Lời Phật dạy

"Không làm các việc ác, Siêng làm các điều lành, Giữ tâm ý trong sạch, Đó là lời Phật dạy!" (Kinh Pháp Cú)

Wednesday, February 25, 2015

Khai bút xuân Ất Mùi


Khai bút xuân t Mùi

Tết vvui đoàn t
Xuân sang chúc vn may
Mong m no đầy đủ
Bình an sut năm này

Ngm vic nhà, vic nước
Nhân tình ôi ngán thay
Sao mãi còn xuôi ngược
Dng tâm, phúc tròn đầy

Người đời ưa khách sáo
Đâu biết Tình trng thay
Làm ác thì ác báo
Làm lành t gp may

Xuân sang mong nhân thế
Tu dưỡng tâm hàng ngày
An trú trong chánh tu
Bây gi và đây

Ngm n cười Di Lc
Mai vàng nhè nh bay
Thích Ca ngi trm mc
Chuông chùa ngân đâu đây

Buông b bao lo nghĩ
Lng lòng trong phút giây
Quán xét tâm tht k
Hương trm ngào ngt bay

Mùng 7 Tết Ất Mùi - 2015
PQT






Thursday, January 29, 2015

SỰ TÍCH CÂY NÊU NGÀY TẾT



SỰ TÍCH CÂY NÊU NGÀY TẾT  


(Nguồn: Truyện Cổ tích Việt Nam)


Ngày ấy không biết từ bao giờ và cũng không biết bằng cách gì, Quỷ chiếm đoạt tất cả đất nước. Người chỉ ăn nhờ ở đậu và làm rẽ đất của Quỷ. Quỷ đối với Người ngày càng quá tay. Chúng nó dần dần tăng số phải nộp lên gấp đôi và mỗi năm mỗi nhích lên một ít. Cuối cùng chúng nó bắt Người phải nộp theo một thể lệ đặc biệt do chúng nó nghĩ ra là “Ăn ngọn cho gốc” Người không chịu, chúng nó lấy áp lực, bắt Người phải theo. Vì thế, năm ấy sau vụ gặt, Người chỉ còn trơ ra những rạ là rạ. Cảnh tượng da bọc xương thê thảm diễn ra khắp mọi nơi. Bên cạnh bọn Quỷ reo cười đắc ý. Người cơ hồ muốn chết tuyệt.
Phật từ phương Tây lại, có ý định giúp Người chống lại sự bóc lột tàn nhẫn của Quỷ. Sau mùa đó, Phật bảo Người đừng trồng lúa mà cào đất thành luống trồng khoai lang. Người cứ y lời làm đúng lời Phật dặn. Quỷ không ngờ Người đã bắt đầu có mưu kế mới chống lại mình nên cứ nêu đúng trong thể lệ như trước “Ăn ngọn cho gốc”. Mùa thu hoạch ấy, Quỷ rất hậm hực nhìn thấy gánh khoai núc nỉu chạy về nhà Người đổ thành từng đống lù lù, còn nhà mình chỉ toàn những dây và lá khoai là những thứ không nhai nổi, thể lệ đã qui định, chúng nó đành cứng họng không thể chối cãi vào đâu được.
Sang mùa khác, Quỷ thay thể lệ mới là “Ăn gốc cho ngọn”. Phật bảo Người lại chuyển sang trồng lúa. Kết quả Quỷ lại hỏng ăn. Những hạt lúa vàng theo Người về nhà, còn rạ phó mặc cho bọn Quỷ. Quỷ tức lộn ruột nên mùa sau chúng nó tuyên bố : “Ăn cả gốc lẫn ngọn”. Lần này Quỷ nghĩ : -“Cho chúng mày muốn trồng gì thì trồng, đằng nào cũng không lọt khỏi tay chúng tao”. Nhưng Phật đã bàn với Người thay đổi giống mới, Phật trao cho Người hạt giống cây ngô để gieo khắp nơi mọi chỗ.
Năm ấy lại một lần nữa Người sung sướng trông thấy công lao của mình không uổng. Trong nhà Người thóc ăn chưa hết thì từng gánh ngô đã tiến về chứa từng cót đầy ăm ắp. Về phần Quỷ lại bị một vố cay chua tức uất hàng mấy ngày liền. Cuối cùng Quỷ nhất định bắt Người phải trả lại tất cả ruộng đất không cho làm rẽ nữa. Trong bụng chúng nó nghĩ: -“Thà không được cái gì cả còn hơn là để cho chúng nó ăn một mình”.
Phật bảo Người điều đình với Quỷ cho tậu một miếng đất vừa bằng bóng một chiếc áo cà sa. Nghĩa là Người sẽ trồng một cây tre trên có mắc chiếc áo cà sa, hễ bóng che bao nhiêu diện tích ở mặt đất là đất sở hữu của Người ở đó. Ban đầu Quỷ không thuận, nhưng sau chúng nó suy tính thấy đất tậu thì ít mà giá rất hời bèn nhận lời: “Ồ! Bằng một chiếc áo cà sa có là bao nhiêu”. Chúng nó nghĩ thế, hai bên làm tờ giao ước: ngoài bóng che đất là của Quỷ, trong bóng che là của Người.
Khi Người trồng xong cây tre, Phật đứng trên ngọn tung áo cà sa bay tỏa ra thành một miếng vải tròn. Rồi Phật hóa phép làm cho cây tre cao vút mãi lên, đến tận trời. Tự nhiên trời đất trở nên âm u: bóng của áo cà sa dần dần che kín khắp cả mặt đất. Bọn Quỷ không ngờ có sự phi thường như thế, mỗi lần bóng áo lấn dần vào đất chúng, chúng phải dắt nhau lùi mãi. Cuối cùng Quỷ không có đất ở nữa phải chạy ra biển Đông. Vì thế người ta mới gọi là Quỷ Đông.
Tiếc vì đất đai hoa màu đều thuộc về tay Người, Quỷ rất hậm hực, cố chiêu tập binh mã vào cướp lại. Lần này Người phải chiến đấu với Quỷ rất gay go vì quân đội của Quỷ có đủ một bầy ác thú như voi, ngựa, chó, ngao, bạch xà, hắc hổ v.v... rất hung dữ. Phật cầm gậy tầm xích đánh giúp Người làm cho quân của Quỷ không tiến lên được.
Sau mấy trận bất lợi, Quỷ bèn cho quân đi dò xem Phật sợ gì, Phật cho chúng biết là sợ hoa quả, oản chuối và cơm nắm, trứng luộc. Đối với Phật cũng dò hỏi và biết quân của Quỷ chỉ sợ độc có mấy thứ : máu chó, lá dứa, tỏi và vôi bột.
Lần giáp chiến sau đó, quân của Quỷ đem không biết cơ man nào là hoa quả đến ném Phật, Phật bảo Người nhặt làm lương ăn rồi đem máu chó vấy khắp mọi nơi. Quân của Quỷ thấy máu chó sợ hoảng hồn bỏ chạy.
Lần thứ hai, quân của Quỷ lại đem oản chuối vào ném quân Phật. Phật bảo Người nhặt làm lương ăn giã tỏi phun vào quân địch. Quân của Quỷ không chịu được mùi tỏi nên cũng cắm đầu chạy biệt tích.
Lần thứ ba, quân của Quỷ lại đem cơm nắm, trứng luộc vào ném quân Phật. Người tha hồ ăn và theo lời Phật dùng vôi bột vung vào Quỷ. Người lại lấy lá dứa quất vào chúng. Quỷ chạy không kịp, lại bị Phật bắt đầy ra biển Đông. Ngày Quỷ già, Quỷ trẻ, Quỷ đực, Quỷ cái cuốn gói ra đi, bộ dạng của chúng vô cùng thiểu não. Chúng rập đầu xuống đất cố xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền thăm phần mộ của tổ tiên cha ông ngày trước, Phật thấy chúng khóc vang cả lên mới thương hại, hứa cho.
Vì thế, hàng năm cứ đến ngày Tết nguyên đán là ngày Quỷ vào thăm đất liền, thì người ta theo tục cũ, trồng nêu để cho Quỷ không dám bén mảng vào chỗ người đang ở.
Bài học: Cần hiểu được tục treo cây nêu ngày tết của người Việt, đó là đánh dấu đất của Phật, để ngăn quỷ hay các điều xấu ác vào nhà trong những ngày đầu năm. Ý nghĩa sâu xa hơn, đó là cần nêu cao chánh Pháp của đức Phật trong cuộc sống, thì sẽ luôn an lành và không gặp những điều xấu, ác.

