nụ cười Di Lặc còn xuân mãi
Lắng lòng, hoa nở mãi trong ta...

Chúc cho hạnh phúc mọi nhà
An vui, no ấm, thái hòa nước non
Xuân về, giữ tấm lòng son
Đạo tâm sáng mãi, xuân còn, còn xuân...

PQT - Mùng 9 Tết Bính Thân (2016)




Wednesday, January 27, 2016

Mừng vào đại vận mới

Mừng vào đại vận mới

Non nước nghìn năm vào đại vận
Một vòng luân chuyển một vòng xoay
Âm dương tiêu trưởng, cơ là ngẫu
Như nước giòng sông cạn lại đầy

Em đi theo bước chân huyền thoại
Ẩn hiện tàng thư dấu vết kinh,
Gió bão tơi bời cơn biến loạn,
Trùng trùng sóng bủa lũ âm binh

Lòng mẹ Việt đau đến mấy mùa,
Giòng sông quằn quại cõi thâm u
Bao năm nước mắt như hoà khắp
Non nước rừng thiêng suối biển hồ

Để sớm nay về lại gió xuân,
Hoa bay, hoa nở biết bao lần,
Trắng tay chửa biết cơ đồ hết,
Đầu bạc còn mong vận nước gần

Từ bãi Thanh Giang đến hiện giờ
Bốn nghìn năm lẻ lại vào thơ
Gươm thiêng một thưở đi mở nước,
Sông núi vần xoay mấy cuộc cờ

Ngọn lửa trong đền vẫn hắt hiu,
Bóng đêm rừng núi  lạnh cô liêu
Ông từ chợt thức trông trời sáng,
Có lẽ ngày mai gió đổi chiều.

Phạm Trường Linh - 2000

Wednesday, December 30, 2015

Đổi mới & Nghiên cứu khoa học

Dạo này, đang tập hợp tư liệu để viết giáo trình môn Quản lý Tri thức, một môn học mình đã giảng mấy năm nay. Hy vọng sẽ kịp hoàn tất trong năm tới.
Nhân cuối năm, muốn post gì đó trên blog để đỡ bị móc meo, nhân tiện, copy 1 đoạn trong cuốn sách này về đổi mới & nghiên cứu khoa học để chia sẻ với mọi người về công việc đang làm.
Bài viết thay cho lời chúc mừng năm mới thành công, hạnh phúc đến mọi người. Chúc những ai đang làm NCKH một năm mới nhiều năng lượng, ý tưởng mới và sáng tạo thêm nhiều tri thức mới, để đóng góp vào việc cải tiến xã hội !

30-12-2015
PQT

===

Đổi mới & Nghiên cứu khoa học


Như đã trình bày ở trên, sáng chế không phải là kết quả ngẫu nhiên mà là thành quả của một quá trình lao động trí óc nghiêm túc. Vì vậy, để thúc đẩy hoạt động đổi mới và sáng tạo, các tổ chức cần đầu tư vào hoạt động nghiên cứu & phát triển của mình. Ở đó, hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động trực tiếp tạo ra tri thức mới và là cách thức duy nhất để tạo ra giá trị cho các tổ chức dựa trên tri thức. 
Nghiên cứu khoa học đòi hỏi một quy trình chặt chẽ và một phương pháp làm việc khoa học, bắt đầu từ việc xác định vấn đề, thu thập và phân tích dữ liệu, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp cho các vấn đề. Một số nghiên cứu, còn đòi hỏi phải đánh giá và thử nghiệm giải pháp. Trong nghiên cứu khoa học, nhà nghiên cứu phải hiểu được cách tiếp cận phù hợp với vấn đề của mình, chọn lựa công cụ và phương pháp thích hợp, phân tích kỹ lưỡng và tuân thủ tính logic trong các lập luận để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề cần nghiên cứu. Các công cụ hỗ trợ cho mô hình hóa bài toán, phân tích dữ liệu bao gồm: công cụ mô hình hóa, định lượng, thống kê, phân tích tối ưu, phân tích chuyện gì-nếu (what-if) , mô phỏng…
Thông thường, có 2 cách tiếp cận đối với hoạt động nghiên cứu khoa học là: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính phù hợp với các vấn đề mới, chưa có nhiều dữ liệu và cơ sở để phân tích. Nghiên cứu định lượng là cần thiết đối với các vấn đề đã được biết nhiều, có các lý thuyết và cần tìm hiểu sâu hơn dựa trên số liệu. Ngoài ra, cũng có thể kết hợp 2 cách tiếp cận trên cho từng giai đoạn hoặc từng bộ phận của vấn đề. Trong lập luận, có 2 phương pháp thường dùng là: diễn dịch (thiên về định lượng, xuất phát từ lý thuyết, thu thập dữ liệu, và kiểm định lý thuyết ở bối cảnh mới), và quy nạp (thiên về định tính, bắt đầu từ tổng hợp lý thuyết, thu thập & phân tích dữ liệu, và phát triển lý thuyết mới).
Bởi vì tính chặt chẽ, nghiêm ngặt của hoạt động nghiên cứu khoa học, đôi khi, người ta có cảm giác nó làm hạn chế hoạt động sáng tạo và đổi mới trong tổ chức. Thật ra, hai hoạt động nghiên cứu và sáng tạo đòi hỏi 2 loại tư duy khác nhau, nhưng không nhất thiết loại trừ nhau. Tư duy khoa học đòi hỏi tính chặt chẽ và logic, trong khi tư duy sáng tạo đòi hỏi sự cởi mở và vượt ra ngoài khuôn khổ cũ. Tuy vậy, 2 loại hình tư duy này không loại trừ, mà chúng hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động tri thức của mỗi người, bao gồm: phân tích, tổng hợp, suy luận và tạo ra tri thức mới. Vì vậy, các tổ chức hiện đại cần bổi dưỡng và phát huy đồng thời cả 2 loại tư duy này cho nhân viên của mình để giúp họ vừa có khả năng nhìn nhận vấn đề theo chiều sâu, và mở rộng góc nhìn theo chiều rộng, từ đó, có thể tìm ra những giải pháp mới, vừa có tính sáng tạo, vừa mang tính hệ thống, và có cơ sở lập luận chặt chẽ. Gần đây, một loại kỹ năng mới, được gọi là kỹ năng hình chữ T (T-shaped skill), nó chỉ đến khả năng hiểu biết vấn đề cả theo chiều sâu và chiều rộng, được cho là rất quan trọng, vì nó giúp nhân viên có thể phát huy tốt cả 2 loại hình tư duy khoa học và sáng tạo.
Trong nghiên cứu khoa học, có 2 loại hình nghiên cứu chính là: nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Trong khi nghiên cứu cơ bản chỉ nhắm vào mục tiêu tri thức, thì nghiên cứu ứng dụng có động cơ chính là ứng dụng tri thức, cải tiến phương pháp, hay giải quyết một vấn đề thực tế. Do đó, sản phẩm của nghiên cứu cơ bản là tri thức mới mang tính lý thuyết, nhưng đối với nghiên cứu ứng dụng, sản phẩm là những kết quả ứng dụng tri thức cơ bản để giải quyết một vấn đề cụ thể. Vì vậy, nghiên cứu cơ bản có thể xem là nền tảng của nghiên cứu ứng dụng. Ở các nước phát triển, nghiên cứu cơ bản được ưu tiên phát triển, bởi nó được xem là động lực cho sự tiến bộ xã hội về lâu dài. Còn ở các nước đang phát triển, nghiên cứu ứng dụng được chú trọng nhiều hơn, vì nó mang lại giá trị nhanh chóng, giúp ứng dụng tri thức để giải quyết những vấn đề gặp phải trong cuộc sống.
Việc nghiên cứu ở các doanh nghiệp thường thiên về nghiên cứu ứng dụng, vì nó giúp tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới hoặc cải tiến quy trình công nghệ, những thứ có ý nghĩa đối với nhà đầu tư. Đối với các doanh nghiệp lớn, ngoài việc đầu tư vào bộ phận nghiên cứu & phát triển để thúc đẩy các sáng chế mới, họ còn chú trọng tăng cường hoạt động hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với các trường đại học, viện nghiên cứu, hoặc các đối tác trong và ngoài nước. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì hạn chế về nguồn lực, nên việc tự nghiên cứu có phần khó khăn hơn, họ thường phải dựa vào nguồn lực bên ngoài, như hỗ trợ từ chính phủ, các kết quả khoa học được công bố đại chúng, các bằng phát minh sáng chế đã hết hạn độc quyền, hoặc dựa vào sự hợp tác, hỗ trợ từ các trường đại học và hiệp hội ngành nghề. Ngoài ra, một số kỹ thuật/ công cụ cũng có thể được vận dụng để giúp tăng cường tính sáng tạo, và năng lực nghiên cứu ở cả 2 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: não công (brainstorming), hoạt động nhóm (teamwork), dịch vụ hỗ trợ (helpdesk), thư viện (library), dịch vụ tư vấn (consulting), kho/ cổng tri thức (knowledge repository/ portal), phần mềm hỗ trợ mô hình hóa, mô phỏng (simulation, business analytic…).
Trong nền kinh tế tri thức ngày nay, các doanh nghiệp không chỉ nhận thấy tầm quan trọng của nghiên cứu phát triển, mà họ còn thấy rằng việc đưa các sản phẩm mới ra thị trường còn quan trọng hơn nhiều. Vì vậy, để nhấn mạnh sự kết nối giữa hoạt động nghiên cứu khoa học (tìm ra tri thức mới) và hoạt động sản xuất kinh doanh (biến tri thức thành sản phẩm trên thị trường), các tổ chức đã đặt lại tên của bộ phận Nghiên cứu & Phát triển (R&D) thành Nghiên cứu, Phát triển & Thương mại hóa (R&D&C), hoặc Khoa học, Công nghệ & Dự án (S&T&P). Sự chuyển đổi này càng cho thấy tốc độ ngày càng tăng của việc tạo ra tri thức mới và đưa tri thức vào hoạt động sản xuất kinh doanh. VD: Theo phát biểu của Gordon Moore (1965), người sáng lập tập đoàn Intel, vòng đời phát triển các chip vi tính mới của Intel thường là 1,5 năm. Ngày nay, với sự tiến bộ của công nghệ, và yêu cầu cạnh tranh của thị trường toàn cầu, tốc độ đưa ra thị trường của các thế hệ phần cứng, phần mềm mới được rút xuống còn 1 năm, hoặc thậm chí là ngắn hơn nữa.

