Lời Phật dạy

"Không làm các việc ác, Siêng làm các điều lành, Giữ tâm ý trong sạch, Đó là lời Phật dạy!" (Kinh Pháp Cú)
Showing posts with label giaoduc. Show all posts
Showing posts with label giaoduc. Show all posts

Tuesday, March 3, 2020

VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC, GIÁO DỤC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC

VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC, GIÁO DỤC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC

PGS.TS. Phạm Quốc Trung
  

1.      Công nhân tri thức – nguồn tài nguyên vô giá

Khái niệm công nhân tri thức (knowledge worker) hay còn gọi là công nhân cổ trắng, để chỉ đến những người lao động trí óc nói chung, như là: nhân viên văn phòng, quản lý, chuyên gia… Khái niệm này đã được Peter Drucker, cha đẻ của quản trị học hiện đại, đề cập đến từ rất sớm (1960), để phân biệt với công nhân cổ xanh hay người lao động chân tay. Điểm khác biệt chủ yếu của công nhân tri thức là công cụ lao động chính là kiến thức nằm trong đầu và năng lực tư duy của họ. Theo dự báo của ông, lực lượng công nhân tri thức sẽ ngày càng tăng về số lượng và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
Ngày nay, khi kinh tế thế giới chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức (hậu công nghiệp), cùng với đà phát triển của công nghệ và mức độ toàn cầu hóa, thì những dự báo trên là hoàn toàn chính xác. Trong nền kinh tế tri thức, các quốc gia cạnh tranh với nhau một cách gay gắt trong việc thu hút lực lượng công nhân tri thức, hay đội ngũ chất xám đến làm việc và đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế nước mình. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, do môi trường lao động chưa phù hợp, nên thường có hiện tượng chảy máu chất xám, tức là sự ra đi của lực lượng lao động có tay nghề và trình độ cao.
Về định nghĩa, có một khái niệm gần gũi hơn để chỉ người công nhân tri thức đối với người Việt Nam, đó là kẻ sĩ, hay các nhà trí thức. Trí thức là tầng lớp mà nhà cầm quyền nào cũng phải xem trọng, vì ngoài việc tốn công phu đào tạo dài ngày (tốn kém ngân sách nhà nước, ngân sách gia đình, mỗi cá nhân…) còn là bộ mặt ngoại giao, chính trị… của một đất nước. Muốn biết chính sách hoặc tiềm năng một quốc gia như thế nào, người ta cũng quan tâm đến sự đãi ngộ hoặc việc sử dụng tầng lớp trí thức ra sao ?
Do đó vai trò của người trí thức hết sức quan trọng đối với xã hội, một phần của khuôn mặt bang giao quốc tế. Mặt khác, xã hội ta, từ xưa rất chuộng sự học, nó trở thành truyền thống, đạo thống của dân ta. Ngày xưa các cụ trọng sự học đến nỗi thấy tờ giấy có viết chữ (chữ nho), dặn con cháu không được buớc qua, bước qua là bất kính là không bao giờ học giỏi được… Kẻ sĩ còn sống trong lòng người dân, cầm nắm thế đạo nhân tâm, là khuôn vàng thước ngọc của sự mẫu mực, là người âm thầm lãnh đạo cả một mặt trận văn hoá từ các tác phẩm lớn của nền văn chương bác học, đồng thời cũng là đồng tác giả các truyện khuyết danh, vô danh, văn chương bình dân… thẩm thấu trong mọi tầng lớp nhân dân. Trừ những người đã nổi tiếng, phần lớn họ là những chiến sĩ vô danh, sống âm thầm trong bóng tối, nhưng nuôi dưỡng cho dân chúng bao tình cảm cao đẹp, lòng yêu nước, ý chí quật cường, tinh thần cách mạng…
·        Về định nghĩa trí thức
Trí thức hay intellectuel (Pháp) hay intellectual (Anh) trong từ điển vốn là một tính từ, còn danh từ gốc của nó là intellect (trí tuệ, trí thông minh). Theo lịch sử, danh từ “trí thức” ra đời sau, gắn liền với một sự kiện chống bất công, còn “người trí thức” ra đời khi xã hội thừa nhận danh từ này.
Có nhiều định nghĩa trí thức, rất dễ tìm trên internet. Do vậy, khi bàn về trí thức thường người ta phải xác định khái niệm trước khi bàn tiếp. Dẫu vậy, vẫn có thể phân chia các định nghĩa hiện hành thành 2 nhóm: nhóm chặt chẽ (rất hữu dụng khi bàn vấn đề ở bình diện triết lý, gồm cả thiên chức, nhiệm vụ trí thức đối với nhân quần, xã hội) và nhóm thông dụng (để dùng rộng rãi trong đời sống, dễ hiểu với trình độ chung). Một cách chặt chẽ, trí thức phải là người: (1) Sáng tạo những giá trị tinh thần. Mức độ sáng tạo cho phép tách ra những trí thức lớn, tầm cỡ nhân loại; và (2) Chỉ tôn thờ những giá trị tinh thần vĩnh hằng: Chân, Thiện, Mỹ. (Nguồn : http://chungta.com/)
·        Đặc tính của trí thức
Từ cái gốc này, do đặc trưng lao động, trí thức có những phẩm chất, tính cách nhất định – không bẩm sinh và cũng không phải là độc quyền của trí thức. Ví dụ, để sáng tạo, trí thức phải có một cái vốn tri thức cao hơn mặt bằng chung (đã đành) nhưng quan trọng là phải bổ sung suốt đời (để sáng tạo tiếp). Điều này rất tương đối, vì mặt bằng dân trí mỗi thời một khác. Hơn nữa, trí thức phải là người ham học hỏi và xem việc tiếp nhận, chia sẻ và đóng góp vào kho tri thức của nhân loại là công việc và bổn phận của mình. Việc tiếp thu kiến thức/thông tin mới phải gắn liền với khả năng suy nghĩ và nghiên cứu độc lập của mỗi người. Người trí thức là người có khả năng tiếp cận và áp dụng tri thức một cách tích cực, chủ động và hiệu quả trong từng phạm vi hoạt động cụ thể của mình.
Do tôn thờ chân lý, trí thức chỉ tin những gì đã được chứng minh đầy đủ và do đó bảo vệ sự thật đến cùng. Khám phá ra chân lý là hạnh phúc cao nhất, do vậy họ có yêu cầu bức xúc công bố và đòi hỏi được công bố (Galilê bị cấm công bố “quả đất tròn”). Tuy quyết bảo vệ kết quả nghiên cứu bằng tranh luận, nhưng trí thức cũng sẵn sàng nhận sai lầm, từ bỏ niềm tin, nếu có chứng minh đầy đủ – từ đó họ đòi hỏi tự do tư tưởng, tự do ngôn luận… Tôn thờ cái tốt (thiện), trí thức rất nhậy cảm khi cái xấu lộng hành (ví dụ bất công, áp bức, hạn chế tự do, dân chủ giả hiệu…). Can đảm là một tính cách của trí thức: dám nói ra và dám bảo vệ chân lý. Khổng Tử nói nho sĩ phải là người đủ ba phẩm chất: có trách nhiệm cao, có lòng tự trọng và dũng cảm. Ngoài tài năng, giới trí thức xưa còn được ca ngợi là “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” (giàu sang không làm mê muội, nghèo khổ không làm lay chuyển, bạo lực không khuất phục nổi).
Chính do được tôn vinh, trí thức cũng có “thật” và “giả” vì có những người muốn được tôn vinh bằng công sức tối thiểu. Một xã hội có quá nhiều trí thức “giả” là xã hội thoái hoá và hỗn loạn, vì thứ “giả” này sẽ chiếm những địa vị cao, ảnh hưởng lớn, kể cả có quyền cho phép nhiều loại “giả” khác phát triển.

