A virtual world for sharing my knowledge, feeling and other meaningful things in my life.
Lời Phật dạy
Thursday, April 15, 2010
Hung King Festival
This festival is very important to Vietnamese people. Every year, this national festival is held to worship the Hung Kings, who were instrumental in founding the nation. The festival usually lasts for 3 days from the 9th to the 11th of the 3rd Lunar month. The worship service is held on the 10th day and commences with a flower ceremony with the participation of state representatives. The main festival is held in Upper Temple (Den Thuong) of Phu Tho province, where the Hung Kings used to worship deities with full rituals, the ceremony consists of a lavish five-fruit feast. Cakes and glutinous rice dumpling are also served to remind people of the Lang Lieu Legend (the 18th Hung King who invented these cakes), and the merit of the Hung Kings who taught people to grow rice. This festival is also organized in many other provinces of Vietnam.
Hùng Vương (English: 'Hùng King') is a title used in many modern discussions of the ancient Vietnamese rulers of the Hồng Bàng period. In antiquity this title began to be used for the ruler who was the religious and political leader of united ancient Vietnam. They were kings of Văn Lang (as Vietnam was known at the time) of the Lạc Việt.
Legend tells of the dragon lord, Lạc Long Quân and the mountain fairy, Âu Cơ who had 100 children. As the parents belonged to different realms, they parted ways, each taking 50 of the 100 sons to their respective homes. The eldest went to live by the coast, domain of dragons.
The eldest came to power in 2897 BC and took the title Hùng Vương, ruling an area covering what is now North Vietnam and part of southern China. He founded the Hồng Bàng Dynasty, which ruled Vietnam until 258 BC. His dynasty existed in Vietnamese prehistory, but much of the lore from this time is now lost to the ages. His sons were always named after him and many stories include either him or another of his offsprings. Stories tell of the heroics of eighteen different Hùng Vươngs (one explains the introduction of the watermelon with the help of Hùng Vương X) but fail to account for the numerous unknown rulers of Vietnam during their two millennia of sovereignty.
The Hồng Bàng Dynasty was overthrown by An Dương Vương, but his regime fell to Triệu Đà, and later to the Han Empire thus beginning millennia of Chinese domination.
It is likely that the name Hùng Vương is a combination of the two Vietnamese words Hùng, which means "brave" and Vương, which means "king". The name Hùng Vương might have been a title bestowed on a chieftain. The Hùng Vương would have been the head chieftain of Văn Lang which at the time was composed of feudal communities of rice farmers (similar to the way the Holy Roman Emperor was elected to rule by fellow German princes).
(Source: Wikipedia & Youtube)
Sunday, April 4, 2010
MỞ NỀN ĐỘC LẬP
Việt Nam đang chuẩn bị tổ chức lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, tính từ 1010 khi vua Lý Công Uẩn ban chiếu dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Nhưng có lẽ 1 sự kiện quan trọng hơn, mà nếu không có nó cũng sẽ không có 1000 năm Thăng Long, đó là chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng, trước đó vài chục năm. Chính sự kiện này mở ra một thời đại độc lập cho đất nước hơn 1000 năm cho đến ngày nay. Tầm vóc của sự kiện này thật to lớn và khẳng định sức mạnh của Việt Nam trước 1 kẻ thù truyền kiếp đến từ phương Bắc. Những người tổ chức lễ hội 1000 năm nên khai thác ý nghĩa biểu tượng của sự kiện này để nâng tầm vóc của lễ hội lên tầm quốc gia, nhằm nâng cao tinh thần tự chủ của dân tộc, đối phó với những mưu toan xâm lược mới đầy nham hiểm của kẻ thù phương Bắc.
MỞ NỀN ĐỘC LẬP
Ngàn năm dưới gót giặc Tàu
Quê hương yêu dấu còn đâu thanh bình ?