Trong tác phẩm “Crossing the chasm” (Vượt qua hố thẳm) của Geoffrey A. Moore, tác giả đã chỉ ra có một khoảng trống rất lớn từ quá trình tạo ra tri thức mới (sáng chế), đến việc biến nó thành sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường (sáng kiến). Vì vậy, những nhà đổi mới thường không vượt qua được khoảng trống này, và chịu thiệt khi thành quả từ những sáng kiến của mình lại rơi vào tay các đối thủ đến sau, nhưng có khả năng đáp ứng được nhu cầu với quy mô lớn của thị trường. Điều này được gọi tên là “nghịch lý của nhà đổi mới”. Cuốn sách cũng chỉ ra rằng, để vượt qua khoảng trống này, đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị sẳn sàng cho việc chuyển đổi nhanh chóng về quy mô, cách thức kinh doanh để có thể thu lợi từ những sáng chế của mình.

Thursday, November 19, 2015

Lương Sư Hưng Quốc



Lương Sư Hưng Quốc


Nước mạnh bởi do nhà giáo
Lời xưa đã chỉ rõ ràng
Ngày nay nước nhà điên đảo
Bởi thầy vẫn mãi lan man...

Còn nhớ gương thầy Chu An
Thất trảm sớ chém lộng thần
Ngày nay mãi tìm đâu thấy
Đâu rồi khí phách "trung quân"?

Giáo dục là nền phát triển
Nếu thầy giữ tròn trách nhiệm
Nếu trò khát khao tri thức
Muôn dân biết trọng người hiền

Mở mắt nhìn ra thế giới
Hội nhập phát triển Đông Tây
Tri thức, vững đà tiến tới
Nước nhà thêm mạnh, mỗi ngày

Lương thiện là tròn trách nhiệm
Giữ tròn khí tiết người thầy
Hưng vong, bởi do đạo đức
Vững nền, phát triển dễ thay

Nhân ngày hai mươi mười một
Chúc thầy mạnh khỏe, an lành
Lương sư mãi là rường cột
Nước nhà hưng thịnh rất nhanh...

20/11/2015 - PQT

Thursday, November 5, 2015

Mùa trăng

Mùa trăng

MÙA TRĂNG

PHẠM-TRƯỜNG-LINH
kính tặng thầy và anh em trong đêm giỗ tổ.

Trăng thứ nhất ta về đây giỗ tổ
Giữa vườn thầy thơm ngát hương hoa đêm,
Ta thấy trong hồn thẳm của anh em,
Một khát vọng vô cùng vô tận.

Nỗi thao thức đau hơn niềm uất hận,
Rất lung linh huyền ảo khó nên lời
Ta hiểu nhau đến tận đáy lòng người
Khi đèn tắt trăng mờ đêm tịch mịch.

Trăng thứ hai rặng cây xanh bờ liễu
Lối nghìn trùng miên miết đuổi theo ai
Trong sương khuya rớt rớt hột mưa dài
Ta đã thấy một chân trời viễn mộng

Con thưa thầy, giữa đường đời gió lộng
Đêm hôm nay xin đứng dậy làm người
Đêm Lam Sơn rừng núi đang gọi mời
Gió lồng lộng thổi qua hồn quá khứ,

Thưa cha mẹ, đây bắt đầu trang sử
Một mùa trăng kết tự mấy mùa trăng
Đây núi sông bàng bạc bốn nghìn năm
Đang trỗi dậy trong hồn người Bách Việt.

Hoa tư tưởng giữa trời xuân băng tuyết
Đóa tinh anh máu huyết tạo nên hình
Có nghe sông núi chuyển mình
Như hơi thở lúc tự tình nước non.

Thursday, September 10, 2015

NHỮNG VIỆC NHỎ CẦN LÀM ĐỂ HƯỚNG ĐẾN 1 XÃ HỘI VĂN MINH

NHỮNG VIỆC NHỎ CẦN LÀM ĐỂ HƯỚNG ĐẾN 1 XÃ HỘI VĂN MINH


Ai trong chúng ta cũng mong muốn sống trong 1 xã hội văn minh, tiến bộ. Nhưng, thế nào là 1 xã hội văn minh? Câu hỏi tuy đơn giản nhưng cũng thật khó để trả lời 1 cách đầy đủ. Tuy nhiên, có những điểm chung mọi người đều nhận thấy ở xã hội văn minh, đó là, môi trường sống luôn sạch sẽ, con người biết tôn trọng kỷ cương phép nước, ứng xử giữa con người với nhau thân thiện, mọi người có hiểu biết và có ý thức hướng đến lợi ích chung. Để đạt được một môi trường sống lý tưởng như trên, đòi hỏi cả 1 quá trình dài để thay đổi từ nhận thức của cá nhân, chỉnh sửa các thiết chế quản lý xã hội, đến hình thành thói quen và phong cách sống của cả xã hội. Bao giờ thì Việt Nam mới trở thành xã hội văn minh?