2.      Vai trò giáo dục & NCKH trong nền kinh tế tri thức

·        Giáo dục & NCKH trong nền kinh tế thế giới
Theo Stiglitz, một nhà kinh tế lớn của World Bank, tri thức đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và đảm bảo phúc lợi xã hội. Ông còn đề nghị cần phải xem xét các vấn đề phát triển kinh tế dưới góc nhìn tri thức, ở đó, giáo dục đóng một vai trò dẫn dắt cho sự phát triển. Trong nền kinh tế tri thức đó, sáng tạo là cực kỳ quan trọng, vì vậy các doanh nghiệp nhỏ có thể cung cấp những nền tảng cho sự đổi mới của xã hội tốt hơn nhiều so với các doanh nghiệp to lớn cồng kềnh.
Trong nền kinh tế tri thức, các doanh nghiệp không chỉ nhận thấy tầm quan trọng của nghiên cứu phát triển, mà họ còn thấy rằng việc nhanh chóng đưa các sản phẩm mới ra thị trường còn quan trọng hơn nhiều. Vì vậy, để nhấn mạnh sự kết nối giữa hoạt động nghiên cứu khoa học (tìm ra tri thức mới) và hoạt động sản xuất kinh doanh (biến tri thức thành sản phẩm trên thị trường), các tổ chức đã đặt lại tên của bộ phận Nghiên cứu & Phát triển (R&D) thành Nghiên cứu, Phát triển & Thương mại hóa (R&D&C), hoặc Khoa học, Công nghệ & Dự án (S&T&P). Sự chuyển đổi này càng cho thấy tốc độ ngày càng tăng của việc tạo ra tri thức mới và đưa tri thức vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày nay, với sự tiến bộ của công nghệ, và yêu cầu cạnh tranh của thị trường toàn cầu, tốc độ đưa ra thị trường của các thế hệ công nghệ mới được rút ngắn một cách đáng kể.
·        Giáo dục trong bối cảnh Việt Nam
Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước để theo kịp đà phát triển của thế giới, việc nâng cao vị thế đất nước để hội nhập với xu hướng phát triển chung của nhân loại trong nền kinh tế tri thức là một nhu cầu vô cùng cấp bách. Điều này, đòi hỏi những chính sách đúng đắn của chính phủ trong việc phát huy các điểm mạnh hiện tại, khắc phục những yếu kém, bất cập trong hai lĩnh vực Giáo dục và KHKT, tiếp tục phát triển hơn nữa hạ tầng cơ sở và CNTT để tạo thuận lợi cho các yếu tố khác phát triển.
Trong thời đại tri thức, hơn lúc nào hết, Việt Nam cần phải tạo được môi trường thuận lợi cho Giáo dục đào tạo và NCKH, để từ đó nâng cao trình độ giáo dục chung của toàn dân. Chính phủ và ngành giáo dục cần chú trọng vào việc tạo ra và đáp ứng đủ nhu cầu về đội ngũ kỹ sư, công nhân tri thức, khoa học gia có đủ chất lượng, có khả năng tiếp thu tri thức của thế giới, ứng dụng vào thực tiễn công việc, sáng tạo và đóng góp và kho tàng tri thức chung của nhân loại.
Nền giáo dục đại học ở nước ta đã trải qua nhiều lần cải cách, tuy nhiên các mô hình và phương pháp giáo dục vẫn chưa có nhiều thay đổi mang tính đột phá. Người ta vẫn thấy hình ảnh ông thầy đến lớp, làm nhiệm vụ truyền bá kiến thức, và sinh viên đến lớp lắng nghe, ghi chép… Những hoạt động này lặp đi lặp lại như một cái máy, khiến cho việc dạy và học thiếu hẳn tính sáng tạo, sinh động cần có. Mặc dù, người thầy có chú trọng sử dụng những kỹ thuật truyền thụ nhằm tạo ra những phản ứng tích cực nơi người học, và sinh viên cố gắng đến lớp đầy đủ để tiếp thu kiến thức, nhưng hiệu quả đạt được vẫn không cao, vì cả thầy và trò đều tách rời những gì được học, được dạy ra khỏi thực tế sinh động của cuộc sống. Thậm chí có những môn học mang tính chất lý thuyết đơn thuần, hoặc nội dung quá lạc hậu so với thực tế, khiến cho người học không thấy được những ứng dụng và ý nghĩa thực tiễn của môn học.
Gần đây, nhiều trường đại học đã và đang cố gắng tìm ra những hướng đi mới dựa theo các phương pháp giáo dục ở các nước tiên tiến, chẳng hạn : tăng các giờ trao đổi, thực tập ngoại khóa, các buổi seminar về những đề tài có liên quan đến môn học, cho sinh viên đi khảo sát thực tế rồi báo cáo, sử dụng phương tiện Internet trong tìm kiếm thông tin, tri thức… Những chuyển biến này làm phong phú hơn các nguồn cung cấp tri thức cho sinh viên, tạo được hứng thú trong công tác học tập, giảng dạy… mặc dù chưa nhiều và chưa phổ biến, nhưng đã phần nào tích lũy các thay đổi về lượng, tạo những tiền đề cơ bản để chuẩn bị cho những thay đổi về chất của giáo dục đại học ở nước ta sau này. Tuy nhiên để có những thay đổi tích cực và mạnh mẽ hơn đòi hỏi phải có một sự định hướng rõ rệt từ phía nhà nước, sự thay đổi trong nhận thức của các nhà làm công tác giáo dục, và ý thức của tất cả mọi người về một nhu cầu đổi mới toàn diện, để có một phương pháp giáo dục đại học tiến bộ, phù hợp với hoàn cảnh nước ta, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
·        Tự do học thuật để thúc đẩy NCKH ở Việt nam
Tinh thần cốt lõi của Tự do học thuật là biến Đại học trở thành một môi trường lý tưởng cho học tập và nghiên cứu, ở đó chỉ có tri thức được tôn thờ. Mọi quan điểm, học thuyết, tư tưởng đều được nghiên cứu và trao đổi một cách nghiêm túc, thẳng thắn, cởi mở để tìm ra được những tri thức đúng đắn, nhằm ứng dụng vào cuộc sống, đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Ở đó, không có khái niệm gọi là vùng cấm hay nhạy cảm không được đụng đến. Mọi tri thức đều phải được kiểm chứng và đánh giá dưới nhãn quan khoa học.
Từ định nghĩa trên, đối chiếu với bối cảnh Việt Nam, ta nhận thấy nhiều quy định hiện nay của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ sở giáo dục Đại học ở Việt Nam chưa đảm bảo nguyên tắc Tự do học thuật này. Tư duy quản lý ở Việt Nam từ trung ương đến cơ sở vẫn còn nặng về thủ tục hành chính theo kiểu "xin cho". Đại học ở Việt Nam chưa được xem là một đơn vị độc lập có quyền tự chủ về hoạt động giáo dục và nghiên cứu như ở các nước phát triển. Mọi vấn đề của đại học từ tuyển sinh, mở ngành, công nhận kết quả, cấu trúc chương trình, giáo trình, cách đánh giá, ngân sách hoạt động... đều phải thông qua Bộ GD-ĐT & các cơ quan quản lý nhà nước.
Trên thực tế, mô hình quản lý trói buộc như trên đã tỏ ra thiếu hiệu quả, và kiềm hãm sự phát triển của hoạt động giáo dục và NCKH. Điều này thể hiện cụ thể ở nhiều mặt, như: GV. không có hứng thú làm NCKH, chất lượng đào tạo thấp, năng lực của SV. tốt nghiệp không đáp ứng nhu cầu xã hội, và sản phẩm giáo dục thường bị đánh giá thấp bởi các doanh nghiệp sử dụng lao động... Hiện tượng thiếu tin tưởng của các bậc phụ huynh đối với hệ thống giáo dục trong nước khi cho con em đi "tỵ nạn giáo dục" ngày càng phổ biến, các biểu hiện tiêu cực trong ngành giáo dục ngày càng nhiều về số lượng và càng nghiêm trọng về bản chất... đều là những chỉ dấu cho thấy giáo dục Đại học Việt Nam hiện có quá nhiều vấn đề, và rơi vào tình trạng khủng hoảng toàn diện. Chính vì vậy, hiện nay đã có sự đồng thuận rất lớn trong xã hội là cần phải có một cuộc cải cách toàn diện ngành Giáo dục. Phải thay đổi toàn bộ, từ triết lý giáo dục, tư duy quản lý, giáo trình, cách đánh giá, cho đến các chính sách cụ thể... mới mong có thể cải thiện chất lượng giáo dục và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, điểm then chốt nhất của đợt cải cách giáo dục này là phải tạo điều kiện để đảm bảo môi trường tự do học thuật cho các trường Đại học. Có như vậy, mới tạo ra những tiền đề căn bản và điều kiện cần thiết cho những thay đổi sâu rộng hơn trong ngành Giáo dục.
Để phát triển trong nền kinh tế tri thức, Đại học cần phải là thành trì vững chắc nhất cho những tâm hồn khát khao chân lý và là nơi bất khả xâm phạm để các nhà trí thức có thể yên tâm nghiên cứu, sáng tạo mà không lo sợ "phạm húy" hay bị đem ra "đấu tố" một ngày nào đó. Nếu thực trạng thiếu tự do học thuật vẫn còn duy trì, thì mọi nổ lực cải cách giáo dục đại học Việt Nam sẽ không đạt được kết quả như kỳ vọng của xã hội. Bởi, bỏ qua tự do học thuật, mọi vấn đề cải cách chỉ giải quyết được phần ngọn mà không chạm đến được phần gốc rễ, hay nguyên nhân cốt lõi của nó.
Chỉ có một môi trường Tự do học thuật thật sự mới có thể đảm bảo Đại học làm tốt vai trò của nó trong thời đại tri thức, là cái nôi ươm mầm cho những đóa hoa tri thức, cho sự sáng tạo các tư tưởng mới và cho khát vọng vươn tới những chân trời tri thức. Nếu muốn thay đổi, chúng ta phải biết vượt qua những rào cản hiện tại, để có thể hái được trái cấm trên cây tri thức của nhân loại. Có như thế, Đại học mới có thể tạo ra những người trí thức đúng nghĩa, có năng lực sáng tạo, tự tin trong việc tìm kiếm tri thức và giải quyết các vấn đề đầy khó khăn và phức tạp mà thời đại đang đặt ra.

Saturday, September 29, 2018

HỌC TẬP ĐIỆN TỬ & CHUYỂN GIAO TRI THỨC O VN

E-learning ở một vài trường ĐH trong TP.HCM -
thuc trang va giai phap

1.    E-Learning tại trường ĐHBK

E-learning là sự ứng dụng công nghệ thông tin và các nền tảng công nghệ cách tân trên Internet vào giáo dục (dạy và học) nhằm làm cho công việc giáo dục trở nên dễ dàng, rộng rãi, và hiệu quả hơn. Ưu điểm của e-learning là tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, học mọi lúc mọi nơi, uyển chuyển – linh động, tối ưu, và hệ thống hoá. E-learning phù hợp với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi và nó thực sự nổi trội hơn các phương pháp đào tạo khác. Lợi ích của e-learning đã được công nhận, nhưng ảnh hưởng của nó lên hiệu quả học tập và chuyển giao tri thức từ thầy sang trò vẫn còn chưa được kiểm chứng một cách rõ ràng.
Đại học Bách khoa (ĐHQG-TP.HCM) đã xây dựng hệ thống e-learning (Sakai) để hỗ trợ chương trình đào tạo từ xa từ 2011. Ngoài ra, một hệ thống e-learning khác dựa trên Moodle (một nền tảng mã nguồn mở) cũng đã được cài đặt và triển khai cho các hệ đào tạo khác. Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng tỷ lệ sử dụng e-learning vẫn khá thấp, và hiệu quả thực sự của việc sử dụng e-learning lên học tập và chuyển giao tri thức vẫn chưa được đo lường.
Trên thực tế, số sinh viên đăng ký chương trình đào tạo từ xa giảm dần trong những năm gần đây. Liệu có thể tận dụng thế mạnh của e-learning để cải tiến chất lượng dạy và học và thu hút sinh viên cho chương trình đào tạo từ xa. Theo ban quản trị mạng của ĐHBK, khoảng 50% giảng viên vẫn chưa sử dụng hệ thống e-learning (2016). Điều này làm giảm mức độ tương tác trên hệ thống e-learning. Kết quả là hiệu quả dạy học của ĐHBK cũng bị ảnh hưởng và lợi ích thực sự của e-learning mang lại cũng giảm theo.
Thành quả học tập là kiến thức của học viên, những kỹ năng và thói quen học tập trong một khoá đào tạo và hiệu quả ứng dụng của họ lên công việc của họ. Học tập được xem là những kỹ năng của học viên và kiến thức có được qua trải nghiệm trong quá trình đào tạo. Chuyển giao tri thức là sự thay đổi thói quen của người học lên công việc thông qua kinh nghiệm trong quá trình đào tạo. Từ những nghiên cứu trước, nghiên cứu này muốn đo lường ảnh hưởng của các yếu tố như: Năng lực máy tính tự thân (Computer Self Efficacy), Tính dễ sử dụng (Ease of Use), Nhận thức tính hữu ích (Perceived Usefullnes), Tương tác mặt đối mặt (Face to Face Interaction), Tương tác qua email (Email Interaction) và Sự hiện diện tính xã hội (Social Presence) lên Hiệu quả học tập và Chuyển giao tri thức qua e-learning.
Kết quả nghiên cứu thể hiện 3 yếu tố Nhận thức tính hữu ích & dễ sử dụng, Tương tác mặt đối mặt, và Sự hiện diện tính xã hội có mối quan hệ tuyến tính với Thành quả học tập của sinh viên trong bối cảnh hệ thống e-learning của trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM đang trong tình trạng hoạt động kém hiệu quả.
Dựa trên kết quả nghiên cứu này, một số hàm ý quản lý và khuyến nghị để nâng cao chất lượng học tập và chuyển giao tri thức qua e-learning ở ĐHBK được đề xuất như sau:
·      Làm cho hệ thống e-learning trở nên dễ sử dụng và hữu ích: Bộ phận quản trị mạng và e-learning cần cải tiến các chức năng của hệ thống hiện tại. Một số tính năng nên được tích hợp, như: hỗ trợ trực tuyến, hướng dẫn qua video, giải đáp các câu hỏi thường gặp… Ngoài ra, nên tổ chức các buổi tập huấn sử dụng hệ thống e-learning, đặc biệt là đối với SV. năm nhất và GV. mới. ĐHBK cũng nên dựa vào các phản hồi về chất lượng hệ thống để cải tiến và nâng cấp hệ thống nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu sử dụng.
·      Gia tăng sự hiện diện xã hội trên hệ thống e-learning: BQL. nên áp dụng một vài phương pháp như: tổ chức các sự kiện mà đòi hỏi sự tương tác và chia sẻ trên e-learning, vd: bỏ phiếu, thi online…; gắn kết với forum và phân công admin phụ trách từng chủ đề; tích hợp với portal của ĐHBK & các trang mạng xã hội của trường… Ngoài ra, đưa thêm một vài tính năng tương tác của web 2.0 và hệ thống e-learning, như: blog, chia sẻ video, bình luận…, cũng giúp tang tính xã hội của hệ thống e-learning.
·      Gia tăng tương tác qua e-mail và kỹ năng máy tính của thầy và trò: BQL. cũng cần cung cấp cho SV. một địa chỉ e-mail lâu dài và khuyến khích dùng địa chỉ này để tương tác trên e-learning; tất cả các thông báo từ ĐHBK đến SV. cần gửi qua địa chỉ e-mail này. Tổ chức các khóa huấn luyện, các buổi seminar về nhiều chủ đề liên quan, như: kỹ năng sử dụng máy tính, khai thác hệ thống e-learning cho việc dạy và học, cách tìm kiếm thông tin khoa học, các công cụ/ công nghệ mới…   
·      Rèn luyện kỹ năng tự học cho SV.: Kỹ năng này rất quan trọng đối với SV. đã đi làm, thuộc các chương trình cao học, bằng 2, đào tạo từ xa. Đây cũng là một kỹ năng mềm khá cần thiết trong bối cảnh công nghệ thay đổi nhanh chóng của cách mạng công nghiệp 4.0. Tổ chức thành một khóa học riêng, hoặc lồng ghép các nội dung này vào các môn học đang có đều hữu ích. Ngoài ra, các kỹ năng này cũng có thể được truyền thụ trong các hoạt động ngoại khóa, như: buổi giới thiệu ngành, các dự án khởi nghiệp, cuộc thi… Việc cung cấp kỹ năng này cho SV. đòi hỏi người thầy cũng phải thay đổi phương pháp giảng dạy và đánh giá, trong đó cần chú trọng: cập nhật nội dung, lấy người học làm trung tâm, sử dụng bài học tình huống, tạo không gian tranh luận mở, học đi đôi với hành…