Bao phen trống dậy biên đình
Nước nhà đến vận hồi sinh trưởng thành
Ngô Quyền – sáng mãi sử xanh
Mở thời độc lập, quyết giành tự do
Bạch Đằng, dựng lại cơ đồ
Đánh tan Nam Hán, đóng đô, xây thành
Quê hương, dựng lại thật nhanh,
Muôn dân một ý, lòng thành việc chung
Buổi đầu gian khó vô cùng
Giữ gìn độc lập, cùng chung xây nền
Quyết lòng gắng chí sẽ nên,
Việt Nam độc lập, vững bền mai sau
Quê hương đất nước dài lâu
Tương lai tươi sáng, mở đầu từ đây…
Wednesday, March 24, 2010
Kyoto – mùa chia ly và hội ngộ
Hoa anh đào lại nở
Lòng bồi hồi chợt nhớ
Tháng tư này năm xưa
Ngày nào còn bỡ ngỡ
Xứ người – quen và lạ
Hai năm - ôi nhanh quá
Thời gian có đợi chờ?
Hôm qua chia tay bạn
Chợt buồn chuyện hợp tan
Tiễn ai về quê cũ
Trời mưa giăng mây mù
Năm sau hoa đào nở
Người xưa có còn đây?
Kỷ niệm còn đong mãi
Đôi dòng thơ, nhớ ai…
Hoa nở - mừng người mới
Mưa buồn - tiễn bạn xa
Chuyến xe đời vẫn tới
Kyoto - mùa chia xa…
(Kyoto - 3/2010)
Friday, March 12, 2010
BÌNH ĐẲNG – LÝ TƯỞNG CHUNG CỦA MỌI XÃ HỘI
Ngay trong câu đầu tiên của Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng", chúng ta đã gặp ngay hai chữ “bình đẳng”. Ý tưởng về sự bình đẳng này được trích dẫn từ tuyên ngôn độc lập của Mỹ, và cũng được nhắc đến trong Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp, cho thấy “bình đẳng” là một nguyên lý căn bản được chấp nhận bởi mọi quốc gia, mọi dân tộc. Như vậy, “bình đẳng” là một khái niệm chung của cả nhân loại, nó hướng đến việc khẳng định quyền lợi ngang nhau của mọi người, mọi đối tượng, mọi nhóm người trong xã hội. Nó chính là mục tiêu phấn đấu của mọi dân tộc, mọi xã hội tiến bộ, và là lý tưởng chung của mọi cuộc cách mạng trên thế giới.
Trong lịch sử loài người, sau mỗi cuộc cách mạng thì xã hội trở nên bình đẳng hơn về một phương diện nào đó. Chẳng hạn, cách mạng giải phóng nô lệ xóa bỏ sự bất bình đẳng giữa chủ và nô lệ, cách mạng công nghiệp và nền cộng hòa xóa bỏ sự bất bình đẳng giữa tầng lớp vua chúa và thường dân, cách mạng thuộc địa xóa bỏ sự bất bình đẳng giữa các nước thuộc địa và thực dân… Bên cạnh những thay đổi lớn mang tính cách mạng đó, trong suốt quá trình phát triển xã hội, cũng có rất nhiều những phong trào nhỏ hơn đóng góp vào mục tiêu làm cho xã hội trở nên bình đẳng hơn, tiến bộ hơn, như : phong trào nam nữ bình quyền ; đòi bình đẳng trong việc bỏ phiếu, tranh cử ; bảo vệ quyền lợi của những người thiểu số, khuyết tật ; tranh đòi bình đẳng trong lập hội, làm báo, truyền tin… ; thúc đẩy giảm bớt khoảng cách giữa người giàu - người nghèo, chủ - thợ, nước giàu – nước nghèo, nông thôn – thành thị…
Tuy nhiên, để thực hiện được lý tưởng bình đẳng xã hội, điều đầu tiên là chúng ta phải hiểu đúng khái niệm này. Nhiều người hiểu lầm bình đẳng là san bằng, làm cho ai cũng như ai, nên dẫn đến những chính sách xã hội sai lầm, mang tính quá khích, mà chúng ta đã từng thấy trong quá khứ. Điều đầu tiên cần phải khẳng định, bình đẳng ở đây có nghĩa là bình đẳng về cơ hội, nghĩa là mọi người đều được tạo một cơ hội như nhau để phấn đấu và vươn lên trong xã hội, nếu ai nổ lực nhiều hơn, học giỏi hơn, làm việc hiệu quả hơn, tất nhiên sẽ thu hoạch được nhiều lợi ích hơn. Chẳng hạn, như xã hội Mỹ đã tạo được điều kiện bình đẳng để một người da đen, nếu có tài năng, cũng có thể được bầu làm tổng thống, như trường hợp của tổng thống Obama hiện tại. Hơn nữa, bình đẳng cũng nhắm đến việc chiếu cố cho những nhóm người có điều kiện khó khăn hơn những người khác, chẳng hạn: người nghèo, người già, trẻ em, người tàn tật, dân tộc thiểu số, người ở vùng sâu vùng xa… sao cho giảm bớt những khó khăn của họ.