Khi quan sát hiện tình xã hội Việt Nam, tôi nhận thấy có nhiều vấn đề cần phải khắc phục để đất nước có thể phát triển và tiến gần hơn với mục tiêu Dân giàu, Nước mạnh, Xã hội Công bằng, Văn minh. Tuy nhiên, không thể một sớm một chiều có thể trở thành một nước văn minh được, nếu chúng ta không bắt tay vào việc thay đổi xã hội ngay từ bây giờ, và từ những điều tưởng như nhỏ nhặt nhất. Vì vậy, thay vì kêu gọi, hô hào xuông, chúng ta hãy cùng nhau chọn ra những việc nhỏ, dễ thực hiện nhất để bắt đầu công cuộc cải cách đất nước theo chiều hướng tiến bộ.

Dưới đây là 1 số việc đơn giản, theo tôi, có thể thực hiện ngay, ở cả phạm vi cá nhân và tập thể, nhưng có tác dụng rất lớn đến tiến trình chuyển hóa tích cực của đất nước ta trong tương lai.

1/ Giữ gìn vệ sinh chung: Nhìn tấm gương của Singapore, ta thấy, họ rất quan tâm đến vấn đề này. Không những tác động vào ý thức người dân, mà họ còn chú trọng đến quá trình vận hành hệ thống thu gom, xử lý rác, cũng như việc phạt thật nặng những người xả rác bừa bãi. Tuy đây là việc nhỏ, nhưng nó rất quan trọng để giáo dục mọi người về ý thức tôn trọng môi trường sống, một tài nguyên chung của xã hội. Một người bỏ rác bừa bãi, tuy chẳng đáng kể, nhưng nhiều người cùng làm vậy, thì cả thành phố trở nên 1 thùng rác lớn, rất dơ và ảnh hưởng đến tất cả mọi người trong thành phố đó. Để đạt được mục tiêu này, ta cần chú trọng giáo dục trẻ em từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để việc bỏ rác đúng nơi quy định trở thành thói quen. Người lớn cần phải có ý thức làm gương, và đôi khi, cũng cần học tập từ trẻ em về thói quen giữ gìn vệ sinh chung. Cũng cần hoàn thiện hệ thống thu gom và xử lý rác thải. Lắp đặt thêm nhiều thùng rác ở các khu công cộng. Ngoài ra, cần vai trò của các tổ dân phố, CA. khu vực, dân phòng… trong việc nhắc nhở người dân bỏ rác đúng giờ giấc và đúng nơi quy định. Có hình thức xử phạt thật nặng đối với những người vi phạm nhiều lần. Ở Việt Nam, hiện nay, vẫn có những người cố ý bỏ rác sang nhà người khác, cho các loại thú cưng đi chơi và phóng uế trên đường phố, vất tàn thuốc lá bừa bãi, tiểu bậy, hoặc móc bọc làm vương vãi rác… đã góp phần làm bẩn môi trường sống và gây ảnh hưởng cho nhiều người xung quanh. Một hình thức phạt bằng đánh đòn đã được Singapore áp dụng, tuy chỉ có ý nghĩa biểu tượng, nhưng lại có tác dụng giáo dục khá tốt. Hình thức này cũng có thể xem xét để áp dụng ở Việt Nam.

2/ Biết quan tâm, chia sẻ với cộng đồng: Một xã hội văn minh đòi hỏi con người phải biết quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng, biết chia sẻ khó khăn của người khác. Ở nước ta, tinh thần tương thân, tương ái, và hỗ trợ cồng đồng đã có truyền thống từ lâu và cũng được xem là điểm tích cực gắn kết mọi người trong tình làng, nghĩa xóm. Tuy nhiên, với quá trình đô thị hóa, ý thức này đã mai một ở một bộ phận xã hội, đặc biệt là ở giới trẻ, cần phải được khôi phục lại. Những biểu hiện quan tâm đến mọi người và môi trường sống xung quanh sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, chẳng hạn như: cùng làm sạch đường phố, nhắc nhở mọi người không câu cá ở nơi công cộng, bảo vệ cây xanh, ngăn việc lấp sông, phá rừng, đóng góp cho việc xây cầu, cống, làm đường… Ở các nước phát triển, mọi người được khuyến khích tham gia vào các xã hội dân sự, là những hội, đoàn được lập ra 1 cách tự nguyện và tự vận hành mà không có sự can thiệp của nhà nước. Xã hội dân sự được xem là 1 trụ cột của các nước dân chủ vì nó góp phần ổn định và cân bằng các mối quan hệ trong xã hội: Nhà nước–Doanh nghiệp–Công dân. Để đạt mục tiêu này, cần có khung pháp lý về việc lập hội và gia nhập hội. Nhà nước cần góp phần thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức phi chính phủ, các đoàn thể quan tâm tới mục tiêu dân sinh, thiện nguyện, hoặc các hội nhóm sở thích… Các đoàn thể tôn giáo cũng có thể được xem là 1 phần của xã hội dân sự, nên được khuyến khích để tự do phát triển. Bên cạnh sự tham gia của các tổ chức đoàn thể dân sự, nhà nước cũng cần chú ý đến các chính sách hỗ trợ các đối tượng dễ tổn thương trong xã hội, như: người nghèo, già cả, neo đơn, khuyết tật… Ở Nhật Bản, có các phương tiện để hỗ trợ người tàn tật như: các đường phố đều có 1 làn gạch màu vàng đắp nổi dành cho người mù có thể tự đi lại ; các ngã tư đèn đỏ đều có thêm tín hiệu âm thanh ; các lối vào các tòa nhà, bến xe luôn có đường dành cho người đi xe lăn…

3/ Tôn trọng pháp luật: Đây là 1 điểm quan trọng để đánh giá mức độ trưởng thành của 1 cộng đồng, xã hội. Ở xã hội phát triển, pháp luật khá hoàn thiện và được cả xã hội tuân theo như là 1 khế ước tập thể, nó góp phần điều chỉnh hành vi của mọi người trong xã hội. Ở 1 quốc gia kém phát triển, luật pháp thường không đầy đủ và không được tuân thủ nghiêm ngặt bởi mọi người trong xã hội. Nhìn lại nước ta, truyền thống “phép vua thua lệ làng” từ xưa đã cho thấy sự thiếu tuân thủ chặt chẽ pháp luật. Một câu nói nổi tiếng vẫn thường được nhắc đến để mô tả thực trạng pháp luật không được tôn trọng ở nước ta, đó là “nước ta có 1 rừng luật, nhưng thực tế chúng ta vẫn dùng luật rừng”. Nhìn vào xã hội, ta thấy rất nhiều hiện tượng vi phạm kỷ luật chung xảy ra hằng ngày, như: không chịu xếp hàng, vượt đèn đỏ, chạy trường, chạy công việc, chạy dự án, và cả chạy án… Vì vậy, để nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, chúng ta cần thực hiện song song 2 việc: (1) Cần cải cách hoạt động lập pháp, rà soát và hoàn thiện khung pháp lý, sao cho, các vấn đề phát sinh có thể được xử lý 1 cách công bằng, minh bạch, đúng người, đúng tội, và (2) Cần hoàn thiện cơ chế, và xây dựng đội ngũ hành pháp và tư pháp đủ năng lực, và công chính trong việc thực thi pháp luật. Ngoài ra, các bộ phận lập pháp, hành pháp, và tư pháp cần độc lập với nhau, để đảm bảo tính khách quan và công bằng của pháp luật. Cần xây dựng ý thức tôn trọng kỷ cương, phép nước trong mọi người dân, bất kể địa vị, chức vụ. Công chức nhà nước nếu phạm pháp cần phải xử phạt nặng hơn người thường. Để khôi phục kỷ cương phép nước, cần tạo dựng niềm tin của công chúng vào tính công bằng của pháp luật, và sự liêm chính của đội ngũ thực thi pháp luật. Ngoài ra, cũng cần phổ biến kiến thức pháp luật sâu rộng trong mọi công dân, bằng các bài học ở trường lớp, các phim truyện về tình huống pháp luật, các trung tâm tư vấn pháp luật miễn phí, và các cổng thông tin pháp luật…