2.    E-Learning ở một vài trường ĐH trong TP.HCM

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang mở ra nhiều cơ hội cho việc học tâp trực tuyến và cũng dẫn đến nhu cầu học tập, giải trí và làm việc mọi lúc mọi nơi. Gần đây, hệ thống e-learning là rất quan trọng đối với bất kỳ đại học nào để nâng cao chất lượng giáo dục và cung cấp cho sinh viên các nguồn học liệu hữu ích và chất lượng cao. Tuy nhiên, làm sao để khuyến khích việc sử dụng e-learning và cải thiện chất lượng học tập thông qua hệ thống e-learning vẫn còn là một thách thức đối với các trường Đại học. Mục đích chính của nghiên cứu này là nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng e-learning và thành quả học tập của sinh viên các Trường đại học tại TP.HCM.
Từ các nghiên cứu trước, một mô hình nghiên cứu đã được đề xuất, và kiểm định bằng các phương pháp như: phân tích Cronbach alpha, EFA, CFA, và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) trên phần mềm SPSS và AMOS. Dựa trên phân tích định lượng từ 356 bảng trả lời hợp lệ, kết quả kiểm định mô hình cho thấy 5 nhân tố có tác động tích cực đến việc sử dụng e-learning gồm: hỗ trợ từ Đại học (0.367), kỹ năng máy tính của SV. (0.274), hạ tầng (0.195), nội dung và thiết kế khóa học (0.145), và sự cộng tác của SV. (0.118). Ngoài ra, hiệu quả học tập còn chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố là: việc sử dụng e-learning (0.446), và cộng tác của SV. (0.129).
Từ kết quả trên, một vài hàm ý quản lý được đề xuất để cải tiến hiệu quả sử dụng e-learning và gia tăng chất lượng học tập của SV. Đại học qua e-learning như sau:
·      Sự hỗ trợ từ nhà trường có vai trò quan trọng ảnh hưởng mạnh đến việc sử dụng hệ thống e-learning. Nhà trường, cụ thể làm phòng quản lý mạng hay phòng đào tạo chuyên trách phải làm tốt các công việc hỗ trợ sinh viên càng nhiều thì sẽ làm tăng việc sử dụng hệ thống, làm tăng hiệu quả của hệ thống. Điều này sẽ góp phần ảnh hưởng đến thành quả học tập thu được của sinh viên.
·      Kỹ năng máy tính của sinh viên, kinh nghiệm sử dụng máy tính trước kia, sự thành thạo các phần mềm máy tính có ảnh hưởng tích cực lên việc sử dụng hệ thống e-learning. Kỹ năng sử dụng vi tính có thể có được thông qua học tập và thực hành, do vậy nhà trường cần có các buổi hướng dẫn sử dụng các hệ thống thông tin trong nhà trường có liên quan đến sinh viên chi tiết hơn, cụ thể hơn, nhiều hơn,… nhằm đảm bảo tất cả sinh viên đều được trang bị tốt các kỹ năng máy tính cần thiết.
·      Nội dung và thiết kế của các khóa học có ảnh hưởng khá mạnh đến việc sử dụng hệ thống e-learning. Do vậy, việc chuẩn bị các nội dung, thiết kế chương trình học cần được chú trọng đầu tư nhiểu hơn và cung cấp các nội dung học tập đến sinh viên một cách nhanh chóng, đầy đủ, chính xác sẽ góp phần làm tăng chất lượng học tập, tăng hiệu quả của hệ thống và thành quả học tập của sinh viên.
·      Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin có ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống e-learning là điều dễ nhận thấy. Một hạ tầng công nghệ thông tin mạnh, phần cứng máy chủ mạnh, phần mềm an toàn, tin cậy hoạt động ổn định sẽ giúp người dùng sử dụng hệ thống được thuận lợi, nhanh chóng, an tâm khi sử dụng. Do vậy, việc đầu tư nâng cấp các hệ thống máy chủ, phần mềm cần có kế hoạch và lộ trình cụ thể nhằm đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin của nhà trường luôn luôn phù hợp với xu hướng phát triển nhanh chóng của ngành công nghệ thông tin.
- Nhu cầu tương tác, làm việc cộng tác của các sinh viên với nhau là một nhu cầu thể hiện tính xã hội trong một hệ thống công nghệ thông tin. Ngày nay, nhu cầu này được chứng minh rất rõ với sự bùng nổ của các mạng xã hội với số lượng thành viên cực lớn. Các công cụ tích hợp và hệ thống e-learning hỗ trợ cho sự tương tác, làm việc cộng tác của các sinh viên sẽ giúp giải quyết được nhu cầu cấp thiết này. Trên thị trường có nhiều ứng dụng như Teams của Microsoft hay Hangout của Google hỗ trợ rất mạnh cho điều này với chi phí rất rẽ thậm chí miễn phí nếu sử dụng cho trường học. Việc tăng cường hơn nữa các tính năng hỗ trợ sự tương tác, cộng tác của sinh viên như diễn đàn, hộp chat… trên các hệ thống e-learning hiện nay cần được quan tâm nhiều hơn vì điều này sẽ giúp làm tăng việc sử dụng và hiệu quả hệ thống đồng thời cũng góp phần làm tăng thành quả học tập của sinh viên.

Thursday, November 9, 2017

Tình thầy trò

Tình thầy trò

Thầy trò - ân nghĩa trong đời
Truyền trao tri thức, sáng ngời tương lai
Mở ra đường lớn ngày mai
Giúp trò sáng trí, rèn tài, luyện tâm

Ai ơi, ghi khắc trong tâm
Giữ gìn nhân nghĩa, âm thầm thầy trao
Duyên thầy - trò đẹp xiết bao
Nếu không biết giữ, trò nào giỏi giang?

Ai mà trân trọng, mở mang
Tình thầy luôn sáng ngời trang thánh hiền
Ai mà xem nhẹ lời khuyên
Làm sao sáng tỏ đôi miền giả chơn?

Ngày nay tiền bạc trọng hơn
Xã hội điên đảo, trò lờn thầy cô...
Lời hay giảng mãi chẳng vô
Đạo tình đâu nữa, nhấp nhô sóng vờn...

Quay đầu tỉnh giấc thì hơn
Lời xưa ôn lại, tiếng đờn ngân xa
Tình thầy, trân trọng trong ta
Sáng hoài tâm trí, nở hoa sớm chiều

"Muốn sang thì bắt cầu kiều
Muốn cho hay chữ thì yêu mến thầy"
Lời xưa đọng lại hôm nay
Tình thầy trò đó, còn đầy trong tim...

PQT - 11/2017




Monday, March 31, 2014

Bàn về Tự do học thuật

Bàn về Tự do học thuật


Ngày nay, khi bàn về cải cách giáo dục Đại học, mọi người thường nhắc đến nhiều yếu tố cần thiết cho sự phát triển của bậc học này, trong đó có yếu tố Tự do học thuật. Đây có thể được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất đảm bảo Đại học đi đầu trong việc nghiên cứu, sáng tạo tri thức mới, mở rộng kho tri thức chung của nhân loại và góp phần định hướng cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, vì lịch sử phát triển của giáo dục Đại học Việt Nam thời hiện đại còn khá ngắn và đây lại là 1 khái niệm có nguồn gốc từ phương Tây, nên không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này. Vì vậy, bài viết này muốn bàn luận vài nét về khái niệm Tự do học thuật nói chung, và liên hệ nó với bối cảnh cải cách giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay.

Theo từ điển Bách khoa toàn thư Britannica, "Tự do học thuật là quyền tự do giảng dạy, học tập, và theo đuổi tri thức và nghiên cứu của giảng viên và sinh viên mà không bị can thiệp vô lý hay bị giới hạn bởi luật pháp, các quy định của cơ sở giáo dục, hoặc áp lực của công chúng". Theo đó, những yếu tố cơ bản của tự do học thuật đối với giảng viên bao gồm quyền tự do trong việc tìm hiểu bất cứ chủ đề tri thức nào mà mình quan tâm, quyền trình bày những khám phá của mình cho sinh viên, đồng nghiệp, và những người khác biết, quyền công bố bằng cách xuất bản những số liệu và kết luận của mình mà không bị kiểm soát hay kiểm duyệt, và quyền giảng dạy theo cách mà mình thấy phù hợp về mặt chuyên môn; Đối với sinh viên, đó là quyền tự do học tập và nghiên cứu những gì mình quan tâm và quyền đưa ra những kết luận của chính mình, cũng như quyền biểu đạt những ý kiến của mình. Nhiều trường Đại học nổi tiếng trên thế giới đã lấy Tự do học thuật như là 1 tiêu chí hàng đầu cho hoạt động của mình. Lấy ví dụ như ở Đại học Kyoto của Nhật Bản, nơi tôi đã từng du học trước đây, tinh thần Tự do học thuật rất được coi trọng, ở đó SV. và GV. có thể theo đuổi bất kỳ chủ đề nghiên cứu nào, miễn là nó có ý nghĩa và được cộng đồng khoa học công nhận. Ngoài ra, SV. cũng có thể tự do thành lập hay tham gia bất kỳ câu lạc bộ học thuật nào theo sở thích mà không bị cản trở bởi những lý do hành chính hay chính trị nào. 