Lý tưởng bình đẳng dựa trên nguyên lý căn bản là con người sinh ra đều như nhau, đều có chung dòng máu đỏ và nước mắt mặn, và đều xứng đáng được hưởng quyền lợi như nhau. Mọi ranh giới như: giai cấp, màu da, chủng tộc, giới tính, trình độ, địa vị… không thể quyết định và thay đổi bản chất bình đẳng giữa mọi người.
Từ nguyên lý này, mọi quy định, luật lệ, thiết chế xã hội đều nhằm mục tiêu đảm bảo sự bình đẳng giữa mọi người trong xã hội. Xã hội càng tiến bộ thì tính bình đẳng giữa mọi công dân càng cao. Chẳng hạn, trong một xã hội dân chủ pháp trị, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, kể cả tổng thống, nếu vi phạm pháp luật cũng phải ra tòa như một thường dân. Chính vì vậy, trong xã hội hiện đại ngày nay, vai trò của quốc hội, cơ quan lập pháp, thường trở nên rất quan trọng, bởi nhiệm vụ chính của nó là thiết lập nên những quy định, điều luật nhằm đảm bảo sự bình đẳng, công bằng trong xã hội. Ở đó, phải tập hợp những người đại diện cho đủ mọi thành phần trong xã hội, họ có nhiệm vụ đề xuất và bỏ phiếu thông qua những điều luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho địa phương hoặc thành phần mà họ đại diện. Hiện nay, ở nước ta, đại biểu quốc hội đa phần là đảng viên cộng sản, vì vậy chưa thể đảm bảo được sự bình đẳng giữa những đảng viên đảng cộng sản và những người ngoài đảng. Điều này cần phải được điều chỉnh để lý tưởng bình đẳng ở nước ta được thực hiện tốt hơn.
Trong xã hội Việt Nam ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế, sự bất bình đẳng giữa người giàu - người nghèo đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, cần phải sớm khắc phục để đảm bảo xã hội phát triển bền vững và ổn định. Hơn nữa, một số quan niệm phân biệt đối xử vẫn còn tồn tại, như: giữa doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, quan chức chính phủ và thường dân, đảng viên và người ngoài đảng… cũng làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng trong xã hội. Để khắc phục điều này, cần phải xây dựng một nền tảng dân chủ pháp trị vững mạnh, dựa trên nguyên tắc thượng tôn pháp luật. Đặt quốc hội, cơ quan lập pháp lên vị trí cao nhất, xây dựng cơ chế bầu cử quốc hội sao cho tập hợp được tiếng nói của tất cả mọi thành phần của đất nước. Mọi công dân, tổ chức nhà nước hay tư nhân đều phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật và hiến pháp do quốc hội xây dựng. Tăng cường vai trò của báo chí trong việc phản ánh các sự việc bất công. Phải có cơ chế kiểm tra, giám sát và đảm bảo minh bạch thông tin. Người dân thuộc mọi thành phần phải được quyền biết và góp phần vào việc ra những quyết định quan trọng liên quan đến đất nước và quyền lợi của mình.
Ngoài ra, cũng cần xây dựng chế độ bảo hiểm, phúc lợi, an sinh xã hội hiệu quả, sao cho đảm bảo được quyền lợi của mọi người dân, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo ổn định cuộc sống của những nhóm người dễ bị tổn thương, như: người già, trẻ em, tàn tật, dân tộc thiểu số, người thất nghiệp…
Nói tóm lại, bình đẳng là mục tiêu ban đầu và lâu dài của mọi nổ lực xây dựng xã hội. Nó chính là thước đo trình độ văn minh và tiến bộ của một đất nước. Trong công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam ngày nay, mục tiêu bình đẳng cũng cần đặt lên hàng đầu, bởi xét cho cùng, việc phát triển đất nước là nhằm mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho toàn dân, và điều này sẽ không thể nào đạt được nếu thiếu sự bình đẳng. Mong rằng, lý tưởng bình đẳng sẽ trở thành ngọn đèn soi sáng cho các chính sách phát triển đất nước và xã hội bình đẳng sớm trở thành hiện thực trên quê hương Việt Nam.