4/ Biết cách thể hiện quan điểm, ý kiến: Ở xã hội văn minh, mọi người được quyền bày tỏ ý kiến của mình một cách tự do, miễn là không xúc phạm đến người khác. Chỉ có bằng việc trao đổi, thảo luận 1 cách công khai, tự do, thì các sáng kiến, ý tưởng hay mới có dịp được thể hiện và áp dụng. Ở nước ta, do truyền thống văn hóa và do cách giáo dục, nên khi được mời phát biểu ý kiến, nhiều học sinh, sinh viên không biết cách thể hiện quan điểm của mình. Điều này, có nguyên nhân từ thói quen ít được phát biểu trong những năm học phổ thông và tâm lý sợ sai. Để khắc phục, cần phải bắt đầu từ việc giáo dục ở nhà trường, các thầy/cô phải tập cho các em thói quen phát biểu và trình bày ý tưởng của mình, phải xem đây là 1 trong các mục tiêu giáo dục và cần được đánh giá sự tiến bộ sau mỗi cấp học. Việc tôn trọng quan điểm, ý kiến khác biệt là rất cần thiết để tạo ra sự tự tin ở người phát biểu. Nếu thầy/cô la rầy, hay không chấp nhận những ý kiến khác biệt, lâu dần, sẽ làm học trò sợ sai và không dám phát biểu ý kiến. Cũng vậy, nếu xã hội thiếu khoan dung với những ý kiến, tư tưởng khác biệt, cấm đoán hoặc bỏ tù những người nói trái quan điểm của nhà cầm quyền, lâu dần, xã hội sẽ mất khả năng sáng tạo, và người dân sẽ không dám bày tỏ ý kiến phản biện hay phê phán để góp phần cải thiện xã hội. Một xã hội mà người dân sợ sệt, không dám bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình, là một xã hội bất an, và không thể phát triển được, bởi xã hội đó đã không tận dụng được trí tuệ tập thể. Nếu nhà cầm quyền chỉ dựa trên sức mạnh để trấn áp những tiếng nói khác biệt sẽ tạo nên nhiều chia rẽ và xung đột ẩn tàng bên trong xã hội. Những mâu thuẫn đó nếu không được giải tỏa, nó sẽ có nguy cở trở thành tác nhân gây bất ổn xã hội.

5/ Tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình: Đây là mục tiêu rất quan trọng của một xã hội dân chủ, văn minh. Ở đó, mọi người biết cách ra quyết định đối với những việc quan trọng của xã hội và tự chịu trách nhiệm với những quyết định của mình. Chính việc tự quyết và tự chịu trách nhiệm thể hiện người dân có quyền làm chủ đối với đất nước và vận mệnh của họ. Ví dụ: quyết định của người dân Đông Timor để tách khỏi Indonesia, quyết định của người dân Scotland khi tiếp tục là 1 phần của nước Anh… Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi người dân phải có mức độ hiểu biết nhất định về luật pháp, tổ chức xã hội, biết cách sử dụng các công cụ như bỏ phiếu, bất tuân dân sự, biểu tình… để thể hiện quan điểm, quyết định của mình đối với các vấn đề chung của xã hội, và cũng chịu trách nhiệm với những quyết định đó. Ở nước ta, một bộ phận dân chúng vẫn có thói quen thờ ơ với việc chung, không dám quyết định chuyện gì, nhất là chuyện chính trị, hay việc chung của cả nước, vì họ nghĩ “mọi chuyện đã có đảng và nhà nước lo”. Đây là 1 thái độ thiếu trưởng thành, lệ thuộc, thể hiện tâm thế của kẻ nô lệ hơn là của người công dân trong 1 đất nước tự do. Điều này có thể do hệ quả của chiến tranh, do người dân thiếu kiến thức, hoặc do chưa quen với việc ra quyết định và chịu trách nhiệm với các quyết định của mình. Vì vậy, giờ là lúc để mọi người phải trưởng thành hơn lên, phải biết cách ra những quyết định liên quan tới cuộc sống của mình, thay vì ngồi đó than vãn về môi trường sống ô nhiễm, thực phẩm thiếu vệ sinh, giáo dục xuống cấp, y tế quá tải, công chức làm việc kém, tham nhũng… Hãy cùng nhau quyết định cải tạo vệ sinh chung, yêu cầu thay đổi những chính sách sai lầm, đòi cách chức các công chức kém hiệu quả, cùng tạo ra những thiết chế xã hội lành mạnh, tích cực… để thấy rằng mình chính là người chủ thật sự của đất nước và chịu một phần trách nhiệm đối với đất nước này.

Trên đây là tóm tắt một vài điều, tuy nhỏ nhặt, có thể chưa đầy đủ, nhưng nếu mọi người cùng nhau thực hiện, thì nó sẽ có tác dụng lan tỏa, tạo ra sự thay đổi rất lớn đối với tương lai đất nước. Như sự vỗ cánh của một con bướm, tuy nhỏ bé, nhưng nếu gặp điều kiện thích hợp và có sự cộng hưởng, thì có thể tạo nên 1 cơn bão lớn quét sạch những rác rưới ở một nơi rất xa. Do đó, nếu mọi người đồng lòng, cùng thực hiện được những điều trên đây, Việt Nam đã có thể chuyển hướng và bước vào lộ trình phát triển vững chắc trên con đường tiến đến mục tiêu Dân giàu, Nước mạnh, Xã hội Công bằng, Dân chủ, Văn minh. Vấn đề đặt ra là sự thay đổi nào cũng cần phải có can đảm và quyết tâm. Phải biết vượt qua những trở ngại, dị biệt lúc ban đầu, biết đoàn kết, gạt bỏ những điều tệ xấu hiện tại, can đảm phá bỏ những gì cản trở đất nước tiến triển theo chiều hướng tiến bộ, để thực hiện ước vọng của toàn dân.

Liệu lúc này, mọi người đã sẳn sàng đồng lòng, chung tay góp sức cho một nước Việt Nam giàu mạnh, tiến bộ, dân chủ và văn minh trong tương lai hay chưa? Câu hỏi đó đặt ra cho tất cả chúng ta, những người Việt Nam ở trong và ngoài nước, công chức hay dân thường, những người còn biết lo lắng cho vận mệnh của đất nước và con cháu chúng ta, trước hiểm họa ngoại xâm, và lệ thuộc đang đến rất gần. Tiến lên một xã hội văn minh, phát triển hay mãi mãi dậm chân ở vũng lầy kém cõi và lệ thuộc là do chính chúng ta quyết định.

Tp.HCM, Tháng 9/ 2015
TS. Phạm Quốc Trung

Monday, August 24, 2015

Tản mạn mùa Vu Lan


Tản mạn mùa Vu Lan

Một mùa Vu Lan (rằm tháng 7) nữa lại đang về. Những cơn mưa mùa hạ làm lòng người như chùng lại, để nhớ về ơn đức của hai đấng sinh thành, để thấy rằng những gì ta làm được để gọi là báo hiếu mẹ cha vẫn là quá nhỏ bé và chưa xứng đáng.

"Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng
Con nuôi cha mẹ kể tháng, kể ngày"

Nếu để lên bàn cân để đong đếm chỉ riêng những giá trị vật chất mà cha mẹ đã dành cho chúng ta, và những gì chúng ta đã làm cho cha mẹ, cũng thấy rõ phần nặng nghiêng hẳn về phía công lao của cha mẹ. Không đúng sao, thử kiểm kê lại xem, một đứa bé khi mới hình thành là đã phải hút chất dinh dưỡng từ mẹ để nên hình nên vóc, những thứ như: xương, huyết, thịt chẳng phải đều là từ mẹ cả đó sao. Vì sinh con, mà xương của mẹ mất bớt Canxi, trở nên nhẹ hơn và đen hơn. Rồi 3 năm bú mớm, bao nhiêu là tốn kém tiền của cha mẹ: tả, sữa, thuốc men, quần áo, thức ăn... Khi lớn hơn một chút, đến tuổi đi học, thì nào là: tiền học phí, quần áo, sách vở, đồ chơi, những thứ linh tinh để ganh đua bè bạn... Bấy nhiêu đó thôi, thử tính sơ sơ từ lớp 1 cho đến khi học xong đại học đã là như núi rồi. Nếu kể thêm chi phí tìm việc làm, dựng vợ, gã chồng, xây nhà... thì còn nhiều hơn nữa. Đó là chưa kể đến những giá trị tinh thần, những lo toan, phiền muộn, thao thức, thương yêu... của cha mẹ dành cho con cái thì không bút mực nào có thể kể hết được. Đứa con nào ngoan hiền, thì cha mẹ cũng đã bạc đầu, phờ phạc vì nuôi con khôn lớn, còn đứa nào bất hiếu, cãi vả, ăn chơi, phá làng phá xóm... thì những tổn thất về vật chất, và tinh thần của cha mẹ không biết còn lớn đến dường nào.

Trong kinh Vu Lan Bồn, đức Phật có dạy, dẫu cho người con có hiếu, muốn báo đáp công ơn cha mẹ bằng cách cõng cha mẹ đi khắp cõi đời, cung phụng ăn mặc, ngủ nghỉ... cũng chưa thể báo đáp được phần nào công đức cha mẹ trong muôn một. Như vậy, mới thấy rằng, hiếu thảo vừa là 1 bổn phận, vừa là 1 lẽ đương nhiên, bởi con cái đã nhận ơn quá lớn từ cha mẹ, thì phải có nghĩa vụ đáp đền, mới đúng đạo làm Người.

Vậy thì, báo hiếu là việc làm cần thiết và cũng thật khó khăn. Nếu muốn báo hiếu mẹ cha thì phải làm sao mới gọi là báo hiếu đúng nghĩa, mới có thể trả bớt phần nào món nợ ân tình của cha mẹ đây? Món nợ tình cảm thì nên được trả bằng tình cảm thì mới tương xứng. Nhưng tình cảm thương yêu ủy mị, quyến luyến buộc ràng của thế gian liệu có phải là đúng cách và có đủ để đền đáp công ơn cha mẹ? Người thế gian, phần nhiều, chỉ chú trọng vào phần vật chất khi báo hiếu cha mẹ, như: chăm sóc, phụng dưỡng, quan tâm về miếng ăn, giấc ngủ, thuốc men... Như thế cũng đã là tốt, nhưng cũng chưa thể đáp đền công lao sinh thành dưỡng dục, như ta đã biết ở trên.

Trong đạo Phật có 1 cách báo hiếu khác với cách báo hiếu của người thế gian, đó là cần hướng dẫn cha mẹ những hiểu biết đúng về chánh pháp, hỗ trợ cha mẹ trong việc tu tập, và sống một cuộc sống hướng thiện, hướng thượng. Chúng ta hãy xem cách đức Phật báo hiếu cha mẹ như thế nào?

Sau khi xuất gia, ngài cố gắng tu tập để thành đạo, tìm ra hướng đi đúng đắn cho bản thân và gặt hái được hoa trái của sự giải thoát. Khi đó, ngài mới trở về tìm gặp vua cha để thuyết pháp cho cha và thân bằng quyến thuộc trong dòng họ, để cha và người thân có thể hiểu biết chánh pháp và biết an vui tu tập hướng về một đời sống đạo đức tốt đẹp. Đó không những là đem lại sự an vui cho cha ngài trong kiếp hiện tại, mà còn là sự đảm bảo vững chắc cho sự an vui dài lâu trong những kiếp sau này. Ngài cũng hướng dẫn cho cha mình, đức vua Tịnh Phạn, về tiến trình chết và phương pháp niệm Phật để được tái sinh ở thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà sau khi qua đời. Còn sự báo hiếu nào hơn là hướng dẫn cha mẹ thấy chánh pháp và giúp cha mẹ thẳng tiến trên con đường tu tập, an lành đến quả vị giải thoát sau này? Đối với mẹ ngài, hoàng hậu Maya, người đã qua đời khi ngài còn rất nhỏ, đức Phật đã dùng thần thông để đi lên cung trời Đao Lợi, nơi bà đã tái sinh ở đó, để thuyết pháp cho bà và mọi người nơi đó trong suốt ba tháng an cư kiết hạ. Từ đó, giúp mẹ hiểu được phương pháp tu tập, an trú trong con đường chánh đạo và biết tu tập theo chánh pháp, để có thể giác ngộ, giải thoát trong tương lai.

Không những chỉ đền đáp ơn đức cha mẹ hiện đời, đức Phật cũng nhiều lần chỉ dạy các đệ tử về mối quan hệ thân thuộc giữa chúng sanh trong thế gian, trong dòng luân hồi sinh tử vô tận, ai cũng có thể đã từng là cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, thân bằng quyến thuộc của nhau trong quá khứ, vì vậy, cần mở rộng lòng thương yêu đến tất cả mọi chúng sanh, như là sự báo hiếu đối với cha mẹ ở những đời xa xưa. Đó cũng là lý do vì sao có tục cúng cô hồn, cúng thí thực vào dịp rằm tháng 7 hàng năm.

Nhân mùa Vu Lan, cùng ôn lại chút xíu về công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn của cha mẹ, để biết rằng trách nhiệm của con cái là rất lớn, còn rất nhiều điều chúng ta phải làm để bày tỏ tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Trước mắt, đó là chúng ta cần phải biết tu tập, an vui, hạnh phúc thì cha mẹ mới có thể yên lòng. Sau nữa, cần phải ứng dụng những điều tu tập trong cuộc sống, biết Phật hóa gia đình, cũng chia sẻ giáo lý của Phật đà với cha mẹ, người thân, để mọi người ngày càng hiểu sâu, tin sâu vào luật nhân quả, con đường bát chánh đạo, và có thể sống hiện pháp lạc trú, để thắng tiến trên con đường tu tập và mang lại lợi lạc cho mọi người xung quanh.

Cầu mong một mùa Vu Lan an lành, hạnh phúc đến với cha mẹ, thân bằng quyến thuộc, cửu huyền thất tổ! Mong những đóa hoa hiếu hạnh sẽ nở rộ trong mùa Vu Lan báo hiếu này!

Nam mô Đại hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát !

Vu Lan năm Ất Mùi (2015) - PQT

Tuesday, July 28, 2015

GIỌT SƯƠNG TRÊN LÁ

GIỌT SƯƠNG TRÊN LÁ

Sáng nào Tâm cũng dậy sớm để tập thể dục cùng với các bạn trong sân chùa. Thầy luôn bảo các con phải siêng năng tập thể dục cho thân thể khoẻ mạnh thì mới học hành tấn tới và làm việc gì cũng phấn chấn, hăng say… không có cảm giác buồn chán …Tâm rất nghe lời Thầy cũng như các bạn ở đây, bỡi Thầy vừa là cha, vừa là mẹ của tất cả bọn trẻ trong trại cô nhi của chùa nầy, mà Tâm thì còn may mắn hơn các bạn vì Tâm không bị khuyết tật như các bạn khác. Không biết cha mẹ là ai, Tâm lớn lên trong tình yêu thương của Sư Thầy và những người bạn đồng cảnh ngộ… cái tập thể nhỏ nhoi ấy càng ngày càng đông thêm nhưng Tâm không hề cảm thấy vui sướng khi có thêm bạn đồng hành. Mỗi lần, Thầy ra sân tập thể dục với các em, nếu như bình thường, sau khi tập thể dục xong, các em quây quần bên Thầy để nghe thầy giảng những bài học hay, những tấm gương tốt trong xã hội đã làm cuộc sống con người thay đổi…những câu chuyện cổ tích, huyền thoại có ý nghĩa sâu sắc để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của các em… thế nhưng cũng có những ngày Thầy im lặng không nói câu nào, chỉ lặng lẻ bế một bọc vải của ai đó bỏ lại trong sân chùa, bên trong là một sinh linh bé nhỏ đáng thương còn thoi thóp…và rồi cái tập thể bất hạnh ấy lại có thêm một cư dân bé nhỏ, vô tội, vô thừa nhận của ai đó bỏ rơi, đám cô nhi được nhà chùa cưu mang mỗi ngày một đông thêm…
Tâm thích ngồi ngắm những giọt sương còn đọng lại trên lá cây, mỗi lần tập thể dục xong em thường chọn một vị trí thích hợp, kín đáo một chút – sau lưng thầy hoặc sau một bụi cây nguyệt quế thơm ngát – vừa nghe thầy kể chuyện, vừa ngắm giọt sương trong vắt còn đọng trên những lá cỏ non. Tâm thường ví những giọt sương đó là những em bé mà thầy nhặt được ngoài cổng hoặc trong sân chùa mỗi sớm mai thức dậy, nó thật quá bé nhỏ và mong manh ! nếu như không may những giọt sương đó không được thầy đón lấy mà bị rớt xuống một nơi nào đó không tốt hay bị khô lần đi theo từng tia nắng mặt trời thì thật là tội nghiệp… Thầy đã phì cười khi nghe Tâm kể lại ý nghĩ ngộ nghĩnh đó.Tâm cũng hay chạy đến bên thầy để được là người đầu tiên nhìn thấy em bé mới sinh được gia nhập vào cái tập thể bất hạnh, nhỏ bé nầy. Có lần, thầy bồng vào một em bé bị kiến cắn đến ngất đi, mình mẩy sưng vù, Tâm phải chạy đi nấu nước, lấy bông gòn thấm từng giọt nước ấm lau cho em, vừa lau Tâm vừa suýt soa và cảm thấy đau xót như chính mình bị kiến cắn vậy. Tâm vẫn thường tự hỏi: Tại sao cha mẹlại có thể bỏ con của mình được nhỉ ? nếu như không thương nó thì sinh ra nó làm chi ?để rồi lại phải lén lút mang vứt bỏ con mình như thế ? Tâm không làm sao hiểu được bỡi em hãy còn nhỏ quá, chưa đủ trí khôn và kinh nghiệm sống để có thể phán đoán một con người nào đó nhất là kẻ đã sinh thành ra em. Tâm cũng chưa bao giờ hình dung được diện mạo của cha mẹ mình ra sao bỡi em cũng đến với sư thầy trong tình trạng bị bỏ rơi như thế…sống ở đây, trong tình yêu thương của sư thầy, của các cô, chú đến làm công quả cho nhà chùa, Tâm thấy mình cũng có phước lắm rồi bỡi ngoài kia, còn biết bao trẻ mồ côi không nơi nương tựa, phải tự kiếm sống với rất nhiều cạm bẫy của cuộc đời, của những con người xấu đang vây bủa khắp nơi… Tâm tuy mới mười hai tuổi nhưng em cũng hiểu được điều đó, em và các bạn ở đây đã được sư thầy dạy dỗ rất kỹ. Buổi sáng các em còn được thầy xin cho đến học ở các trường gần đó, cho nên, ngoài việc thiếu vắng cha mẹ, các em cũng được nuôi nấng, sinh hoạt bình thường như bao đứa trẻ khác bằng tình yêu thương của thầy và các cô chú ở trong chùa, chính nhờ tình yêu thương đó mà Tâm không cảm thấy mình là một đứa trẻ lạc loài. Tâm vẫn cảm nhận được mối liên lạc mật thiết giữa em và họ, theo em thì những người đó chính là người thân của em thay thế cho cha mẹ em đã vì hoàn cảnh nghiệt ngả nào đó mà phải chối bỏ em. Tâm không hề oán trách cha mẹ đã bỏ rơi mình, mà em luôn mong muốn cho cha mẹ ở đâu đó luôn đuợc hạnh phúc với những người thân còn lại… vì Tâm đã được huân tập từ nhỏ cái tinh thần từ bi, trí huệ của con nhà Phật, cho nên em sống rất hồn nhiên, đầy lòng yêu thương con người như lời dạy của thầy hàng ngày… phải biết sống vì mọi người, yêu thương mọi người cho dù mọi người có đối xử với ta tệ bạc đến đâu đi nữa…vả chăng, đó còn là nghiệp báo của từng người – biệt nghiệp – không ai giống ai, những hành động mà ta đã tạo tác ra từ lâu, có thể là trong hiện kiếp, có thể là trong tiền kiếp còn rơi rớt lại cái dư báo mà bây giờ chúng ta phải nhận chịu, không ai có thể gánh dùm hoặc trả thay được hết… Tâm hiểu đuợc điều đó cũng là do thầy đã giảng dạy cho các em từ khi còn rất nhỏ, nhờ thế mà các em không cảm thấy buồn nhiều khi biết rõ thân phận của mình…
Mỗi sáng chủ nhật, Tâm thích đứng xem Gia đình Phật Tử sinh hoạt trong sân chùa. Các anh chị huynh trưởng điều khiển sinh hoạt cho các em thật hay. Sau khi cả đoàn vào lễ Phật, sám hối và hát bài Trầm hương đốt, các đoàn sinh tỏa ra sinh hoạt riêng với đoàn của mình. Có nhóm vào học giáo lý với Thầy, có nhóm vào học các sinh hoạt, thao tác của các hướng đạo sinh như morse, sémaphore, dấu đi đường, sơ cấp cứu, vv... nhóm nữ thì học nấu ăn, làm bánh, cắm hoa… nói chung các anh chị và các bạn trong gia đình Phật tử thật dễ thương, họ cũng hay vào chơi và mang bánh, trái vào cho các em trong trại cô nhi nầy. Có khi họ bỏ cả những buổi sinh hoạt bình thường để vào giúp các em làm toán, học bài…hay cắt tóc cho các em…sau buổi sinh hoạt, một số các anh chị ở lại giúp thầy chăm sóc các em hãy còn quá nhỏ, hoặc bị khuyết tật, không tự sinh hoạt được… Tâm thường lẽo đẻo quấn quít bên các anh chị ấy để phụ giúp hoặc hỏi han đủ mọi vấn đề mà Tâm không có cơ hội để học hỏi. Chị Thủy là người quan tâm đến em nhất, cho nên, mỗi khi Tâm hỏi điều gì, chị đều giải đáp cặn kẻ cho Tâm hiểu chứ không gắt lên như các anh chị khác : con nít hỏi chuyện đó để làm gì ? mai mốt lớn lên sẽ biết hết mà, cứ lo học đi thôi, bé con… vì vậy mà Tâm không hỏi các anh chị ấy nữa, Tâm chỉ thích đi theo chị Thủy để được nghe chị giải thích, kể chuyện ngoài đời, kể những chuyện vui, buồn của chị lúc đi học và…cả chuyện cổ tích thời đại mà chị đã khéo léo vận dụng để Tâm không cảm thấy tủi, buồn về thân phận của mình…chị Thủy cũng thường hỏi Tâm:
