A virtual world for sharing my knowledge, feeling and other meaningful things in my life.
Lời Phật dạy
"Không làm các việc ác, Siêng làm các điều lành, Giữ tâm ý trong sạch, Đó là lời Phật dạy!" (Kinh Pháp Cú)
Thursday, August 11, 2011
Nhân mùa Vu Lan nghĩ về chữ Hiếu
Thời gian trôi qua nhanh thật! Mới đây, mà một mùa Vu Lan nữa lại đã về!
Rằm tháng 7 - Mùa Vu Lan báo hiếu là một mùa lễ có rất nhiều ý nghĩa đối với những người con Phật khắp nơi trên thế giới. Đây là thời điểm mà những người con hiếu thảo thường nghĩ cách để đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ bằng cách phụng dưỡng, quan tâm, chăm sóc (nếu còn sống) hoặc làm lễ cầu siêu, phóng sanh, tạo phước để hồi hướng cho cha mẹ (nếu đã mất).
Còn nhớ, ở Nhật mùa Vu Lan gắn liền với lễ O-Bon, 1 trong những ngày lễ lớn ở Nhật. Đây là dịp nghỉ lễ tương đối dài của người Nhật. Vào dịp này, mọi người thường về quê thăm viếng cha mẹ, hoặc đi tảo mộ, thắp hương, cầu nguyện an lành cho những người thân đã mất. Lễ O-Bon còn được kết hợp với nhiều tục lệ như: ngắm đom đóm, bắn pháo hoa, hoặc đốt lửa ở trên núi... với ý nghĩa cầu mong sự giải thoát, siêu thăng cho những người đã mất. Về bản chất, cho dù có khác biệt về văn hóa, xứ sở, lễ Vu Lan vẫn chứa đựng trong nó nét đẹp truyền thống, đó là tôn vinh chữ HIẾU.
Ở Việt Nam mình, từ xưa đến này, tinh thần hiếu thảo của đạo Phật đã hòa quyện với tinh thần truyền thống của dân tộc, như: biết ơn, hiếu kính người già, coi trọng tình cảm gia đình... Đó là một truyền thống quý báu đã được phát triển và duy trì qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay. Một điểm đặc sắc của chữ Hiếu trong văn hóa Việt Nam là nó đã được mở rộng và khai triển theo nhiều chiều kích ngữ nghĩa khác nhau.
Trong Phật giáo Việt Nam, chữ Hiếu với cha mẹ đã được mở rộng đến hiếu thảo với cha mẹ chín đời, và sau cùng là hiếu thảo với tất cả chúng sanh. Hay nói khác hơn, chữ Hiếu lúc này đồng nghĩa với chữ Từ Bi trong nhà Phật, là thương yêu tất cả mọi người. Trong kinh Vu Lan, có đoạn kể về câu chuyện Đức Phật quỳ lạy đống xương khô khi cùng đệ tử đi qua khu đồng trống. Đệ tử ngạc nhiên mới hỏi Phật vì sao lại làm như thế. Phật trả lời, vì con người trong vô số kiếp tái sinh trên cuộc đời này, nên hầu như ai cũng có ít nhiều quan hệ với nhau, rất có thể trong đống xương khô kia, có xương của cha mẹ nhiều đời của ta trong đó, vì vậy ta mới đảnh lễ. Từ đó, Đức Phật mới triển khai ý nghĩa của chữ Hiếu và 4 trọng ân cần phải báo đáp. Đó là: ơn cha mẹ, ơn thầy tổ, ơn đất nước và ơn chúng sanh. Chính trên tinh thần chữ Hiếu, mà mỗi người thấy mình sinh ra trên cuộc đời đã nhận được ơn đức rất nhiều, nên cần phải nổ lực tu học, làm việc, đóng góp vào cuộc đời để báo đáp phần nào ơn đức to lớn đó. Vì vậy, đối với người con Phật, hiếu thảo trở thành một đức tính hàng đầu và được xem là một nghĩa vụ đương nhiên của mỗi người, cũng đơn giản như có vay thì có trả vậy.
Trong cuộc sống thế gian, chữ Hiếu của gia đình đã được mở rộng thành hiếu với mọi người trong xã hội, hay nói theo thành ngữ thường nghe trong giới công chức nhà nước là "Trung với nước, Hiếu với dân". Một cách vô tình, hiếu với dân cũng đồng nghĩa với hiếu với tất cả mọi người vậy. Câu này, đặt người dân ở vị trí của "cha mẹ", người công chức phải biết hiếu thảo để đền đáp ơn "cha mẹ", tức người dân, đã đóng thuế nuôi mình vậy. Điều này, quả khác với thực tế nhận thức sai lệch của nhiều công chức hiện nay, coi mình như cha mẹ của dân (quan chi phụ mẫu) và bắt dân phải "hiếu thảo" với mình. Điều này cần phải chấn chỉnh để chữ Hiếu đạt được ý nghĩa trọn vẹn của nó. Đó là một quan hệ 2 chiều, dân sẽ biết ơn nhà nước nếu nhà nước hết lòng phục vụ lợi ích của dân, của nước, đổi lại, nhà nước cũng phải biết ơn nhân dân, vì đó là người đóng thuế để nuôi guồng máy nhà nước hoạt động.
Như vậy, quả là người Việt Nam đã hiểu chữ Hiếu một cách rất là sâu sắc. Ta thấy rằng, hai thành phần cốt lõi trong chữ Hiếu đó là biết ơn và đền ơn. Mà trong thực tế cuộc sống, ta phải nhận ơn từ rất nhiều người để có cuộc sống hôm này. Không chỉ nhận tấm thân từ cha mẹ, mà ta còn nhận rất nhiều thứ về vật chất và cả tinh thần từ mọi người xung quanh để có thể lớn khôn, thành người như ngày hôm nay. Vì vậy, hiếu với tất cả mọi người cũng là điều đương nhiên. Cốt lõi của lòng hiếu thảo là nuôi dưỡng trong tim lòng biết ơn thường trực, lúc nào cũng thấy mình đã và đang được hưởng rất nhiều ơn đức, vì vậy mà càng phải nỗ lực phấn đấu để mong đáp trả những ơn đức đó. Thành ngữ Việt Nam có rất nhiều câu dạy về lòng biết ơn, như: "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "uống nước nhớ nguồn"... Chính từ nền tảng của lòng hiếu thảo, biết ơn đó, mà những đức tính tốt đẹp khác mới đâm hoa, kết trái, và mang lại hương sắc cho đời.
Người Việt Nam càng trọng người có hiếu bao nhiêu, thì càng ghét bọn bất hiếu bấy nhiêu. Vì vậy, ta thường thấy trong các câu chuyện dân gian, kết cục đối với những đứa bất hiếu thường là bị trời đánh chết. Gần đây, hiện tượng quan tham tràn lan, công chức xách nhiễu dân, công an đạp vào mặt dân... là những biểu hiện trái với truyền thống "hiếu với dân" của cha ông ta. Để khắc phục tình trạng này, những người công bộc của dân nên học lại bài học "hiếu với dân" để tránh không bị mang tiếng là quân bất hiếu.
Nhân mùa Vu Lan năm nay, xin chúc mọi người luôn thân tâm an lạc, vạn sự kiết tường như ý! Mong mọi người hãy cùng nhau thắp lên một nén tâm hương, để cùng hiểu thêm ý nghĩa của chữ Hiếu, cũng như áp dụng bài học cao đẹp của lòng biết ơn vào cuộc sống hằng ngày vậy.
Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát!
Mùa Vu Lan - 2011
Labels:
chuhieu,
nghivechuhieu,
ramthang7,
tanman,
vulan
Tuesday, August 2, 2011
Việt Nam Sử Lược
Vừa rồi, nhân đọc bài báo "Điểm thi môn sử thấp không ngờ" trên Tuổi Trẻ Online (26/7/2011) lòng chợt buồn nhưng không quá ngạc nhiên. Bài báo nói về tỷ lệ cao bất thường của thí sinh có điểm dưới trung bình môn Sử trong kết quả thi tuyển sinh Đại Học năm nay. Qua bài báo, ta biết được "nhiều trường ĐH có trên 98% bài thi môn sử dưới điểm trung bình. Thậm chí có trường chỉ một thí sinh đạt điểm trung bình môn sử". Đó là một kết quả bất thường phản ánh việc giáo dục môn Lịch sử ở nước ta đang có vấn đề nghiêm trọng.
Sở dĩ, vấn đề này không gây bất ngờ cho tôi bởi nó đã được cảnh báo bởi nhiều nhà giáo dục có tâm huyết từ nhiều năm nay. Đó là thực trạng học sinh thờ ơ với môn Sử, kiến thức về lịch sử nước nhà thì mơ hồ trong khi lịch sử Tàu thì lại rất rõ, việc phân phối chương trình giáo khoa Sử không phù hợp với các cấp lớp... Trong khi đó những nhà quản lý giáo dục của ta mãi chạy theo những phong trào này nọ, đề ra những chỉ tiêu xa vời thiếu thực tế, trong khi đời sống nhà giáo không được cải thiện, việc xã hội hóa giáo dục gắn liền với việc tăng thu từ phụ huynh hay đẩy gánh nặng trách nhiệm về phía người dân... Vì vậy, kết quả trên chính là phản ánh một thực tế hiển nhiên, như có nhân ắt có quả. Nó cho thấy một góc nhìn về thực trạng giáo dục của Việt Nam đang xuống cấp như thế nào.
Tuy nhiên, có một điều làm tôi buồn và ngạc nhiên hơn đó là khi đọc bài trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Bộ GDĐT trên báo SGGP (30/7/2011), ông xem kết quả trên là bình thường, và nước nào mà chẳng vậy. Điều này, có nghĩa là đối với ông, người đứng đầu ngành giáo dục, thì vấn đề trên chẳng có gì là nghiêm trọng, và không có gì cần phải chỉnh sửa, thay đổi cả.