PQT - 3/2010
Monday, February 22, 2010
Friday, February 19, 2010
Mừng xuân Canh Dần - 2010
Canh Dần - năm mới đến rồi
Ngẫm nhìn thế sự, bồi hồi nghĩ suy,
Canh là thay đổi đúng thì,
Dần là tuần tự, chuyển di hợp thời.
Xấu xa - hãy bỏ ai ơi,
Vun trồng cái đẹp, cây đời nở hoa,
Chung tay dựng lại nước nhà,
Vươn vai Phù Đổng, hóa ra Cọp Rồng.
Vừa tròn ngàn tuổi Thăng Long,
Rồng xưa chuyển động, ước mong bao ngày.
Ngàn năm xưa, vận hội này
Trăm đàn chim Việt tung bay khắp trời.
Quê nhà, dạo bước thảnh thơi,
Thái bình, thịnh vượng, cuộc đời yên vui.
Mong cho cái ác phải lùi,
Thiện lành sẽ thắng, luật trời xưa nay.
Canh Dần, xuân mới đổi thay,
Một năm hạnh phúc, tràn đầy an vui…
(Canh Dan - 2010)
Sunday, January 31, 2010
VẬN HỘI MỚI
Một ngàn năm lẻ, lắm thăng trầm,
Đất nước chuyển mình sang vận mới
Sáng soi văn hiến bốn ngàn năm…
*
Mở đầu vận hội, bao hy vọng
Thái bình, tâm nguyện cả non sông
Cuộc sống yên bình và no ấm
Việt Nam, bỗng chốc hóa thành Rồng
*
Dựng lại cơ đồ của ông cha
Quyết lòng xây đắp nước non nhà
Đoàn kết, xóa tan bao thù hận
Tương lai tươi sáng, chắc không xa
*
Xóa bỏ hận thù, phải thật tâm
Hạt giống thương yêu, sẽ nảy mầm
Thẳng thắn, mở lòng - nghe sự thật
Tự do, dân chủ - chẳng ngoài tâm.
*
Thế giới ngày nay đã chuyển mình
Nước nhà, vào đại vận hồi sinh
Toàn dân chung sức lo việc nước
Sáng mãi ngàn năm đất nước mình…
Monday, January 25, 2010
Tứ Chứng Nan Y
Cuối năm đọc truyện cười dân gian để thư giản. Kho tàng truyện dân gian Việt Nam rất phong phú và sâu sắc. Trong chế độ phong kiến, ít tự do ngôn luận, thì đây chính là 1 kênh hữu hiệu để cất lên tiếng nói của người dân để thể hiện suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình, để mọi người có dịp được cười và xả stress. Dưới đây là 1 truyện trích từ tập truyện cười dân gian có tên là Xiển Bột.
Xiển làm thuốc. cho nên vua thường vời vào kinh chữa bệnh. Một hôm, vua đang nô đùa cùng bầy cung phi, thì thấy Xiển bước vào. Vua ngạc nhiên hỏi có việc gì. Xiển đáp:
- Hạ thần nghe nói Hoàng thượng mắc phải bốn bệnh hiểm nghèo mà sách gọi là "tứ chứng nan y", nên vội vàng vào thăm Hoàng thượng.
Vua khó chịu nói:
- Thiên hạ ác miệng nói càn như vậy, chứ lâu nay Trẫm vẫn khỏe mạnh, có việc gì đâu! à thế "tứ chứng nan y" là nhứng bệnh gì?
Xiển tâu: - Dạ "tứ chứng nan y" họ nói đó là què, mù, câm, điếc.
Vua nổi giận:
- Ðộc ác đến mức ấy là cùng! Trẫm mà biết kẻ nào bịa chuyện phao đồn ra đầu tiên thì Trẫm sẽ cắt lưỡi chứ không tha!