Tinh thần cốt lõi của Tự do học thuật là biến Đại học trở thành một môi trường lý tưởng cho học tập và nghiên cứu, ở đó chỉ có tri thức được tôn thờ. Mọi quan điểm, học thuyết, tư tưởng đều được nghiên cứu và trao đổi một cách nghiêm túc, thẳng thắn, cởi mở để tìm ra được những tri thức đúng đắn, nhằm ứng dụng vào cuộc sống, đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Ở đó, không có khái niệm gọi là vùng cấm hay nhạy cảm không được đụng đến. Mọi tri thức đều phải được kiểm chứng và đánh giá dưới nhãn quan khoa học. Nói đến đây, tôi lại nhớ đến 1 câu truyện cổ ở phương Tây về Cây tri thức, trên đó có những trái cấm mà con người không được đụng vào, nếu chạm vào thì sẽ bị trừng phạt. Nhưng vì quá tò mò, nên loài người đã chạm vào những trái cấm đó, và ăn nó. Sau khi ăn, con người đã có được tri thức để có thể phân biệt được đúng-sai, phải-trái và thoát khỏi tình trạng mông muội như trước đây. Theo câu truyện, sau đó, con người phải bị trừng phạt, nhưng có lẽ đó là cái giá phải trả để con người có thể tiếp cận được tri thức, vượt qua được sự ngu dốt vốn có và trở nên trưởng thành hơn. Cũng như vậy, hành trình đến với Tự do học thuật là tiến trình lâu dài và đầy gian khổ, nhưng nếu Tự do học thuật không được đảm bảo, thì con người không thể đến gần với chân lý và kho tàng tri thức của nhân loại không thể được phát triển như ngày nay.

Từ định nghĩa trên, đối chiếu với bối cảnh Việt Nam, ta nhận thấy nhiều quy định hiện nay của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ sở giáo dục Đại học ở Việt Nam chưa đảm bảo nguyên tắc Tự do học thuật này. Tư duy quản lý ở Việt Nam từ trung ương đến cơ sở vẫn còn nặng về thủ tục hành chính theo kiểu "xin cho". Đại học ở Việt Nam chưa được xem là 1 đơn vị độc lập có quyền tự chủ về hoạt động giáo dục và nghiên cứu như ở các nước phát triển. Mọi vấn đề của đại học từ tuyển sinh, mở ngành, công nhận kết quả, cấu trúc chương trình, giáo trình, cách đánh giá, ngân sách hoạt động... đều phải thông qua Bộ GD-ĐT & các cơ quan quản lý nhà nước. Lấy ví dụ về quá trình tái thiết kế chương trình đào tạo ở trường ĐHBK TP.HCM theo mô hình CDIO, một mô hình tiên tiến về xây dựng CTĐT trên thế giới hiện nay. Thế nhưng, trong quá trình triển khai dự án tái thiết kế này, các thầy cô phụ trách đã gặp không ít khó khăn vì đụng phải những vùng cấm, những khối kiến thức lỗi thời, không còn giá trị, nhưng không được phép thay đổi, và phải giữ nguyên trong cấu trúc chương trình vì những quy định cứng của Bộ GD-ĐT. Và còn rất nhiều vấn đề khác sẽ mãi mãi không thể cải tiến được trong giáo dục Đại học, nếu tư tưởng về Tự do học thuật chưa được tôn trọng bởi đội ngũ GV. Đại học và những người làm công tác quản lý giáo dục.

Trên thực tế, mô hình quản lý trói buộc như trên đã tỏ ra thiếu hiệu quả, và kiềm hãm sự phát triển của hoạt động giáo dục và NCKH. Điều này thể hiện cụ thể ở nhiều mặt, như: GV. không có hứng thú làm NCKH, chất lượng đào tạo thấp, năng lực của SV. tốt nghiệp không đáp ứng nhu cầu xã hội, và sản phẩm giáo dục thường bị đánh giá thấp bởi các doanh nghiệp sử dụng lao động... Hiện tượng thiếu tin tưởng của các bậc phụ huynh đối với hệ thống giáo dục trong nước khi cho con em đi "tỵ nạn giáo dục" ngày càng phổ biến, các biểu hiện tiêu cực trong ngành giáo dục ngày càng nhiều về số lượng và càng nghiêm trọng về bản chất... đều là những chỉ dấu cho thấy giáo dục Đại học Việt Nam hiện có quá nhiều vấn đề, và rơi vào tình trạng khủng hoảng toàn diện. Chính vì vậy, có 1 sự đồng thuận rất lớn trong xã hội là cần phải có 1 cuộc cải cách toàn diện ngành Giáo dục. Phải thay đổi toàn bộ, từ triết lý giáo dục, tư duy quản lý, giáo trình, cách đánh giá, cho đến các chính sách cụ thể... mới mong có thể cải thiện chất lượng giáo dục và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, điểm then chốt nhất của đợt cải cách giáo dục này là phải tạo điều kiện để đảm bảo môi trường tự do học thuật cho các trường Đại học. Có như vậy, mới tạo ra những tiền đề căn bản và điều kiện cần thiết cho những thay đổi sâu rộng hơn trong ngành Giáo dục.

Một ví dụ gần đây về sự thiếu tự do học thuật trong môi trường Đại học Việt Nam đó là hiện tượng can thiệp thô bạo của cơ quan quản lý vào hoạt động học thuật qua "vụ án Nhã Thuyên". Một luận văn thạc sỹ của tác giả có bút danh là Nhã Thuyên đã được bảo vệ tại ĐH Sư Phạm Hà Nội, và đạt điểm xuất sắc cách đây 4 năm. Nay, đã bị đem ra đánh giá lại dưới lăng kính chính trị. Mặc dù, về mặt khoa học, hội đồng đánh giá lại cũng không chỉ ra được sai phạm nào về mặt lập luận, phương pháp, quá trình thu thập dữ liệu, cũng như cách phân tích của đề tài, nhưng kết quả cuối cùng là luận văn bị đánh rớt và văn bằng thạc sỹ bị thu hồi, chỉ vì luận văn nghiên cứu về 1 chủ đề nhạy cảm về mặt chính trị. Chủ đề nghiên cứu của luận văn là về khía cạnh văn hóa của phong trào đòi hỏi tự do trong sáng tác và xuất bản của nhóm "Mở miệng". Đây là 1 nhóm nhà văn/ nhà thơ tự do, chủ trương các tác phẩm văn học phải được tự do xuất bản và không bị kiểm duyệt bởi bất cứ ai. Họ đã lập ra nhà xuất bản "Giấy vụn" để xuất bản các tác phẩm của các thành viên trong nhóm, mà không phải thông qua sự kiểm duyệt của cơ quan kiểm soát văn hóa nhà nước. Gần đây, hoạt động của nhóm này cũng đã gây được sự chú ý của dư luận quốc tế, và 1 vài cây bút của nhóm đã được trao giải thưởng về tự do sáng tác và xuất bản. Có lẽ, đây là lý do chính mà luận văn của Nhã Thuyên đã bị đem ra "xét lại" một cách thô bạo và thiếu khoa học. Thực tế, điều này chỉ chứng tỏ môi trường giáo dục Đại học Việt Nam chưa thật sự có Tự do học thuật. Đại học chưa phải là thành trì vững chắc nhất cho những tâm hồn khát khao chân lý và là nơi bất khả xâm phạm để các nhà trí thức có thể yên tâm nghiên cứu, sáng tạo mà không lo sợ "phạm húy" hay bị đem ra "đấu tố" một ngày nào đó. Nếu thực trạng này vẫn còn duy trì, thì mọi nổ lực cải cách giáo dục đại học Việt Nam sẽ không đạt được kết quả như kỳ vọng của xã hội. Bởi, bỏ qua tự do học thuật, mọi vấn đề cải cách chỉ giải quyết được phần ngọn mà không chạm đến được phần gốc rễ, hay nguyên nhân cốt lõi của nó.

Tuy nhiên, cũng cần biết rằng đòi hỏi về tự do học thuật trong môi trường Đại học Việt Nam không có nghĩa là các sinh hoạt nghiên cứu, giảng dạy ở Đại học sẽ không bị trói buộc bởi bất kỳ điều gì. Đương nhiên, tự do học thuật cũng phải có giới hạn của nó, nhưng đó không phải là các giới hạn hành chính hay chính trị, mà là các giới hạn dựa trên các tiêu chí khách quan và khoa học. Thực tế, trong một môi trường tự do học thuật, các ràng buộc, như là: phương pháp làm việc khoa học, đạo đức nghiên cứu, đánh giá của đồng nghiệp... còn là những rào cản chặt chẽ và khó khăn hơn đối với những người làm công tác sáng tạo và NCKH thật sự.

Từ những nhận định trên, đòi hỏi các nhà giáo dục và những người làm công tác quản lý giáo dục ở Việt Nam cần phải suy nghĩ một cách nghiêm túc về cam kết của mình đối với Tự do học thuật. Liệu người Việt Nam có thực sự khao khát tri thức, và sẳn sàng tiếp cận tri thức bằng mọi giá hay không? Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thay đổi những thói quen lâu nay trong cách nghĩ, cách làm của chúng ta, để có thể đảm bảo sự Tự do học thuật trong môi trường Đại học. Câu trả lời phải đến từ các nhà quản lý giáo dục, cộng đồng GV., SV., các nhà nghiên cứu và những người làm công tác NCKH hiện nay ở Việt Nam. Cần nhớ rằng, để các ĐH. phương Tây đạt được mức độ tự do học thuật như ngày nay, đòi hỏi họ phải trải qua một thời gian dài để đấu tranh và chiến thắng các thế lực vô minh, phản khoa học, đến từ tôn giáo/ chính trị. Những thế lực mạnh mẽ này luôn muốn can thiệp vào sinh hoạt học thuật của môi trường ĐH và cản trở sự tự do học thuật đúng nghĩa.

Chỉ có một môi trường Tự do học thuật thật sự mới có thể đảm bảo Đại học làm tốt vai trò của nó trong thời đại tri thức, là cái nôi ươm mầm cho những đóa hoa tri thức, cho sự sáng tạo các tư tưởng mới và cho khát vọng vươn tới những chân trời tri thức mới lạ. Nếu thật tâm muốn thay đổi, chúng ta phải biết vượt qua những rào cản hiện tại, cho dù phải vượt qua bao gian khó, hiểm nguy, để có thể hái được trái cấm trên cây tri thức của nhân loại. Có như thế, thì Đại học mới có thể tạo ra những người trí thức đúng nghĩa, có năng lực sáng tạo, tự chủ, tự tin trong việc tìm kiếm tri thức và giải quyết các vấn đề đầy khó khăn và phức tạp mà thời đại đang đặt ra. Hy vọng, một ngày gần đây, "Tự do học thuật" sẽ là 1 cụm từ được hãnh diện ghi trong các Sứ mạng và Định hướng phát triển của các trường Đại học hàng đầu Việt Nam. Mong lắm thay!

Sài Gòn, 3/ 2014.
TS. Phạm Quốc Trung, Khoa QLCN, ĐHBK TP.HCM

Wednesday, November 10, 2010

Lựa chọn Thành công

Lựa chọn Thành công
Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam
(Một khuôn khổ chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020)

Đây là một báo cáo của nhóm nghiên cứu Đại Học Harvard về nền kinh tế Việt Nam, được công bố từ vài năm trước, nhưng tới nay đọc lại vẫn còn rất phù hợp. Bài viết này trình bày một khuôn khổ chiến lược giúp Việt Nam xác định các ưu tiên và đưa ra các quyết sách kinh tế cho những năm đầu của thế kỷ 21. Luận điểm chung của bài viết là phân biệt 2 mô hình phát triển kinh tế của các nước Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Singapore) và mô hình của các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippine...). Mô hình Đông Á được xem là kiểu mẫu của sự thành công, giúp các nước vượt qua mức thu nhập trung bình để trở thành các nước có mức thu nhập cao (>10.000 USD/người). Mô hình Đông Nam Á được xem là mắc vào bẫy thu nhập trung bình, nghĩa là sau một thời gian phát triển nhanh, thì tốc độ chậm lại và không thể vượt qua ngưỡng thu nhập 5.000 USD/người.