Buồn vì thấy rằng thực trạng "dốt sử" ở nước ta đã được cụ Trần Trọng Kim nói đến trong Việt Nam Sử Lược từ rất lâu rồi, nhưng xem ra những lời nhắc nhở của cụ vẫn còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay.
Chép lại lời tựa trong cuốn Việt Nam Sử Lược của cụ Trần Trọng Kim, để nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc học và hiểu lịch sử nước nhà, hiểu được giá trị của môn lịch sử đối với việc giáo dục lòng yêu nước, đến sự tồn vong và phát triển của cả dân tộc và đất nước.
Sử là sách không những chỉ để ghi chép những công việc đã qua mà thôi, nhưng lại phải suy xét việc gốc ngọn, tìm tòi cái căn nguyên những công việc của người ta đã làm để hiểu cho rõ những vận hội trị loạn của một nước, những trình độ tiến hóa của một dân tộc. Chủ đích là để làm cái gương chung cổ cho người cả nước được đời đời soi vào đấy mà biết cái sự sinh hoạt của người trước đã phải lao tâm lao lực những thế nào, mới chiếm giữ được cái địa vị ở dưới bóng mặt trời này.
Người trong nước có thông hiểu những sự tích nước mình mới có lòng yêu nước yêu nhà, mới biết cố gắng học hành, hết sức làm lụng, để vun đắp thêm vào cái nền xã hội của tiên tổ đã xây dựng nên mà để lại cho mình. Bởi những lẽ ấy cho nên phàm dân tộc nào đã có đủ cơ quan và thể lệ làm cho một nước độc lập, thì cũng có sử cả. Nước Việt ta khởi đầu có sử từ đời nhà Trần, vào quãng thế kỷ thứ XIII. Từ đó trở đi nhà nào lên làm vua cũng trọng sự làm sử. Nhưng cái lối làm sử của ta theo lối biên niên của Tàu, nghĩa là năm nào tháng nào có chuyện gì quan trọng thì nhà làm sử chép vào sách. Mà chép một cách rất vắn tắt cốt để ghi lấy chuyện ấy mà thôi, chứ không giải thích cái gốc ngọn và sự liên can việc ấy với việc khác là thế nào.
Nhà làm sử lại là người làm quan, vua sai coi việc chép sử, cho nên dẫu thế nào sự chép sử cũng không được tự do, thường có ý thiên vị về nhà vua, thành ra trong sử chỉ cần chép những chuyện quan hệ đến nhà vua, hơn là những chuyện quan hệ đến sự tiến hóa của nhân dân trong nước. Vả, xưa nay ta vẫn chịu quyền chuyên chế, vẫn cho việc nhà vua là việc nước. Cả nước chỉ cốt ở một họ làm vua, cho nên nhà làm sử cứ theo cái chủ nghĩa ấy mà chép sử, thành ra sử đời nào cũng chỉ nói chuyện những vua đời ấy mà thôi. Bởi vậy xem sử ta thật là tẻ, mà thường không có ích lợi cho sự học vấn là mấy.
Sử của mình đã không hay, mà người mình lại không mấy người biết sử. Là vì cái cách học tập của mình làm cho người mình không có thể biết được sử nước mình. Bất kỳ lớn nhỏ, hễ ai cắp quyển sách đi học thì chỉ học sử Tàu,chứ không học sử nước nhà. Rồi thơ phú văn chương gì cũng lấy điển tích ở sử Tàu, chứ chuyện nước mình thì nhất thiết không nói đến. Người mình có ý lấy chuyện nước nhà làm nhỏ mọn không cần phải biết làm gì. Ấy cũng là vì xưa nay mình không có quốc văn, chung thân chỉ đi mượn tiếng người, chữ người mà học, việc gì cũng bị người ta cảm hóa, chứ tự mình thì không có cái gì là cái đặc sắc, thành ra thật rõ như câu phương ngôn: "Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng!" Cái sự học vấn của mình như thế, cái cảm tình của người trong nước như thế, bảo rằng lòng vì dân vì nước mở mang ra làm sao được?
Nhưng dẫu thế nào mặc lòng, nước ta đã có sử ta thì cũng có thể bởi đó mà biết được những sự đã qua ở nước ta, và có thể bởi đó mà khảo cứu được nhiều việc quan hệ đến vận mệnh nước mình từ xưa đến nay xoay vần ra làm sao. Hiềm vì sử nước ta thì làm bằng chữ Nho cả, mà chữ Nho thì từ rày trở đi chắc rồi mỗi ngày một kém đi. Hiện nay số người đọc được chữ Nho còn nhiều, mà trong nước còn không có mấy người biết được chuyện nước nhà, huống chi mai sau này chữ Nho bỏ không học nữa, thì sự khảo cứu về những việc quan hệ đến lịch sử nước mình sẽ khó biết bao nhiêu!
Nay nhân sự học ở nước ta đã thay đổi, chữ quốc ngữ đã phổ thông cả trong nước, chi bằng ta lấy tiếng nước nhà mà kể chuyện nước nhà, ta soạn ra bộ Việt Nam Sử Lược, xếp đặt theo thứ tự, chia ra từng thời đại, đặt thành chương, thành mục rõ ràng, để ai ai cũng có thể xem được sử, ai ai cũng có thể hiểu được chuyện, khiến cho sự học sử của người mình được tiện lợi hơn trước.
Bộ Việt Nam Sử Lược này, soạn giả chia ra làm 5 thời đại:
Thời đại thứ nhất là Thượng Cổ thời đại, kể từ họ Hồng Bàng cho đến hết đời nhà Triệu. Trong thời đại ấy, từ chương thứ III, bàn về xã hội nước Tàu trước đời nhà Tần, phần nhiều là những chuyện hoang đường, huyền hoặc cả. Những nhà chép sử đời trước cũng theo tục truyền mà chép lại, chứ không có di tích gì mà khảo cứu cho đích xác. Tuy vậy, soạn giả cũng cứ theo sử cũ mà chép lại, rồi cũng phê bình một đôi câu để tỏ cho độc giả biết rằng những chuyện ấy không nên cho là xác thực.
Thời đại thứ nhì là Bắc Thuộc thời đại, kể từ khi vua Vũ Đế nhà Hán lấy đất Nam Việt của nhà Triệu, cho đến đời Ngũ Quí, ở bên ta có họ Khúc và họ Ngô xướng lên sự độc lập. Những công việc trong thời đại ấy, thì sử cũ của nước ta chép rất là sơ lược lắm. Vì rằng trong thời đại Bắc Thuộc, người mình chưa được tiến hóa, sự học hành còn kém, sách vở không có, cho nên về sau những nhà làm sử của ta chép đến thời đại này cũng không kê cứu vào đâu được, chỉ theo sử Tàu mà chép lại thôi. Vả, người Tàu lúc ấy vẫn cho mình là một xứ biên địa dã man, thường không ai lưu tâm đến, cho nên những chuyện chép ở trong sử, cũng sơ lược lắm, mà đại để cũng chỉ chép những chuyện cai trị, chuyện giặc giã, chứ các công việc khác thì không nói đến.
Thời đại Bắc Thuộc dai dẳng đến hơn một nghìn năm, mà trong thời đại ấy dân tình thế tục ở nước mình thế nào, thì bấy giờ ta không rõ lắm, nhưng có 1 điều ta nên biết là từ đó trở đi, người mình nhiễm cái văn minh của Tàu một cách rất sâu xa, dẫu về sau có giải thoát được cái vòng phụ thuộc nước Tàu nữa, người mình vẫn phải chịu cái ảnh hưởng của Tàu. Cái ảnh hưởng ấy lâu ngày đã trở thành ra cái quốc túy của mình, dẫu ngày nay có muốn trừ bỏ đi, cũng chưa dễ một mai mà tẩy gội cho sạch được. Những nhà chính trị toan sự đổi cũ thay mới cũng nên lưu tâm về việc ấy, thì sự biến cải mới có công hiệu vậy.
Thời đại thứ ba là thời đại Tự Chủ, kể từ nhà Ngô, nhà Đinh cho đến sơ-diệp nhà Hậu Lê. Nước mình từ thời đại ấy về sau là một nước dộc lập, tuy đối với nước Tàu vẫn phải xưng thần và chịu cống, nhưng kỳ thực là không ai xâm phạm đến cái quyền tự chủ của mình. Buổi đầu, nhà Đinh, nhà Lê mới dấy lên; còn phải xây đắp cái nền tự chủ cho vững bền, phải lo sửa sang việc võ bị để chống với kẻ thù nghịch, cho nên sự văn học không được mở mang lắm. Về sau đến đời nhà Lý, nhà Trần, công việc ở trong nước đã thành nền nếp, kẻ cừu địch ở ngoài cũng không quấy nhiễu nữa, lại có nhiều vua hiền tôi giỏi nối nhau mà lo việc nước, cho nên từ đó trở đi việc chính trị, việc tôn giáo và việc học vấn mỗi ngày một khai hóa ra, làm cho nước ta thành một nước có thế lực, bắc có thể chống được với Tàu, nam có thể mở rộng thêm bờ cõi. Nhà Lý và nhà Trần lại có công gây nên cái quốc hồn mạnh mẽ, khiến cho về sau đến đời Trần mạt, nhân khi họ Hồ quấy rối, người Tàu đã toan đường kiêm tính, người mình biết đồng tâm hiệp lực mà khôi phục lại giang sơn nhà. Kế đến nhà Lê, trong khoảng một trăm năm về buổi đầu, nước mình cũng có thể gọi là thịnh trị, nhất là về những năm Quang Thuận (1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497), thì sự văn trị và võ công đã là rực rỡ lắm. Nhưng về sau gặp những hôn quân dung chúa, việc triều chính đổ nát, kẻ gian thần dấy loạn. Mối binh đao gây nên từ đó, người trong nước đánh giết lẫn nhau, làm thành ra nam bắc chia rẽ, vua chúa tranh quyền. Ấy thật là một cuộc biến lớn ở trong nước vậy.