Xiển nói:
- Hạ thần nghe thiên hạ đồn như vậy. Bây giờ mới biết là sai. Nhưng nghĩ cho kỹ, thì lại thấy là có nguyên do cả đấy ạ!
Vua hỏi: - Nguyên do như thế nào?
Xiển giả bộ rụt rè: - Xin Hoàng thượng tha tội kẻ hạ thần mới dám nói.
Vùa bằng lòng. Xiển nói:
- Thiên hạ thấy Hoàng thượng suốt năm chỉ quanh quẩn trong cung điện nên họ lầm tưởng là ngài què. Nước sắp mất mà Hoàng thượng vẫn ung dung vui thú, nên họ lầm tưởng là ngài mù. Trước cảnh núi sông bị quân giặc dày xéo mà Hoàng thượng cứ ngồi im, nên họ tưởng là ngài câm. Khắp nơi người ta đều kêu Hoàng thượng là kẻ hèn yếu, khiếp nhược nhưng ngài vẫn làm ngơ ký hòa ước hàng giặc, nên họ lầm tưởng là ngài điếc.
Vua biết Xiển chửi mình, tức uất người nhưng không đủ lý lẽ để bắt tội được.
Thursday, January 14, 2010
SUY NGHĨ VỀ KHÁI NIỆM TRÍ THỨC
SUY NGHĨ VỀ KHÁI NIỆM TRÍ THỨC
“Trí thức” từ đâu ra?
Intellectuel (tiếng Pháp) hay intellectual (tiếng Anh) trong từ điển vốn là một tính từ, còn danh từ gốc của nó là intellect (trí tuệ, trí thông minh). Nhưng một văn bản công bố năm 1906 – do nhà văn Zola ký tên đầu – lại được thủ tướng Pháp Clemenceau (tiến sĩ, nhà báo) gọi là Tuyên ngôn của Trí thức (Manifeste Des Intellectuels). Thế là một tính từ trở thành danh từ mới, chưa có trong các từ điển trước đó như Larousse 1866-1878 hay Đại từ điển Bách khoa 1885-1902.
Đó là bản kháng nghị nổi tiếng, của các nhà văn, nhà khoa học nổi tiếng, chống lại một bản án oan cũng nổi tiếng là xấu xa trong lịch sử tư pháp (xử đại úy Dreyfuss, sau gọi là “sự kiện Dreyfuss”). Như vậy, danh từ “trí thức” ra đời trong một sự kiện chống bất công, còn “người trí thức” ra đời khi xã hội thừa nhận danh từ này.
Thực ra, rất lâu trước đó đã có vô số cá nhân có phẩm chất và tiếng tăm không kém các tác giả bản tuyên ngôn nói trên, nhưng ý thức tự liên kết (ví dụ cùng ký tên vào một tuyên ngôn) và điều kiện cho phép liên kết để thực hiện những thiên chức xã hội thì chỉ xuất hiện khi xã hội có dân chủ; đồng thời người dân khi được hưởng các quyền tự do cũng bắt đầu hiểu rõ chức năng xã hội của tầng lớp trí thức và hưởng ứng họ.
Trí thức và dân chủ
Quả vậy, dẫu các tác giả của bản tuyên ngôn là những người uy tín lớn và đang được xã hội trọng vọng, như Emile Zola (1840-1902), Anatole France (1844-1924), Halevy, Buinot, Leon Blum… nhưng thật ra bản tuyên ngôn của họ chỉ có thể ra đời khi nước Pháp đã có chế độ dân chủ, ba quyền tối thượng đã được phân lập rạch ròi. Thủ tướng đứng đầu ngành hành pháp, quyền hành cực lớn, vẫn không được phép can thiệp vào công việc tư pháp, dẫu tư pháp đưa ra bản án oan.
Thế mà, nhờ “bản tuyên ngôn” và tiếp đó nhờ dư luận và báo chí dấy lên, bản án oan đã phải sửa sau nhiều năm chây ỳ.