– Tại sao em không vào sinh hoạt với Gia đình cho vui ?
– Em cũng thích lắm nhưng… em cũng đang ở trong chùa mà…
– Vì vậy, nếu em vào đoàn em sẽthuận lợi hơn trong việc đi sinh hoạt, không phải mất thì giờ chuẩn bị lên chùa…
– Nhưng em còn phải giúp thầy nhiều việc khác nữa, chẳng hạn như quét sân, nấu nước và trông các em còn quá nhỏ để cho thầy tụng kinh, ngồi thiền…
Chị Thủy vuốt đầu em ra vẻ thông cảm:
–Em làm nhiều việc thế cơ à? Vậy là em còn giỏi hơn cả chị nữa đấy…
Tâm lắc đầu nhưng trong lòng rất vui. Thật ra, không phải chỉ có mình Tâm là giúp Thầy nhiều việc như thế đâu mà còn rất nhiều anh chị khác nữa. Họ là những người đã vào đây trước Tâm. Đó là chị Kiều, chị Lan, chị Hồng, anh Phong, anh Kỳ, anh Phúc, vv… họ đã sống và lớn lên ở đây từ rất lâu, có lẽ trước khi Tâm ra đời nữa đấy. Tuy không sống đời tu sĩ nhưng họ cũng ở trong chùa, đọc kinh sách, tham dự đều đặn các khóa lễ của chùa hằng ngày không khác gì các chú tiểu ở trong chùa. Thầy vẫn thường bảo với các anh chị ấy là : bao giờ các con muốn ra đời để lập gia đình riêng, xây dựng tổ ấm cho mình một cuộc sống độc lập không lệ thuộc vào một ai cả thì cứ nói với thầy, thầy sẽ chuẩn bị cho đầy đủ mọi thứ… nhưng các anh chị ấy dường như không muốn ra chen vai, thích cánh với người đời. Các anh chị ấy vẫn còn luyến tiếc cái gia đình thân yêu dưới mái chùa nầy, bên cạnh thầy, bên cạnh các bạn đồng cảnh ngộ của mình… Tâm có lẽ rồi cũng thế, em cảm thấy không ở đâu bằng ở đây, bên ngoài, cuộc sống có vẻ rộn rịp, hối hả, đầy sinh động nhưng cũng đầy cám dổ không lường trước mà các em… không khác gì những con chim đã bị thương, luôn luôn đầy mặc cảm, nhút nhát, sợ hãi,…trước tất cả mọi người. Tâm thỉnh thoảng cũng nghĩ đến tương lai của mình nhưng em biết mình thật khó mà hòa nhập vào cái thế giới bên ngoài.
Em vẫn thường hay hỏi chị Thủy :
– Có bao giờ chị phải sống xa cha mẹ của chị không?
– Có chứ em, rồi sao nào?
– Chị luôn thấy nhớ cha mẹ chứ gì? Ay là chị còn diễm phúc sống bên cạnh các người…chứ nếu như…
–Chị ở vào hoàn cảnh của các em chứ gì? Thì chị cũng sẽ như các em thôi…
– Nghĩa là sao?
– Thì chị cũng sẽ coi Thầy và các bạn của mình là người thân trong gia đình, chị sẽ sống và lớn lên trong cái đại gia đình ấy…
– Ngay cả khi đã trưởng thành ư ?
– Ừ, thì những người lớn đã nuôi mình, mình có bổn phận phải nuôi lại những bé mới đến còn nhỏ hơn mình chứ?
– Vậy là mình sẽ ở mãi nơi đây để trả ơn cuộc đời sao?
– Đó là ý kiến riêng của chị, còn em thì sao?
Tâm nhìn xuyên qua những lá trúc ngoài vườn, đôi mắt em ánh lên những tia sáng long lanh:
–Em cũng muốn có một gia đình riêng để tự mình chăm chút, có người thân để thương yêu, chia xẽ buồn vui…
– Thế em không coi nơi đây là những người thân của em sao? Còn các bạn, còn thầy, còn các anh chị thường xuyên đến thăm các em nữa…
–Nhưng rồi sau đó… ai cũng phải trở về nhà của mình…
–Còn em…thì đang ở trong chính căn nhà của mình rồi còn gì? còn tính đi đâu nữa chứ ?
Cả hai chị em cùng cười xòa bên nhau mỗi lần nói chuyện như thế.Tâm rất mến chị Thuỷ, cứ mỗi lần sinh hoạt xong, chị Thuỷ thường ở lại chơi với các em rất lâu, dường như chị không đành lòng khi thấy ánh mắt các em cứ lưu luyến nhìn theo, bao giờ chị Thủy cũng là người về sau cùng,
Đã hơn hai tuần nay Tâm không thấy chị Thủy đi sinh hoạt gia đình Phật tử, các anh chị khác vẫn sinh hoạt bình thường với các em nhưng chị Thủy thì Tâm chẳng thấy đâu, Tâm cứ nhìn mãi ra cổng để mong chị Thủy đến trễ hay có ai đó đến cho hay chị Thủy xin phép nghĩ sinh hoạt một thời gian vì lý do nào đó… hoặc đích thân chị Thủy đến để xin phép các anh chị huynh trưởng nghỉ sinh hoạt luôn vì chuyển nhà..vv… và…vv…vv…Tâm cứ vẻ ra hết lý do nầy đến lý do khác về sự vắng mặt của chị Thủy, đối với em, việc chị Thủy vắng mặt cũng giống như em vừa bị lạc mất người thân của mình vậy. Cho nên, cứ đến giờ các anh chị sinh hoạt là Tâm cứ trông đứng trông ngồi, luôn nhìn ra cổng, mong chờ sự xuất hiện của chị Thủy như mong mẹ về chợ vậy… cho đến một hôm, có một người phụ nữ rất đẹp, tuy bà ấy không còn trẻ nữa, dáng vẻ quí phái đến chùa lễ Phật và xin gặp thầy trụ trì, Tâm dẫn bà vào phòng tri khách, rót nước mời bà rồi chạy đi bẫm thầy.Tâm cứ lẩn quẩn ở cạnh đấy để hóng chuyện, khi biết bà khách ấy chính là mẹ của chị Thủy. Bà nói gì đó với thầy rất lâu rồi khóc và nhìn thầy khẩn khoản như muốn gửi gắm điều gì đó. Tâm nghe bà nói loáng thoáng tiếng được tiếng mất:
– Bạch thầy, xin thầy khuyên cháu giúp dùm con, con chỉ có cháu là đứa con duy nhất còn lại, anh cháu đã mất từ lúc còn rất nhỏ, cho nên cả nhà rất thương quí cháu…nay cháu muốn thế, cả nhà không biết phải làm thế nào để khuyên cháu nữa, xin thầy giúp chúng con, thầy cho cháu một lời khuyên… để cháu bỏ ý định…
Thầy không nói gì một lúc lâu, trầm ngâm suy nghĩ cân nhắc không biết nên nói thế nào để an ủi bà ấy. Đối với thầy, việc chị Thủy muốn xuất gia không phải là chuyện bình thường, bỡi vì người có ý định ấy phải là người hiểu biết, từng trãi việc đời, có ý chí xuất trần rất mạnh…đằng nầy, chị Thủy chỉ là một cô gái mới lớn, còn rất ngây thơ, trong trắng, chưa vấp ngã trường đời bao giờ thì làm sao chị Thủy có thể đi trọn con đường tu hành mà không bị choáng bỡi những thữ thách sẽ phải trải qua. Thầy rất thông cảm với mẹ của chị Thủy. Cha mẹ nào mà chẳng thương con, muốn cho con sung sướng, hạnh phúc hơn người, nay, chị Thủy lại muốn từ bỏ con đường thế gian thường tình đó để đi theo con đường đầy khó khăn thử thách của những bậc xuất thế, hỏi sao cha mẹ không lo lắng cho được?…Tâm nghe thầy nhỏ nhe,từ tốn bảo với mẹ chị Thủy :