Saturday, December 20, 2014

Chuyện cổ Phật giáo

Gần đây đang thực hiện 1 dự án nhỏ là sưu tầm các mẫu chuyện Phật giáo cho thiếu nhi. Chủ yếu để đọc cho con nghe, nhưng thấy nhiều câu chuyện cũng ý nghĩa đối với người lớn. Nhân tiện, Post lại đây 1 câu chuyện để thư giãn cuối tuần. Chúc mọi người cuối tuần nhiều niềm vui!

------


CHIM GÕ KIẾN TỐT BỤNG

Trong khu rừng nọ, có một con chim gõ kiến thực hành tâm từ bi và đạo Bồ Tát.

Con chim gõ kiến này khác với những con chim khác, bẩm sinh đã thông minh sáng láng, lại có lông cánh tuyệt đẹp. Khi nó bay, trông nó uy nghi trang trọng, thật là vua của loài chim rừng!

Trong rừng có những thân cây bị mọt ăn thủng lỗ, thì loài chim gõ kiến hay đi tìm bắt sâu mọt trong những lỗ thủng ấy ăn để sống. Nhưng con chim gõ kiến này nhân từ quá nên chỉ ăn các mầm chồi non mềm hay uống nước các thứ trái cây, chứ không nỡ mổ những con mọt nhỏ bé kia để nuôi thân. Đồng thời, nó cũng mà một vị y sĩ rất thông minh, có thể trị bệnh cho loài chim và cho cả loài thú đi trên mặt đất nữa.

Có một lần, chim gõ kiến bay qua cánh rừng, gặp một con sử tử nằm dài bên vệ đường, lớn tiếng kêu rống, rên rỉ đau đớn. Chim gõ kiến ngừng xuống hỏi:

– Hỡi vua của loài thú! Ai làm cho bạn đau đớn như thế? Có phải là bị tên của thợ săn bắn trúng? Hay mắc phải một chứng bệnh nguy ngập? Hay là mới gây hấn với loài voi? Hay tại đói quá nên đau đớn? Xin bạn hãy nói cho tôi biết, không chừng tôi có thể giúp bạn được!