Thời đại thứ tư là Nam Bắc phân tranh, kể từ khi nhà Mạc làm sự thoán đoạt cho đến nhà Tây Sơn. Trước thì nam Lê, bắc Mạc, sau thì Nguyễn nam, Trịnh bắc, sự cạnh tranh càng ngày càng kịch liệt, lòng ghen ghét càng ngày càng dữ dội. Nghĩa vua tôi mỏng mảnh, đạo cương thường chểnh mảng: nước đã có vua lại có chúa. Trong Nam ngoài Bắc mỗi nơi một giang sơn, công việc ở đâu, chủ trương ở đấy. Tuy vậy việc sửa đổi ở ngoài Bắc cũng có nhiều việc hay, mà việc khai khẩn trong Nam thật là ích lợi. Nhưng cuộc thành bại ai đâu dám chắc, cơn gió bụi khởi đầu từ núi Tây Sơn, làm đổ nát cả ngôi vua cùng nghiệp chúa. Anh em nhà Tây Sơn vẫy vùng không được 20 năm, thì bản triều nhà Nguyễn lại trung hưng lên, mà đem giang sơn về một mối, lập thành cái cảnh tượng nước Việt Nam ta ngày nay vậy.
Thời đại thứ năm là Cận Kim thời đại, kể từ vua Thế Tổ bản triều cho đến cuộc Bảo Hộ bây giờ. Vua Thế Tổ khởi đầu giao thiệp với nước Pháp Lan Tây để mượn thế lực mà đánh Tây Sơn. Nhưng về sau vì những vua con cháu Ngài đổi chính sách khác, nghiêm cấm đạo Thiên Chúa và đóng cửa không cho ngoại quốc vào buôn bán. Những đình thần thì nhiều người trí lự hẹp hòi, cứ nghiễm nhiên tự phụ, không chịu theo thời mà thay đổi. Đối với những nước ngoại dương, thì thường hay gây nên sự bất hòa, làm cho nước Pháp phải dùng binh lực để bênh vực quyền lợi của mình. Vì những chính sách ấy cho nên mới thành ra có cuộc Bảo Hộ. (?)
Đại khái đó là những mục lớn trong những phần mà soạn giả đã theo từng thời đại để đặt ra. Soạn giả đã cố sức xem xét và góp nhặt những sự ghi chép ở các sách chữ Nho và chữ Pháp, hoặc nhữNg chuyện rải rác ở các dã sử, rồi đem trích bỏ những sự huyền hoặc đi mà soạn ra bộ sách này, cốt để người đồng bang ta biết được chuyện nước nhà mà không tin nhảm những sự huyễn hoặc. Thời đại nào nhân vật ấy và tư tưởng ấy, soạn giả cứ bình tĩnh cố theo cho đúng sự thực. Thỉnh thoảng có một đôi nơi soạn giả có đem ý kiến riêng của mình mà bàn với độc giả, thí dụ như chỗ bàn về danh hiệu nhà Tây Sơn thì thiết tưởng rằng sử là của chung cả quốc dân, chớ không phải riêng cho một nhà một họ nào, cho nên mới phải lấy công lý mà xét đoán mọi việc và không vị tình riêng để phạm đến lẽ công bằng vậy.
Độc giả cũng nên biết cho rằng bộ sử này là bộ Sử Lược chỉ cốt ghi chép những chuyện trọng yếu để hãy tạm giúp cho những người hiếu học có sẵn quyển sách mà xem cho tiện. Còn như việc làm thành ra bộ sử thật là đích đáng, kê cứu và phê bình rất tường tận, thì xin để dành cho những bậc tài danh sau này sẽ ra công mà giúp cho nước ta về việc học sử. Bây giờ ta chưa có áo lụa, ta hãy mặc tạm áo vải, tuy nó xấu xí nhưng nó có thể làm cho ta đỡ rét. Nghĩa là ta hãy làm thế nào cho những thiếu niên nước ta ngày nay ai cũng có thể biết một đôi chút sự tích nước nhà, cho khỏi tủi quốc hồn. Ấy là cái mục đích của soạn giả, chỉ có thế thôi. Nếu cái mục đích ấy mà có thể tới được thì tưởng bộ sách này là bộ sách có ích vậy.
Trần Trọng Kim
Sở dĩ, vấn đề này không gây bất ngờ cho tôi bởi nó đã được cảnh báo bởi nhiều nhà giáo dục có tâm huyết từ nhiều năm nay. Đó là thực trạng học sinh thờ ơ với môn Sử, kiến thức về lịch sử nước nhà thì mơ hồ trong khi lịch sử Tàu thì lại rất rõ, việc phân phối chương trình giáo khoa Sử không phù hợp với các cấp lớp... Trong khi đó những nhà quản lý giáo dục của ta mãi chạy theo những phong trào này nọ, đề ra những chỉ tiêu xa vời thiếu thực tế, trong khi đời sống nhà giáo không được cải thiện, việc xã hội hóa giáo dục gắn liền với việc tăng thu từ phụ huynh hay đẩy gánh nặng trách nhiệm về phía người dân... Vì vậy, kết quả trên chính là phản ánh một thực tế hiển nhiên, như có nhân ắt có quả. Nó cho thấy một góc nhìn về thực trạng giáo dục của Việt Nam đang xuống cấp như thế nào.
Tuy nhiên, có một điều làm tôi buồn và ngạc nhiên hơn đó là khi đọc bài trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Bộ GDĐT trên báo SGGP (30/7/2011), ông xem kết quả trên là bình thường, và nước nào mà chẳng vậy. Điều này, có nghĩa là đối với ông, người đứng đầu ngành giáo dục, thì vấn đề trên chẳng có gì là nghiêm trọng, và không có gì cần phải chỉnh sửa, thay đổi cả.
Buồn vì thấy rằng thực trạng "dốt sử" ở nước ta đã được cụ Trần Trọng Kim nói đến trong Việt Nam Sử Lược từ rất lâu rồi, nhưng xem ra những lời nhắc nhở của cụ vẫn còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay.
Chép lại lời tựa trong cuốn Việt Nam Sử Lược của cụ Trần Trọng Kim, để nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc học và hiểu lịch sử nước nhà, hiểu được giá trị của môn lịch sử đối với việc giáo dục lòng yêu nước, đến sự tồn vong và phát triển của cả dân tộc và đất nước.
=========================
Lời Tựa Việt Nam Sử Lược
Lời Tựa Việt Nam Sử Lược
Sử là sách không những chỉ để ghi chép những công việc đã qua mà thôi, nhưng lại phải suy xét việc gốc ngọn, tìm tòi cái căn nguyên những công việc của người ta đã làm để hiểu cho rõ những vận hội trị loạn của một nước, những trình độ tiến hóa của một dân tộc. Chủ đích là để làm cái gương chung cổ cho người cả nước được đời đời soi vào đấy mà biết cái sự sinh hoạt của người trước đã phải lao tâm lao lực những thế nào, mới chiếm giữ được cái địa vị ở dưới bóng mặt trời này.
Người trong nước có thông hiểu những sự tích nước mình mới có lòng yêu nước yêu nhà, mới biết cố gắng học hành, hết sức làm lụng, để vun đắp thêm vào cái nền xã hội của tiên tổ đã xây dựng nên mà để lại cho mình. Bởi những lẽ ấy cho nên phàm dân tộc nào đã có đủ cơ quan và thể lệ làm cho một nước độc lập, thì cũng có sử cả. Nước Việt ta khởi đầu có sử từ đời nhà Trần, vào quãng thế kỷ thứ XIII. Từ đó trở đi nhà nào lên làm vua cũng trọng sự làm sử. Nhưng cái lối làm sử của ta theo lối biên niên của Tàu, nghĩa là năm nào tháng nào có chuyện gì quan trọng thì nhà làm sử chép vào sách. Mà chép một cách rất vắn tắt cốt để ghi lấy chuyện ấy mà thôi, chứ không giải thích cái gốc ngọn và sự liên can việc ấy với việc khác là thế nào.
Nhà làm sử lại là người làm quan, vua sai coi việc chép sử, cho nên dẫu thế nào sự chép sử cũng không được tự do, thường có ý thiên vị về nhà vua, thành ra trong sử chỉ cần chép những chuyện quan hệ đến nhà vua, hơn là những chuyện quan hệ đến sự tiến hóa của nhân dân trong nước. Vả, xưa nay ta vẫn chịu quyền chuyên chế, vẫn cho việc nhà vua là việc nước. Cả nước chỉ cốt ở một họ làm vua, cho nên nhà làm sử cứ theo cái chủ nghĩa ấy mà chép sử, thành ra sử đời nào cũng chỉ nói chuyện những vua đời ấy mà thôi. Bởi vậy xem sử ta thật là tẻ, mà thường không có ích lợi cho sự học vấn là mấy.
Sử của mình đã không hay, mà người mình lại không mấy người biết sử. Là vì cái cách học tập của mình làm cho người mình không có thể biết được sử nước mình. Bất kỳ lớn nhỏ, hễ ai cắp quyển sách đi học thì chỉ học sử Tàu,chứ không học sử nước nhà. Rồi thơ phú văn chương gì cũng lấy điển tích ở sử Tàu, chứ chuyện nước mình thì nhất thiết không nói đến. Người mình có ý lấy chuyện nước nhà làm nhỏ mọn không cần phải biết làm gì. Ấy cũng là vì xưa nay mình không có quốc văn, chung thân chỉ đi mượn tiếng người, chữ người mà học, việc gì cũng bị người ta cảm hóa, chứ tự mình thì không có cái gì là cái đặc sắc, thành ra thật rõ như câu phương ngôn: "Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng!" Cái sự học vấn của mình như thế, cái cảm tình của người trong nước như thế, bảo rằng lòng vì dân vì nước mở mang ra làm sao được?