Năm khía cạnh chính về chính sách được tập trung phân tích nhằm so sánh 2 mô hình kinh tế trên là : Giáo dục, Cơ sở hạ tầng, Năng lực cạnh tranh của DN, Hệ thống tài chính, Hiệu năng của nhà nước, và Tính công bằng xã hội. Từ các phân tích, bài viết cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang có nguy cơ đi theo mô hình các nước Đông Nam Á, và đề xuất các khuyến nghị cải cách để giúp Việt Nam có thể điều chỉnh chính sách theo mô hình phát triển của các nước Đông Á, nhằm đạt được mục tiêu trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2020.

Đây là một bài viết khá hay và đáng đọc đối với cả các nhà nghiên cứu, các sinh viên kinh tế và những người làm chính sách của đất nước. Tuy nhiên bài viết khá dài, không thể đăng trên blog hết được. Những ai quan tâm, muốn tìm đọc bản pdf của tài liệu này, xin vui lòng liên hệ qua e-mail. Trong phạm vi blog này, chỉ xin giới thiệu một phần liên quan đến chủ đề Giáo dục (phân tích và khuyến nghị chính sách) để mọi người tham khảo. Hy vọng, những góp ý trong bài viết này sẽ mang lại lợi ích nào đó đối với người đọc và những ai đang công tác trong ngành giáo dục.

1. Phân tích hiện trạng giáo dục Việt Nam

Hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện đang khủng hoảng. Mặc dù tỷ lệ đi học ở các cấp phổ thông tương đối cao, nhưng chất lượng của các bậc học này rất đáng lo ngại. Kết quả trượt tốt nghiệp trung học phổ thông trong năm 2007 cho thấy nhiều học sinh thậm chí còn không nắm được kiến thúc cơ bản. Bên cạnh đó, số lượng sinh viên được vào đại học cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong những người ở độ tuổi học đại học. Trong năm 2000, tỷ lệ lao động tốt nghiệp đại học chỉ chiếm 2% tổng dân số, so với 5% ở Trung Quốc và 8% ở Ấn Độ là những nước đông dân hơn rất nhiều.

Năm 2005, tỷ lệ sinh viên đỗ đại học ở Việt Nam chỉ là 16%, trong khi con số này ở Trung Quốc và In-đô-nê-xia là 17%-19%, còn ở Thái-lan là 43%. Mặc dù số lượng sinh viên đại học đã tăng một cách đáng kể từ năm 1990 nhưng với hạn chế về cả số lượng và chất lượng giảng viên, hệ thống đào tạo đang ngày càng bị dồn nén. Không những thế, chất lượng đào tạo ở các trường đại học của Việt Nam chưa đạt chuẩn. Giảng viên ở các trường đại học của Việt Nam có rất ít bài đăng trên các tạp chí quốc tế. Trên thực tế, trường đại học của Việt Nam thua xa khi so với ngay cả trường của các nước Đông Nam Á - vốn chưa phải là những trường đẳng cấp quốc tế. Nếu nhìn vào sản phẩm đào tạo thì khoảng phân nửa sinh viên ra trường ở Việt Nam không được làm đúng ngành đào tạo.

Những kết quả đáng buồn như vừa miêu tả không phải do hệ thống giáo dục hiện nay thiếu tiền. Trên thực tế, tỉ lệ ngân sách dành cho giáo dục trong GDP của Việt Nam cao hơn hầu hết các nước trong khu vực. Như vậy, vấn đề thực sự nằm ở chỗ nguồn lực này được sử dụng như thế nào, và đặc biệt, nằm ở cấu trúc quản trị xơ cứng và bất cập ở mọi cấp độ của hệ thống giáo dục. Chi tiêu của hệ thống giáo dục hiện nay kém minh bạch và lãng phí. Như lời bình luận của một tác giả trên báo Tuổi Trẻ, nếu những con số chính thức về quỹ lương là đáng tin cậy thì mức lương trung bình của giáo viên phải cao gần gấp đôi mức lương thực tế họ đang được nhận. Vậy thì tiền đi đâu? Không lẽ nó đã bị cơ chế hiện nay “nuốt chửng”? Với một hệ thống quản trị như vậy, đổ thêm tiền vào chỉ là giải pháp tình thế mà không thể giải quyết được những vấn đề cơ bản nhất của nền giáo dục Việt Nam về chất lượng và khả năng tiếp cận. Trong giáo dục đại học, các trường cần phải có nhiều quyền tự chủ hơn để có thể chuyên môn hóa sâu, cạnh tranh trên cơ sở chất lượng và phù hợp với nhu cầu của thị trường. Chế độ tuyển dụng, đãi ngộ, đề bạt phải chuyển từ tiêu chuẩn “thâm niên” sang “kết quả”. Cần mở rộng nguồn tài trợ cho các trường đại học, không chỉ bao gồm học phí và các khoản hỗ trợ của nhà nước, mà còn bao gồm hợp đồng nghiên cứu và đóng góp hảo tâm của khu vực tư nhân. Chất lượng các trường đại học là một chỉ báo đáng tin cậy cho mức độ phát triển của nền kinh tế. Những nước giàu và đang trở nên giàu thường có nhiều trường đại học tốt, còn những nước nghèo thì không. Hiện nay, các trường đại học của Việt Nam có thể bị xem như là kém nhất so với hầu hết các nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á, chứ chưa cần so với Đông Á. Nếu như không có những biện pháp cấp thiết để cải cách giáo dục thì chắc chắn là Việt Nam sẽ không thể đạt được các mục tiêu đã đề ra về công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Như đã lưu ý ở trên, các nước Đông Á rất chú trọng tới việc thúc đẩy năng lực phát triển công nghệ của quốc gia. Sử dụng mọi thước đo khách quan, dường như nền khoa học và công nghệ của Việt Nam là một thất bại. Điều này, đến lượt nó, lại là một trong những trở ngại chính cho tăng trưởng kinh tế. Trong năm 2002, Việt Nam chỉ đăng ký có 2 bản quyền với Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO). Năm 2006, các nhà nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) đăng được 41 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế. Cũng trong năm đó, chỉ riêng các nhà nghiên cứu của trường Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải đã đăng được 2.286 bài trên các tạp chí quốc tế. Mặc dù kết quả đáng thất vọng như vậy nhưng mới đây chính phủ đã tuyên bố kế hoạch biến các nhà nghiên cứu của VAST thành hạt nhân cho một trường đại học khoa học và công nghệ mới của Việt Nam. Liệu có nên đặt niềm tin của việc đào tạo các thế hệ nhà khoa học và kỹ sư tương lai của Việt Nam vào một tổ chức yếu kém về năng lực nghiên cứu khoa học? Đây lại là một ví dụ nữa cho nỗ lực che chắn cạnh tranh của các tổ chức thất bại thông qua các biện pháp hành chính. Một lựa chọn tốt hơn là nới lỏng kiểm soát đối với các viện nghiên cứu và trường đại học, và cho phép các tổ chức này cạnh tranh với nhau để thu hút được những giảng viên và sinh viên xuất sắc nhất và những nguồn tài trợ dồi dào nhất - tất cả đều dựa trên kết quả hoạt động thực tế.

Để cải thiện chất lượng giáo dục đại học và khoa học, các trường đại học của Việt Nam phải tạo những điều kiện thuận lợi nhất và có những ưu đãi hấp dẫn nhất để thu hút được những nhà khoa học hàng đầu. Chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích các trường đại học của mình xâm nhập thị trường chất xám toàn cầu, và các trường này đang ngày càng thành công trong việc mời được những nhà khoa học Trung Quốc xuất sắc nhất từ Mỹ và từ các nước khác trở về với mức đãi ngộ và hỗ trợ nghiên cứu cạnh tranh. Trái lại, Việt Nam chưa sẵn sàng chấp nhận tham gia “cuộc chơi” săn lùng chất xám này. Trên thực tế, những người xuất sắc nhất trong hệ thống của Việt Nam vẫn phải chịu một sự ghen tị nếu như họ có may mắn được đãi ngộ một cách trọng thị hơn những người khác. Thị trường chất xám là một thị trường toàn cầu, và những nhà khoa học xuất sắc nhất của Việt Nam có rất nhiều lựa chọn trong thị trường này. Chắc chắn là chỉ có một số rất ít nhà khoa học xuất sắc chịu chấp nhận các điều kiện làm việc ở các trường đại học của Việt Nam như hiện nay. Lòng yêu nước của mỗi nhà khoa học đều có, nhưng họ cũng cần cả những sự đãi ngộ và tôn trọng xứng đáng nữa.

2. Khuyến nghị chính sách phát triển giáo dục Việt Nam

(1). Cần công khai các ngân sách nhà nước dành cho giáo dục: Cuộc khủng hoảng hiện nay trong giáo dục không phải là hậu quả của việc thiếu đầu tư mà một phần là do sự lãng phí và kém hiệu quả trong chi tiêu giáo dục. Tăng cường tính minh bạch là một bước thiết yếu đầu tiên để cải thiện hệ thống giáo dục. Thứ nhất, nếu phụ huynh học sinh và báo chí có những hiểu biết đầy đủ hơn về cách thức phân bổ ngân sách giáo dục thì họ có thể thực hiện chức năng giám sát một cách hiệu quả hơn. Chính quyền trung ương khi ấy cũng có thể quy trách nhiệm cho chính quyền địa phương và lãnh đạo nhà trường một cách dễ dàng hơn. Thứ hai, sự minh bạch sẽ giúp chính phủ thành công hơn trong việc huy động nguồn tài trợ từ khu vực tư nhân và thiện nguyện vì khi ấy các nhà tài trợ sẽ có cơ sở để tin rằng đồng tiền đóng góp của mình được sử dụng một cách hiệu quả.

(2). Thực hiện một cuộc cách mạng trong giáo dục đại học: Tình trạng khủng hoảng trong giáo dục đại học là một trở ngại cơ bản cho sự tiếp tục phát triển của Việt Nam, và vì vậy, những trở ngại này cần phải được giải quyết một cách mạnh mẽ, càng sớm càng tốt. Thực tế là chính phủ Việt Nam biết phải hành động như thế nào. Quyết định 14 kêu gọi một cuộc “cải cách toàn diện” đối với hệ thống giáo dục đại học, trong đó bao gồm những cải cách then chốt cần thiết để thổi một luồng sinh khí mới vào hệ thống. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện quyết định này đang quá chậm chạp. Nếu tốc độ cải cách giáo dục vẫn chậm chạp như hiện nay thì ngay cả việc đuổi kịp các nước Đông Nam Á cũng đã là một cái đích xa vời, còn nói gì đến việc đuổi kịp các nước Đông Á.

Nếu không cải thiện được kết quả của giáo dục đại học thì Việt Nam sẽ không thể tận dụng được một cách trọn vẹn lợi ích của đầu tư nước ngoài. Việt Nam đã thành công trong việc thu hút được một số nhà đầu tư hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ cao như Intel, Canon, Nidec, và Foxconn. Đây là một cơ hội ngàn vàng để Việt Nam chuyển đổi và vượt lên chiếm lĩnh những ngành có giá trị gia tăng cao hơn. Để có thể tận dụng tốt cơ hội này, Việt Nam cần đào tạo một số lượng lớn lao động có kiến thức và công nhân có kỹ năng để cung cấp cho những nhà đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp trong nước. Nếu không thì có lẽ Việt Nam sẽ rơi vào hoàn cảnh tương tự như Ma-lay-xia - chịu thua trong cuộc cạnh tranh với các quốc gia có lao động tay nghề cao hơn với chi phí thấp hơn. Ngay ở Việt Nam hiện nay thì tình trạng mặt bằng lương gia tăng nhanh chóng, cùng với sự thiếu hụt lao động và công nhân liên tục chạy từ nơi này sang nơi khác đã làm nhiều nhà đầu tư tiềm năng phải cân nhắc kỹ trước khi đầu tư vào Việt Nam.