– Hỡi vua của loài chim! Tôi không phải bệnh, cũng không phải gây hấn với voi, mà chỉ tại tôi mắc xương ngang cổ họng. Cái đau đớn cùng cực này, so với cái đau bị trúng tên cũng không thấm gì. Nó làm cho tôi không nuốt vào được, nhổ ra cũng không được, nếu bạn có thể giúp tôi thì xin bạn hãy ra tay làm phúc!

– Tôi có thể giúp bạn, miễn là bạn nghe lời tôi dặn bảo.

Sư tử gật đầu ưng thuận, chim gõ kiến bèn đi tìm một cành cây thật chắc chắn, bảo sử tử há miệng thật to, to đến mức không há nổi nữa mới thôi, rồi mới kê nhánh cây vào miệng sử tử. Xong đâu đó, chim mới bay vào miệng sư tử, khôn khéo làm cho hai đầu miếng xương nông ra một chút, rồi dùng hết sức lực ngậm xương trong mỏ kéo ra. Sau đó, nó từ từ xê dịch khúc cây ra khỏi miệng sư tử. Con chim gõ kiến hoàn thành sứ mạng trong lòng rất khoan khoái, lúc ấy mới cáo biệt sư tử mà bay đi.

Sư tử không còn đau đớn nữa, trong lòng cũng rất cảm khái, tạ ơn chim gõ kiến rồi cũng từ biệt mà quay về.

Một thời gian sau, chim gõ kiến kiếm không được thức ăn nữa vì mấy ngày trước đó trời khô hạn, không có lấy một giọt mưa, chồi cây và hoa quả cháy sém khô cằn... Chim gõ kiến đói quá, ngày một gầy mòn, nếu cứ thế này mãi thì chỉ mấy ngày nữa chắc là chết đói mất!

Toàn thân rã rời, nó mệt mỏi tìm kiếm cái gì ăn thì đột nhiên thấy dưới một gốc cây to, con sư tử mới được cứu hôm nọ đang mải miết ăn một con cừu béo mập săn được. Nó ngấu nghiến nhai nhai nuốt nuốt, không màng tới bất cứ chuyện gì khác.

Con chim gõ kiến bay xuống, khép nép đứng bên cạnh sư tử, nhìn nó bằng cặp mắt cầu khẩn như xin ăn mà không mở miệng nói một lời nào. Nhưng con sư tử vô tình vẫn nhồm nhoàm nhai nuốt miếng thịt cừu của mình, không thèm ngó ngàng gì tới con chim gõ kiến, giả vờ như không thấy.

– Chắc anh chàng này không nhận ra mình.

Chim gõ kiến nghĩ như thế, bèn tiến tới gần con sử tử, cầu cứu một cách khiêm tốn:

– Hôm nay tôi đến gặp bạn như một kẻ ăn mày, xin bạn cho tôi một chút gì ăn, tôi đói quá rồi bạn ạ. Nếu bạn thuận lòng thí xả một chút thức ăn cho kẻ sắp chết đói, thì công đức của bạn rất lớn!

Con sư tử hung dữ gầm lên:

– Mi to gan thật, trong lúc ta đang dùng bữa thì mi táo bạo dám đến gần, ý mi muốn hiến thân làm thức ăn cho ta phải không? Cái lúc mi bay vào miệng ta lấy miếng xương ra khỏi họng, là vì ta cho phép mi làm, chẳng có gì đáng kể công hết! Ta không có lòng nhân từ, mi có cút đi không!

Con chim gõ kiến không nói không rằng, lặng lẽ ôm nỗi thất vọng trong lòng, sửa soạn bay đi.

Thần cây thấy con sư tử vong ân bội nghĩa như thế, trong lòng hết sức bất bình, bèn hỏi chim gõ kiến:

– Tại sao bạn không mắng vào mặt cái phường vong ân ấy? Không lẽ bạn không đủ sức đối phó với hắn hay sao? Bạn là ân nhân của hắn mà hắn lại đối xử vói bạn một cách hung dữ như thế, tại sao bạn không mổ vào hai con mắt của hắn, mà lại chấp nhận cho hắn tàn nhẫn ngược đãi bạn?

– Đừng nhắc tới hắn nữa. Xử phạt con sử tử vong ân bội nghĩa ấy không phải là việc của tôi. Trong tương lai, hắn sẽ tự nhiên lãnh lấy hậu quả của sự vong ân bội nghĩa ấy. Nếu có một ngày nào đó hắn gặp nạn, sẽ không ai đến cứu hắn nữa. Nhưng tôi không bao giờ ân hận vì đã thi ân cho hắn. Nếu như tôi nghĩ đến sự báo đáp rồi mới thi ân, thì đó là một việc mua bán vay trả, chứ không phải là một hành động đạo đức cao cả.

Nghe chim gõ kiến nói như thế, thần cây cảm động mà khen ngợi rằng:

– Bạn thật là một người nhân từ, đạo đức cao thượng. Bạn không giống như một con chim, mà giống một con người khoác lên một bộ lông cánh tuyệt đẹp. Trí huệ phúc đức của bạn sẽ vĩnh viễn không bao giờ thiếu sót!

Tán thán xong, thần cây cáo biệt mà đi. Con chim gõ kiến cũng rời bỏ con sử tử vong ân bội nghĩa.

Vài ngày sau, con sư tử bị thợ săn bắn chết.