Tương tự như vậy, học thuyết Mác cũng chỉ có thể công bố trong một xã hội đã tương đối dân chủ. Thời đó, cố nhiên nền báo chí công quyền không thể đăng những tác phẩm trong đó Mác cổ vũ quần chúng dùng bạo lực tước đoạt tư liệu sản xuất của giai cấp tư bản. Nhưng đã có báo chí và nhà xuất bản tư nhân (bản thân Mác cũng từng là tổng biên tập một tờ báo). Còn dưới thời phong kiến thì một bản án mà vua đã quyết, dù là oan thấu trời (như án Nguyễn Trãi) cũng không một ai dám phản đối. Người bị oan chỉ có một cách là “mong sao thánh thượng hồi tâm”.
Can đảm là một tính cách của trí thức: dám nói ra và dám bảo vệ chân lý. Khổng Tử nói nho sĩ phải là người đủ ba phẩm chất: có trách nhiệm cao, có lòng tự trọng và dũng cảm. Mác còn nói rõ hơn: Trí thức, ngoài khả năng sáng tạo, còn phải “dám phê phán thẳng thừng mọi thứ cần phê phán, không lùi bước trước mọi kết luận, mọi đụng chạm – dù là đụng chạm tới thứ quyền lực nào”.
Như trên đã nói, những cá nhân có trí tuệ cao, có phẩm cách đẹp đã xuất hiện rất sớm và được gọi bằng các tên khác nhau, tuy họ chưa tự ý thức và chưa có quyền liên kết lại. Phương Đông từ cả ngàn năm trước đã gọi họ là bậc thánh hiền (Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử…), bậc hiền tài, sĩ phu, kẻ sĩ… Ngoài tài năng, giới trí thức xưa còn được ca ngợi là “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” (sách Mạnh Tử: phú quý không làm mê muội, nghèo khổ không làm lay chuyển, uy vũ không khuất phục nổi). Câu này nói lên dưới chế độ chuyên chế họ từng bị mua chuộc, bị cái nghèo hành hạ và bị trấn áp, chứ không chỉ có tôn vinh mà thôi.
Chính do được tôn vinh, trí thức cũng có “thật” và “giả” vì có những người muốn được tôn vinh bằng công sức tối thiểu. Một xã hội có quá nhiều trí thức “giả” – như chuyện mua quan bán chức cuối thời vua Lê chúa Trịnh – là xã hội thoái hoá và hỗn loạn, vì thứ “giả” này sẽ chiếm những địa vị cao, ảnh hưởng lớn, kể cả có quyền cho phép nhiều loại “giả” khác phát sinh, phát triển và lưu hành.
Về định nghĩa trí thức
Có nhiều định nghĩa trí thức, rất dễ tìm trên internet. Không chỉ nhiều, mà rất nhiều, cho thấy đến nay định nghĩa trí thức vẫn chưa thật định hình. Do vậy, khi bàn về trí thức thường người ta phải xác định khái niệm trước khi bàn tiếp. Nhiều nhà trí thức lớn cũng đưa định nghĩa của mình, trong đó có những định nghĩa mới chỉ nêu tính cách đặc trưng hơn là nêu bản chất. Ví dụ: “trí thức là người phát hiện những điều thuộc bản chất sự vật mà người khác không nhìn ra được”; hoặc "Người trí thức là người luôn có khát vọng tự do”. Nhiều bạn đọc của VietnamNet khi thảo luận đề tài này cũng tự ý đưa ra những định nghĩa theo quan niệm của mình, khiến vấn đề càng phong phú, nhưng sẽ càng khó thảo luận khi khái niệm chưa thống nhất.
Dẫu vậy, vẫn có thể phân chia các định nghĩa hiện hành thành 2 nhóm: nhóm chặt chẽ (rất hữu dụng khi bàn vấn đề ở bình diện triết lý, gồm cả thiên chức, nhiệm vụ trí thức đối với nhân quần, xã hội) và nhóm thông dụng (để dùng rộng rãi trong đời sống, dễ hiểu với trình độ chung).
Một cách chặt chẽ, trí thức phải là người:
1) Sáng tạo những giá trị tinh thần. Mức độ sáng tạo cho phép tách ra những trí thức lớn, tầm cỡ nhân loại; và
2) Chỉ tôn thờ những giá trị tinh thần vĩnh hằng: Chân (chân lý, sự thật), Thiện (cái tốt), Mỹ (cái đẹp).