–Có ý hướng thiện là tốt, tuy nhiên trong trường hợp của cháu Thủy cũng hơi bất ngờ, tôi không dám khuyên bác điều gì cả nhưng xin bác nên thận trọng trong việc nầy, có thể đó là bi nguyện của cháu từ tiền kiếp, có thể đó là lòng thương người của cháu do cháu tiếp xúc với các trẻ em mồ côi khuyết tật ở đây, cũng có thể do cháu có chuyện gì đó không hài lòng với gia đình….dù gì đi nữa thì…đó cũng là một hướng đi tốt, bác đừng vội la rầy cháu mà hãy khuyên cháu nên suy nghĩ cho thật kỹ trước khi quyết định, nếu cần hãy cho cháu vào chùa sống thử một thời gian…
– Bạch thầy, con chỉ sợ cháu không quen…
– Như thế, cháu sẽ có dịp rà soát lại quyết định của mình để xem đó có phải là quyết định quá vội vàng không? với lại ở trong chùa một thời gian cháu Thủy có thể sẽ bỏ ý định xuất gia vì cuộc sống trong chùa rất cực khổ, cần sự nhẫn nại, chịu đựng khá cao của người muốn sống đời giải thoát…Tôi nghĩ, lúc ấy bác không cần khuyên, cháu cũng sẽ trở lại sống với gia đình để làm một nữ cư sỉ tốt mà thôi…
Mẹ chị Thủy đứng lên:
– Con xin nghe lời dạy của Thầy, nhưng thầy ạ, nếu như cháu có đến thăm thầy xin thầy khuyên dùm cháu một lời giúp con để cháu bỏ đi ý nghĩ ấy…
– Được, tôi hứa với bác…
Mẹ chị Thủy yên tâm, đứng lên chào thầy rồi ra về. Tâm nhìn theo bà ấy một cách ngạc nhiên. Tâm không hiểu sao chị Thủy thích làm một việc tốt như vậy mà bà lại không cho, nếu như chị Thủy thích ăn chơi, đua đòi với những bạn bè xấu thì sao? Từ nhỏ, Tâm đã sống và lớn lên ở trong chùa. Tâm yêu cuộc sống đạm bạc đó bỡi vì em không có một mái ấm gia đình riêng của mình như những đứa trẻ khác, cho nên em rất ngạc nhiên khi biết chị Thủy lại thích vào chùa ở trong khi em thì luôn mơ ước ra ngoài đời để có một mái ấm gia đình… có cha, có mẹ để thương yêu…có anh, có chị để tâm sự… có những đứa em nhỏ để ẩm bồng, nâng niu, dỗ dành…để bớt đi cảm giác cô đơn, buồn tủi…của trẻ mồ côi, mặc dầu, ở đây Tâm cũng được sự thương yêu, chở che, đùm bọc của Sư thầy, được các bạn cùng hoàn cảnh thương mến, được các cô chú ở trong chùa thông cảm, yêu thương không khác gì người thân trong gia đình…vậy mà, Tâm vẫn cảm thấy buồn vô cùng cho thân phận mình, mỗi khi ngồi lặng ngắm nhìn giọt sương trên lá . Tâm nhận ra giọt sương ấy đẹp vô cùng và cũng mong manh vô cùng. Nó được tồn tại bao lâu là nhờ nằm im trên lá ,lúc ấy trông nó giống như một viên ngọc hay một viên kim cương mà Tâm nhìn thấy trên tay của các bà, các cô giàu có đến viếng chùa…nhưng nếu như có một cơn gió vô tình hay những tia nắng sáng soi đến, nó sẽ rơi xuống một nơi nào đấy để thấm vào lòng đất nuôi dưỡng cây cỏ nơi ấy, hoặc bốc hơi rồi biến mất vào hư không, chẳng lưu lại một dấu vết nào cả…Tâm nghĩ cuộc đời mình và các bạn ở trong trại trẻ mồ côi này chắc rồi cũng sẽ như vậy mà thôi…
– Này, chú bé, ngồi mơ mộng gì đấy ?
Tâm quay lại không nén được niềm vui òa đến:
– Chị Thủy…chị Thủy…em mừng quá….
– Sao mừng vậy…?
– Em tưởng là sẽ không được gặp chị nữa…
– Tại sao…?
– Chứ không phải chị đi tu rồi sao ? Mẹ chị đã đến đây báo tin cho thầy em nghe rất rõ mà…
– Ừ, như thế thì chị sẽ càng được dịp ở chùa rất nhiều, sẽ được gặp em hoài hoài chứ sao…
Tâm nhìn chị Thủy chăm chú, lạ lùng như mới gặp lần đầu. Chị Thủy tròn mắt, cười rất hóm hỉnh:
– Ngạc nhiên lắm phải không, chú bé? Chắc là tưởng chị chán đời vì một lý do nào đấy chứ gì? không đâu…chị còn yêu đời lắm đấy nhé…
– Thế tại sao chị lại…
–…đi tu chứ gì? Có giải thích em cũng không hiểu được đâu, cho nên chị không cần phải giải thích làm gì, em chỉ cần hiểu đại khái là chị Thủy rất thương các em ở đây. Chị Thủy muốn cống hiến đời mình để bù đắp cho sự thiếu thốn tình thương cha mẹ của các em…
Tâm ái ngại nhìn chị Thủy. Em không muốn bất cứ ai vì cái tập thể nầy mà phải hy sinh hạnh phúc gia đình, điều mà em và các bạn có nằm mơ cũng không bao giờ có được, em bảo với chị Thủy:
– Tại sao chị phải vì người khác nhiều như thế? em và các bạn ở đây cũng sung sướng lắm, có thầy, có bạn, lại có các anh chị hàng tuần đến thăm là đủ lắm rồi, vả lại chúng em cũng càng ngày càng lớn biết tự chăm sóc cho mình rồi mà…
Chị Thủy kéo Tâm ngồi xuống bãi cỏ xanh, bên cạnh khóm nguyệt quế đang trổ bông thơm lừng, chị nhặt một đóa hoa rơi trên cỏ đặt vào lòng bàn tay em:
– Em nhìn xem, đây là một bông hoa nguyệt quế đã rời cành, kiếp sống của hoa thật là ngắn ngủi, đúng không? tuy nhiên nó sống không uổng phí một đời vì nó đã mang lại hương thơm cho mọi người, ngay cả khi hết kiếp, nó vẫn hãy còn thơm như khi còn ở trên cành đấy, em thấy không?…
Tâm lắc đầu buồn bả:
– Em không hiểu chị muốn nói gì nhưng em chẳng thích chị đi tu chút nào…mặc đồ tu hành trông chị xấu lắm…
Chị Thủy chẳng giải thích vì thấy Tâm hãy còn nhỏ quá có nói chắc em cũng không hiểu nổi , chị chỉ cười dịu dàng xoa đầu Tâm rồi ngồi yên lặng, chị nhìn lên bầu trời trong xanh không một gợn mây, đôi mắt chị trong sáng và tự tin vào điều mình đã chọn. Tâm cũng không nói gì bỡi em biết chị Thủy lớn hơn mình, học cao hơn mình, có hoàn cảnh tốt đẹp hơn mình nên những gì chị Thủy nói và làm – đối với em – đều là có ý thức và lý tưởng tốt đẹp hướng dẫn cuộc sống tinh thần đó của chị, Tâm chỉ ngạc nhiên không hiểu tại sao chị lại thích ở chùa trong khi ở ngoài đời chị vẫn có thể thực hiện được những điều chị muốn làm kia mà, đôi khi lại còn làm được nhiều việc hơn là ở chùa nữa đấy bỡi không bị trở ngại về mặt hình thức … Tâm chỉ nghĩ vậy thôi chứ em không dám nói lên điều đó. Chị Thủy dứng lên từ biệt, Tâm nắm tay chị thật chặt lưu luyến như sợ sẽ không còn được gặp lại chị nữa. Mà quả có thế thật, kể từ dạo đó đến nay em chưa gặp lại chị Thủy lần nào cả, gặp bất cứ ai là người quen biết chị dạo đó em đều hỏi thăm nhưng cũng chẳng có thông tin gì về chị. Tâm buồn lắm em vẫn thường lẩm bẩm nói một mình như nói với chị Thủy đang đứng trước mặt em : Chị Thủy ơi ! dù chị ở đâu và làm gì em cũng xin Phật phù hộ độ trì cho chị được như ý nguyện, mọi việc chị làm đều có kết quả tốt đẹp, đẹp như những giọt sương trên lá của chị em mình vậy…
Vân Hà (TTHA)