Không bao lâu, trời rưới xuống một trận mưa cam lồ, làm cho khắp mặt trái đất được tưới nhuần tươi tốt, hoa nở, lá non, và con chim gõ kiến nhân từ kia được cả trái đất ca tụng, khen ngợi.

Sunday, November 16, 2014

Đạo làm thầy


Đạo làm Thầy

(Phạm Trường Linh)

Mười mấy năm trời trên bục giảng,
Lòng của ta thanh thản nhẹ nhàng,
Những giờ dạy như chẳng bao giờ hết,
Lời thơ tràn, trôi chảy nhẹ thênh thang.

Mười mấy năm trời trên bục giảng,
Suối yêu thương lai láng tuôn tràn
Ta hiểu trò, trò cũng hiểu ta hơn
Mạch nước ngầm có biết bao giờ cạn.

Mà hôm nay giữa cuộc đời khổ nạn,
Ta chợt đau như vết đạn trong tim,
Khi bóng đen che phủ xuống màn đêm,
Không thể nói những điều chua xót,

Ôi tiếng chim bây giờ không thể hót,
Trời mênh mông, khép lại tầm nhìn,
Khi con người đã mất cả niềm tin,
Khi trái tim khô dần vết máu.

Tìm đâu thấy một khoảng trời nương náu,
Đât bình yên che chở con người,
Đạo làm thầy đâu thể lấy làm vui,
Trước thế sự, luân thường đảo ngược.

Đời hỗn loạn, lấy gì cho mực thước,
Ta vẫn cố công lội nước ngược dòng,
Cố giữ trong tim một đốm lửa hồng,
Dù ánh sáng chỉ còn leo lét.

Đời dối trá sinh những loài quỷ quyệt,
Lũ gian tà còn cậy thế, cậy quyền,
Dơ dáng thay, nhơ nhuốc vị đồng tiền
Tủi nhục thay, hồn cha ông lẫm liệt.

Đọc gương xưa những ánh trăng hào kiệt,
Vẫn muôn đời tỏa sáng đường đi,
Là cố hương con cháu sẽ quay về
Là cõi trú cho những hồn tinh vệ...

Monday, October 20, 2014

Nhất thiết duy tâm tạo

Nhiều người thân, bạn bè hay thắc mắc, vì sao đặt tên con gái là "Nhất Tâm". Có lẽ câu trả lời là do nhiều nhân duyên. 
Trước hết, là do quan niệm sống của mình ảnh hưởng từ triết lý của nhà Phật. Ở đó, nhấn mạnh 2 điều căn bản nhất trong cuộc sống là Tâm và Trí. Cốt lõi của đời người là mở mang Trí tuệ để thấu suốt thế giới vạn hữu, và mở rộng Tâm để có thể yêu thương vạn loài chúng sanh. Vì vậy, đặt con trai là Trí rồi, bây giờ đặt con gái là Tâm cũng là điều hợp lẽ. Một nguyên nhân nữa, đó là khi chọn tên con gái, vợ chồng mình có đọc 1 bài viết trên Văn hóa Phật giáo bàn về chứ Nhất Tâm và tự nhiên có cảm hứng từ 1 câu rất nổi tiếng trong kinh Phật, đó là "Nhất thiết duy tâm tạo". Câu nói trên là chỉ cho đầu mối hạnh phúc, khổ đau ở cuộc đời là do tâm con người ta, vì vậy, căn bản của việc tu học là làm chủ được tâm của mình. Dĩ nhiên, còn 1 vài yếu tố nhỏ khác nữa góp phần hình thành nên cái tên Nhất Tâm cũng ngồ ngộ, và gây thắc mắc cho nhiều người. 
Hy vọng, mỗi lần gọi tên các con, bố mẹ sẽ luôn nhắc nhở mình về những điều căn bản mà Phật đã dạy để áp dụng trong cuộc sống. Và đó cũng là tâm nguyện của bố mẹ, mong các con luôn có Trí sáng và Tâm trong để có thể vững bước và hạnh phúc trong cuộc sống.
Nhân tiện, post lại đây 1 bài bàn về chữ Tâm để nhớ và hiểu hơn về ý nghĩa sâu xa của nó.