Từ cái gốc này, do đặc trưng lao động, trí thức có những phẩm chất, tính cách nhất định – không bẩm sinh và cũng không phải là độc quyền của trí thức. Ví dụ, để sáng tạo, trí thức phải có một cái vốn tri thức cao hơn mặt bằng chung (đã đành) nhưng quan trọng là phải bổ sung suốt đời (để sáng tạo tiếp). Điều này rất tương đối, vì mặt bằng dân trí mỗi thời một khác: thầy giáo tiểu học là lao động trí óc (đúng với mọi thời) nhưng trước đây 60 năm có thể là trí thức – nếu có sáng tạo (ví dụ như Nam Cao, Tô Hoài…)
Do tôn thờ chân lý, trí thức chỉ tin những gì đã được chứng minh đầy đủ và do đó bảo vệ sự thật đến cùng. Khám phá chân lý là niềm say mê cao nhất (bị cấm đoán nghiên cứu hoặc cấm nói sự thật là điều đau khổ vô tận – từ đó, suy ra trí thức căm ghét cái gì). Khám phá ra chân lý là hạnh phúc cao nhất, do vậy họ có yêu cầu bức xúc công bố và đòi hỏi được công bố (Galilê bị cấm công bố “quả đất tròn”). Tuy quyết bảo vệ kết quả nghiên cứu bằng tranh luận, nhưng trí thức cũng sẵn sàng nhận sai lầm, từ bỏ niềm tin, nếu có chứng minh đầy đủ – từ đó họ đòi hỏi tự do tư tưởng, tự do ngôn luận… Tôn thờ cái tốt (thiện), trí thức rất nhậy cảm khi cái xấu lộng hành (ví dụ bất công, áp bức, hạn chế quyền tự do, dân chủ giả hiệu…)
Chúng ta có thể suy ra những tính cách khác nữa của trí thức nhưng không nên dùng những tính cách này để định nghĩa, vì đó chỉ là đặc trưng mà chưa phải bản chất của trí thức (và cũng không phải của riêng trí thức). Một cô giáo ở Đà Nẵng chấp nhận tiến thân bằng thi cử công bằng: Đó là thái độ của trí thức, dù cô chưa phải trí thức. Theo cụ Trường Chinh thì:“Phải nói rõ, nói hết sự thật; gọi sự vật bằng đúng tên của nó”; cụ Nguyễn Đức Bình đòi hỏi “Đặt mọi ý kiến khác biệt lên bàn tranh luận”… đều là thái độ thẳng thắn và cầu thị của trí thức, dù đây là những nhà chính trị.
Theo cách thông dụng, trí thức được định nghĩa như những người lao động trí óc nói chung, ví dụ: trong khẩu hiệu “Liên minh Công – Nông – Trí”; hoặc trong một bản thành tích có câu: chế độ ưu việt của ta đã đào tạo được hàng triệu trí thức XHCN… Cách định nghĩa này làm số trí thức trong xã hội tăng lên rất nhiều, có mặt ở mọi lĩnh vực, ngành nghề.
Còn theo cách chặt chẽ, thì một văn hào và người thư ký của ông đều là lao động trí óc, nhưng trong đó chỉ một người là trí thức. Cũng theo cách chặt chẽ, một tiến sĩ nếu không nghiên cứu sáng tạo gì, thì vẫn thiếu vế đầu để được coi là trí thức đúng nghĩa. Bằng cấp cao, nhưng không sống chết tôn thờ Chân, Thiện, Mỹ biểu hiện bằng biết mà không dám nói sự thật, không căm ghét độc tài, thái độ ba phải trước bất công, phản dân chủ… thì thiếu nốt cả vế thứ hai của tiêu chuẩn trí thức.
Nguyễn Du không những sáng tác Truyện Kiều mà trong truyện ông tỏ thái độ rất rõ đối với bất công, áp bức, thân phận con người. Vua Tự Đức đọc đến câu “dọc ngang nào biết trên đầu có ai” (ca ngợi Từ Hải) đã đòi phạt “đánh đòn” Nguyễn Du (khi ông đã mất). Dưới chế độ phong kiến ngạt thở như vậy, Nguyễn Du vẫn khôn khéo nói được điều cần nói, biểu lộ được thái độ cần có, đúng là trí thức lớn của dân tộc ta.
(Trích dẫn từ: http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Suy-ngam/Suy_nghi_ve_khai_niem_tri_thuc/)