Nhưng dẫu thế nào mặc lòng, nước ta đã có sử ta thì cũng có thể bởi đó mà biết được những sự đã qua ở nước ta, và có thể bởi đó mà khảo cứu được nhiều việc quan hệ đến vận mệnh nước mình từ xưa đến nay xoay vần ra làm sao. Hiềm vì sử nước ta thì làm bằng chữ Nho cả, mà chữ Nho thì từ rày trở đi chắc rồi mỗi ngày một kém đi. Hiện nay số người đọc được chữ Nho còn nhiều, mà trong nước còn không có mấy người biết được chuyện nước nhà, huống chi mai sau này chữ Nho bỏ không học nữa, thì sự khảo cứu về những việc quan hệ đến lịch sử nước mình sẽ khó biết bao nhiêu!
Nay nhân sự học ở nước ta đã thay đổi, chữ quốc ngữ đã phổ thông cả trong nước, chi bằng ta lấy tiếng nước nhà mà kể chuyện nước nhà, ta soạn ra bộ Việt Nam Sử Lược, xếp đặt theo thứ tự, chia ra từng thời đại, đặt thành chương, thành mục rõ ràng, để ai ai cũng có thể xem được sử, ai ai cũng có thể hiểu được chuyện, khiến cho sự học sử của người mình được tiện lợi hơn trước.
Bộ Việt Nam Sử Lược này, soạn giả chia ra làm 5 thời đại:
Thời đại thứ nhất là Thượng Cổ thời đại, kể từ họ Hồng Bàng cho đến hết đời nhà Triệu. Trong thời đại ấy, từ chương thứ III, bàn về xã hội nước Tàu trước đời nhà Tần, phần nhiều là những chuyện hoang đường, huyền hoặc cả. Những nhà chép sử đời trước cũng theo tục truyền mà chép lại, chứ không có di tích gì mà khảo cứu cho đích xác. Tuy vậy, soạn giả cũng cứ theo sử cũ mà chép lại, rồi cũng phê bình một đôi câu để tỏ cho độc giả biết rằng những chuyện ấy không nên cho là xác thực.
Thời đại thứ nhì là Bắc Thuộc thời đại, kể từ khi vua Vũ Đế nhà Hán lấy đất Nam Việt của nhà Triệu, cho đến đời Ngũ Quí, ở bên ta có họ Khúc và họ Ngô xướng lên sự độc lập. Những công việc trong thời đại ấy, thì sử cũ của nước ta chép rất là sơ lược lắm. Vì rằng trong thời đại Bắc Thuộc, người mình chưa được tiến hóa, sự học hành còn kém, sách vở không có, cho nên về sau những nhà làm sử của ta chép đến thời đại này cũng không kê cứu vào đâu được, chỉ theo sử Tàu mà chép lại thôi. Vả, người Tàu lúc ấy vẫn cho mình là một xứ biên địa dã man, thường không ai lưu tâm đến, cho nên những chuyện chép ở trong sử, cũng sơ lược lắm, mà đại để cũng chỉ chép những chuyện cai trị, chuyện giặc giã, chứ các công việc khác thì không nói đến.
Thời đại Bắc Thuộc dai dẳng đến hơn một nghìn năm, mà trong thời đại ấy dân tình thế tục ở nước mình thế nào, thì bấy giờ ta không rõ lắm, nhưng có 1 điều ta nên biết là từ đó trở đi, người mình nhiễm cái văn minh của Tàu một cách rất sâu xa, dẫu về sau có giải thoát được cái vòng phụ thuộc nước Tàu nữa, người mình vẫn phải chịu cái ảnh hưởng của Tàu. Cái ảnh hưởng ấy lâu ngày đã trở thành ra cái quốc túy của mình, dẫu ngày nay có muốn trừ bỏ đi, cũng chưa dễ một mai mà tẩy gội cho sạch được. Những nhà chính trị toan sự đổi cũ thay mới cũng nên lưu tâm về việc ấy, thì sự biến cải mới có công hiệu vậy.
Thời đại thứ ba là thời đại Tự Chủ, kể từ nhà Ngô, nhà Đinh cho đến sơ-diệp nhà Hậu Lê. Nước mình từ thời đại ấy về sau là một nước dộc lập, tuy đối với nước Tàu vẫn phải xưng thần và chịu cống, nhưng kỳ thực là không ai xâm phạm đến cái quyền tự chủ của mình. Buổi đầu, nhà Đinh, nhà Lê mới dấy lên; còn phải xây đắp cái nền tự chủ cho vững bền, phải lo sửa sang việc võ bị để chống với kẻ thù nghịch, cho nên sự văn học không được mở mang lắm. Về sau đến đời nhà Lý, nhà Trần, công việc ở trong nước đã thành nền nếp, kẻ cừu địch ở ngoài cũng không quấy nhiễu nữa, lại có nhiều vua hiền tôi giỏi nối nhau mà lo việc nước, cho nên từ đó trở đi việc chính trị, việc tôn giáo và việc học vấn mỗi ngày một khai hóa ra, làm cho nước ta thành một nước có thế lực, bắc có thể chống được với Tàu, nam có thể mở rộng thêm bờ cõi. Nhà Lý và nhà Trần lại có công gây nên cái quốc hồn mạnh mẽ, khiến cho về sau đến đời Trần mạt, nhân khi họ Hồ quấy rối, người Tàu đã toan đường kiêm tính, người mình biết đồng tâm hiệp lực mà khôi phục lại giang sơn nhà. Kế đến nhà Lê, trong khoảng một trăm năm về buổi đầu, nước mình cũng có thể gọi là thịnh trị, nhất là về những năm Quang Thuận (1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497), thì sự văn trị và võ công đã là rực rỡ lắm. Nhưng về sau gặp những hôn quân dung chúa, việc triều chính đổ nát, kẻ gian thần dấy loạn. Mối binh đao gây nên từ đó, người trong nước đánh giết lẫn nhau, làm thành ra nam bắc chia rẽ, vua chúa tranh quyền. Ấy thật là một cuộc biến lớn ở trong nước vậy.
Thời đại thứ tư là Nam Bắc phân tranh, kể từ khi nhà Mạc làm sự thoán đoạt cho đến nhà Tây Sơn. Trước thì nam Lê, bắc Mạc, sau thì Nguyễn nam, Trịnh bắc, sự cạnh tranh càng ngày càng kịch liệt, lòng ghen ghét càng ngày càng dữ dội. Nghĩa vua tôi mỏng mảnh, đạo cương thường chểnh mảng: nước đã có vua lại có chúa. Trong Nam ngoài Bắc mỗi nơi một giang sơn, công việc ở đâu, chủ trương ở đấy. Tuy vậy việc sửa đổi ở ngoài Bắc cũng có nhiều việc hay, mà việc khai khẩn trong Nam thật là ích lợi. Nhưng cuộc thành bại ai đâu dám chắc, cơn gió bụi khởi đầu từ núi Tây Sơn, làm đổ nát cả ngôi vua cùng nghiệp chúa. Anh em nhà Tây Sơn vẫy vùng không được 20 năm, thì bản triều nhà Nguyễn lại trung hưng lên, mà đem giang sơn về một mối, lập thành cái cảnh tượng nước Việt Nam ta ngày nay vậy.
Thời đại thứ năm là Cận Kim thời đại, kể từ vua Thế Tổ bản triều cho đến cuộc Bảo Hộ bây giờ. Vua Thế Tổ khởi đầu giao thiệp với nước Pháp Lan Tây để mượn thế lực mà đánh Tây Sơn. Nhưng về sau vì những vua con cháu Ngài đổi chính sách khác, nghiêm cấm đạo Thiên Chúa và đóng cửa không cho ngoại quốc vào buôn bán. Những đình thần thì nhiều người trí lự hẹp hòi, cứ nghiễm nhiên tự phụ, không chịu theo thời mà thay đổi. Đối với những nước ngoại dương, thì thường hay gây nên sự bất hòa, làm cho nước Pháp phải dùng binh lực để bênh vực quyền lợi của mình. Vì những chính sách ấy cho nên mới thành ra có cuộc Bảo Hộ. (?)
Đại khái đó là những mục lớn trong những phần mà soạn giả đã theo từng thời đại để đặt ra. Soạn giả đã cố sức xem xét và góp nhặt những sự ghi chép ở các sách chữ Nho và chữ Pháp, hoặc nhữNg chuyện rải rác ở các dã sử, rồi đem trích bỏ những sự huyền hoặc đi mà soạn ra bộ sách này, cốt để người đồng bang ta biết được chuyện nước nhà mà không tin nhảm những sự huyễn hoặc. Thời đại nào nhân vật ấy và tư tưởng ấy, soạn giả cứ bình tĩnh cố theo cho đúng sự thực. Thỉnh thoảng có một đôi nơi soạn giả có đem ý kiến riêng của mình mà bàn với độc giả, thí dụ như chỗ bàn về danh hiệu nhà Tây Sơn thì thiết tưởng rằng sử là của chung cả quốc dân, chớ không phải riêng cho một nhà một họ nào, cho nên mới phải lấy công lý mà xét đoán mọi việc và không vị tình riêng để phạm đến lẽ công bằng vậy.
Độc giả cũng nên biết cho rằng bộ sử này là bộ Sử Lược chỉ cốt ghi chép những chuyện trọng yếu để hãy tạm giúp cho những người hiếu học có sẵn quyển sách mà xem cho tiện. Còn như việc làm thành ra bộ sử thật là đích đáng, kê cứu và phê bình rất tường tận, thì xin để dành cho những bậc tài danh sau này sẽ ra công mà giúp cho nước ta về việc học sử. Bây giờ ta chưa có áo lụa, ta hãy mặc tạm áo vải, tuy nó xấu xí nhưng nó có thể làm cho ta đỡ rét. Nghĩa là ta hãy làm thế nào cho những thiếu niên nước ta ngày nay ai cũng có thể biết một đôi chút sự tích nước nhà, cho khỏi tủi quốc hồn. Ấy là cái mục đích của soạn giả, chỉ có thế thôi. Nếu cái mục đích ấy mà có thể tới được thì tưởng bộ sách này là bộ sách có ích vậy.