======

Tâm tạo ra tất cả

     Kinh điển Phật giáo thường đề cập rất nhiều đến sự hiện hữu của tâm và lực tác động của tâm đến đời sống con người. Có thể nói, ngoài hệ tâm học, còn có hệ Duy Thức học. Duy Thức học cũng phân tích, chia chẻ rất chi tiết cái tâm của con người, giải thích vai trò của tâm tồn tại, ảnh hưởng thế nào trong sinh hoạt hàng ngày của con người trong hiện đời cũng như trong đời sống kế tiếp. Việc phân tích tỉ mỉ như vậy để điều chỉnh tâm trên bước đường tu còn có muôn ngàn sai khác nữa.
    Có thể khẳng định rằng tâm học trong Phật giáo được quan sát, ghi nhận quá sâu rộng. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến một trong những khía cạnh chính yếu của tâm theo tinh thần Phật giáo Đại thừa. Trong rất nhiều bài pháp của Đức Phật, Ngài luôn giảng dạy về tâm; vì theo trí giác của Phật, tâm là người chủ sanh ra vạn vật. Vì thế, trong hầu hết kinh điển Đại thừa đều đưa ra những phân tích, lý giải về tâm một cách sâu sắc, nhằm giúp cho hàng đệ tử Phật thấy biết đúng đắn vai trò chủ yếu của tâm đã hoạt động như thế nào để tạo thành đời sống của con người thăng hoa tốt lành, thánh thiện, hay xấu ác, sa đọa và nó không những ảnh hưởng trong một đời hiện tại, mà cả một chuỗi dài đời sống trong dòng sinh mạng tương tục của kiếp trầm luân.
    Trong các kinh điển Đại thừa, nhắc đến bộ kinh Hoa Nghiêm là chúng ta nhớ ngay đến lời dạy nổi bật của Đức Phật "Nhất thiết duy tâm tạo”. Nghĩa là muôn sự, muôn vật, muôn loài đều do tâm mà hình thành, hiện hữu. Từ căn bản của tâm chủ động ấy, người tu theo Hoa Nghiêm nỗ lực vận dụng pháp tu để điều chỉnh tâm, chuyển đổi tâm sinh hoạt theo hướng tốt lành của Phật pháp.
Trên bước đường tu, hành giả Hoa Nghiêm làm công việc điều chỉnh tâm cho tốt đẹp đối trước phản ứng của người, hay hoàn cảnh thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày. Thật vậy, thực tế cuộc sống cho thấy rõ nếu không để cho vật hay người tác động, thì tâm không sanh ra. Ý thức sâu sắc điều cốt lõi này, chúng ta thấy không khởi thì mọi hiện tượng không có đối với người tu. Vì thế, người tu Thiền thường nhiếp tâm lại, đóng kín sáu giác quan. Nhờ vậy, con người và sự vật không có đối với họ, nên tâm hồn họ hoàn toàn phẳng lặng, yên ổn. Trạng thái tu chứng này của Thiền sư, đạo Phật gọi là Niết bàn, thể hiện sự an lành nhất. Đó là lý tưởng trong đạo Phật về sự tu chứng của tâm.
    Tâm không sanh thì pháp diệt, nhưng tâm con người lại luôn sanh khởi. Nếu tâm không sanh, mà lại rơi vào tình trạng vô giác, vô tri, thì ngồi yên suốt một kiếp cũng không được gì; vì đã biến đổi con người có tri giác của mình trở thành vô giác vô tri. Người tu phạm sai lầm này trong nhà Thiền gọi là than nguội, củi mục, không lợi ích gì cho cuộc đời.
     Tiếp xúc thì tâm sanh khởi. Không tiếp xúc thì thành vô giác vô tri. Hai thái cực sống này đều không đúng. Vì cuộc đời tu hành của Đức Phật đã cho chúng ta nhận thấy rõ rằng Ngài không ngồi dưới cây Bồ đề để thành vô giác vô tri và trên bước đường giáo hóa độ sanh, Đức Phật cũng không lăn xả vào đời để bị phiền muộn, khổ đau.
     Có thể thấy pháp tu mà kinh Hoa Nghiêm đưa ra nêu rõ vấn đề trí tuệ là chính yếu. Phật là hiện thân của trí tuệ. Từ nền tảng trí tuệ, trong kinh Hoa Nghiêm, Phật dạy chúng ta nâng cao Trí thân của chính mình; nghĩa là phát huy trí tuệ sáng thì sử dụng trí tuệ này chiếu vào muôn vật, chuyển đổi vật thành sở hữu của trí tuệ mình. Trong khi người không trí tuệ làm nô lệ cho mọi việc, mọi người, mọi hoàn cảnh trong cuộc sống.
     Đức Phật khẳng định rằng mọi vật, mọi người, nói chung là thiên nhiên và xã hội không đáng sợ, không đáng ghét như chúng ta nghĩ tưởng. Từ bỏ thiên nhiên và xã hội là thái độ sai lầm lớn nhất. Chúng ta nhận thấy trong nhiều bài thơ ngộ đạo của các Thiền sư phần nhiều diễn tả cái đẹp, sự tinh khiết của thiên nhiên và con người.
     Tâm trong sáng, tốt đẹp được kinh Hoa Nghiêm thể hiện rõ nét qua hình ảnh Thiện Tài đồng tử bước chân vào đời, nhận thấy tất cả mọi người, ai cũng tốt đẹp. Nói cách khác, nếu biết vận dụng pháp, hay xử sự tốt đẹp thì mọi việc đều tốt đẹp; không xử sự tốt, chắc chắn phải lãnh hậu quả xấu. Phật dạy do tâm tạo, do mình nghĩ, mình xử sự mà việc tốt hay xấu là vậy.
     Để ngọn đèn chánh pháp của Phật soi sáng mãi cho nhân loại, tinh thần Phật giáo Đại thừa quan niệm giáp mặt với cuộc đời, hòa mình vào cuộc sống của thế nhân, sống sao cho tốt đẹp, có lợi ích cho muôn người; như mẫu người lý tưởng là Thiện Tài vào đời hành đạo một cách tự tại, vô ngã, vị tha, không phân biệt giai cấp, tuổi tác, giới tính. Đối với Đức Phật, với Thiện Tài, hay với hành giả ngộ đạo, không có gì là không đẹp trên thế gian diễn tiến không ngừng này, không có gì không phải là Phật. Lời dạy chuyên chở giá trị vĩnh hằng này của kinh Hoa Nghiêm là hành trang vô cùng quý báu đối với tất cả hàng đệ tử Phật "Mỗi bước chân đi, hoa sen nở”.