(Trích từ Lựa Chọn Thành Công)

Thursday, November 5, 2009

TÂM SỰ NGƯỜI THẦY



TÂM SỰ NGƯỜI THẦY

Làm thầy nhiều niềm vui
Mà cũng lắm nỗi buồn
Vui những giờ đứng lớp
Buồn mỗi lớp trò qua

Tình thầy trò thật đẹp
Như trang giấy điểm hoa
Nếu cuộc đời mãi vậy
Hạnh phúc phải đâu xa ?

Quý trọng từng khoảnh khắc
Nâng niu tháng ngày qua
Tình thương và tri thức
Còn mãi chẳng phôi pha

Làm nghề thầy cao quý,
Đem tri thức cho đời
Dẫu gian lao cực khổ
Vẫn hạnh phúc người ơi !

Sống cho tròn nguyện ước
Vui với đạo an bần
Chẳng buồn bao thế sự
Sống mãi giữa mùa xuân…

Tháng 12/2003

Sunday, July 19, 2009

Chấn hưng Giáo dục để nâng cao Năng lực cạnh tranh của Việt Nam

Chấn hưng Giáo dục để nâng cao Năng lực cạnh tranh của Việt Nam

ThS. Phạm Quốc Trung, Khoa QLCN. ĐHBK Tp.HCM

Đọc tựa đề, có lẽ mọi người sẽ cho rằng đây chỉ là ‎quan điểm chủ quan của tác giả nhằm nhấn mạnh vai trò của Giáo dục, chứ đâu thấy mối liên quan trực tiếp nào giữa Giáo dục và Năng lực cạnh tranh quốc gia. Nghĩ như thế là hoàn toàn sai lầm, vì nếu xem xét kỹ trong chỉ số về Năng lực cạnh tranh quốc gia, ta sẽ thấy trong đó có hai thành phần quan trọng là Giáo dục và KHKT. Vì vậy, đây là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp lên năng lực cạnh tranh của mỗi nước. Đặc biệt, yếu tố cản trở nhiều nhất đến việc cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam hiện nay theo thống kê chính là yếu tố Giáo dục.

Trước tiên, chúng ta hãy xem biểu đồ sau:

Đây là biểu đồ so sánh năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam và 1 số nước xung quanh. Bảng xếp hạng này được tham khảo từ Trung Tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (http://www.jcer.or.jp/ ), trong đó sắp hạng 50 nước được quan tâm nghiên cứu.

Trong bảng xếp hạng này, dễ dàng nhận thấy, gần 30 năm qua năng lực cạnh tranh của Việt Nam không hề có tiến bộ, chỉ dao động ở ngưỡng 48 hoặc 49. Nếu so sánh với một số nước xung quanh, thì chỉ có Ấn Độ là bạn đồng hành với Việt Nam ở thứ hạng này. Nước có tiến bộ vượt bậc về năng lực cạnh tranh phải kể đến Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc. Còn Singapore luôn ở thứ hạng rất cao trong bảng sắp hạng này, nên không nói tới ở đây. Nước có năng lực cạnh tranh đi xuống gồm có PhilippinesIndonesia.

Như vậy, nếu nhìn vào bảng xếp hạng này, ta thấy Việt Nam nếu muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thì nên học tập theo tấm gương của Malaysia và Thái Lan vì các nước này cùng trong khối Đông Nam Á và có hoàn cảnh, năng lực và quy mô gần giống với Việt Nam.

Nếu xét kỹ hơn về các thành phần của chỉ số Năng lực cạnh tranh này, ta sẽ thấy rõ hơn bức tranh phát triển của Việt Nam trong 30 năm qua theo nhiều khía cạnh, và từ đó tìm ra được điểm yếu nhất để tập trung khắc phục.

Hãy nhìn vào biểu đồ chi tiết sau:

Biểu đồ trên so sánh thứ hạng của các yếu tố trong Năng lực cạnh tranh của Việt Nam theo thời gian, từ 1980 đến nay. Các yếu tố chính này gồm có: Hợp tác quốc tế (Internationalization), Doanh nghiệp (Enterprises), Giáo dục (Education), Tài chính (Finance), Chính phủ (Government), KHKT (Science&Technology), Hạ tầng (Infrastructure) và CNTT (IT).

Dựa vào biểu đồ này, ta nhận thấy, Năng lực cạnh tranh chung của Việt Nam không thay đổi từ 1980 đến nay không phải do các yếu tố trên không thay đổi, mà bởi có những yếu tố phát triển đi lên, nhưng đồng thời cũng có những yếu tố tụt hậu đi xuống, khiến cho chỉ số chung không thể tăng như mong muốn.

Vậy yếu tố nào đã kéo Năng lực cạnh tranh của Việt Nam tụt lại? Nhìn vào biểu đồ, dễ dàng thấy ngay đó chính là yếu tố Giáo dục (từ thứ hạng 24 năm 1980 đã tụt xuống thứ hạng 46 năm 2008). Ngoài ra, KHKT của Việt Nam chưa bao giờ được đánh giá mạnh so với các nước (luôn đứng cuối bảng từ 1990 tới nay). Tuy nhiên, đây lại là hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến con người, đến đội ngũ lao động, kỹ sư, các nhà khoa học… từ đó ảnh hưởng đến các yếu tố khác của sự phát triển. Điều này lí giải tại sao, Việt Nam mặc dù có nhiều tiến bộ ở các lĩnh vực như: Hợp tác quốc tế, tăng số lượng và vai trò của các loại hình DN, cải cách tài chính, phát triển cơ sở hạ tầng, nhưng không nâng được chỉ số năng lực cạnh tranh chung.

Tại sao phải tập trung vào Giáo dục, thay vì các yếu tố khác cũng yếu kém, như: CNTT, Năng lực điều hành của Chính phủ, KHKT… Lí do chính là khi nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy rằng tiềm lực về Giáo dục ở nước ta khá mạnh so với các lĩnh vực còn lại, vì ở những năm 1980, nước ta đã có thứ hạng khá cao về Giáo dục (hạng 24/50), trong khi đó CNTT, Chính phủ, KHKT đều nằm ở những thứ hạng thấp trong suốt gần 30 năm qua. Vì vậy, một khi được đầu tư xứng đáng, thay đổi tư duy quản lí lạc hậu, tạo điều kiện phù hợp cho sự sáng tạo và đổi mới phương pháp giáo dục… thì khả năng khôi phục lại vị trí xứng đáng của giáo dục Việt Nam là rất cao.

Từ phân tích trên, ta thấy rằng, để nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế, việc tập trung đầu tư cho phát triển giáo dục, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và ứng dụng KHKT vào cuộc sống phải là ưu tiên hàng đầu, dùng nó làm đòn bẫy cho cả nỗ lực phát triển của xã hội.

Hơn nữa, xã hội loài người đang bước vào làn sóng thứ 3 của sự phát triển, làn sóng thứ 1 là thời đại Nông nghiệp, sự giàu có đặt trên việc sở hữu đất đai, làn sóng thứ 2 là thời đại Công nghiệp, sự thịnh vượng dựa trên sự sở hữu vốn tư bản, và làn sóng thứ 3 là thời đại Tri thức, sự thịnh vượng đặt trên việc sở hữu tri thức và khả năng sử dụng tri thức để tạo ra và cải tiến các sản phẩm và dịch vụ (theo Savage C., “Fifth Generation Management”). Chính vì vậy, ở thời đại này, quốc gia nào tạo được nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giáo dục, thu hút nhiều nhân tài hơn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thì sẽ có được vị thế cao trong cộng đồng quốc tế.

Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước để theo kịp đà phát triển của thế giới, việc nâng cao vị thế đất nước để hội nhập với xu hướng phát triển chung của nhân loại trong nền kinh tế tri thức là một nhu cầu vô cùng cấp bách. Điều này, đòi hỏi những chính sách đúng đắn của chính phủ trong việc phát huy các điểm mạnh hiện tại, khắc phục những yếu kém, bất cập trong hai lĩnh vực Giáo dục và KHKT, tiếp tục phát triển hơn nữa hạ tầng cơ sở và IT để tạo thuận lợi cho các yếu tố khác phát triển.

Trong thời đại tri thức, hơn lúc nào hết, Việt Nam cần phải tạo được môi trường thuận lợi cho Giáo dục đào tạo và NCKH, để từ đó nâng cao trình độ giáo dục chung của toàn dân. Chính phủ và ngành giáo dục cần chú trọng vào việc tạo ra và đáp ứng đủ nhu cầu về đội ngũ kỹ sư, công nhân tri thức, khoa học gia có đủ chất lượng, có khả năng tiếp thu tri thức của thế giới, ứng dụng vào thực tiễn công việc, sáng tạo và đóng góp và kho tàng tri thức chung của nhân loại. Ngoài ra, các nhà làm chính sách phải tạo được chế độ sử dụng và đãi ngộ hợp lí với đội ngũ lao động tri thức, bất kể nguồn đào tạo, nhà nước phải thể hiện thực tâm giữ và thu hút người tài, dù ở ngoài nước hay trong nước, vào những dự án, chương trình lớn của quốc gia. Làm được như vậy, Việt Nam đã chuẩn bị cho mình những điều kiện rất tốt để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đồng thời đưa đất nước vào quỹ đạo phát triển chung của thế giới trong thế kỷ 21.

Monday, October 6, 2008

PHÂN BIỆT ĐÚNG – SAI, THẬT – GIẢ

Trong thời đại thông tin ngày nay, một nhu cầu không thể thiếu được của mọi người là được tiếp cận các nguồn thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời… Với sự tiến bộ của KHKT[1], đặc biệt là cuộc cách mạng CNTT[2] và Internet đã mở ra cơ hội rất lớn cho mọi người có cơ hội bình đẳng tiếp cận với mọi nguồn thông tin từ khắp nơi trên thế giới.

Mặc dù vậy, ở một số nơi trên thế giới hiện nay, việc kiểm soát, hạn chế thông tin vẫn còn tồn tại, vì sự hẹp hòi, cố chấp của chính quyền. Nhưng nguy hiểm hơn, không những chỉ bị hạn chế về mặt thông tin, người dân ở những nơi đó lại đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng hơn, đó là sự bóp méo thông tin, hoặc dùng các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, đưa các tin tức sai lệch, một chiều… nhằm phục vụ cho một ý đồ, chủ trương, tham vọng vô minh nào đó. Điều này, dẫn đến một việc vô cùng tai hại là khiến cho người dân ở các nơi đó không phân biệt được Đúng – Sai và Thật – Giả, vì thiếu những thông tin cần thiết cho việc phán xét và nhận định khách quan. Do đó, vấn đề chính mà bài viết này muốn đề cập đến là tìm ra một số phương cách để giúp mọi người phân biệt Đúng-Sai, Thật-Giả. Đây là một nhu cầu rất to lớn trong kỷ nguyên thông tin và tri thức ngày nay. Đặc biệt là khi lượng thông tin sẽ trở nên ngày càng lớn và quá tải, việc chọn lọc và tìm ra được thông tin khách quan, công bằng là một việc cực kỳ quan trọng và cấp thiết.