Trần Trọng Kim
Thursday, July 14, 2011
Câu chuyện Đức Phật giúp hóa giải chiến tranh
Trong khi căng thẳng về Biển Đông ngày càng leo thang, đọc lại 1 câu chuyện về cách ngăn chặn nguy cơ chiến tranh giữa 2 nước từ thời Đức Phật sẽ giúp ta hiểu hơn về bản chất của chiến tranh và có thể rút ra giải pháp cho hiện tại.
Câu chuyện xảy ra vào mùa hạ năm 585 trước công nguyên tại xứ Vesali, Ấn Độ.
Tinh xá Jetavana đã tạo được nề nếp tu học vững chãi với trên 500 vị khất sĩ. Thể theo lời hứa với các vị vương tử Licchavi, đức Phật rời Sravasti trở về Vesali để chuẩn bị mùa an cư thứ năm tại Mahavana (Ðại Lâm). Nơi đây đã được các vương tử Licchavi chỉnh trang thành tinh xá gồm có một tòa giảng đường rộng lớn hai tầng, nóc nhọn, gọi là giảng đường Kutagara (Trùng Các), và một số các tăng đường rải rác trong rừng. Hầu hết cây trong rừng này đều thuộc loại cây sala (Shorea robusta).
Phật về đến Vesali không bao lâu thì nghe xảy ra cuộc tranh chấp giữa hai xứ Sakya và Koliya về nước sông Rohini ở ranh giới hai xứ.
Tranh chấp giữa hai nước Sakya và Koliya
Trước mùa an cư bốn tháng, tức vào tháng Jetthamula, bỗng xảy ra sự xích mích giữa hai xứ Sakya và Koliya về dòng sông Rohini, ranh giới giữa hai xứ. Sakya là quê nội của Phật. Koliya là quê ngoại của Phật và cũng là quê hương của công chúa Yasodhara.
Số là năm ấy trời hạn hán, không có mưa, nên mực nước sông Rohini rất thấp, không đủ cho nông dân hai bên bờ sông dùng. Ðại diện nông dân bên xứ Koliya bảo:
- Nước sông Rohini năm nay ít quá, không đủ cho cả hai bên dùng. Nhưng lúa phía chúng tôi sắp chín rồi. Vậy quý vị hãy để cho chúng tôi dùng nước trước, đến khi lúa chín rồi sẽ tới phiên quý vị.
- Lúa bên phía chúng tôi cũng đang lúc cần nước. Ðợi đến khi lúa bên phía quý vị chín rồi thì lúa phía chúng tôi đã quá mất sức, lúc ấy nước sông cũng đã cạn. Chúng tôi sẽ phải đi qua đó xin ăn thôi. Hãy để chúng tôi dùng nước trước rồi quý vị hãy dùng sau.
Lời qua tiếng lại một hồi đi đến chỗ nặng lời:
- Chúng bây có đói thì kéo nhau về Kapilavastu mà xin ăn. Ðồ quân gì mà anh chị em lấy nhau như chó.
- Chúng bây nói ai là chó? Chúng bây là quân cùi hủi sống trong rừng như thú vật.
Từ thương thuyết đến tranh cãi nặng lời, rồi đến đắm đá. Cuối cùng binh đội hai nước dàn trận hai bên bờ sông. Tình thế trở nên gay cấn, sắp xảy ra chiến tranh.
Ðức Phật đang ngụ tại giảng đường Trùng-Các (Kutagara) ờ Ðại Lâm (Mahavana), hay tin, vội tức tốc đến nơi để dàn xếp cuộc tranh chấp. Hỏi các vị tướng chỉ huy quân đội hai bên thì họ nói rằng phía bên kia khinh người, xâm phạm ranh giới và tài sản bên này. Không ai nói đến lý do thật sự của cuộc tranh chấp. Mãi đến khi Phật nói chuyện với các nông dân chất phác mới biết nguyên nhân chính là do thiếu nước tưới vào ruộng rẫy hai bên bờ sông.
Nhờ có thân tình với cả hai bên, đức Phật sắp xếp cuộc gặp gỡ giữa các vương tử đại diện cho hai xứ Sakya và Koliya để thảo luận và tìm biện pháp hòa giải. Phật nói:
- Này quý vị vương tử, sở dĩ nước sông Rohini năm nay yếu kém là vì trời ít mưa. Vài tháng nữa, đến mùa mưa, mực nước sông sẽ trở lại như cũ thì cả dân chúng hai bên bờ sông đều có đủ nước dùng. Nếu để xảy ra chiến tranh thì chẳng những binh lính hai bên phải chết hoặc bị tàn phế thảm thương mà dân chúng và ruộng vườn của cả hai bên cũng sẽ bị thiệt hại không thể lường trước được. Này quý vị, quý vị thử nghĩ xem mạng sống của quý vị, của binh lính, của dân chúng là quan trọng hay nước sông Rohini và ruộng vườn là quan trọng?
- Bạch Thế Tôn, mạng sống của con người tất nhiên đáng quý trọng hơn.
- Ðúng thế! Vậy Như Lai khuyên quý vị nên tìm biện pháp hòa giải để tạm thời chia nước sông Rohini ra đồng đều cho dân chúng hai bên bờ sông đều có nước dùng tạm. Chiến tranh thường chỉ gây chết chóc, hận thù, chứ không bao giờ mang đến một giải pháp tốt đẹp, kể cả đối với người thắng trận.
Này quý vị, chúng ta sẽ được hạnh phúc bằng cách gạt bỏ hận thù khi sống giữa đám người thù hận (Pháp Cú, bài 197); chúng ta sẽ được hạnh phúc nếu biết sống lành mạnh giữa đám người bệnh tật (Pháp Cú, bài 198); chúng ta sẽ được hạnh phúc nếu biết sống thanh tịnh giữa đám người đầy tham vọng (Pháp Cú, bài 199). Thắng lợi sinh thù oán, thất bại chịu khổ đau, người không tranh thắng bại, sống an lành hạnh phúc (Pháp Cú, bài 201).
Nghe xong, 250 vương tử xứ Sakya và 250 vương tử xứ Koliya xin xuất gia theo Phật. Do sự can thiệp của Phật mà hai bên đã đi tới một sự thỏa thuận về vấn đề phân chia nước tưới cho dân chúng hai bên bờ sông Rohini trong khi chờ đợi mùa mưa tới. Các vị vương tử rút binh về triều, thuật lại lời Phật giảng hòa cho vua Suddhodana, vua Suppabuddha, triều thần và vợ con của họ nghe. Hai xứ Sakya và Koliya tái lập bang giao thân tình như cũ.
(Nguồn: http://www.quangduc.com/DucPhat/82sutichducphat05.html)
Câu chuyện xảy ra vào mùa hạ năm 585 trước công nguyên tại xứ Vesali, Ấn Độ.
Hạ thứ 5 tại Mahavana, thuộc Vesali (năm -585)
Tinh xá Jetavana đã tạo được nề nếp tu học vững chãi với trên 500 vị khất sĩ. Thể theo lời hứa với các vị vương tử Licchavi, đức Phật rời Sravasti trở về Vesali để chuẩn bị mùa an cư thứ năm tại Mahavana (Ðại Lâm). Nơi đây đã được các vương tử Licchavi chỉnh trang thành tinh xá gồm có một tòa giảng đường rộng lớn hai tầng, nóc nhọn, gọi là giảng đường Kutagara (Trùng Các), và một số các tăng đường rải rác trong rừng. Hầu hết cây trong rừng này đều thuộc loại cây sala (Shorea robusta).
Phật về đến Vesali không bao lâu thì nghe xảy ra cuộc tranh chấp giữa hai xứ Sakya và Koliya về nước sông Rohini ở ranh giới hai xứ.
Tranh chấp giữa hai nước Sakya và Koliya
Trước mùa an cư bốn tháng, tức vào tháng Jetthamula, bỗng xảy ra sự xích mích giữa hai xứ Sakya và Koliya về dòng sông Rohini, ranh giới giữa hai xứ. Sakya là quê nội của Phật. Koliya là quê ngoại của Phật và cũng là quê hương của công chúa Yasodhara.
Số là năm ấy trời hạn hán, không có mưa, nên mực nước sông Rohini rất thấp, không đủ cho nông dân hai bên bờ sông dùng. Ðại diện nông dân bên xứ Koliya bảo:
- Nước sông Rohini năm nay ít quá, không đủ cho cả hai bên dùng. Nhưng lúa phía chúng tôi sắp chín rồi. Vậy quý vị hãy để cho chúng tôi dùng nước trước, đến khi lúa chín rồi sẽ tới phiên quý vị.
- Lúa bên phía chúng tôi cũng đang lúc cần nước. Ðợi đến khi lúa bên phía quý vị chín rồi thì lúa phía chúng tôi đã quá mất sức, lúc ấy nước sông cũng đã cạn. Chúng tôi sẽ phải đi qua đó xin ăn thôi. Hãy để chúng tôi dùng nước trước rồi quý vị hãy dùng sau.
Lời qua tiếng lại một hồi đi đến chỗ nặng lời:
- Chúng bây có đói thì kéo nhau về Kapilavastu mà xin ăn. Ðồ quân gì mà anh chị em lấy nhau như chó.
- Chúng bây nói ai là chó? Chúng bây là quân cùi hủi sống trong rừng như thú vật.
Từ thương thuyết đến tranh cãi nặng lời, rồi đến đắm đá. Cuối cùng binh đội hai nước dàn trận hai bên bờ sông. Tình thế trở nên gay cấn, sắp xảy ra chiến tranh.