(Nguồn: sưu tầm từ ChuaHueNghiem.net)

Wednesday, September 10, 2014

Lời Phật dạy - Kinh Pháp Cú


Thỉnh thoảng nên đọc lại lời Phật dạy, sẽ thấy lòng nhẹ nhàng, biết yêu thương con người và trân trọng cuộc sống hơn.
Chúc mọi người thân tâm thường an lạc!

Sunday, August 3, 2014

Đạo Hiếu


Đạo Hiếu

Ai ơ
i, nghĩa mẹ công cha
Làm người nên nhớ mới là hiếu nhân
Mẹ cha - công khó muôn phần
Cho con có mặt - tấm thân trên đời,

Bao nhiêu nước mắt mồ hôi
Gian lao vất vả một đời nuôi con
Tình thương như núi như non
Hy sinh tất cả - cho con nên người

Bao năm con lớn, nên người
Bấy năm lao khổ, mấy mươ
i nhọc nhằn
Lo từng tấm áo, miếng ăn
Ốm đau chăm sóc, khó khăn chẳng màng

Ân cần, khuyên nhủ bảo ban
Dõi theo con trẻ bước đàng công danh
Tuổi đời thấm thoắt trôi nhanh
Vì con bạc mái tóc xanh - một đời

Công cha, nghĩa mẹ, ai ơ
i
Làm sao báo đáp một trời yêu thươ
ng
Cúi xin lạy Phật mười phươ
ng
Mong cho cha mẹ luôn thường an vui

Mùa Vu Lan sắp đến rồi
Tròn câu hiếu đạo ai ơ
i ghi lòng...

PQT

Thursday, July 10, 2014

Nam bộ có phải của người Khmer hay không ?


Nam bộ có phải của người Khmer hay không ?


PHẠM VĂN CẢNH, Thạc sĩ.Hội Khoa Học Lịch Sử TP.HCM
Học sử phải hiểu biết sử và sống có hồn sử mới thấy máu cha ông ngàn năm vẫn chảy trong huyết quản chúng ta; mới cảm thấy sợi dây vô hình nối kết đời đời chưa bao giờ làm đứt mạng sống của sử. Trước đây, khi bàn về mảnh đất Nam bộ hay nền văn minh Nam bộ, các sinh hoạt văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo… mọi thứ có vật thể và phi vật thể … chúng ta đều có thể qua sách vở thư tịch, sử liệu … mà có thể tìm hiểu được , khái quát được tính cách đặc thù sáng tạo của văn minh Nam bộ nói chung, say sưa với nền văn minh trà đá, hoá giải mọi tị hiềm bằng tình anh em tứ hải giai huynh đệ. Nhưng trong tâm thức không ít đồng bào miền Nam nói chung hay chúng ta nói riêng, những người trẻ đang làm công tác học tập, nghiên cứu khoa học lịch sử .. thì vẫn dấy lên chút mặc cảm về nguồn gốc mảnh đất Nam bộ trước những kiểu lập luận không cần chứng minh rằng “chủ nhân nền văn hoá Ốc Eo, chủ nhân mảnh đất thiêng liêng mầu nhiệm này là tổ tiên của người Khmer”. Ông cha chúng ta đã chiếm đoạt mảnh đất này của người Khmer ! Nếu quả thật như thế, thì thực là một chiến thắng đầy hối hận!
Nhưng dưới ánh sáng của những nghiên cứu mới, những chứng cớ mới, những lập luận khoa học … thì vấn đề không phải như vậy. Trước hết, chúng ta chưa bao giờ đặt câu hỏi những điều ta biết có đúng là sự thực lịch sử không ?
Thực vậy, khi nghiên cứu sử, cần chú trọng vào sử liệu, tìm hiểu cả độ xác thực của nó, đối chiếu với tài liệu sử nước ngoài, xem xét lập luận có khoa học và logic không, trước khi kết luận ? Đó là bài học đầu tiên ta phải biết.
Cho nên, Sau giai đoạn học tập, nghiên cứu về vùng đất Nam bộ, điều tâm đắc nhất của tôi là tôi hiểu nhiều hơn về mảnh đất này, tôi và đồng bào tôi xứng đáng đứng trên mảnh đất này, xứng đáng kế thừa công sức của cha ông, vì ông cha chúng ta đã đổ bao mồ hôi công sức, xương máu và tâm huyết, ngoại giao và hoà bình… để được lịch sử, công luận, quốc tế công nhận là chủ nhân mảnh đất Nam bộ chứ không phải bằng sức mạnh của bạo lực, của chiến tranh để cướp đoạt của kẻ cướp đoạt.

