Lời Phật dạy

"Không làm các việc ác, Siêng làm các điều lành, Giữ tâm ý trong sạch, Đó là lời Phật dạy!" (Kinh Pháp Cú)

Friday, August 27, 2010

TÂM SỰ NÀNG MỴ CHÂU


Đọc truyện Mỵ Châu - Trọng Thủy, ai cũng kết tội nàng Mỵ Châu, bởi đó là người có tội rất lớn để mất nước vào tay giặc Tàu.
Nghĩ cũng phải, nếu không có Mỵ Châu trao nỏ thần, một bí mật quân sự quan trọng của đất nước, vào tay Trọng Thủy thì cơ sự đâu đến nỗi. Nếu khi chiến tranh xảy ra, Mỵ Châu biết thức tỉnh và không rắc lông ngỗng chỉ đường, thì hai cha con đâu phải cùng đường và cơ đồ nước Việt đâu có tiêu tan nhanh như vậy. Đến khi bị thần Kim Quy phán là có tội, thì Mỵ Châu cũng bị cha xử chết mà không có được một lời phân giải nào cả. Nghĩ cũng tội nghiệp! Bài thơ dưới đây, đặt mình vào tâm trạng của nàng Mỵ Châu, để nói lên những tâm sự thay cho nàng.
Có lẽ tội lớn nhất phải kể đến vua cha, đã xem thường quân giặc, đã tin vào những lời lẽ tốt đẹp của kẻ thù mà không thấy được tâm địa cay độc của bọn chúng. Nàng Mỵ Châu là con, ở thời đó, thì chỉ được nghe lời cha, nên đã vô tình trở thành thủ phạm bán nước.
Giá như, nàng Mỵ Châu biết nghĩ đến họa mất nước, không nghe lời cha kết hôn cùng Trọng Thủy, hoặc giá như, khi đã kết hôn, biết cảnh giác bảo vệ bí mật quốc gia, hoặc giá như, khi chiến tranh xảy ra, biết thức tỉnh nhận ra kẻ thù, thì 1000 năm Bắc thuộc có thể đã không xảy ra. Nhưng lịch sử thì không có chữ "Nếu".
Hy vọng "Tâm sự nàng Mỵ Châu" sẽ là lời nhắn nhủ đến những người đang nắm vận mệnh quốc gia, cần tỉnh táo, để không biến mình trở thành những nàng Mỵ Châu của thế kỷ 21. Mong rằng, nhờ bài học này, đất nước sẽ tránh được những hiểm họa xâm lăng mới từ kẻ thù phương Bắc.

TÂM SỰ NÀNG MỴ CHÂU

“Phải chi anh là người Việt
Cùng em kháng cự giặc Tàu
Phải chi anh là người Việt
Cho đời em bớt khổ đau…

Tình em trao anh trọn vẹn
Chẳng hề suy tính thiệt sâu
Sao anh nỡ đành lỗi hẹn
Can qua – gây chuyện khổ sầu ?”

Tình yêu là không biên giới
Yêu nhau chẳng kể bắc nam
Quê hương - em quên nghĩ tới
Đành ôm mối hận ngàn năm !

Tình em sáng trong như ngọc
Nghe cha, em thiệt yêu anh
Khiến em trở thành kẻ ngốc
Nước tan – em sống sao đành

Mai sau, ai ơi nhớ mãi
Mối tình Trọng Thủy – Mỵ Châu
Quê hương, nếu em chẳng đoái
Tình yêu - đâu khỏi bể dâu…

PQT

Thursday, August 19, 2010

Rằm Tháng Bảy - Lễ hội Vu Lan


Sắp tới rằm tháng bảy, lễ hội Vu Lan theo truyền thống của Phật giáo, chợt nhớ về tục lệ cúng cô hồn của Việt Nam. Lễ hội Vu Lan có nhiều sự kiện và ý nghĩa to lớn trong Phật giáo, như là: kết thúc mùa an cư kiết hạ, cúng thí thực cho các cô hồn, truyền thống báo hiếu... Nhắc đến ngày này, mọi người thường nhớ đến tục lệ bông hồng cài áo, báo hiếu cha mẹ. Câu chuyện gắn với ngày lễ này là việc ngài Mục Kiền Liên xuống địa ngục cứu mẹ đang chịu tội. Dù được xem là đệ tử thần thông đệ nhất của Phật, nhưng cũng không cứu được mẹ. Phải nhờ Phật chỉ cách cúng chư tăng, và nhờ sức mạnh của tập thể tăng chúng, lập đàn cầu siêu mới cứu được mẹ ngài. Từ đó về sau, truyền thống cúng cô hồn vào dịp rằm tháng bảy mới bắt đầu xuất hiện và được duy trì đến ngày nay. Nhớ lại hồi còn nhỏ, ấn tượng của tôi về ngày Vu Lan là lúc lũ trẻ trong xóm xúm nhau trước một mâm cúng cô hồn của một nhà nào đó, để chờ dành được những món đồ cúng sẽ được ném ra đường sau khi cúng xong. Chỉ là những thứ bánh kẹo bình thường, nhưng đối với lũ trẻ, đó là những chiến lợi phẩm, và là một sự kiện thú vị đối với chúng. Vài dòng dông dài để nhắc nhở mọi người rằm tháng bảy sắp về, để cùng nhau nhớ về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và cố gắng sống tốt để đền đáp công ơn to lớn đó.

RẰM THÁNG BẢY - VU LAN

Thoáng chốc Vu Lan lại đã về
Mưa buồn quạnh quẽ bước đường quê
Thắp hương cúng khấn siêu thân quyến
Đốt giấy bạc vàng độ kẻ mê
Lễ Phật mong đền ơn cha mẹ
Nghe kinh khó đáp nghĩa muôn bề
Mong nhờ ân đức – tai ương khỏi
Thoát nợ trần gian – vẹn câu thề.

Friday, August 13, 2010

Tiếng chuông gửi người


For whom the bell tolls
(John Donne)

No man is an island
Entire of itself.
Each is a piece of the continent,
A part of the main.
If a clod be washed away by the sea,
Europe is the less…
Each man’s death diminishes me,
For I am involved in mankind.
Therefore, send not to know
For whom the bell tolls,
It tolls for thee.

------

Tiếng chuông gửi người
(Quốc Trung phỏng dịch)

Không ai - ốc đảo tự thân
Mỗi người ấy chính một phần thế gian
Ta là một giữa muôn vàn
Một phần của quả đất ngàn mến thương
Chẳng may, đất lở đại dương
Địa cầu bị khuyết, bị thương một phần
Chẳng may, ai đó vãn phần
Lòng ta cũng nhói, bần thần, xót xa
Bởi người xa lạ với ta
Cùng chung máu đỏ một nhà thế gian
Thế nên, mượn tiếng chuông vang
Đánh lên một tiếng tỏa lan xa gần
Cho người dẫu lạ hay thân
Cùng nghe được tiêng chuông ngân đồng đều…

Friday, August 6, 2010

Vietnam competitiveness in 2009



Compared with last year (2008), Vietnam competitiveness has been improved in most factors. The overall mark of Vietnam in 2009 increases to 38.2 (rank 42) from 34.5 (rank 48) of 2008. However, 2 lowest factors fall into Education (rank 48) and Science&Technology (rank 49). This trend shows an unsustainable development of Vietnam. So that, the most important problem for Vietnam at this time is how to improve the quality of education and scientific research.

(Data source: Japan Center for Economic Research - http://www.jcer.or.jp/eng/pdf/potential2009appendix.pdf)