Ðức Phật đang ngụ tại giảng đường Trùng-Các (Kutagara) ờ Ðại Lâm (Mahavana), hay tin, vội tức tốc đến nơi để dàn xếp cuộc tranh chấp. Hỏi các vị tướng chỉ huy quân đội hai bên thì họ nói rằng phía bên kia khinh người, xâm phạm ranh giới và tài sản bên này. Không ai nói đến lý do thật sự của cuộc tranh chấp. Mãi đến khi Phật nói chuyện với các nông dân chất phác mới biết nguyên nhân chính là do thiếu nước tưới vào ruộng rẫy hai bên bờ sông.
Nhờ có thân tình với cả hai bên, đức Phật sắp xếp cuộc gặp gỡ giữa các vương tử đại diện cho hai xứ Sakya và Koliya để thảo luận và tìm biện pháp hòa giải. Phật nói:
- Này quý vị vương tử, sở dĩ nước sông Rohini năm nay yếu kém là vì trời ít mưa. Vài tháng nữa, đến mùa mưa, mực nước sông sẽ trở lại như cũ thì cả dân chúng hai bên bờ sông đều có đủ nước dùng. Nếu để xảy ra chiến tranh thì chẳng những binh lính hai bên phải chết hoặc bị tàn phế thảm thương mà dân chúng và ruộng vườn của cả hai bên cũng sẽ bị thiệt hại không thể lường trước được. Này quý vị, quý vị thử nghĩ xem mạng sống của quý vị, của binh lính, của dân chúng là quan trọng hay nước sông Rohini và ruộng vườn là quan trọng?
- Bạch Thế Tôn, mạng sống của con người tất nhiên đáng quý trọng hơn.
- Ðúng thế! Vậy Như Lai khuyên quý vị nên tìm biện pháp hòa giải để tạm thời chia nước sông Rohini ra đồng đều cho dân chúng hai bên bờ sông đều có nước dùng tạm. Chiến tranh thường chỉ gây chết chóc, hận thù, chứ không bao giờ mang đến một giải pháp tốt đẹp, kể cả đối với người thắng trận.
Này quý vị, chúng ta sẽ được hạnh phúc bằng cách gạt bỏ hận thù khi sống giữa đám người thù hận (Pháp Cú, bài 197); chúng ta sẽ được hạnh phúc nếu biết sống lành mạnh giữa đám người bệnh tật (Pháp Cú, bài 198); chúng ta sẽ được hạnh phúc nếu biết sống thanh tịnh giữa đám người đầy tham vọng (Pháp Cú, bài 199). Thắng lợi sinh thù oán, thất bại chịu khổ đau, người không tranh thắng bại, sống an lành hạnh phúc (Pháp Cú, bài 201).
Nghe xong, 250 vương tử xứ Sakya và 250 vương tử xứ Koliya xin xuất gia theo Phật. Do sự can thiệp của Phật mà hai bên đã đi tới một sự thỏa thuận về vấn đề phân chia nước tưới cho dân chúng hai bên bờ sông Rohini trong khi chờ đợi mùa mưa tới. Các vị vương tử rút binh về triều, thuật lại lời Phật giảng hòa cho vua Suddhodana, vua Suppabuddha, triều thần và vợ con của họ nghe. Hai xứ Sakya và Koliya tái lập bang giao thân tình như cũ.
(Nguồn: http://www.quangduc.com/DucPhat/82sutichducphat05.html)
Tuesday, July 12, 2011
QUAN NIỆM VỀ KINH TẾ TRONG PHẬT GIÁO
QUAN NIỆM VỀ KINH TẾ TRONG PHẬT GIÁO
HT. Thích Trí Quảng
HT. Thích Trí Quảng
Theo lịch sử tiến hóa của loài người, từ thời kỳ nguyên thủy, dân số trên trái đất này còn rất ít. Vì thế, sự ưu đãi của thiên nhiên mà con người được thừa hưởng rất lớn. Dĩ nhiên lúc đó, người ta không phải đặt vấn đề về kinh tế, mọi người chỉ sống và hưởng thụ tài sản của thiên nhiên một cách đơn giản.
Nhưng đến giai đoạn dân số được phát triển với đời sống con người được tập hợp thành bộ tộc thì vấn đề bắt đầu xảy ra, vì đã xuất hiện sự tranh chấp về những nguồn lợi thiên nhiên.
Và sang đến thời kỳ mà đời sống của bộ tộc phát triển, các bộ tộc mạnh bắt đầu đi thôn tính những bộ tộc yếu kém hơn để chiếm đoạt những nguồn lợi của thiên nhiên mà địa phương họ không có. Từ đó, mới hình thành các quốc gia ở thời kỳ phong kiến, khi muốn thể hiện sức mạnh của họ, muốn làm bá chủ các nước khác, thì vấn đề phát triển kinh tế quốc gia tất yếu được coi là quan trọng.
Đức Phật đã ra đời trong thời kỳ hình thành và phát triển của các quốc gia trên quả địa cầu này. Có thể nói vấn đề kinh tế ở thời kỳ đó đã được đặt lên hàng đầu, vì nước nào có tài nguyên thiên nhiên phong phú là nước đó giàu có; nước nào có dân số đông mới mạnh. Với sự giàu có và đông dân, nước đó mới có thể tổ chức những đoàn quân viễn chinh đi xâm chiếm các nước khác, để cướp bóc tài sản của con người và tài sản thiên nhiên ở nước khác về làm giàu cho nước họ. Bấy giờ, sức mạnh về người và của cải đóng vai trò quyết định cho sự bành trướng lãnh thổ quốc gia cả trong địa lý lẫn kinh tế, mà ngày nay chúng ta thường nói là sức người, sức của. Vì thế, chúng ta thấy rõ mọi quốc gia lúc đó đều chủ trương phát triển dân số và phát triển kinh tế để phục vụ cho mục tiêu xâm lăng và làm cho nước họ trở thành giàu có, hùng mạnh.
Đức Phật sống trong thời kỳ này, Ngài nhận thấy tình trạng bất công của xã hội như vậy, mới nói rằng chỉ vì miếng ăn mà các loài tranh giành, giết hại lẫn nhau. Vì vậy, Ngài luôn suy tư để tìm cách sống có thể đem lại sự an lành cho mọi người và tất cả các loài. Chủ trương của Đức Phật là làm sao phát triển đời sống của cá nhân mà không làm tổn hại đến người khác, làm sao phát triển đời sống của con người mà không làm tổn hại đến các loài sinh vật khác, cho đến sự sống của các loài vô tình như hoa lá, cỏ cây cũng cần được tôn trọng, bảo vệ. Đó chính là lý do mà Đức Phật của chúng ta đã xuất gia và dành hết thì giờ cùng tâm sức trong cuộc sống của Ngài để tìm ra phương thức hóa giải mọi sự xung đột, sát hại giữa con người với nhau và giữa con người với muôn loài sống chung trên trái đất này.
Với mục tiêu đặt ra như vậy, sau khi thành đạo, Đức Phật đã đi khắp mọi nơi của miền Ngũ hà ở Ấn Độ để giảng dạy chân lý mà Ngài đã tìm ra. Những người may mắn gặp Phật và tiếp nhận được sự giáo hóa của Ngài đã thay đổi được cuộc sống vật chất lẫn tinh thần và ngày càng trở thành tốt đẹp, giáo lý của Ngài cũng giúp cho họ quản lý được xã hội an lành, phát triển hơn. Chúng ta còn nhớ lịch sử đã ghi lại cuộc hòa giải thành công một cách thật nhẹ nhàng của Đức Phật . Hai quốc gia tranh giành chủ quyền về con sông giữa hai nước và cuộc xung đột lên cao điểm đến độ cả hai nước đều dàn binh lính để sẵn sàng giết nhau. May thay, Đức Phật đã xuất hiện và bóng mát an lành của ngài đã xóa tan lửa sân hận, cùng với những lời khuyên sáng suốt và tràn đầy từ ái của Ngài đã khiến cho hai đạo quân buông bỏ vũ khí, chiến tranh được dập tắt. Nghe theo lời Phật dạy, cả hai nước đều vui vẻ cùng sử dụng chung dòng nước của con sông.
Sau khi Đức Phật nhập diệt, tư tưởng của Ngài được phân chia thành hai bộ phái là Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ. Thượng tọa bộ đi theo con đường tiến tới Niết bàn để thực hiện cho được lý tưởng của cuộc sống. Đó là nếp sống không làm tổn hại các sinh vật khác và cũng khuyên mọi người nên thực hiện cuộc sống phát triển bản thân mà không xâm hại đến những người khác, đến các loài khác. Đây chính là quan niệm của Phật giáo Nguyên thủy. Với nền tảng của nếp sống như vậy, những hành giả của Thượng tọa bộ hạn chế tối đa đời sống đòi hỏi thú vui vật chất để có được niềm vui tinh thần và phát triển niềm an lạc cao nhất là Niết bàn.
Bộ phái thứ hai là Đại chúng bộ với tư tưởng tiến bộ cho rằng nếu đời sống cá nhân của người tu đưa đến giải thoát theo phương cách như vậy, mà không quan tâm đến mọi sinh hoạt của những người xung quanh hoàn toàn khác với mình, thì giải thoát này mang tính cách tiêu cực và đôi khi còn bị tác động ngược lại của xã hội khiến cho họ không thể giải thoát được.
Với lý giải này, tư tưởng Phật giáo phát triển đã chủ trương rằng giải thoát cho người là giải thoát cho mình, làm cho xã hội tốt đẹp là làm cho mình tốt đẹp. Từ đó, Phật giáo Đại thừa phát triển đời sống hành Bồ tát đạo, tức lo phục vụ mọi người, giúp đỡ mọi người có đời sống vật chất phát triển và tinh thần thăng hoa mới chính là giải thoát thực sự và lâu dài của hành giả đi theo dấu chân Phật.