Thực vậy, qua các tài liệu khoa học, với những cơ sở trình bày có hệ thống các diễn biến lịch sử, phân tích mọi yếu tố liên hệ đã khẳng định tính chất chính đáng, chính danh… phù hợp với thông lệ quốc tế về quá trình thụ đắc lãnh thổ phía Nam của dân tộc ta, các lập luận khoa học và nghiên cứu gần đây càng góp phần làm sáng tỏ và nâng cao hiểu biết cho công luận về chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam bộ.
Sở dĩ có ngộ nhận cho rằng vùng đất Nam bộ từ xưa vốn là lãnh thổ của Campuchia, như đã trình bày như trên là vì người ta đã đã xếp chung hai sự kiện nước Phù Nam ở phía hạ lưu sông Mê Kông với nhà nước đầu tiên của người Khmer. Ngay trong một cuộc hội thảo khoa học ở nước ngoài khi bàn về bảo tồn di sản văn hoá , như ở Nara (Nhật) năm 1993, một quan chức Campuchia cũng xếp văn minh Phù Nam vào cái gọi là “dạng thức đặc biệt của nhóm Khmer”.Thực là một cách nói khó thuyết phục.
Theo thư tịch cổ Trung quốc (Lịch Đạo Nguyên- Thuỷ Kinh Chú) thì Phù Nam nằm ơ phía nam Lâm Ấp (Champa), các nhà khoa học cũng nhận định rằng nước Phù Nam xuất hiện vào khoảng đầu công nguyên và biến mất vào khoảng thế kỷ thứ VII .
Gần đây, cuộc khai quật năm 1944 của nhà khảo cổ học Pháp tại vùng núi Ba Thê (huyện Thoại Sơn,Tỉnh An Giang) đã phát hiện các đồ vật của một thời đại được gọi là nền văn minh Ốc Eo. Các nhà khoa học cũng kết luận di vật thuộc văn hoáỐc Eo là di tích văn hoá vật thể của nước Phù Nam. Ốc Eo là một nền văn hoá có nguồn gốc bản địa, ít ra là từ thời đại kim khí. Thời cường thịnh nhất, Phù Nam đã từng phát triển thành một đế chế rộng lớn bao gồm toàn phía nam bán đảo Đông Dương (Nam bộ ngày nay, nước Campuchia và một phần Nam Lào), một phần Thái Lan và bán đảo Malaca, nhưng trung tâm văn hoá vẫn là vùng đất Nam bộ.
Chủ nhân của nền Văn hoá Ốc Eo không phải là tổ tiên người Khmer, vì dưới ánh sáng của những nghiên cứu mới : di tích văn hoá Ốc Eo khác hẳn với văn hoá Khmer. Các chuyên gia An Độ như Ramesh, Raman và của N. Karashima (Nhật Bản) cho rằng những dấu vết của Chân Lạp (Campuchia) trên đất Nam bộ không thể hiện sự phát triển liên tục của văn hoá Phù Nam. Về phong tục, tang lễ và hôn nhân của Phù Nam gần giống Lâm Ap (Champa); Sử ký nhà Tuỳ (thư tịch cổ Trung quốc) chép rằng nước Chân Lạp ở phía tây nam Lâm Ap, nguyên là một chư hầu của Phù Nam. Đầu thế kỷ thứ VII, nhân lúc Phù Nam suy yếu , Chân Lạp đã tấn công và chiếm lấy. Lãnh thổ Phù Nam về tay Chân Lạp do kết quả của những cuộc chiến tranh.
Nhưng việc khai khẩn và cai quản vùng lãnh thổ mới vô cùng khó khăn vì đó là vùng sình lầy, ngập nước, người Khmer thì dân số ít oi chưa thể tổ chức khai thác trên qui mô lớn. Do đó Thuỷ Chân Lạp (Vùng Nam bộ) đã bị quân Srivijaya của người Java chiếm. Cả vương quôc Chân Lạp gần như bị lệ thuộc vào Srivijaya đến năm 802 mới kết thúc.
Thời gian từ thế kỷ IX đến cuối thế kỷ XI , Chân Lạp trở thành một quốc gia cường thịnh, tạo nên nền văn minh Angkor rực rỡ, mở rộng lãnh thổ lên cả Nam Lào và trùm lên khu vực sông Chao Phaya. Trong khi những di tích khảo cổ , thì dấu tích của văn hoá Khmer và văn minh Angkor ở vùng Đồng Nai-Gia Định là hết sức mờ nhạt. Theo Chu Đạt Quan trong Chân Lạp phong thổ ký (bản chữ Hán- mục Sơn xuyên) thì cho đến thế kỷ XIII vùng Nam bộ vẫn còn là một vùng đất hoang vu với … “những cánh đồng bị bỏ hoang phế…cỏ kê đầy rẫy, hàng trăm, hàng ngàn con trâu rừng tụ họp thành từng bầy, tiếp đó là nhiều con đường dốc đầy tre chạy dài hàng trăm dặm…”
Từ thế kỷ XVI triều đình Chân Lạp bị sâu xé do sự can thiệp của Xiêm, và bắt đầu bước vào thời kỳ suy vong, hầu như không có điều kiện để quan tâm đến mảnh đất còn ngập nước phía Đông, trên thực tế họ không đủ sức quản lý vùng này. Trong bối cảnh đó, nhiều cư dân Việt từ Thuận Quảng đã vào vùng Mõ Xoài, Đồng Nai (miền Đông Nam bộ) chịu khai khẩn đất hoang lập làng sinh sống.
Vụ hôn nhân năm 1620 giữa vua Chân Lạp và con gái chúa Nguyễn Phúc Nguyên , đã tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt vốn đã có mặt từ trước, được tự do khai khẩn đất hoang và mở rộng suốt miền Đông Nam bộ. Trong vòng gần 20 năm, vùng đất từ Bà Rịa đến sông Tiền, vốn đã được cư dân Việt đến lập nghiệp từ trước nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế quan trọng, với phố phường sầm uất, hải cảng nhộn nhịp có thuyền buôn các nước Trung quốc, Nhật Bản, Tây Dương, Bồ Bà (Java) tới buôn bán.
Với quá trình lịch sử trên, không thể quan niệm giản đơn là chủ quyền của người Việt trên đất Nam bộ là do chiếm của người Chân Lạp.
Chứng cứ lịch sử, cũng như các sử liệu nước ngoài đã cho ta biết rằng quốc gia đầu tiên trên mảnh đất này là Phù Nam, đến thế kỷ thứ VII mới bị Chân Lạp tấn công tiêu diệt. Tuy nhiên Chân Lạp không có đủ điều kiện để quản lý và khai thác vùng này, kéo dài hàng nhiều thế kỷ.
Sự sầm uất trù phú của Nam bộ là do công lao khai phá của những cư dân người Việt từ thế kỷ XVII. Người Việt đã sớm hoà đồng với các cộng đồng cư dân tại chỗ và các cư dân mới cùng nhau mở mang, phát triển Nam bộ thành một vùng đất trù phú.
Quá trình thụ đắc vùng đất Nam bộ của chúa Nguyễn thông qua việc khai phá mở mang trong lao động hoà bình, kết hợp vối đàm phán ngoại giao để khẳng định chủ quyền. Đó là phương thức được thừa nhận phù hợp với thông lệ lịch sử và các văn bản quốc tế đang lưu hành. Từ đó đến nay, chủ quyền lãnh thổ đã được khẳng định không những bằng thực tế lịch sử mà còn trên các văn bản có giá trị pháp lý được quốc tế công nhận.
Trong hơn ba thế kỷ với mọi thăng trầm, nhiều thế hệ người Việt đã đổ bao công sức để khai phá và xây dựng, đã nằm xuống bảo vệ mảnh đất này. Mỗi luống cỏ ngọn rau đều có mồ hôi nước mắt và cả máu của người dân Việt. Chúng ta ngày nay được hưởng bao thành quả lao động của ông cha, đừng bao giờ quên điều đó :
“…Cày đồng đang buổi ban trưa, Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày,
Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Mảnh đất Nam bộ, đã trở thành mảnh đất thiêng liêng và mầu nhiệm đối với mỗi người Việt Nam chúng ta.