Để nhận định một thông tin là Đúng hay Sai quả là một công việc khó khăn. Khó bởi chính khái niệm đúng-sai cũng đã rất khó định nghĩa một cách rõ ràng, huống nữa xác định những thông tin mình nhận được đâu đúng, đâu sai. Ở đây, khái niệm đúng và thật gắn liền với nhau, để chỉ cho những thông tin phản ánh trọn vẹn bản chất sự vật, hiện tượng, một cách khách quan, không bị xuyên tạc, bóp méo. Mặc dù, việc đúng sai, thật giả có tính tương đối và đôi khi tùy thuộc vào góc nhìn, nhưng vẫn có một số tiêu chí chung để đánh giá, đó là dựa vào mục đích của việc truyền tin, tính khách quan, công bằng của người đưa tin, sự thống nhất trong nội dung và hình thức truyền tin, để đảm bảo luôn tôn trọng và đề cao tính Chân, Thiện và Mỹ trong cuộc sống.

Điều đầu tiên, ta có thể nhận thấy đó là, mục đích của việc truyền tin, đưa tin, nếu đó là mục đích tốt, hướng đến đại chúng, cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, tôn trọng tính chính xác, đầy đủ, thì đó có thể là nguồn thông tin đúng, còn ngược lại thì chắc chắn là thông tin không đúng. Thứ hai là, tính độc lập, khách quan của người, cơ quan đưa tin, nếu người, cơ quan đó bị lệ thuộc hoặc bị chi phối bởi một quyền lực hay lợi ích nào đó, thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính khách quan của thông tin mà họ cung cấp, vì thế khó đảm bảo sự công bằng khách quan, không vụ lợi. Thứ ba là, nội dung tin tức có đề cao giá trị đạo đức tốt đẹp và hướng thiện hay không? Đây là một tiêu chí để đánh giá tính đúng sai của một thông tin, bởi vì việc truyền thông là nhằm hướng đến con người, và xây dựng xã hội người ngày một tốt đẹp hơn. Nếu một thông tin đi ngược lại tiêu chí này, chẳng hạn: kích động hận thù, bạo lực, tham dục… thì đó không thể là thông tin đúng được. Cuối cùng, hình thức của tin phải thể hiện sự nghiêm túc, tôn trọng độc giả, có chỉ dẫn nguồn tham khảo, có trình bày rõ ràng, khoa học. Vì không thể có một nội dung nghiêm túc, đúng đắn trong một hình thức trình bày cẩu thả, tùy tiện, sai chính tả và thiếu khoa học được.

Ngoài ra, tính đúng sai còn thể hiện ở chính giá trị của thông tin đó. Thông tin tốt là thông tin mang đến cho người tiếp nhận thông tin nhiều hiểu biết về vấn đề, sự kiện trong thực tế, trong cuộc sống một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ.

- Chính xác : là phản ánh trọn vẹn sự kiện, hiện tượng mà không thêm bớt, không bình luận, không đưa vào đó quan điểm, tình cảm của người đưa tin. Thông tin phải được kiểm chứng và có thể truy xuất một cách dễ dàng đến nguồn thông tin gốc của nó. Thông tin chính xác là thông tin không dối gạt, bóp méo sự thật vì mục đích cá nhân hay vụ lợi. Đây là cơ sở để xây dựng nên uy tín của cá nhân, đơn vị đưa tin. Nói rộng hơn, nó là cơ sở để xây dựng chữ TÍN hay niềm tin của xã hội. Niềm tin này phải được xây dựng lâu dài dựa trên một quá trình liên tục đưa tin chính xác, chỉ một lần đưa tin dối gạt cũng sẽ đánh mất uy tín này.

- Kịp thời : thông tin phải được cung cấp càng nhanh càng tốt. Ngày nay, với sự phát triển của mạng lưới Internet, các tờ báo lớn trên thế giới đều có khả năng cập nhật tin tức hằng giờ, thậm chí là trực tiếp. Những sự kiện quan trọng xảy ra ở bất kỳ đâu trên thế giới, chỉ vài phút vài giờ sau là khắp nơi đều biết được. Chính sự kịp thời của các thông tin này, đã giúp ích rất nhiều cho các cộng đồng trên thế giới ngày nay. Chẳng hạn nhờ những tin tức cập nhật kịp thời về thiên tai, như : sóng thần, bão lũ, động đất… mà các cơ quan cứu trợ kịp thời có mặt để giúp đỡ và hỗ trợ các nạn nhân. Chính nhờ tính kịp thời này mà con người có thể phản ứng một cách chủ động với các hiện tượng, sự kiện, và hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra. Dưới các chế độ độc tài, thường những việc mà dư luận quốc tế biết đến và lên tiếng thì đã quá chậm trễ, và việc đã xảy ra rồi, hậu quả là to lớn.

- Đầy đủ : là sự phản ánh thông tin một cách nguyên vẹn, không thiếu xót. Đôi khi có một số nguồn tin chỉ cung cấp tin tức một phần nhằm phân tích theo một chủ đích nào đó, thông tin như thế không thể được xem là đúng đắn. Có một câu nói mà mọi người thường dùng để nhắc nhở về tính đầy đủ của thông tin là “một nửa cái bánh vẫn là cái bánh, nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật”. Thông tin đầy đủ giúp người tiếp nhận có được cái nhìn toàn diện về vấn đề, để từ đó có những nhận định, đánh giá khách quan và xác thực hơn.

Từ cơ sở của những tính chất cần thiết của một thông tin tốt, cũng như các tiêu chí để đánh giá đúng sai ở trên, bài viết cố gắng chỉ ra một số kinh nghiệm, phương pháp giúp mọi người dễ dàng hơn trong việc phân định được tính đúng/sai, thật/giả của các thông tin tiếp nhận.

- Thu thập càng nhiều nguồn thông tin liên quan đến vấn đề càng tốt : bằng cách này chúng ta có cơ hội đối chiếu, so sánh các nguồn tin khác nhau về cùng một vấn đề. Điều này giúp người tiếp nhận thông tin có cái nhìn toàn diện và bao quát, tạo cơ hội để hiểu sâu hơn vấn đề hoặc phát hiện được nguồn thông tin nào không đúng. Ở một số nơi, việc tiếp cận với nhiều nguồn thông tin còn rất khó khăn, nên tham khảo thêm ý kiến từ những người lớn tuổi để có thêm cơ sở cho sự đánh giá chính xác. Hy vọng với sự phát triển của KHKT, và toàn cầu hóa, mọi người ở khắp nơi trên thế giới sẽ sớm có cơ hội được bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn thông tin, tri thức.

- Xác định uy tín của người, cơ quan cung cấp thông tin : đây là một phương pháp dựa trên chữ TÍN. Mặc dù điều này không phải luôn đúng, nhưng nếu một người, cơ quan có uy tín, có quá trình lâu dài trong việc cung cấp thông tin trung thực, khách quan, thì đây có thể là một cơ sở để có thể tin là nguồn tin hiện tại là đúng.

- Xem xét mục đích của việc đưa tin : để tìm ra mục đích của một bản tin cũng cần phải có một cái nhìn tinh tế. Tuy nhiên, nếu khéo léo, người tiếp nhận tin có thể biết được ý đằng sau của một bản tin, nếu đó là một mục đích tốt đẹp, vị tha, có tính xây dựng… thì có thể tin tưởng phần nào ở bản tin. Nhưng cái khó là phân biệt giữa mục đích tốt và xấu, vì đôi khi cái mục đích xấu vẫn có những diện mạo tốt đẹp và ngược lại.

- Xác định tính khách quan, công bằng của thông tin : để biết một thông tin là khách quan, công bằng, người tiếp nhận thông tin phải loại bỏ những nhận định, bình luận mang tính chủ quan, để giữ lại nội dung chính của thông tin. Ngoài ra, phải xem thông tin đó có được thu thập, kiểm chứng một cách khoa học không? Các phân tích có dựa trên một định kiến, chấp trước nào hay không? Người đưa tin có tôn trọng và yêu thích sự công bằng không?

- Đánh giá hình thức trình bày và thể hiện thông tin : qua hình thức trình bày của thông tin, người tiếp nhận thông tin có thể thấy được phần nào giá trị của nó. Khi xem xét một thông tin có trình bày rõ ràng hay không, có tính hệ thống hay không, có nhất quán hay không, có sai lỗi chính tả hay không, người tiếp nhận thông tin cũng đánh giá được mức độ nghiêm túc, cẩn thận của người đưa tin, từ đó quyết định xem có nên tin hay không.

- Đối chiếu với tiêu chí Chân, Thiện, Mỹ để đánh giá thông tin : nếu chưa thể xác định được một thông tin là đúng-sai, thật-giả dựa trên các biện pháp trên, cách cuối cùng là phải tự phán xét dựa trên hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân. Một nguyên tắc chung của những điều đúng là phải phù hợp với chân lý, bao gồm tính đúng, tốt và đẹp. Một thông tin phản ánh được sự thật, hay nhằm hướng xã hội, thế giới đến gần hơn với những tiêu chuẩn đạo đức tốt đẹp, phù hợp với luân lý và khát vọng của nhân loại thì có thể được xem là đúng, còn ngược lại là không đúng.

Tóm lại, những chỉ dẫn trên đây chỉ là một vài gợi ý và phương pháp để nhận định đúng-sai, thật-giả, điều này chỉ hữu ích phần nào chứ không phải là nguyên lý bất di bất dịch. Hiểu được tính tương đối của đúng-sai và sự giới hạn của phán đoán và trí tuệ thế gian, nên quan trọng là người tiếp nhận thông tin cần phải suy xét kỹ lưỡng, nhận định dựa trên chính sự hiểu biết của mình một cách khoa học, đối chiếu nghiêm túc, cởi mở, thì mới xác định được một thông tin là đúng hay không. Để kết thúc bài viết, xin nhắc một lời dạy của Đức Phật với các đệ tử[3]: “Các thầy đừng tin vào một điều vì truyền thống, vì nghe người ta nói, vì điều đó được tuyên thuyết bởi một đạo sư có uy tín, vì điều đó được mọi người tin tưởng và chấp nhận… mà hãy tin vào những gì mà các thầy đã suy xét kỹ lưỡng, những gì thật sự mang lại an vui và hạnh phúc cho chúng sanh”.