Thể hiện tư tưởng này là các bộ kinh như Bảo Tích, Duy Ma, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, v.v… đều đề cao vấn đề Bồ tát đạo, nghĩa là xây dựng một xã hội tốt đẹp. Nói cách khác, lý tưởng của Bồ tát đạo bấy giờ là thiết lập cõi Tịnh độ ở nhân gian, tức phát triển đời sống vật chất và tinh thần đến mức độ cao nhất, mà không gây tác hại cho mọi người và cũng không làm tổn hại sự sống của tất cả các loài cùng hiện hữu trên hành tinh này.
Nói theo ngày nay, mô hình Tịnh độ của Bồ tát đề ra là xây dựng xã hội văn minh, giàu có, nhưng không gây ra ảnh hưởng độc hại đến mọi người và không làm hư hại môi trường sống của con người, của muôn loài và của trái đất.
Một xã hội tốt đẹp cần có đủ bốn yếu tố quan trọng là không khí trong lành cho mọi người hít thở, không gây ra bệnh tật, đất đai sạch và nước sạch để con người sống khỏe mạnh và điều quan trọng không kém là tâm hồn con người cũng trong sạch.
Các Bồ tát dấn thân thực hiện lý tưởng này, thì tất cả mọi người trong xã hội cũng phải đồng tâm hiệp lực trong việc xây dựng xã hội tốt đẹp, lành mạnh như vậy. Vì chỉ có một người xây dựng mà người khác phá thì không có việc nào thành tựu được.
Tinh thần Bồ tát đạo theo hướng tích cực xây dựng xã hội như vậy đã thể hiện chiều hướng ngược lại với tư tưởng tiêu cực nghĩ rằng chỉ lo giải thoát cho riêng mình thôi, còn ai làm gì cũng được. Nhưng thực tế cuộc sống ngày nay cho thấy rõ sự ảnh hưởng cộng tồn mật thiết giữa con người với nhau, giữa con người với các loài và giữa con người với môi trường. Nếu để cho những người nhân danh phát triển kinh tế toàn quyền khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên theo hướng trục lợi, ích kỷ, chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng của cá nhân, của quốc gia họ, gây tác hại cho không khí, đất đai, sông biển bị dơ bẩn, ô nhiễm bởi các chất độc hại của nhà máy thải ra, hoặc khai thác cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên gây ảnh hưởng đến môi sinh, thì chắc chắn sự sống của chúng ta cũng bị đe dọa.
Thấm nhuần tinh hoa của Phật dạy, rằng muôn sự muôn vật trên hành tinh này có mối tương quan tương duyên sâu xa, có sự cộng tồn hỗ tương mật thiết, chúng ta hiểu loài người hay bất cứ loài nào đều không thể sống tách biệt mà an ổn được. Vì thế, Phật giáo Đại thừa luôn để tâm đến sự phát triển môi trường, phát triển thiên nhiên, phát triển xã hội để giúp cho đời sống kinh tế của mọi người, của đất nước được nâng cao. Điển hình là kinh Đại Bảo Tích đã giới thiệu pháp hội Vô Lượng Thọ nói về công hạnh của Đức Phật Di Đà và mô hình tốt đẹp tuyệt đối của thế giới Cực Lạc ở Tây phương do Ngài xây dựng và điều hành.
Đức Phật Di Đà đã thiết kế thế giới Cực Lạc có đầy đủ những tiện nghi hoàn hảo nhất cho cư dân sống ở đó. Thật vậy, với hệ thống Liên Hoa hóa sinh, không phải thai sinh, người dân ở Cực Lạc sinh ra từ hoa sen đều có thân thể khỏe mạnh, tinh khiết, vô nhiễm. Ngoài ra, người dân ở Cực Lạc được nuôi dưỡng bằng nước bát công đức, nghĩa là tâm đại bi thuần tịnh của Phật Di Đà tẩy sạch trần tâm của họ và nuôi lớn tâm Bồ đề của họ, tác động cho họ được an lạc, thanh tịnh. Đến khi họ chứng được Vô sinh Pháp nhẫn, tức đã chuyển hóa từ thể xác đến tâm lý hoàn toàn tốt lành, thì họ sinh ra với đầy đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, và được sinh hoạt với Thánh chúng là những người có hiểu biết cao tột, có đạo đức vô cùng.
Ngoài ra, Phật Di Đà cũng tạo môi trường sống trong lành cho người dân ở Cực Lạc, ở đó đất bằng lưu ly, bảy hàng cây báu, bảy màn lưới giăng … tiêu biểu cho một thế giới thuần khiết với đất sạch, không khí sạch và nước sạch, v.v… Cũng có các loài chim như bạch hạc, khổng tước, ca lăng tần già… nói được pháp Phật, giúp cho người dân nghĩ đến Phật, Pháp, Tăng; nghĩa là làm cho họ phát chí hướng thượng, nỗ lực phát huy trí tuệ và đức hạnh như Phật, có hiểu biết chính xác và sống hòa hợp thanh tịnh, làm việc ích lợi cho tập thể.
Ngày đêm ở Cực Lạc chỉ nghe nhạc trời, thấy hoa trời, bất cứ âm thanh và hình ảnh nào ở Cực Lạc cũng tác động cho người dân phấn đấu thăng hoa; trong khi ngành công nghệ phim ảnh và ca nhạc của một số nước văn minh, giàu có ngày nay được khai thác theo hướng xấu. Họ thu được lợi nhuận rất nhiều và dĩ nhiên sự phát triển sức mạnh kinh tế của lĩnh vực hoạt động giải trí này rất lớn. Nhưng sự phát triển đời sống vật chất và sự hưởng thụ tinh thần theo hướng không lành mạnh, sa đọa như vậy đã gây tác hại, nguy hiểm vô cùng cho giới thanh thiếu niên và cũng tạo ra sự bất an cho xã hội. Thực tế cho thấy phim ảnh và ca nhạc, múa hát đồi trụy đã gây kích động, bạo lực, bạo hành cho người nghe, người xem, đã tạo thành một lớp người hung ác thường sát hại người khác, thích tàn phá mọi thứ, thích gây rối loạn, bạo động trong xã hội. Rõ ràng một sự phát triển chỉ nghiêng về việc thu lợi nhuận thì kết quả của nó luôn luôn song hành với sự tác hại, một sự tác hại lâu dài và rộng lớn cho cả cộng đồng xã hội; nhất là lớp thế hệ trẻ. Những người chủ tương lai của đất nước mà sống cuồng loạn thì cái giá phải trả cho sự phát triển đời sống vật chất theo cách đó thật là quá đắt.
Thiết nghĩ từ thời kỳ xa xưa, Đức Phật đã xây dựng được một thế giới văn minh thực sự hoàn hảo, với cách nuôi dạy từ trong thai sen, công dân nước Cực Lạc sinh ra là đã có thân tâm toàn thiện. Kế đến, được sống trong môi trường trong sạch hoàn toàn, nên tuổi thọ của người dân ở đó nhất định phải lâu dài, và quan trọng hơn nữa là được sinh hoạt với thầy bạn đều là những bậc thượng thiện nhân hoàn toàn tốt, giỏi, thì tri thức và đạo đức chắc chắn phải được thăng hoa tối đa. Vì vậy, có thể khẳng định rằng Cực Lạc là mô hình thế giới phát triển tuyệt vời nhất, ở đó chỉ có cuộc sống tốt đẹp, thánh thiện; mọi bóng dáng của nghèo đói, ngu dốt, sa đọa, tranh chấp, thù hận, khổ đau, tội ác, trộm cướp, giết chóc, chiến tranh … còn không có cái tên, chứ nói chi đến hiện diện. Vì thế, chư Phật mười phương đều khen ngợi công đức của Phật Di Đà và thế giới Cực Lạc.
Tóm lại, Phật giáo không hề tiêu cực; trái lại, theo dòng chảy miên viễn của tâm từ bi và trí tuệ từ nghìn xưa cho đến ngày nay và mãi đến nghìn sau, Phật giáo đã, đang và sẽ mãi mãi tích cực xây dựng một cộng đồng xã hội phát triển lành mạnh cho mọi người, xây dựng một cộng đồng thế giới hòa bình, hòa hợp, an vui cho tất cả mọi người thuộc mọi chủng tộc, xây dựng một ngôi nhà chung thân thương nối kết cuộc sống của loài người và muôn loài cùng cộng tồn, cùng phát triển theo hướng tốt đẹp nhất.
Tất cả mọi sự xung đột, thù hận, sát hại, tàn phá, chiến tranh đều được hóa giải bởi đôi tay tình thương, trái tim nhân ái và khối óc minh mẫn vì lợi ích của mọi người, mọi loài. Và từ đó, muôn người, muôn loài đều được hưởng thụ hợp lý mọi của cải do chính họ làm ra và tận hưởng một cách công bằng mọi của cải mà thiên nhiên đã hào phóng để đặt trên hành tinh này.
Xây dựng cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp cho mọi người, mọi loài, ở khắp mọi nơi trên quả địa cầu này luôn luôn là mục tiêu hướng đến trong mọi sinh hoạt của hành giả Phật giáo Đại thừa. Đó chính là mở cửa Cực Lạc tại chốn Ta bà, xây dựng thế giới Cực Lạc cho mọi người ngay tại cuộc sống nhân gian này.
(Suu tam tu: thuvienhoasen.org)
Friday, June 24, 2011
Dòng Máu Lạc Hồng
Dòng Máu Lạc Hồng
Nhạc sĩ: Lê Quang - Ca sĩ: Đan Trường
Dòng máu Lạc Hồng, bốn nghìn năm
Dòng máu đỏ tươi chảy trong tim mình.
Nòi giống Lạc Hồng, giống rồng tiên
Nguyện ôm bao đời đất mẹ.
Nhịp trống hào hùng, mãi còn vang,
Bao lớp người đi ra nơi biên thùy.
Hình bóng mẹ già, đứng đợi con
Tạc vào sử sách... hào hùng...
ĐK:
Việt Nam ơi! Yêu mến ngàn đời
Yêu lũy tre xanh, có con sông chảy quanh
Nào ta hát, khúc hát Lạc Hồng,
Là muôn cánh chim bay rợp biển Đông.