Friday, June 27, 2014

Tưởng người xưa khóc

Tưởng người xưa khóc

(Phạm Trường Linh)

Xưa người viết Đoạn Trường Tân Thanh khóc
Một Kiều nhi lăn lóc giữa đời
Cánh hoa tươi trong gió dập sóng vùi
Để nước mắt người đời sau thổn thức

Nay gẩy khúc đoạn trường thi ngày trước
Sóng muôn trùng giữa thời đại siêu thanh
Nỗi bất công, oan khuất thấu trời xanh
Để nước mắt người đời sau vẫn khóc

Đời chỉ đẹp khi thầy trò trên lớp
Giảng Kiều xưa, tưởng khúc đàn trăng
Có ngờ đâu, đời quá đỗi nhố nhăng
Rặt một lũ Sở khanh, Bạc hạnh

Đời vô đạo, sinh những loài gian ác
Đất vô tình, nuôi dưỡng bọn hôi tanh
Trời vô tâm, chậm chuyển hoá cao xanh !
Nỗi đau thảm trùm kiếp người oan khuất!

Tiếng thơ xưa từ những hồn oan ức
Xuôi về đâu đêm thế kỷ mịt mờ
Chảy thành giòng sông lớn hoá thành thơ
Là tiếng khóc đoạn trường siêu thanh đó

Monday, June 16, 2014

Bút nở hoa đàm



Trước đây, chỉ biết đến thi sĩ Vũ Hoàng Chương qua bài thơ Lửa từ bi, mô tả một cách bi tráng về hành động tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức 1963. Hôm nay, vô tình đọc được thêm 1 bài thơ Bút nở hoa đàm, mới thấy thi sĩ quả là 1 tài năng, và có sự thâm nhập về Đạo pháp rất sâu, mới viết được những vần thơ truyền cảm như vậy. Thật bái phục! Chép lại đây để làm tư liệu về sau.



Bút nở hoa đàm

 Vũ Hoàng Chương
 
Ai sẽ là Ngươi trong tương lai
Một sớm một chiều
Vươn tay hái cành hoa Thương Yêu
Làm bút viết
Nối vào trang sử loài người
Vẫn chép
Từ lâu
Bằng gươm, bằng súng đạn
Của Mông cổ Thành-cát-tư Đại-Hãn
Của Nã-phá-luân Hoàng đế Âu châu?

Bút sa nở trắng bồ câu
Xé đường bay, vỏ đêm sầu rách bung.

Dư ảnh chiến thuyền chưa nhạt
Hồi âm ngựa trận còn rung
Từng đã lên màu sát phạt
Hồn Chữ linh lung,
Từng đã say men gió cát
Hơi văn chập chùng
Muôn nét chữ, một nghe triều nhựa mát
Thấm quanh mình, cất cánh sẽ bay tung.

Ôi, mùa đăng trình
Có hoa làm bút
Nhựa tuôn giòng mực trắng tinh và trang giấy mang mang nằm đợi phút
Quay về bản thể nguyên trinh!
Đâu đó Trường sa Quảng đảo
Vật vờ tro bụi chúng sinh
Ngang dọc xương phơi chừ...
Nam Việt Bắc Bình!
Cao thấp máu trôi kìa...
Đông Tây Bá-Linh!
Ác mộng ấy phải không còn dấu vết!

Ai sẽ là ngươi, cánh tay hào kiệt,
Trong tương lai, một sớm một chiều
Đủ sức hái cành hoa làm bút viết
Những vần Thương Yêu?