[1] Khoa học kỹ thuật
[2] Công nghệ thông tin
[3] Kinh Kalamasutta (Tăng I, 213-216)

Thuc trang va giai phap cho Giao duc bac Dai hoc

Da.y ho.c DDa.i ho.c : To^`n ta.i & gia?i pha'p

Theo suy nghĩ của tôi, hiện nay quá trình dạy đại học tại Việt Nam phải đối đầu với nhiều vấn đề bất cập, trong đó vấn đề nghiêm trọng nhất đó là sự thiếu tích cực của sinh viên hay nói khác hơn là tính thụ động của người học. Các thầy cô trên giảng đường đại học gặp không ít khó khăn khi đảm nhiệm việc dạy học cho những lớp rất đông sinh viên mà trong đó, phần lớn không có thói quen tích cực trong việc tiếp cận bài giảng và tự tìm hiểu tri thức liên quan đến bài học.
Theo tôi nghĩ, nguyên nhân chính của thực trạng này là do thói quen học tập từ thời phổ thông mà các bạn sinh viên đã quá quen với cách học “thầy đọc, trò ghi”, và chưa thích nghi được với phương pháp học tập ở cấp bậc đại học, ở đó đòi hỏi rất nhiều sự chủ động của người học. Nhìn vào các giảng đường đại học của những nước có nền giáo dục phát triển, chúng ta không khỏi thán phục trước không khí học tâp sôi nổi, trước những câu hỏi, trả lời rất tự nhiên của thầy và trò, trước lượng tri thức quý giá chỉ có được trong quá trình tranh luận, mà rất thiếu trong lối học thụ động truyền thống. Rất nhiều thầy cô tâm huyết đã cố gắng tạo ra không khí này trong giảng đường đại học Việt Nam, nhưng một số lớn đã thất bại.
Khi đã xác định nguyên nhân chính nằm ở thói quen không được phát biểu của người học được tích lũy trong suốt 12 năm của các lớp học phổ thông, thì vấn đề là phải thay đổi thói quen đó. Chúng ta đều biết rất khó để thay đổi một thói quen, và điều này đòi hỏi phải có thời gian và phương pháp. Tuy nhiên, thói quen lại bắt nguồn từ hành động, do quá trình lặp đi lặp lại mà có, vì vậy giải pháp nằm ở chính hành động và phương pháp thích hợp của các thầy cô. Hiện nay, chúng ta đều biết đến phương pháp học theo tình huống (case study), dựa theo 1 tình huống thực tế mà thầy cô sẽ triển khai bài giảng xoay quanh tình huống đó để người học có dịp thảo luận và học hỏi. Đây là một phương pháp rất hay giúp người học có 1 cái nhìn thực tế và sinh động hơn về những gì đang học, từ đó kích thích sự tìm hiểu, tranh luận. Tuy nhiên, tình huống cần phải sát với thực tế, tránh tình trạng một số thầy cô dựa vào các tình huống trong sách của nước ngoài vừa xa lạ vừa thiếu cập nhật, điều này sẽ gây ra phản tác dụng. Ngoài ra, thầy cô đại học cần phải tạo cho sinh viên thói quen hoạt động nhóm, bằng cách ra bài tập nhóm, để sinh viên chuẩn bị, báo cáo trước lớp. Chính hoạt động này giúp tăng tính chủ động và tích cực của sinh viên, tuy nhiên người thầy cần phải chọn lọc đề tài nhóm cho phù hợp và đặt những câu hỏi gợi mở, cũng như tổng kết một số điểm quan trọng của đề tài mà người học chưa chú ý. Quan trọng nhất là người thầy phải biết làm mới bài giảng để tạo sự hấp dẫn ở người học, từ đó thu hút họ và kích thích sự tò mò, tìm hiểu thêm và khuyến khích đặt câu hỏi về bài giảng. Qua các hoạt động đó, hy vọng sẽ tạo nên tính chủ động trong học tập và nghiên cứu khoa học ở sinh viên.
Vì vậy, một trong những điều mà thầy cô giảng dạy ở bậc đại học cần phải đạt được để khắc phục tính thụ động đó là phải tập cho sinh viên thói quen tích cực trong khi học, thói quen chủ động trong việc đặt ra câu hỏi và giải quyết vấn đề liên quan đến môn học,… Thói quen này sẽ hình thành dần theo thời gian, nếu người dạy biết khéo léo vận dụng một số phương pháp như : học tình huống, bài tập nhóm, hỏi đáp giữa thầy & trò… Đó là giải pháp mà tôi nghĩ nếu được áp dụng hiệu quả sẽ góp phần giải quyết hiện trạng học tập thiếu tích cực hiện nay.

Cai tien giao duc Dai hoc theo tu duy bien chung

Giao Duc Dai Hoc: cai tien theo tu duy bien chung

* Đánh giá hệ thống giáo dục đại học truyền thống :
Ngày nay, giáo dục đại học ở nước ta đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể, có nhiều đóng góp vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng vào thực tiễn, đem lại sự phát triển cho đất nước. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hỏi, đòi hỏi ngày càng nhiều của các ngành nghề chuyên môn, thì phương pháp giáo dục truyền thống tỏ ra không đáp ứng kịp và cần phải có những cải cách mang tính cách mạng, để đưa giáo dục đại học trở thành một động lực phát triển, góp phần định hướng cho hoạt động kinh tế, văn hóa và theo kịp những tiến bộ của nền công nghệ tri thức trên thế giới.
Nền giáo dục đại học ở nước ta đã trải qua nhiều lần cải cách, tuy nhiên các mô hình và phương pháp giáo dục vẫn chưa có nhiều thay đổi mang tính đột phá. Người ta vẫn thấy hình ảnh ông thầy đến lớp, làm nhiệm vụ truyền bá kiến thức, và sinh viên đến lớp lắng nghe, ghi chép… Những hoạt động này lặp đi lặp lại như một cái máy, khiến cho việc dạy và học thiếu hẳn tính sáng tạo, sinh động cần có. Mặc dù, người thầy có chú trọng sử dụng những kỹ thuật truyền thụ nhằm tạo ra những phản ứng tích cực nơi người học, và sinh viên cố gắng đến lớp đầy đủ để tiếp thu kiến thức, nhưng hiệu quả đạt được vẫn không cao, vì cả thầy và trò đều tách rời những gì được học, được dạy ra khỏi thực tế sinh động của cuộc sống. Thậm chí có những môn học mang tính chất lý thuyết đơn thuần, hoặc nội dung quá lạc hậu so với thực tế, khiến cho người học không thấy được những ứng dụng và ý nghĩa thực tiễn của môn học.
Việc cập nhật nội dung các môn học chưa theo kịp với những thay đổi nhanh chóng của các kỹ thuật sử dụng ngoài xã hội, nhất là với những thay đổi của khoa học kỹ thuật trong những năm gần đây. Do đó, khoảng cách giữa kiến thức của sinh viên đại học và của chuyên viên kỹ thuật còn lớn, cần phải có thời gian đào tạo thêm, đào tạo lại trong quá trình làm việc. Tốc độ ứng dụng của các thành tựu nghiên cứu của lý thuyết vào thực tế còn chậm, chưa tạo nên những động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Những ý kiến bảo thủ, không muốn thay đổi vẫn là những trở lực rất lớn, trình độ hiện nay của nhiều giảng viên chưa sử dụng được các phương tiện giáo dục hiện đại, chưa thích ứng với những ý tưởng giáo dục mới… đã hạn chế khả năng phát huy sáng tạo, cũng như việc gắn kết các hoạt động nhà trường với thực tế phong phú sinh động.
Gần đây, nhiều trường đại học đã và đang cố gắng tìm ra những hướng đi mới dựa theo các phương pháp giáo dục ở các nước tiên tiến, chẳng hạn : tăng các giờ trao đổi, thực tập ngoại khóa, các buổi seminar về những đề tài có liên quan đến môn học, cho sinh viên đi khảo sát thực tế rồi báo cáo, sử dụng phương tiện Internet trong tìm kiếm thông tin, tri thức… Những chuyển biến này làm phong phú hơn các nguồn cung cấp tri thức cho sinh viên, tạo được hứng thú trong công tác học tập, giảng dạy… mặc dù chưa nhiều và chưa phổ biến, nhưng đã phần nào tích lũy các thay đổi về lượng, tạo những tiền đề cơ bản để chuẩn bị cho những thay đổi về chất của giáo dục đại học ở nước ta sau này. Tuy nhiên để có những thay đổi tích cực và mạnh mẽ hơn đòi hỏi phải có một sự định hướng rõ rệt từ phía nhà nước, sự thay đổi trong nhận thức của các nhà làm công tác giáo dục, và ý thức của tất cả mọi người về một nhu cầu đổi mới toàn diện, để có một phương pháp giáo dục đại học tiến bộ, phù hợp với hoàn cảnh nước ta, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

* Đề nghị cải tiến giáo dục đại học theo các nguyên lý biện chứng :
Từ nhận định trên, ta thử vạch ra một số đề nghị để cải tiến giáo dục đại học dựa trên những nguyên lý của phép biện chứng, như sau :
+ Cập nhật các nội dung giảng dạy và cải cách chương trình học theo nguyên tắc gắn liền nội dung học với yêu cầu thực tế của xã hội một cách có định hướng sao cho phù hợp với khuynh hướng phát triển chung của giáo dục cũng như của xã hội.
+ Nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên, thường xuyên cập nhập các tri thức mới, tổ chức các khóa tu nghiệp ngắn hạn để các giảng viên có thể tiếp cận với các phương pháp giáo dục hiện đại, tổ chức các buổi hội thảo để trao đổi về cách thức giáo dục hiệu quả, sử dụng các phương tiện hiện đại vào công tác giảng dạy.
+ Mở rộng phạm vi dạy và học ra khỏi 4 bức tường lớp học, tạo không khí trao đổi, thân thiện giữa thầy và trò, buổi học có thể diễn ra ở bất cứ đâu miễn là có lợi cho việc tiếp thu kiến thức. Phát huy hiệu quả của hệ thống thư viện, với sự hỗ trợ của máy vi tính, internet và kho sách điện tử.
+ Ngoài nội dung giảng dạy trên lớp, cần tăng cường hơn nữa các loại sinh hoạt khác hỗ trợ cho việc giảng dạy, tiếp thu tri thức, ví dụ như : các cuộc thi hùng biện, các đề tài môn học thực hiện theo nhóm, đi khảo sát thực tế, thu thập tư liệu theo chủ đề, các buổi thuyết trình, tranh luận ngoài lớp… Các hoạt động này sẽ giúp sinh viên có dịp được tiếp xúc, trao đổi với nhiều người khác nhau trong xã hội, với nhiều ý kiến khác biệt, nhờ đó sinh viên có thêm cơ hội thu thập và chắt lọc những quan điểm khác ngoài những điều đã được nghe giảng. Qua đó, sinh viên còn có dịp rèn luyện óc tổng hợp và khả năng lý luận của mình, điều này rất cần thiết để tạo nên tính sáng tạo và tự chủ ở mỗi sinh viên.
+ Cần tạo điều kiện để giảng viên và sinh viên thực hiện các nghiên cứu khoa học, các công trình sáng tạo mang tính thực tiễn. Vì có trực tiếp tạo ra những sản phẩm thì việc dạy và học mới trở nên có ý nghĩa, mới góp phần giải quyết được các yêu cầu mà xã hội đặt ra. Nhờ những hoạt động này, trường học và xã hội sẽ trở nên gần gũi với nhau hơn, qua đó đại học đóng được vai trò định hướng cho xã hội và ngược lại xã hội giúp cho nội dung giảng dạy được thực tiễn và phong phú hơn. Đại học sẽ mất đi ý nghĩa cao đẹp của nó nếu chỉ thu hẹp trong việc giảng dạy mà thiếu mất hoạt động nghiên cứu sáng tạo này.
+ Ngoài ra, các sinh hoạt đoàn thể, các buổi giao lưu văn nghệ, cắm trại… cũng đóng góp rất nhiều vào việc tạo thoải mái về mặt tinh thần, rèn luyện các kỹ năng, đồng thời phát triển tinh thần đồng đội. Các phong trào tình nguyện, như : lớp học tình thương, lập lại trật tự giao thông, mùa hè xanh… là những điển hình tốt trong việc gắn nhà trường và xã hội, góp phần tạo nên một nền giáo dục đại học năng động.

* Suy cho cùng, việc giáo dục bắt đầu từ con người, và nhằm phục vụ con người, vì vậy mọi cải cách giáo dục đại học cần lấy con người làm động lực chính, là tiêu chuẩn của mọi hoạt động khoa học. Có như vậy, các phương pháp đề ra mới tạo được sự phát triển hài hòa giữa con người – tự nhiên – xã hội, tạo nên sự phát triển toàn diện và bền vững.