Việt Nam ơi! Hãy nắm chặt tay,
Tiến bước đi lên viết thêm trang sử vàng.
Nào ta hát, khúc hát Việt Nam,
Con cháu rồng tiên, con cháu Lạc Hồng,
Tự hào hai tiếng Việt Nam.
Thursday, June 9, 2011
Vượt qua nỗi sợ
Vượt qua nỗi sợ
Cám ơn anh, cám ơn chị, cám ơn em!
Tôi thầm cảm phục và biết ơn
Những anh chị em đã tham gia tuần hành ngày 5/6
Để phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc
Trên biển Thái Bình Dương
Để khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
Để khẳng định sông núi biển đảo nước ta là có chủ.
Tôi cũng biết rằng
Để làm được việc đó
Các anh, chị, em đã vượt qua nhiều nỗi sợ hãi
Đã chấp nhận đối đầu với những hiểm nguy, bất trắc
Vượt qua lời can ngăn... từ chính quyền và cả người thân
Đã phải chiến đấu với bản thân mình
Khi đã quyết dấn thân vì tổ quốc
Xin thành tâm cúi đầu ngưỡng mộ!
Tôi thật cảm động
Khi nhìn thấy những cánh tay giơ lên
Những dòng biểu ngữ mạnh mẽ, quyết liệt
Những tiếng hô vang, những ánh nhìn cương quyết
"Hòa bình và Công lý trên Biển Đông"
Những bức hình vạch rõ bộ mặt bọn cướp biển
Mang mặt nạ hiền lương nhân nghĩa...
Các bạn đã viết nên bài thơ yêu nước
Đã nắm tay và hát lên bài ca yêu chuộng hòa bình
Và cũng đã hét vang lời căm giận lũ cướp nước...
Chính các bạn
Đã trở thành điểm tựa tinh thần cho những người xung quanh
Trước hiểm họa ngoại xâm từ phương Bắc
Để tất cả cùng nhau vượt qua nỗi sợ hãi
Cùng đấu tranh cho lẽ phải và công lý
Cho niềm tin tất thắng... ngày mai
Một tổ quốc vẹn toàn
Một dân tộc đoàn kết
Một tương lai tươi sáng!
SG - 9/6/2011
Friday, May 27, 2011
Saturday, May 14, 2011
MỪNG PHẬT ĐẢN
MỪNG PHẬT ĐẢN
Rằm tháng tư đã về !
Mừng sinh nhật Đức Phật
Bậc chánh đẳng chánh giác
Cha lành chung bốn cõi.
Con nay hướng về Người
Tri ân và ngưỡng mộ,
Tình thương của Đức Phật
Như biển trời cao rộng.
Thuyết pháp để cứu khổ,
Dạy chúng sinh như ngài,
Thoát khỏi mọi khổ nạn
Thâm nhập biển trí tuệ…
Nhân Phật đản hôm nay,
Xin nguyện noi gương ngài,
Mở rộng lòng thương yêu,
Đến chúng sinh muôn loài.
Thực hành pháp tứ đế,
Giữ vững lòng bồ đề,
Theo giáo pháp từ bi,
Hành đạo giữa cuộc đời…
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Thursday, May 5, 2011
Chuyện dài "đất nước tôi"
Chuyện dài "đất nước tôi" (1)
1/ Vấn đề an ninh:
- Ở VN hiện nay, tình trạng an ninh phải nói là cực kỳ tồi tệ. Dường như hệ thống công an trở nên bất lực trước các loại trộm cắp. Mỗi người, mỗi nhà phải tự giữ gìn tài sản và an ninh của bản thân mình. Tại sao tôi lại dám khẳng định như vậy? Bởi vì, vừa về nước được 2 tuần thì trộm viếng nhà và lấy mất 2 chiếc xe. Thường, vào buổi sáng (khoảng 5g45), tôi với bố thường đi tập ở công viên gần nhà. Tới khoảng 6g, là điện thoại ở nhà gọi và báo tin ăn trộm đã bẻ khóa cửa vào nhà trộm xe. Rồi cũng trình báo CA. địa phương, và dân phố. Được vài lời an ủi của bác tổ trưởng và bà con xung quanh, "từ tết đến giờ có khoảng 10 vụ tương tự xảy ra trong khu vực", "bây giờ nhà nước thả tụi xì ke ra nhiều quá, nên không quản lý nổi"... CA. nhận lương từ thuế của dân để xẩy ra tình trạng như thế mà vẫn an nhiên tự tại, liệu có hợp lý không? Liệu có còn cần thiết nữa không? Tới đây, chợt nhớ tới 1 bài viết cách đây khá lâu, kể về chiến công của lực lượng CA. là đã "phá xập 300 trang mạng lề trái"? Hay là, nhiệm vụ chính của CA. nhân dân không phải là để bảo vệ tài sản của nhân dân, mà là để theo dõi, bắt bớ những người lên tiếng kêu gọi dân chủ, đổi mới?
- Nhớ lại hồi mới sang Nhật, tôi cứ thắc mắc không biết tìm chỗ giữ xe ở đâu. Sau mới biết là không cần giữ, vì ai cũng bỏ xe thoải mái, mà rất ít khi mất. Tôi cũng tò mò, không biết làm sao xã hội Nhật lại an ninh như thế, vẫn còn những cảnh "tối ngủ không phải khóa cửa, của rơi không ai nhặt". Về sau, mới biết là do nhiều yếu tố tạo nên. Chẳng hạn như: tinh thần trách nhiệm của cảnh sát rất cao (tỷ lệ tự tử của cảnh sát là cao nhất vì họ áy náy với lương tâm khi không hoàn thành nhiệm vụ), xe hay đồ trộm cắp thì không có nơi tiêu thụ, tính quan tâm lẫn nhau của người dân địa phương (thường báo cảnh sát khi phát hiện có dấu hiệu khả nghi)...
2/ Vấn đề thủ tục hành chính
- Trước khi về nước tôi cũng đã nghe đến những khó khăn về thủ tục hải quan khi chuyển hàng về nước. Số là, tôi có gửi 2 thùng sách bằng đường bưu điện về nước sớm 2 tháng trước khi về. Đương nhiên là về đến nơi thì sách vẫn chưa tới. Một tháng sau, tôi nhận được giấy báo mời nhận bưu kiện, với ghi chú là khi đi mang theo 3000 usd và mấy trăm ngàn tiền vnd để đóng thuế. Cầm tời giấy báo, tôi chỉ muốn bỏ quách mấy thùng sách đi cho rồi, bởi tổng giá trị của nó chưa tới 300 usd nữa. Tôi không hiểu họ tính thuế dựa trên cơ sở nào nữa? Nhưng theo lời khuyên của gia đình, tôi cũng lặn lội lên xuống vài ba lần để giải trình và làm đơn xin miễn thuế. Tới giờ phút này, cũng chưa biết kết cục thế nào. Nếu quý vị hải quan VN có dịp đến thăm NB, đến bất cứ cơ quan công quyền nào, sẽ biết được thế nào là thái độ phục vụ chuyên nghiệp và thủ tục gọn gàng, nhanh chóng của họ.
- Nói tới đây lại nhớ tới lý do tại sao lại gửi sách về. Ban đầu tôi dự định cho hết số sách đó, về tay không cho nó khỏe. Mà chợt nhớ đến thủ tục quay về trường, phải nộp 5 quyển sách cho thư viện (mới được về trường?). Nên mới có cái vụ gửi và nhận sách rắc rối như trên. Tôi chẳng biết ai nghĩ ra cái quy định kỳ quái như trên. Chỉ biết nó tạo thêm một rào cản đối với những ai học xong muốn quay trở lại công tác ở trường. Nếu thật sự ĐHBK muốn "chiêu hiền đãi sĩ", kêu gọi giảng viên trẻ học xong về nước, thì việc đầu tiên là nên bỏ những quy định kỳ quái đó đi.
Định viết nhiều nữa, nhưng thời gian không cho phép. Thôi đành nhớ tới đâu viết tới đó, khi nào rãnh rỗi, lại viết tiếp về chuyện dài "đất nước tôi" để chia sẻ cùng mọi người. Đã chọn về nước là chấp nhận "chung sống với lũ", nên sẽ còn nhiều chuyện bực mình để thấy, nghe và suy ngẫm nữa. Hy vọng, mọi chuyện rồi sẽ khá hơn, không chỉ cho bản thân mình, mà cho tất cả dân tộc VN. Bởi trong lòng xã hội VN, người dân nào cũng đang có khát vọng thay đổi và không muốn chấp nhận sự tồn tại của những nghịch lý trên đất nước mình nữa.
Wednesday, April 27, 2011
My wedding album
Thế là đã hơn một tháng trở lại Việt Nam, trở lại với công việc cũ. Bận rộn đủ thứ và cũng có nhiều chuyện đáng để viết blog, nhưng chưa có nhiều thời gian và tâm trí để viết. Chắc để từ từ, khi nào thong thả sẽ post lên thành chuyện dài nhiều tập cho mọi người đọc.
Trước hết, xin post hình đám cưới vừa rồi để mọi người cùng xem và chia vui với vợ chồng mình. Cám ơn bạn bè, người thân xa gần đã đến tham dự tiệc cưới hoặc đã gửi e-mail và comment chúc mừng! Thank you very much!
Chúc mọi người kỳ nghỉ lễ vui vẻ!
Phần 1
Phần 2
Trước hết, xin post hình đám cưới vừa rồi để mọi người cùng xem và chia vui với vợ chồng mình. Cám ơn bạn bè, người thân xa gần đã đến tham dự tiệc cưới hoặc đã gửi e-mail và comment chúc mừng! Thank you very much!
Chúc mọi người kỳ nghỉ lễ vui vẻ!
Phần 1
Phần 2
Subscribe to:
Posts (Atom)